Affichage des articles dont le libellé est Quy hoạch. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Quy hoạch. Afficher tous les articles

dimanche 3 janvier 2021

Hữu Thọ - Thành phố Thủ Đức


Từ 0 giờ ngày 01-01-2021, chính thức sinh hạ thành phố Thủ Đức sau 22 ngày rưỡi thai nghén. Ấy là bởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chủ tịch từ chiều 9-12-2020.

Ai cũng biết Sài Gòn có cặp trai tài gái sắc:

Trai Thủ Đức năm canh thức đủ

lundi 21 décembre 2020

Nguyễn Ngọc Chu – Metro, phương tiện quan trọng bậc nhất trong giải quyết ách tắc giao thông Hà Nội


1. Cách đây 3 năm, UBND TP Hà Nội đã “treo” giải thưởng lên đến 200 000 usd cho ai đưa ra giải pháp chống tắc nghẽn giao thông Hà Nội.

Tưởng là giao thông Hà Nội sẽ có những bước tiến bộ mới - nhờ những ý tưởng mới cùng với sự quyết liệt của người đứng đầu UBND Thủ đô. Nhưng rồi như viên sỏi ném xuống Hồ Tây, gợn sóng và biến mất. Không có một lời nào về giải thưởng. Tắc nghẽn giao thông Hà Nội mỗi ngày một tệ hại hơn.

2. Muốn giảm bớt xe máy thì phải thúc đẩy giao thông công cộng, chứ không phải cấm xe máy hay cho đi biển chẵn biển lẻ theo ngày. Đó là điều ai cũng hiểu. Nhưng giao thông công cộng ở Hà Nội chưa có biến chuyển đột phá.

jeudi 25 juin 2020

Trần Nhật Vy - 136 Hàm Nghi và cách nhìn khác




Tòa nhà 136 Hàm Nghi ban đầu có tên Bureau du Chemin de Fer của Công ty Hỏa xa Đông Dương, do Pháp xây dựng năm 1914. Trước năm 1975, là trụ sở Bộ Giao Thông - Bưu Điện của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Báo chí đang lên tiếng “cứu” tòa nhà 136 Hàm Nghi, quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên là tòa nhà Công ty Hỏa xa Đông Dương, xây dựng cách nay hơn 100 năm. 

Tòa nhà nầy hiện do Tổng công ty Đường sắt và các cổ đông Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn quản trị. Cơ quan đang quản trị tòa nhà xem đây là “nguồn lực của doanh nghiệp” nên đem tòa nhà ra làm vốn để đầu tư!

Theo tôi, cần có cái nhìn khác về công sản đặc biệt là những công sản ở Thành phố Hồ Chí Minh. Sau ngày 30-4-1975, rất nhiều công sản, trong đó có rất nhiều đất đai và nhà cửa ở thủ đô Sài Gòn cũ nay là thành phố Hồ Chí Minh, được giao cho nhiều cơ quan trung ương quản lý. 

vendredi 5 juin 2020

Nguyễn Thông - Phá có môn bài


Khu vực Trường đua Phú Thọ trước 1975. Ảnh David Green.

Đọc báo, thấy bà Phạm Phương Thảo, người từng làm chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và phó bí thư Thành ủy hai khóa (nhìn chung cũng chả được việc gì ra hồn), than rằng "nhân dân thành phố chờ có sân vận động và nhà hát thành phố đã quá lâu rồi".

Ối giời ơi, ối cha mẹ ơi, ối làng nước ơi, các ông các bà cứ phá cho thật lực, rồi sau đó vêu mồm kêu la cứ như thương dân lắm ấy.

Nếu có xây thì cũng các ông bà hưởng phần trăm tiền đầu tư (có làm thì mới có ăn), hưởng thụ tài sản... chứ dân nào mà lôi dân ra làm bình phong.

mercredi 4 mars 2020

Bán trời không văn tự, đất ngầm thì cho không!



