Affichage des articles dont le libellé est Thảm sát. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thảm sát. Afficher tous les articles

mercredi 6 avril 2022

Chiến tranh Ukraina : Những điều cần biết về thảm sát Bucha


Đăng ngày:

Thành phố Bucha ở đâu ?

Bucha là thành phố có khoảng 37.000 dân, cách thủ đô Kiev của Ukraina 30 kilomet về phía tây bắc. Bucha nằm giữa Irpin và Hostomel, nơi diễn ra những trận đánh dữ dội cuối tháng Hai khi quân Nga tấn công Kiev. Bị không kích dữ dội, Bucha được coi là một trong những nơi nguy hiểm nhất, cùng với Irpin và Hostomel.

Phan Quang - Nga "muốn hòa bình", Kyiv "ì ạch trong đàm phán"

1. Nga gọi kháng chiến quân Ukraine là những người theo chủ nghĩa dân tộc (tin RIA).

2. Phía Nga cho rằng đến ngày 25 tháng Ba họ đã làm giảm đáng kể sức chiến đấu của quân đội Ukraine. Mục tiêu phi quân sự hóa đã đạt được (RIA). Mục tiêu tiếp theo là "giải phóng" vùng Donbas (Sputnik).

3. Dmitry Peskov cho hay Tổng thống Putin đã ra lệnh rút quân khỏi chiến trường Kyiv để tạo thiện chí cho đàm phán. Moscow muốn kết thúc các hoạt động quân sự và mong Zelensky đồng ý với các điều kiện (Nga) đưa ra. Phát ngôn nhân điện Kremlin cũng tố cáo phía Ukraine "ì ạch trong đàm phán".

mardi 5 avril 2022

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 40, 04-04-2022

1. Liên hiệp Châu Âu (EU) chính thức lên án chính quyền Putin vì vụ thảm sát dân thường ở thành phố Bucha, khiến hơn 300 người đã bi giết hại dã man và chôn vội trong các hố chôn tập thể. Hình từ trên cao cho thấy độ lớn của nơi này:

Số tử thi được đưa lên từ các hố chôn đã lên tới con số 410, đa số họ bị trói tay và bắn vào đầu từ sau gáy.

Lê Quý Hiền - Không thể hiểu nổi !

 

Yêu, ghét ai là chuyện mỗi người.

Nhưng yêu Putin - kẻ phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina - tới mức dửng dưng đến vô cảm trước những quả tên lửa phá hoại một đất nước bình yên, làm hàng triệu phụ nữ, trẻ em ở đất nước này phải ly tán khỏi gia đình, quê hương.

Yêu tới mức biết ở Bucha có những hố chôn thường dân, rồi máu người Ukraina, người Nga phải đổ hàng ngày. Mà vẫn thấy bình thường, chưa kể hỉ hả với những "chiến công" của quân xâm lược thì QUÁ LẠ !

Chiến tranh Ukraina : Châu Âu chuẩn bị loạt trừng phạt mới nhắm vào Nga


Đăng ngày:

Ông Borrell tuyên bố, EU cực lực lên án những hành động tàn bạo tại nhiều thành phố Ukraina bị chiếm đóng. Một loạt trừng phạt mới đang được bàn thảo, nhưng cần có sự nhất trí để thông qua.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Hai nêu ra việc trừng phạt cá nhân và các biện pháp liên quan đến « than đá, dầu lửa », nhưng không nêu ra việc mua khí đốt, chủ đề gây bất đồng tại châu Âu.

lundi 4 avril 2022

Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 39 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (03/04/2022)

 

1. Mặc dù lãnh đạo quân sự và cả chính quyền Ukraine vẫn thông báo và cảnh giác trước mọi âm mưu có thể tiến hành tấn công tiếp của quân đội Putin, kể cả trên hướng Kyiv, tui vẫn kiên trì với nhận xét…

Bình loạn : Quân Nga ngày càng khó tổ chức và thực hiện được kế hoạch tấn công vào Kyiv. Mỗi ngày qua đi là mỗi ngày lực lượng Ukraine ở đây càng được củng cố. Thực sự các chuyên gia quân sự vỉa hè cũng ngồi bàn nát nước xem có phương án nào cho Nga lại quay lại với mục tiêu Kyiv này không, mà không thấy ánh sáng cuối đường hầm.

2. Khu vực Kharkiv và Izyum cũng vẫn lằng nhằng. Nga mất tiếp một chiếc SU-35 ở khu vực Izyum.

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 39, 03-04-2022

1. Trước khi bắt đầu, mình xin phép cảnh báo là những hình ảnh trong các link hôm nay rất khủng khiếp, những bạn nào ấn vào xem, thì hãy hiểu là không dành cho những người yếu thần kinh đâu.

