Affichage des articles dont le libellé est Văn nghệ sĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Văn nghệ sĩ. Afficher tous les articles

lundi 14 décembre 2020

Đặng Đình Mạnh - ĐI hay VỀ ?


Lúc này, người nghệ sĩ đang độc hành trên chuyến bay cuối đời về với người vợ hiền đang chờ đón...

Nhưng, anh ấy cũng đang dần rời xa nơi cha sinh, mẹ đẻ một lần cuối cùng và vĩnh viễn gởi thân xác nơi cách quê hương cả nửa vòng quả đất.

Chúng ta nghĩ anh ấy đang đi hay về ? Hoặc hàng triệu người Việt đang định cư ở nước ngoài sẽ nói đi hay về Việt Nam ?

jeudi 10 décembre 2020

Don Hồ - Chí Tài & Phương Loan


Cuối cùng thì cũng phải chấp nhận tin anh Chí Tài đã ... không còn nữa !

Hai giờ sáng đêm qua nghe mấy người bạn ở bên Sài Gòn báo cho hay, còn bán tin bán nghi.

Nhắn tin đại cho chị Phương Loan là vợ anh Chí Tài coi chị còn thức không:

- [Chị Phương Loan ơi...]

Và chỉ vậy thôi, không dám đá động gì tới anh Chí Tài.

mercredi 9 décembre 2020

Nguyễn Văn Tuấn - Nghệ sĩ Chí Tài bất ngờ ra đi vì đột quỵ, một sự trớ trêu


Chí Tài, một trong những nhân vật văn nghệ nổi tiếng ở hải ngoại, mới qua đời ở Sài Gòn vài giờ trước. Theo tin từ báo chí trong nước, anh bị đột quỵ trong lúc tập thể dục. Anh thọ 62 tuổi.

Ở hải ngoại vào thập niên 80s và 90s, ban nhạc Chí Tài qui tụ nhiều nghệ sĩ có tiếng như ca sĩ Phương Loan (sau này thành hôn với Chí Tài), nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn, nghệ sĩ Kiều Linh, nhạc sĩ Trúc Hồ, v.v…

Chí Tài còn mở studio thu thanh cho nhiều ca sĩ nổi tiếng ở hải ngoại. Sau này, anh được nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn phát hiện có năng khiếu hài, nên chuyển sang đóng vai hài cho các show Thúy Nga. Có thể nói không ai ở hải ngoại mà không biết đến Chí Tài.

dimanche 29 novembre 2020

Nguyễn Quang Lập - Tiễn biệt đạo diễn Xuân Huyền

Đạo diễn Xuân Huyền đã về trời sáng 27/11.

Xuân Huyền cùng với Đoàn Anh Thắng, Doãn Hoàng Giang, Xuân Đàm, Phạm Thị Thành, Nguyễn Đình Nghi, Lê Hùng, Ngọc Giàu...đã làm một cuộc cách mạng sân khấu 1985-1992 vang lừng.

Giống như cuộc cách mạng thơ ca thời tiền chiến, biến sân khấu nước nhà từ tả thực và nệ thực sang sân khấu ước lệ và chính luận, gây một cao trào sân khấu chưa từng có trong suốt một thế kỷ qua. Trong đó Xuân Huyền có đóng góp rất to lớn với hàng trăm vở diễn đầy sáng tạo và quyết liệt.

mardi 10 novembre 2020

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nhạc sĩ Lê Dinh (1934 - 2020)


Sáng nay đọc một tin buồn: Nhạc sĩ Lê Dinh qua đời ở Montreal, thọ 86 tuổi. Vậy là thành viên cuối cùng của nhóm nhạc huyền thoại Lê Minh Bằng (Lê Dinh - Minh Kỳ - Anh Bằng) đã về cõi vĩnh hằng. Ông để lại cho đời nhiều ca khúc đặc sắc của một thời văn nghệ sáng chói của miền Nam.

Người Gò Công

Theo thông tin báo chí hải ngoại, ông tên thật là Lê Văn Dinh, sanh năm 1934 tại làng Vĩnh Hựu, Gò Công. Gò Công còn là quê hương của 'Con Nhạn Trắng Gò Công' Phương Dung, và xa hơn là Thái hậu Từ Dụ và Nam Phương Hoàng Hậu.