Dự án bên hồ Giảng Võ với hàng chục điểm nhấn chọc thẳng lên bầu trời, chỉ nhìn bản vẽ đã làm giới chuyên môn e ngại (nguồn ảnh: chủ đầu tư quảng cáo dự án)
(NĐT 03/03/2020) Hà Nội và các thành phố Việt Nam đang bước sang giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi những công cụ quản lý tài nguyên không gian đô thị hiện đại thay thế cho những mô hình lạc hậu.

Dự án bên hồ Giảng Võ với hàng chục điểm nhấn chọc thẳng lên bầu trời, chỉ nhìn bản vẽ đã làm giới chuyên môn e ngại (nguồn ảnh: chủ đầu tư quảng cáo dự án)

Hà Nội: Tự sự của các tòa nhà vươn cao, cao mãi…

Công trình xây dựng cao nhất Hà Nội trước 1990 là khách sạn Giảng Võ (11 tầng). Đầu những năm 2000, khi mở cửa đầu tư, nhà cao cả chục tầng khắp nơi, thì bản quy hoạch Hà Nội cũng mới rón rén chấm 9-12 tầng. Các doanh nghiệp tư nhân nắm bắt cơ hội rất nhanh nên xin phép xây nhà 18-20 tầng để kinh doanh. Đối mặt với loại hình mới, cho dù chưa từng biết đến lợi hại của nhà cao tầng, song các nhà quản lý cũng… liều mạng cho ý kiến chỉ đạo, lúc thì “không thể chấp nhận được”, khi thì lại thấy “cần điểm nhấn, nên chấp nhận được”.

mardi 21 janvier 2020

Trần Tiên Sinh - Về miền Tây…


Hình ảnh này không có gì lạ lẫm khi vào dịp Tết ta.

Miền Tây vẫn như ngày nào, vẫn là một con đường độc đạo. Không cao tốc, không đường xe lửa. Dẫu miền Tây Nam Bộ là vựa lúa của cả nước. Là cá tôm, trái cây xuất khẩu bốn mùa.

Nếu bạn đi ngược ra phía Bắc, đặc biệt là vùng mạn ngược, thì ắt sẽ ngạc nhiên về hệ thống đường bộ ở đây. Những đường cao tốc phẳng lì, thẳng tắp, vắng bóng xe cộ lưu thông qua lại, những đàn gia súc thảnh thơi dạo bước. Những con đường thênh thang dẫn về thủ đô và ngược lại, nói về sự hiệu quả trong đầu tư và giao thương thì chính là sự lãng phí quá lớn.

dimanche 13 janvier 2019

Ngọc Vinh - Chuyện thầy dùi



Như vậy là nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng tu Mến Thánh giá Thủ Thiêm đã được Thành ủy TP HCM bỏ phiếu tán thành giữ lại. Đây là một tin vui không chỉ với riêng hai cơ sở tôn giáo này, mà còn cho những ai quan tâm đến số phận của vùng đất Thủ Thiêm cùng những đồng bào của nó.

Tin vui này cũng cho thấy sự biết lắng nghe của chính quyền TPHCM trước sự góp ý của cộng đồng- nhất là cộng đồng mạng xã hội. Lần quy hoạch trước đó, cũng chính Thành ủy TPHCM giơ tay đồng ý phá bỏ hai cơ sở tôn giáo này. Theo tôi cũng là do các thầy dùi chuyên môn đưa ra lý do xác đáng thường nghe quen tai: "Chúng không có giá trị kiến trúc."

samedi 24 novembre 2018

Mai Bá Kiếm - Hòn đất đã biết nói năng !



Ông bà ta quả có tư duy quy hoạch khi đặt câu ca dao: “Hòn đất mà biết nói năng, thì thầy địa lý hàm răng không còn”.

Thầy địa lý ngày xưa dựa vào thế đất và hình dạng của của cuộc đất (giống con vật gì) để đặt tên và tiên đoán lành dữ cho người sử dụng. Cũng theo hình thái của mạch núi, thầy địa lý chia ra 9 loại long mạch.