Nhưng mình mong mọi người đọc, và chia sẻ rộng rãi nhất có thể. Ít nhất đó là điều chúng ta có thể làm trong lúc này: nói lên sự thật. (TM xin chỉ đăng vài tấm và thu nhỏ ảnh).

Sau khi quân Nga rút khỏi Bucha, thành phố nhỏ ở ngoại ô Kyiv, các phóng viên độc lập tiến vào cùng quân tiếp quản thì phát hiện hàng chục xác chết nằm rải rác khắp nơi và  một hố chôn người tập thể đã lộ ra, với khoảng 300 xác chết. Rất nhiều người bị trói tay về phía sau, tất cả đều là dân thường. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã xác nhận thông tin này.

vendredi 1 avril 2022

Mariupol, địa ngục trần gian


Đăng ngày:

Hồi kết cho địa ngục trần gian Mariupol chăng ? Thành phố này từ nhiều tuần qua đã gần như bị biến thành bình địa, dưới những trận bom, những loạt hỏa tiễn không ngơi nghỉ nhằm buộc Mariupol phải đầu hàng.

Vây hãm thành phố như thời Trung Cổ

Trước đó, Dmytro, một cư dân thành phố mà Financial Times liên lạc được qua điện thoại sau khi chạy sang Zaporojie, kể lại việc những người sống sót sau mưa bom tuyệt vọng tìm kiếm cái ăn. Hôm 20/03, anh ra ngôi chợ trung tâm đã bị pháo của Nga san bằng. « Tất cả đều đang bốc khói, xác chết nằm rải rác khắp nơi, tôi vẫn đi nhặt nơi này một bắp cải, nơi kia một củ cà rốt để gia đình sống được thêm một, hai ngày. Rốt cuộc người ta trở thành vô cảm ».

dimanche 26 décembre 2021

Miến Điện: Gần 40 người Công giáo bị sát hại trong dịp Giáng Sinh


Đăng ngày:

Từ Rangoon, thông tín viên Carol Isoux cho biết thêm chi tiết :

« Những thi thể cháy đen của gần bốn chục người gồm trẻ em, phụ nữ, người già dường như bị thiêu sống, đã được tìm thấy vào sáng nay tại làng Hpruso thuộc bang Kayah, một làng có đa số dân theo Công Giáo nằm gần biên giới Thái Lan. Dân làng là những người tị nạn đã phải di tản vì các vụ đụng độ với quân đội Miến Điện, và theo các nguồn tin địa phương, có lẽ họ đã tập họp lại để ăn mừng lễ Giáng Sinh.

samedi 9 octobre 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Hãy nuôi trẻ thơ Việt Nam bằng văn hóa Việt Nam


1.

Đổ tội cho Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc chứ không phải Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam như trong phim “Quân đội vương bài” mới đây của Trung Quốc không gây cho người dân Việt Nam ngạc nhiên.

Ngay trong lễ kỷ niệm 70 năm ngày Hải quân Trung Quốc (23/4/2019), với sự có mặt của các chiến hạm Việt Nam tham gia lễ kỷ niệm, Trung Quốc đã bỉ ổi chiếu thảm cảnh tàu chiến Trung Quốc nã đạn vào 64 chiến sĩ công binh Việt Nam trong tay không có súng ở Gạc Ma, để ca ngợi chiến công của Hải quân Trung Quốc. Đó là sự tởm lợm không giới hạn.

Xâm chiếm lãnh thổ nước người nhưng đổ tội cho nước người xâm chiếm lãnh thổ, là chủ trương nhất quán xuyên suốt của nhà cầm quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Điều này Trung Quốc đã tiến hành với Liên Xô, với Ấn Độ, nhưng dai dẳng và đau đớn nhất là với Việt Nam.

mercredi 2 juin 2021

Nguyễn Đình Bổn - Lẽ ra thế giới đã phải thức tỉnh từ 32 năm trước!


Đầu tháng 6 này không còn nhiều người nhớ, rằng những cảnh tượng kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại, đã xảy ra vào 32 năm trước tại trung tâm Bắc Kinh. Đó là thảm sát Thiên An Môn *.

Hàng ngàn sinh viên và công nhân đã gục ngã dưới họng súng, bị xích xe tăng nghiền nát sau khi Đặng Tiểu Bình ra lệnh cho Quân đội Giải phóng Nhân dân tiến quân về phía Quảng trường Thiên An Môn và phải "dọn sạch nó" trước ngày 4 tháng Sáu, 1989.

