Affichage des articles dont le libellé est Trung Quốc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trung Quốc. Afficher tous les articles

mercredi 21 février 2024

Lê Xuân Nghĩa - Đòn nặng cho Putin từ hai « bạn tốt »

 

Putin hứng chịu đòn giáng vào mình nặng nề nhất: Ba ngân hàng lớn nhất Trung Quốc từ chối nhận tiền từ Liên bang Nga.

Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) và Ngân hàng Trung Quốc đã ngừng nhận thanh toán từ các tổ chức tín dụng Nga bị trừng phạt.

Các ngân hàng này xếp thứ nhất, thứ hai và thứ tư về tài sản ở Trung Quốc. Các tổ chức tín dụng bắt đầu thông báo sẽ ngừng nhận thanh toán từ đầu tháng Giêng.

Tiểu Vũ - Một chiều biên giới

 

Bốn mươi lăm năm trôi qua, bài hát “Chiều biên giới” của nhạc sĩ Trần Chung (phổ thơ Lò Ngân Sủn) vẫn còn nguyên sức lay động lòng người bởi giai điệu và ca từ quá đẹp, bài hát nhắc nhớ về một thời hàng triệu thanh niên lên đường quyết tâm bảo vệ biên cương tổ quốc.

Mùa xuân năm Kỷ Mùi (1979) lúc 4 giờ 17 phút sáng 17 tháng Hai, giữa lúc nhân dân Hoàng Liên Sơn đang ngủ ngon thì bất thình lình hàng loạt đạn đại bác từ phía Bắc dội tới làm khắp biên giới bốc lửa ngùn ngụt. Hàng loạt quả đại bác thi nhau trút xuống thị xã Lào Cai, Cốc Lếu, nhằm thẳng các cơ quan, nhà máy và xóm làng của người dân.

Từ thời khắc đó, một lần nữa cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc của dân tộc ta bắt đầu được đánh dấu bằng những trận chống trả quyết liệt, hàng triệu người đã đổ xương máu để bảo vệ từng tấc đất của tiên tổ cha ông để lại.

mardi 20 février 2024

Đỗ Trung Quân - 17-2 -1979

Chuyện từ một tờ báo được “tam ban triều điển“ của Triều đình. Phó ban tuyên giáo Huỳnh Thanh Hải khi ấy nói “Chuyện người ta muốn quên các anh cứ khơi lại, nhắc mãi …“

Để Mị nhắc cho mà nhớ:

Năm 2009, báo Sài Gòn Tiếp Thị đăng bài Biên Giới Tháng Hai của nhà báo Huy Đức trên cụm trang Góc nhìn số ra ngày thứ Hai 09.02.2009. Bản online của bài này được đăng lên website sgtt.vn ngay sau đó.

Đến trưa ngày 09.02.2009 bài này bị “trển” bắt rút khỏi website, và bản báo giấy thì bị điểm mặt chỉ tên lưu “sổ bìa đen” trong cuộc họp giao ban với ở “trển” vào thứ Năm tuần đó.

Lưu Trọng Văn - Ước gì quá khứ được khép lại

 

Có quan chức hỏi gã, tại sao trên mạng những ngày lịch sử chiến tranh với Pháp, Mỹ cộng đồng mạng ít nhắc đến, trong khi ngày Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, ngày 17.2 Trung Quốc đánh Việt Nam cộng đồng mạng tràn ngập tưởng niệm?

Cùng là quá khứ chống xâm lăng của Dân tộc mà. Phải chăng nhiều người ghét Trung Quốc?

Gã ngạc nhiên trước thắc mắc của vị quan chức nọ. Gã càng ngạc nhiên hơn khi một nhóm dư luận viên tạo ra các Facebook với các hình ảnh chống Mỹ, Pháp trong ngày 17.2 này. Họ có ý nhắc nhở cộng đồng mạng kẻ thù là ai.

Hoàng Nguyên Vũ - 17 tháng Hai, đừng quên đây là ngày gì để không có lỗi với xương máu cha ông!