Thưở nhỏ, ông học chữ tại trường Collège Le Myre de Vilers ở Mỹ Tho, và học nghề tại trường Cao đẳng Vô Tuyến Điện (Ecole Supérieure de Radio Electricité) tại Sài Gòn. Cũng như nhiều nhạc sĩ khác thời đó, sáng tác nhạc chỉ là nghề phụ, vì công việc chánh của ông là Chủ sự, phụ trách kỹ thuật của Đài Phát Thanh Sài Gòn từ 1956 đến 1975.

mardi 20 octobre 2020

Huy Đức - Thủy Tiên & MTTQ – Lòng dân & Quyền lực chính trị


Con số trăm tỉ của ca sĩ Thủy Tiên vận động được trong tuần qua và hơn 20 tỉ của MC Phan Anh mấy năm trước không thể nào nói hết tinh thần "lá lành đùm lá rách" của người dân Việt.

Hàng triệu người vẫn âm thầm quyên góp, hàng ngàn người khác đang cứu trợ trong vùng lũ và đang chuẩn bị cho các chuyến đi cứu trợ miền Trung. Số tiền thực sự vận hành bởi lòng dân là không bao giờ đong đếm được.

Trong Friendlist của tôi có nhiều bạn đang là cán bộ các hội đoàn và Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) hiện cũng đang ngồi thuyền cứu trợ. Tôi tin rằng các hội đoàn của Đảng, các cấp MTTQ cũng quyên góp được không ít. Nhưng, nếu phân tích các danh sách đóng góp, những người làm chính sách sẽ phải thay đổi cách tiếp cận rất nhiều.

dimanche 27 septembre 2020

Michael Bui - Bố tôi

 


Mẹ tôi người làng Hành Thiện, Nam Định. Ông nội của mẹ tôi chống Pháp bị chém đầu chung với Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám vào năm 1913. Mẹ tôi có người anh cả là bác Quỳnh đi theo Việt Minh cũng chống Pháp.

Việt Minh trong giai đoạn này là liên minh chính trị cánh tả mang danh nghĩa trung lập, với mục đích công khai là "Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái để chống thực dân Pháp". Về sau bác Quỳnh bị Việt Minh thủ tiêu vì không phải là người Cộng Sản mà bác đi theo Đảng Tân Dân Chủ.

Lớn lên khi dọn về Hà Nội, gia đình Mẹ rất khá giả vì ông ngoại tôi là nhà thầu cho mỏ than Hòn Gai tại Quảng Ninh. Sau khi Việt Minh chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp Định Đình Chiến Geneve 1954 được ký kết, ông ngoại tôi tức tốc bán tống bán tháo tài sản để di cư vào Nam, tránh bị đấu tố khi đã biết quá rõ bản chất của người Cộng Sản là gì.

Phạm Công Luận - Lời tiễn biệt thầy Nhật Tiến

 


Tin buồn lại đến khi biết tin nhà văn Nhật Tiến giã biệt cõi đời, chỉ sau cô Đỗ Phương Khanh hơn hai tuần. Riêng tôi, cảm thấy mình như vừa mất đi người thân. 

Thế hệ 6X ở miền Nam sẽ không quên bộ tuần báo Thiếu Nhi do thầy chủ biên, in ấn đẹp, bài vở thiết thực và tính giáo dục đậm đà. Cũng không quên cuốn sách “Thềm hoang” của thầy mà học trò trung học Đệ nhất cấp đã phải thuyết trình trước lớp. 

Tôi vẫn nhớ nhiều chi tiết cuốn sách đặc sắc “Thuở mơ làm văn sĩ”, gần như là hồi ký mà thầy kể về thời học trò tập tành làm báo ở Hà Nội. Cuốn sách này đã thúc giục tôi đi vào con đường làm báo sau này. Những cuốn sách đó, cùng cuốn “Những người áo trắng”, vở kịch “Người kéo màn”, khi gặp nhau, thầy đều tặng cho vợ chồng tôi, luôn ghi trang trọng: “Tặng cô chú….”, dù chúng tôi chỉ ở tuổi con của thầy.

dimanche 20 septembre 2020

Lưu Trọng Văn - Phó Đức Phương và bản kiến nghị về đường cao tốc Bắc-Nam


Ông từ Trường Sa về, đau đáu chuyện Biển Đông và chuyện cộng sản Tàu từng giây phút chống phá đất nước mình.