Riêng, thánh địa lý Tả Ao giống Viện Quy hoạch – Kiến trúc ngày nay khi chia ra hai mạch: Mạch dương cơ và Mạch âm phần. Mạch dương cơ nếu nhỏ thì xây nhà, nếu lớn hơn làm doanh trại, hoặc rộng và tốt làm thị trấn, xây kinh thành. Còn mạch âm phần nhỏ làm nghĩa trang nhân dân, rộng và tốt làm hoa viên lạc cảnh.

lundi 19 novembre 2018

Hà Phan - Ai đã giết 13 người dân Nha Trang ?



Hàng chục năm qua, chưa bao giờ Nha Trang lại thiệt mạng nhiều đến như thế chỉ vì một trận mưa lũ, dù rất to nhưng không phải là lịch sử hay quá kinh hoàng! Ít nhất 13 người đã ra đi và hàng chục người bị thương, chưa kể số bị vùi lấp đang tìm kiếm.

Người ta lại đổ cho thiên tai, nhưng những người Nha Trang như tôi biết rõ là do nhân tai. Còn gì trớ trêu bằng một thành phố biển nhưng những con đường ven biển cũng chìm trong nước?

jeudi 2 août 2018

Huy Đức - Ông Võ Văn Kiệt & Hà Nội


Quy họach đô thị vệ tinh Hòa Lạc. Ảnh VnExpress

Ngày 5-5-2008, đúng ngày Quốc hội họp bàn việc mở rộng Thủ Đô, ông Võ Văn Kiệt cho công bố trên báo Tuổi Trẻ một bài viết. Ông cho rằng: "Hà Nội không nhất thiết phải lựa chọn mô hình đầu tàu kinh tế, việc mà nhiều địa phương có nhiều thuận lợi và có khả năng làm tốt hơn Hà Nội nhiều...". 

Ông đề nghị Quốc hội nghiên cứu: “Một mô hình đô thị không cần nhiều đất đai mà cần nhiều hơn những giá trị đạo đức, nhân văn, nhân tài và chất xám".

lundi 25 juin 2018

Jakarta ngập lụt, Indonesia có thể phải lập thủ đô mới

Hành khách đợi tàu tại nhà ga Pasar Senen ở Jakarta, bị ngập nước sau một trận mưa. Ảnh chup ngày 06/09/2010.

Đặc phái viên Libération tại Indonesia có bài phóng sự mang tên « Nước dâng tại Jakarta : Tôi biết một ngày nào đó, chúng tôi phải xách va-li ra đi ». Bị lụt lội thường xuyên, phía bắc thủ đô Indonesia mỗi năm bị lún xuống 25 cm, và thậm chí có thể sẽ biến mất trong thời gian tới. Nạn bê-tông hóa và ô nhiễm càng làm trầm trọng thêm tình hình, trong khi chính quyền chưa tìm ra được giải pháp bền vững.
Người dân cư ngụ tại khu vực phía bắc Jakarta năm nay phải cám ơn trời đất : nước « chỉ » dâng có 20 cm. Những người khá giả nhất ở khu phố Evi phải cất nhà sàn để ở, và khu vực này còn có nguy cơ biến mất trong tương lai. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới ước tính có đến 40% diện tích của thủ đô Jakarta 10,8 triệu dân đang thấp hơn mặt nước biển, và có thể bị ngập lụt hoàn toàn nếu không hành động gì trong vài năm nữa. 

mardi 15 mai 2018

Tâm Chánh - Ai cướp Thủ Thiêm ?



Phát triển Thủ Thiêm thành một trung tâm mới của Sài Gòn là một chính sách quốc gia.

Bản quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ, khi ấy là ông Võ Văn Kiệt, một nhà lãnh đạo am hiểu và tâm huyết với sự phát triển của Sài Gòn, phê duyệt. 