 

“Đó là ngày mà Trung Quốc nổ súng xâm lược Việt Nam 45 năm trước”, tôi trả lời vỏn vẹn khi sáng nay, cậu bé hàng xóm có hỏi tôi về ngày này. Cậu bé 15 tuổi, người mà tôi thường chỉ cho cậu về cầu lông, khi thấy tôi xem một số bức ảnh lịch sử với những gì xảy ra ở Cao Bằng tròn 45 năm trước.

“Chú cũng sinh năm ấy, đó cũng là một trong những lý do để chú nhớ”. Rồi tôi kể cho cậu về cuộc chiến, về việc tại sao nó lại xảy ra và tại sao trong một thời gian dài, sự kiện này chìm trong im lặng.

Bốn năm trước, trong một đợt công tác ở khu vực biên giới, tôi dậy rất sớm đi một vòng. Tôi chạy xe thật chậm, mở radio nghe chương trình buổi sáng. Thật bất ngờ, chương trình kể về cuộc chiến với những câu chuyện của hẹn ước, của những chàng trai sẵn sàng rời Hà Nội lên đường chiến đấu.

Mạc Văn Trang - Phim "Phản bội" bị phản bội!

 

Ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung cộng đem hơn nửa triệu quân xâm lược nước ta suốt 6 tỉnh biên giới, gây bao tội ác dã man... Nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thủy nhớ lạị:

... "Vào dịp này năm ấy, tôi cùng nhóm làm phim cũng có mặt ở mặt trận Tam Đường, Lào Cai, rồi Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên...ghi hình trực tiếp. Ác liệt, tàn bạo và man rợ vô cùng.

Với sự trực tiếp giúp đỡ đặc biệt của ông Nguyễn Cơ Thạch, tôi đã cho ra "Phản bội", bộ phim tài liệu (Đen Trắng) dài nhất trong lịch sử Hãng Phim tài liệu Trung ương cho đến thời điểm đó: 90 phút.

lundi 19 février 2024

Cù Mai Công - Mùng 10 tháng Giêng Nam bộ cúng thần đất, thổ thần, ông Địa

(Truyền thông cần nắm rõ văn hóa tín ngưỡng Nam Bộ, không nên để các nhóm lợi ích điều khiển, khuynh loát, lợi dụng)

Gần đây, cứ dịp ngày 10 tháng Giêng, một số báo mạng ra rả chuyện ngày vía Thần Tài 10 tháng giêng, cùng với đó là chuyện mua bán vàng. Cứ như là thiệt với một “phong trào” mới rộ lên khoảng chục năm nay ở vài đô thị như TP.HCM, lan ra Hà Nội… 

Báo Tuổi Trẻ Online hôm qua 18-02-2024 (mùng 9 tháng giêng) đã có bài khác hẳn nhiều bài báo trên một số báo mạng lớn: Bỗng lù lù đâu ra ông Thần Tài? Nếu lậm quá lại thành ra mê tín.

Bỗng lù lù đâu ra ông Thần Tài? Nếu lậm quá lại thành ra mê tín

 

(Đậu Dung – TTO 18/02/2024) Tới cuối thế kỷ 19 ở nước ta, ông Thần Tài chưa xuất hiện; một số người không hiểu sao đến thế kỷ 20, bỗng lù lù ở đâu ra ông Thần Tài?

Cùng nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Huỳnh Ngọc Trảng cắt nghĩa hiện tượng này dưới góc nhìn cá nhân của ông, phần nào gợi mở ra một số điều cần suy ngẫm.

Cuối thế kỷ 19, Thần Tài vẫn chưa xuất hiện

Thần Tài là vị thần chuyên trách về tiền bạc, của cải và sự giàu có…

Huy Đức - Vụ thảm sát Tổng Chúp

 

Sáng nay, 19-02-2024, hương linh của các nạn nhân trong vụ thảm sát Tổng Chúp đã chính thức có nơi trú ngụ. Trong thư mời dự lễ khánh thành “Nhà Sinh hoạt cộng đồng kết hợp gian thờ các nạn nhân Tổng Chúp”, UBND thành phố Cao Bằng nhấn mạnh “sự quan tâm đặc biệt của Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các nhà hảo tâm”.

Vụ thảm sát diễn ra vào cách đây đúng 45 năm.

“Tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 09-03, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối”.