Đêm ngồi bên cây đàn piano chỉ muốn dập ào ạt bão tố. Phó Đức Phương, dòng dõi Phó Đức Chính anh hùng cùng Nguyễn Thái Học là vậy đó.

Cũng đêm, ông gọi cho gã. Tớ gứi cậu bản kiến nghị đến lãnh đạo Đất nước ngăn ngay không cho bọn Tàu cộng làm đường cao tốc Bắc-Nam. Phải chặn bàn tay lũ quỷ ấy lại. Ra Trường Sa về, đêm không ngủ được, tức ói máu.

dimanche 6 septembre 2020

Tuấn Khanh - « Hoa Mộc Lan » tiếp tục bị tẩy chay



Sau Việt Nam, đến Hồng Kông, Thái, Đài Loan... cũng bắt đầu vào chiến dịch tẩy chay phim Mulan (Hoa Mộc Lan) và diễn viên Lưu Diệc Phi.

Hãng phim Disney định làm lớn trong năm nay với phim Mulan, với kế hoạch đặc biệt khi có dịch Covid-19 diễn ra. Từ tháng Ba, hãng này dự định cho trình chiếu bán vé online, như một cuộc cách mạng về điện ảnh trực tuyến. Thế nhưng đại tác phẩm điện ảnh mang câu chuyện kể Trung Quốc đã vấp phải vô số điều xui rủi.

Nguyên do của cuộc tẩy chay đang lan rộng ở nhiều quốc gia như Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông… bởi diễn viên Lưu Diệc Phi trước đó đã cho đăng một thông điệp trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, có nội dung bằng tiếng Anh là: “I also support Hong Kong police. You can beat me up now”. (tạm dịch: Tôi cũng ủng hộ việc làm của cảnh sát Hồng Kông đó. Có ngon thì đánh tôi đi”). Đã vậy, cô ta còn thêm “What a shame for Hong Kong.” (thật xấu hổ cho cái đất Hồng Kông). 

mardi 1 septembre 2020

Nguyễn Thông - Làm người là khó



Bốn chữ nói trên không phải tôi nghĩ ra, mà của cụ Đoàn Duy Thành, một nhân vật kỳ lạ trong kịch sử Việt Nam hiện đại. Cụ Thành từng là bí thư Hải Phòng quê tôi, vị tổng quản được nhất của đất Phòng từ xưa tới giờ. Chuyện về cụ hẵng gác lại, có dịp kể sau.

Ở Hà Nội đang diễn ra cái triển lãm nho nho nhưng ý nghĩa về lịch sử của tấm quốc huy Việt Nam, thực ra là về họa sĩ sáng tạo nó, cụ Bùi Trang Chước. Một cái tên nghe vừa lạ vừa quen.

Rất nhiều người không biết cụ Chước. Ngay thế hệ chúng tôi sinh giữa thập niên 1950 cũng ít tỏ về cụ. Càng về sau lại càng mờ mịt. Cụ như vầng sáng bị che phủ bởi đám mây đời u tối.

samedi 29 août 2020

Michael Bui - Mẹ tôi



Nhà văn Đỗ Phương Khanh, phụ trách trang Vườn Hồng của báo Thiếu Nhi ngày xưa, vợ của nhà văn Nhật Tiến, đã qua đời ngày 26/08/2020 tại Mỹ. Thụy My xin giới thiệu bài viết cảm động của Michael Bui, con của nhà văn.

Gia đình tôi là gia đình di cư. Năm 1954, đồng 18 tuổi, bố mẹ tôi nắm tay nhau xuống tàu há mồm xuôi Nam chạy trốn chế độ cộng sản. Vào đến Sài Gòn, bố mẹ tôi khởi nghiệp bằng cách hành nghề viết sách làm báo. 