Trung Quốc đã khá thành công trong việc rửa sạch vết máu của tội ác, vết nhơ của lịch sử khi sau đó chính phương Tây đã đồng lòng giúp họ trỗi dậy, với niềm tin ngây thơ rằng sự thay đổi kinh tế sẽ kèm theo thay đổi chính trị, và một Trung Quốc giàu mạnh sẽ trở thành dân chủ.

dimanche 28 mars 2021

Bông Lau - Tội ác ở Hoa Kỳ


Hôm thứ Năm 25/03 bị can Ahmad Al Aliwi Alissa 21 tuổi được đem ra trình diện trước tòa án tiểu bang Colorado. Ahmad Al Aliwi Alissa can tội xả súng giết chết 10 người trong một siêu thị ở thành phố Boulder - Colorado.

Người đầu tiên hắn bắn chết là cảnh sát viên Eric Talley 51 tuổi khi ông được gọi đến can thiệp. Eric Talley ra đi để lại một vợ và 7 đứa con. Ông được coi là một người rất yêu thương gia đình của mình.

Ba của Eric cho biết con trai của mình rất ủng hộ quyền sở hữu súng của công dân Mỹ và đam mê bắn súng. Ba của Eric kêu gọi các chính khách Mỹ đừng dùng cái chết của con trai mình vào mục tiêu chính trị.

lundi 15 mars 2021

Tuyên bố của CLB Lê Hiếu Đằng nhân 33 năm cuộc xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông


Cách đây đúng 33 năm, vào rạng sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc bất ngờ mở cuộc tiến công đánh chiếm các đảo, bãi đá Len Đao, Cô Lin, Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Sáu chiếc tàu chiến được trang bị tên lửa và pháo 100mm vô cớ tiến công các tàu vận tải của Hải quân nhân dân Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ tại đây. Bị tiến công bất ngờ trong tương quan lực lượng quá chênh lệch, các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã ngoan cường và dũng cảm chiến đấu để bảo vệ đảo, giữ vững chủ quyền.

Mặc dù vậy, do chiếm ưu thế hơn hẳn về hỏa lực và trang bị phương tiện nên cuộc tiến công của hải quân Trung Quốc đã làm cho 3 tàu vận tải của Hải quân nhân dân Việt Nam bị cháy, bị chìm; 64 cán bộ, chiến sĩ anh dũng hy sinh, 9 người bị tàu hải quân Trung Quốc bắt đưa đi và nhiều người bị thương.

Đỗ Cao Cường - Gạc Ma


Cách đây 33 năm, tức ngày 14 tháng 3 năm 1988, quân đội Trung Quốc nổ súng tấn công các chiến sĩ Việt Nam tại bãi đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Kết quả, 64 chiến sĩ hy sinh, người bị bắn, người bị lưỡi lê đâm. Trước khi chết họ kết chặt tay nhau, tạo thành vòng tròn bất tử, thiếu úy Trần Văn Phương kịp hô to lần cuối:

- Thà hy sinh, quyết không để mất đảo!

Có thể nói, vòng tròn đó vừa là vòng tròn huyền thoại, vừa là vòng tròn bi kịch, bởi đến ngày nay người ta vẫn chưa tìm thấy hài cốt các chiến sĩ. Oan hồn còn lênh đênh trên biển, vợ mất chồng, mẹ mất con, con mất bố. Gạc Ma chưa lấy lại được còn truyền thông, giới “sử gia” im bặt.

Nguyễn Xuân Diện - Thăm nhà một cựu binh Gạc Ma sống sót trở về


Chiều muộn 14/3/2018 nhờ nhân duyên qua nữ sĩ Trang Hạnh Nguyễn - tác giả bài Văn tế Chiến sĩ Gạc Ma - mà mấy anh chị em gồm Phương Bích, Phan Khang, nhà văn Trần Thanh Cảnh và tôi đến thăm một cựu binh Gạc Ma 14/3/1988 sống sót trở về. Hiện anh sống tại khu Niềm Xá, thành phố Bắc Ninh.

Anh là Nguyễn Sĩ Minh, sinh năm 1963, quê quán Thanh Chương, Nghệ An. Là bộ đội công binh trên tàu HQ-604, may mắn lặn xuống tránh được làn đạn của bọn Tàu rồi trôi dạt trên biển, và được tàu HQ-505 cứu vớt đưa về bệnh viện Phú Khánh.

Cuộc thảm sát kinh hoàng ấy đã là một sang chấn lớn khiến trí tuệ và tri giác của anh không còn bình thường nữa. Câu chuyện với anh phải chắp nối mới hiểu được đôi ba phần.

Lê Đức Dục - Xương cốt tử sĩ trong con tàu HQ-604 có còn ?


Bức hình đen trắng chụp con tàu HQ-604 trước chuyến đi cuối cùng và nằm lại Gạc Ma ngày 14-3-1988, chắc nhiều bạn đã biết.

Nhưng ít bạn biết bức ảnh màu kèm theo đây !


Đó là xác tàu HQ 604 chìm ở thềm đảo Gạc Ma, do một tay máy của Trung Quốc tên là Ngô Lợi Tân chụp khi thám sát tàu này năm 2008.