Vì sao quy  hoạch ấy của Thủ tướng lại bị Ủy ban Nhân dân Thành phố táo bạo điều chỉnh, thay đổi?

lundi 14 mai 2018

Huy Đức - Thủ Thiêm & Nhiêu Lộc: Không ai xứng đáng hy sinh cho người khác



Đừng trách báo chí hai hôm nay không nói một lời về Thủ Thiêm. Họ đã đưa được những tiếng nói oan khiên lên mặt báo và giờ đây là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta đã có dữ liệu để "share" và lên tiếng. 

“Tôi phải nói ! Anh biết không, tôi phải nói bởi tôi già sắp chết rồi” - nhiều bạn bị ám ảnh bởi câu nói này của cụ bà Trần Thị Mỹ, 77 tuổi. 

Đặng Thanh Hằng - Về Thủ Thiêm: Cần sự hy sinh cho phát triển đô thị?



Khu tái định cư Liede, tòa nhà bên phải là khách sạn của công ty Liede đang được xây. Khi xây dựng xong, nguồn thu từ khách sạn sẽ được chia đều cho người dân tại làng.

Tôi tìm hiểu về câu chuyện Thủ Thiêm cách đây gần hai năm, cho bài luận cuối kỳ môn Đô thị hóa. Câu chuyện như dư luận hiện đang quan tâm: người dân cảm thấy đền bù không thỏa đáng, mất đất, mất nhà, mất kế sinh nhai. 

Khi đô thị mở rộng, thành phố cần có đất, và phần đất này đến từ sự “hy sinh“ của những cư dân ở vùng ven, để đổi lấy phát triển cho thành phố. Nhà nghiên cứu Erik Hamm, khi phỏng vấn người dân Thủ Thiêm để viết cuốn Luxury and Rubble, ghi nhận, người dân Thủ Thiêm không phản đối sự phát triển của thành phố. Họ cũng muốn một hình ảnh Saigon văn minh, hiện đại, nhưng lời hứa của sự chuyển mình của thành phố lại khiến họ phải trả một cái giá quá đắt. Không chỉ mất mảnh đất sống bao đời mà còn cảm giác của sự bất công, tham nhũng, không minh bạch từ phía chính quyền khi trả lời thắc mắc của họ.

Nỗi niềm 'cựu' cư dân Thủ Thiêm



Chị Hường nhận quyết định đền bù đất ở diện tích gần 39m2 của gia đình với mức giá đền bù hơn 7,7 triệu đồng.

(TP 10/05/2018) Chị Nguyễn Thị Hường, năm nay 64 tuổi đã có 10 năm rơi vào cảnh không nhà, sống trong khu định cư tạm với một căn phòng hơn 40m2 cùng 13 người. Chị vẫn nhớ như in vùng đất quê yêu dấu của mình với người thân chòm xóm và màu xanh của dừa nước, nay đã thành khu đô thị.

Chị bảo: “Khi chúng tôi mua đất làm nhà, chẳng ai nói với chúng tôi là nơi này rồi sẽ được quy hoạch xây dựng đô thị. Rồi chúng tôi được xét bồi thường 200.000 đồng cho một mét vuông đất, và giờ trở thành kẻ trắng tay”.

Đền bù đất ở cho một gia đình  là… 7,7 triệu đồng

Huy Đức - Tái định cư cho dân Thủ Thiêm trước đã

Nếu tỉ lệ đất có thể xây dựng ở Thủ Thiêm (sau khi làm hạ tầng và các công trình công cộng khác) là 10%, thì cứ một hộ dân trước đây có 1.000 mét vuông, cho dù là "đất nông nghiệp", cũng xứng đáng có một căn hộ 100 mét vuông ở trung tâm đô thị mới. Vì sao? Vì các cao ốc căn hộ có thể xây 5-7 tầng thậm chí hàng chục tầng. Phần bán những căn hộ khác dư để xây nhà, công viên, đường sá. 