Lưu Trọng Văn - Tiếng nước tôi

 

Các khách sạn lớn ở Phnom Penh không ai biết tiếng Việt. Gã đi xe hơi từ Phnom Penh đến Siêm Riệp dừng lại các trạm nghỉ, nhân viên trẻ cũng “no no Việt Nam”.

Đến Ang Ko Wat vào trung tâm dịch vụ, mặc dù ông chủ là người gốc Việt, các nhân viên đều lắc đầu “no no Việt Nam.”

Phải chấp nhận sự thật này thôi. Cuộc chiến qua 45 năm rồi, thế hệ lớn lên sau 1979 hầu như không còn quan tâm tới ai đã cứu cha mẹ, ông bà họ khỏi nạn diệt chủng nữa. Với họ, lúc này ai làm chủ nền kinh tế, thương mại, ai nhiều tiền là đối tượng họ tôn kính và hết mình phục vụ.

Dương Quốc Chính - Hoàng Văn Hoan và thiên thu định luận

 

Vừa rồi anh Huy Đức có một status về nhân vật Hoàng Văn Hoan, đọc bài đó khiến nhiều người đánh giá có lẽ không hoàn toàn chính xác về nhân vật này.

Thực ra không cần status đó thì mình nghĩ đa số cũng vẫn hiểu sai về ông Hoan và thường gom ông này vào một mớ với Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống. Gom ba nhân vật này làm một là giống như so con chó với con bò, bảo là giống nhau vì chúng đều có bốn chân. Thực tế họ có hoàn cảnh thân Tàu rất khác nhau.

Về Lê Chiêu Thống, trước mình đã viết mấy status. Vai trò của ông ấy lúc đó còn to hơn Nguyễn Ánh, làm vua một nước. Vua bị “giặc cỏ” nổi lên cướp ngôi thì đi cầu viện nước lớn lân bang là chuyện thường gặp trong lịch sử và khá là bình thường. Cả ông Thống và ông Ánh đều như vậy.

dimanche 18 février 2024

Tạ Duy Anh - Xóa ký ức

 

Giáo hoàng đương nhiệm Phanxicô viết:

"Ký ức của một dân tộc nhỏ, không hề nhỏ hơn ký ức của một dân tộc lớn".

Vì thế, một cường quốc không có cách nào để xóa bỏ ký ức của một dân tộc nhỏ.

samedi 17 février 2024

Nguyễn Hồng Lam - 17-2, pháo đài

 

Bia Khánh Khê một thời bị đục chữ, khói hương bay trên những sứt sẹo của ngay cả dòng tưởng niệm.

Hang Dơi, Tổng Chúp, những cao điểm Vị Xuyên... nếu không bị vùi trong đổ nát cho cỏ thờ ơ vùi lấp thì cũng thụt sâu trong hoang vắng lãng quên. Và cũng có nhiều nơi sau này đã được tu bổ, dựng lại hoặc xây mới.

Bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng", dù vẫn được nhắc, được ngâm, được in lại thì cũng có đoạn bi tráng bị cắt đi, lờ đi, không nhắc, hoặc tế nhị mà thay bằng dấu (...) khô khan, lạnh lùng trên trang báo...

Lê Xuân Nghĩa - “Lịch sử sẽ không công bằng với những kẻ cố tình quên lịch sử”

 

Rõ ràng cuộc chiến tranh chống giặc bành trướng Trung Quốc diễn ra suốt 10 năm trời. Nhưng tại sao người ta chỉ nói đến quãng thời gian một tháng ngắn ngủi?

Và đến bây giờ, mọi liên quan đến cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược chỉ được viết là “địch”, “kẻ thù”.

Và trên mộ bia các liệt sĩ hoặc bia tưởng niệm chỉ ghi “mặt trận phía Bắc” hay “mặt trận biên giới phía Bắc”.

Lê Đức Dục - 45 năm, vẫn đất nước này ôi nước Việt yêu thương

 

Tôi đã thc ch đến 0 giờ ngày 17 tháng Hai

Đ nh v 45 năm trước

Lúc biên i năm y va qua ngày khác

Chc không mt ai tin vài gi sau h s chết bi đn gic Tàu !