Năm tôi còn học tiểu học, mẹ tôi dùng tư gia để thành lập cơ sở ấn loát Huyền Trân. Căn nhà này được cái sâu và rộng nên tôi thấy có đến cả trăm nhân viên nhà in làm việc suốt ngày. Chỗ thì chứa các máy in, chỗ thì đễ những hộc chữ bằng chì, phòng này đặt máy xén, cắt giấy, phòng kia cho giai đoạn khâu sách bằng chỉ của các cô các dì v.v...Trong giờ làm việc thì ôi thôi vui lắm. Tiếng máy in chạy rầm rầm xen lẫn tiếng nói, tiếng cười đùa, tiếng ca vọng cổ...tạo nên một không khí rất sinh động.

mardi 18 août 2020

Cù Mai Công - « Dân Ông Tạ nổi tiếng hai thứ : du đãng và…nhà văn »



Dân Sài Gòn nhắc đến Ông Tạ là nói đến thịt chó, tiệm vàng, chợ lá dong…, còn nhà thơ Đỗ Trung Quân lại nói như vậy đó coi có được không?

Nhà thơ ngông nghênh một cách duyên dáng, đáng yêu nhất Sài Gòn này kể vài tên: du đãng thì có anh em ông Sơn Đảo… Nhà văn thì có nhiều như Hoàng Hải Thủy, và sau này là ông Nguyễn Thanh Trịnh, tức Đoàn Thạch Biền, nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn, nhạc sĩ Nguyên Vũ của “Bài thánh ca đó còn nhớ không em…”, MC Nguyễn Ngọc Ngạn…

Anh không kể anh vì có lẽ anh cũng không rõ mình là nhà thơ nhà văn, họa sĩ hay… giang hồ (!)

lundi 3 août 2020

Lưu Trọng Văn - Sự cầu thị kịp thời của Ban Tuyên giáo Trung ương



Gã xin gửi bạn đọc Lời xin lỗi và nhận trách nhiệm kịp thời của Ban Tuyên giáo Trung ương. Và gã được biết chính Thủ tướng có nhắn lời cám ơn Dư luận trên Mạng xã hội với Tinh thần thiện chí xây dựng, giúp cho Thủ tướng phát hiện và xử lý kịp thời sai sót không đáng có này.

LỜI XIN LỖI


(TG)- Tại Hội nghị "Gặp mặt trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ" nhân kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng vừa qua, Ban Tổ chức Hội nghị đã có sai sót trong việc chuẩn bị thông tin, tư liệu về nhân thân một số văn nghệ sĩ để xây dựng dự thảo Bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc gặp của Thủ tướng với đại biểu dự Hội nghị ngày 30.7.2020.


Ban Tổ chức Hội nghị chân thành nhận lỗi với Thủ tướng Chính phủ, với các văn nghệ sĩ và thân nhân, với bạn đọc về sai sót trên.

samedi 1 août 2020

Kiều Mai Sơn - Thể diện & Quốc thể



Ngành Tuyên giáo vốn được cho là đi đầu về định hướng trong công tác thông tin tuyên truyền ở Việt Nam. Những năm trước hễ có vụ việc gì là lại đổ cho bọn Việt Tân phá hoại. 

Tôi từng đọc biên tập chốt bản thảo một cuốn sách hỏi đáp về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Cuốn sách do một bà Bí thư Trung ương Đoàn - Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương đứng tên chủ biên. 

Bản thảo do một bà nguyên Tổng biên tập nhà xuất bản trực tiếp biên tập, đã qua 2 bông. Tổng biên tập đương nhiệm đã ký duyệt. Bằng trực giác thế nào đó, Trưởng ban biên tập nhờ tôi đọc hiệu đính giúp cho lần cuối. 

Kiều Mai Sơn - Bắt chết sớm quá



Báo Tuổi Trẻ đăng toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng trong cuộc gặp mặt văn nghệ sĩ, trí thức, nhà khoa học nhân kỷ niệm 90 năm ngành Tuyên giáo. Nhưng bộ phận nào tham mưu bài phát biểu cho Thủ tướng ẩu quá. 

Nói nhà văn Nguyễn Trung Thành hy sinh cho Tổ quốc mà cụ vẫn đang sống đấy thôi.