Văn Công Hùng - Thẳng đứng


1. Báo Tuổi Trẻ hôm nay có bài rất hay: Đi tìm chân dung thứ 64 trên bức tường Gạc Ma. Hết sức xúc động. Và mới thấy cay đắng, chỉ một tấm ảnh mà phải bao nhiêu năm mới tìm ra. Nhưng rồi, cũng đã tìm ra, ơn giời. Chúng ta còn nợ lịch sử, nợ nhân dân... rất nhiều.

2. Vụ ông Võ Hoàng Yên giờ thì chắc chắn là tay này lừa rồi. Lừa tổng thể toàn diện he he. Ngoài dân bị lừa, vợ chồng Dũng lò vôi bị lừa (nhà cháu vẫn nghĩ ông bà này cũng phải chịu trách nhiệm), thì tới cả một ủy ban huyện cũng bị lừa, mời tổ sư lừa này về chữa bệnh miễn phí cho nhân dân trong huyện.Trong vụ này, nhà cháu lại... bênh huyện. Họ có tâm với dân, có điều, tâm bị đặt nhầm chỗ. Vấn đề là, bao nhiêu năm ông tổ lừa này rầm rộ thế, được lăng xê ghê thế, nên huyện bị lừa cũng có thể thể tất, phỏng ạ?

3. Trở lại ngày này năm 1988, vụ Gạc Ma. Một thời gian dài chúng ta phải im lặng, thậm chí ai nhắc tới là phải mang họa, và có người đã mang họa. Năm 2013 nhà cháu làm bài thơ "Thẳng đứng" mà cũng vừa đăng vừa... hồi hộp, thì thà thì thụt.

Huy Hậu - Những người thợ lặn ở Trường Sa 1988

 


(Soha 14/03/2021) Ba ngày sau thông tin 64 chiến sĩ công binh ta bị Trung Quốc thảm sát tại Gạc Ma, tàu Đại Lãnh (thuộc Xí nghiệp liên hiệp trục vớt cứu hộ) nhanh chóng lên đường.

45 con người, bao gồm thuyền viên, thợ lặn và hải quân, ra đi với danh nghĩa tìm kiếm vết xác tàu HQ 605. Thế nhưng, còn một nhiệm vụ đặc biệt hơn mà tất cả người trong cuộc hôm ấy phải ngầm hiểu : Đại Lãnh sẽ thay thế tàu bị bắn chìm, tiếp tục canh giữ đảo.

23 ngày lênh đênh trên biển, tay không vũ khí, ngày ngày đối diện với họng súng quân Trung Quốc, họ vẫn quyết tâm mang được về cho đất liền những tư liệu, bằng chứng thép tố cáo tội ác kẻ thù.

Trần Trung Hiếu - Gạc Ma, khúc tráng ca bất tử


(Vietnamnet 14/03/2021) 33 năm qua, lịch sử đang dần lùi xa, còn nỗi đau chưa bao giờ nguôi ngoai. Nhiều trăn trở và day dứt vẫn còn đó.

Đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa - một phần của lãnh thổ thiêng liêng từ thời các chúa Nguyễn xác lập chủ quyền và khai thác - đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Cần độc lập, tự chủ về kinh tế  

Nhắc lại sự kiện này không phải là chúng ta muốn khơi sâu nỗi đau trong nhân dân, khơi dậy mối thù hằn dân tộc làm ảnh hưởng đến đường lối đối ngoại chiến lược của Nhà nước ta với các quốc gia láng giềng. Với góc độ là giáo viên dạy sử đang trực tiếp giảng dạy cho học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước, tôi cho rằng việc nhắc lại sự kiện này có ý nghĩa:

dimanche 14 mars 2021

Lê Đức Dục - Đi tìm chân dung thứ 64 trên bức tường Gạc Ma


(TTO 14/03/2021) Một hành trình tìm kiếm miệt mài nhiều hướng, nhiều người diễn ra từ nhiều năm qua, để cái ô trống trong số 64 ô tạc chân dung những người lính hy sinh ngày 14-3-1988 trong trận chiến chống quân Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma, cuối cùng cũng được lấp đầy.

Tại khu tưởng niệm Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa), trên bức tường đá ở sảnh chính công trình có ghi đủ tuổi tên 64 người lính hy sinh ngày 14-3-1988 trong trận chiến chống quân Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma.

64 người hy sinh nhưng chỉ có 63 chân dung liệt sĩ được khắc lên. Còn một ô chân dung của liệt sĩ Trần Quốc Trị vẫn để trống, như niềm khắc khoải nhói đau vì hình ảnh của anh mãi không tìm được.

« Ô trống nhói đau trên bức tường Gạc Ma »