Tôi đt nén nhang vòng đ nhang cháy được lâu

Lâu đến my cũng không lâu bng ADN truyn kiếp

Nhng trang s rõ ràng đi đi kế tiếp

Có th không ghim sâu bng trang s mun lãng quên

Dương Kim Nhi - Người lên biên giới

 

hôm nay ai v biên gii

cho tôi gi nén hương trm

thp lên tng ngôi m chí

khói thơm nơi các anh nm

hôm nay ai v biên gii?

các anh nm ngm tri mây

đt V Xuyên ôm mãi mãi

tui xanh còn mãi nơi đây

Nguyễn Quang Thiều - Một số bài thơ về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc

 

Hôm nay là ngày 17 tháng 2, ngày Trung Quốc nổ súng xâm lược Việt Nam dọc biên giới phía Bắc. Hồi đó tôi đã viết một số bài thơ về cuộc chiến tranh này. Nay xin được đưa lại để nhớ về ngày này 45 năm về trước.

CHÚNG TÔI GỌI TÊN ANH

(Tưởng nhớ liệt sĩ Lê Đình Chinh. Người liệt sĩ đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc trên biên giới phía Bắc).

Anh Chinh ơi ! Chúng tôi gi tên anh

Khi lũ qu tràn sang đt m

Nhng hng súng đen ngòm

Nhng mt đy man r

Bước chân đi làm bn đt rng

Lý Quang Diệu viết về cuộc chiến Việt-Trung năm 1979

 

"Vào cuối tháng 1.1979, Đặng Tiểu Bình đi thăm Mỹ và khôi phục quan hệ ngoại giao với Tổng thống Carter mà không có điều kiện Hoa Kỳ từ bỏ Đài Loan.

Ông ta muốn tin chắc rằng Hoa Kỳ sẽ không liên kết với Liên Xô khi Trung Quốc tấn công và "trừng phạt" Việt Nam. Đó là lý do khiến ông ta nhất quyết đi thăm Hoa Kỳ.

Tại ngôi nhà nghỉ để đánh golf của thống đốc ở Fanling tại Hong Kong, tôi đã gặp David Bonavia, một chuyên gia về Trung Quốc, trước đây làm việc cho London Times, (Thời báo London).

Lưu Trọng Văn - Ngày 17 tháng Hai cùng với một trung tướng Campuchia

Gã phượt từ Phnom Pênh đến Shihanoukville với Sophan, một trung tướng Campuchia. Vị trung tướng từng là sư trưởng một sư đoàn nhiều năm đánh nhau với Khơmer Đỏ tại vùng Siêm Riệp, Biển Hồ.

- Ngày 17.2 ông nhớ là ngày gì không? Gã hỏi.

- Ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam vì tức giận Việt Nam đánh bọn Pol Pot cứu Dân tộc Khmer khỏi diệt chủng. Pol Pot và Trung Quốc giết chết ba triệu người Campuchia đó, nếu không có bộ đội Việt Nam thì dân tộc tôi còn ai?

Trần Trung Đạo - Đặng Tiểu Bình và chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Trung Cộng

 

Sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản trong phạm vi thế giới từ cuối thập niên 1980 đã tạo điều kiện cho các dân tộc vùng Đông Âu tìm về bản sắc văn hóa và cội nguồn lịch sử của mình.

Sự phục hưng và phát triển vượt bực của Slovakia, Estonia, Czech, Slovenia, Latvia và Litva hiện nay cho thấy yếu tố văn hóa không những là động lực chính của phong trào độc lập mà còn là nguồn thúc đẩy cho phát triển kinh tế dù đó là những nước chật hẹp về đất đai và rất ít về dân số. Sức sống dân tộc và đôi cánh tự do dân chủ đã giúp cho các quốc gia này ngày càng thịnh vượng.

Nhưng không phải lãnh đạo nào cũng đức độ như Vaclav Havel của Czech hay tài ba như bà Vaira Vīķe của Latvia, từ Hitler với đảng Quốc Xã Đức đến Đặng Tiểu Bình với đảng cộng sản (CS) Trung Quốc, nhân loại đã chịu đựng nhiều tai họa chỉ vì giới lãnh đạo độc tài tại các quốc gia này đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc như một phương tiện phục vụ cho mục tiêu bành trướng bá quyền.