Nguyễn Trung Thành tức nhà văn Nguyên Ngọc, sinh năm 1932. Diêm Vương chưa chấm cụ đi. Hôm trước thấy cụ dự ra mắt bản dịch Truyện Kiều của nhà văn Dương Tường. Trông thần thái nhà văn Nguyên Ngọc còn khoẻ mạnh lắm. 

Lưu Trọng Văn -Thủ tướng phải có lời xin lỗi


Nhà văn Nguyên Ngọc (thứ 5 từ trái), bỗng dưng bị "khai tử" trong diễn văn của thủ tướng.

Nhân 90 năm thành lập ngành Tuyên giáo, Thủ tướng có bài phát biểu chào mừng tại buổi gặp mặt văn nghệ sĩ có đoạn như sau: 

« Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, không ít văn nghệ sĩ ngã xuống chiến trường trong tư thế người chiến sĩ như nhà văn Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Sáng, Phan Tứ, Nguyễn Trung Thành, Trần Hiếu Minh, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý … » 

Anh Đức (bút danh của Bùi Đức Ái), Phan Tứ ( bút danh của Lê Khâm), Nguyễn Sáng (bút danh của Nguyễn Quang Sáng), Trần Hiếu Minh( bút danh của Nguyễn Văn Bổng ) đều không chết trong chiến tranh. 

lundi 27 juillet 2020

Huyền thoại ‘Cuốn theo chiều gió’ Olivia de Havilland và tình yêu Paris

Đăng ngày:


Sinh tại Nhật năm 1916 và mang quốc tịch Anh, trong thời kỳ Đệ nhất Thế chiến, Olivia de Havilland nhập tịch Mỹ năm 1941 vào thời Đệ nhị Thế chiến. Bà theo mẹ đến sống ở California lúc mới hai tuổi, khi người cha luật sư và người mẹ là diễn viên kịch ly dị.

Yêu thích kịch nghệ, Olivia được đạo diễn Áo Max Reinhardt phát hiện, mời diễn một vai trong vở « Giấc mộng đêm hè » của Shakespeare. Nữ diễn viên trẻ đóng tiếp vai này trong bộ phim cùng tên năm 1935 do Reinhardt và Warner đồng sản xuất.

samedi 18 juillet 2020

Nguyễn Anh Huy - Nhân cách con người được thấy qua điều giản dị nhứt !



Hôm nay, nhân chuyện Hoa Kỳ dự định cấm toàn bộ đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc nhập cảnh Hoa Kỳ, tui muốn kể câu chuyện về Châu Nhuận Phát và Thành Long. Cả hai đều là ngôi sao màn bạc nhưng nhân cách một trời một vực. Một bên cao thượng còn một bên ti tiện. 

Trước tiên tui muốn nói đến Châu Nhuận Phát. Anh là một ảnh đế hàng đầu của làng điện ảnh Hoa Ngữ. Người đẹp vây quanh như kiến, nhưng anh chỉ chung tình với một người vợ. Vợ không sanh được con, anh vẫn sống hạnh phúc đến giờ. 

Anh và vợ thuộc nhóm siêu giàu. Anh góp 700 triệu USD cho từ thiện. Bản thân sống vô cùng giản dị. Đi xe buýt, mang dép lê giống tui vậy. 

lundi 1 juin 2020

Ngọc Vinh - Hai anh em và bài thơ phổ nhạc



Tôi kết bạn với Việt, con trai nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Việt không đi theo nghề nhạc của cha mà theo nghề làm báo, rồi bỏ để buôn bán bất động sản nho nhỏ sống qua ngày chờ qua đời.

Thú thật, trong gia tài nhạc của Phạm Thế Mỹ, tôi chỉ thích một bài hát duy nhất của ông là bài "Bông hồng cài áo", dù tuổi thơ tôi lớn lên trong radio thời chiến, thường xuyên nghe nhiều bài hát của ông chớ ko phải một. 

Thật ra, nếu ai yêu mẹ, có thể hiểu tại sao tôi yêu bài Bông hồng cài áo. Nhưng không chỉ tình mẹ, nhạc điệu và lời nhạc cũng rất đáng thích vì chúng gần gũi và thiết tha với tình mẫu tử.