Lãnh đạo Thành phố nên nhóm họp khẩn cấp; đừng để những oan khuất mất đất của người dân Thủ Thiêm kéo dài nữa. Ngoài phần "đền bù" họ đã nhận trước đây, Thành phố nên: hoặc dành hẳn một khu để xây nhà tái định cư đạt tiêu chuẩn Thủ Thiêm [chứ không phải là những cao ốc ổ chuột như các khu tái định cư hiện nay]; hoặc, yêu cầu các nhà đầu tư dành một lượng căn hộ nhất định trong các khu nhà kinh doanh của mình để hoàn trả cho người dân mất đất [theo tỉ lệ ở trên đã nói]. 

mercredi 9 mai 2018

Cù Mai Công - Lẽ nào ký ức đô thị mới Thủ Thiêm chỉ là ma quái, oan khiên ?




Bên trong Nhà thờ và Tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm hiện nay - Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM

Là vùng đất sóng đôi, như anh em sinh đôi với Sài Gòn - Quận 1 ở hai bờ sông Sài Gòn nhưng Sài Gòn - Thủ Thiêm lại nghèo rớt mấy trăm năm từ khi những người dân miền ngoài đến đây khai phá.

Đất bưng trũng, nước lợ, cư dân nghèo Thủ Thiêm cặm cụi sống lặng lẽ và gầy dựng cho mình một ít vốn liếng ký ức văn hóa - rất ít ỏi. Đó là những mảnh gốm, súng cổ, đại bác... của một trong hai tiền đồn bảo vệ thành Gia Định xưa: đồn Cá Trê; là Lăng Thành hoàng làng An Khánh trong khuôn viên đình An Khánh - cách phà Thủ Thiêm xưa hơn 100m; là Nhà thờ và Tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm có từ 1840... 

lundi 7 mai 2018

Cựu chủ tịch TP.HCM Võ Viết Thanh nói về quy hoạch Thủ Thiêm



Bình luận của nhà báo Huy Đức : Nếu ông Võ Viết Thanh là người không quá trực tính, ông sẽ làm Chủ tịch TP HCM cho tới 2006 chứ không phải là 2001; không phải là Lê Thanh Hải. Và, quan trọng hơn, ông Vũ Hùng Việt - một người được đào tạo chính quy ở Nga về kiến trúc, xây dựng - sẽ tiếp tục làm phó chủ tịch phụ trách phát triển đô thị chứ không phải là Nguyễn Văn Đua [rồi đây chúng ta sẽ biết rõ "anh Ba Đua" là ai].

(TTO 07/05/2018) "Chuyện ở Thủ Thiêm nóng cả tuần nay nhưng với tôi, nỗi đau không chịu nổi nằm trong lòng từ lâu, từ ngày tôi đích thân sang Thủ Thiêm nhìn cảnh giải tỏa các hộ dân ở đường Lương Định Của...".

Ông Võ Viết Thanh, nguyên chủ tịch UBND TP.HCM, nói như vậy với Tuổi Trẻ.

Ông Võ Viết Thanh chính là người ký tờ trình gửi Thủ tướng xin phê duyệt quy hoạch xây dựng (1/5.000) khu đô thị mới Thủ Thiêm, cũng chính ông trình bày trước Chính phủ về nội dung quy hoạch.

dimanche 6 mai 2018

Mai Bá Kiếm - Chính cán bộ cao cấp đầu cơ đất Thủ Thiêm !



Một góc đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh Tuổi Trẻ

Khoảng năm 2000, trong cuộc họp Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi phê phán gay gắt lãnh đạo quận 2 chậm trễ trong công tác giải tỏa đền bù, chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) TP Võ Viết Thanh gút lại: “Anh Chín Lực (Đỗ Tiến Lực – chủ tịch UBND quận 2), tôi đã chỉ đạo, nhắc nhở anh nhiều lần phải tiến hành cắm mốc đường dẫn từ hầm Thủ Thiêm lên (đường Mai Chí Thọ bây giờ), để bàn giao cho đơn vị thi công. Tôi cho anh hứa lần cuối, chừng nào cắm xong?”

Anh Chín Lực ngửa bài: “Thưa anh Bảy, anh làm ơn nói với các ông lớn, bà lớn cho tôi biết đất chỗ nào của ông nào hay của bà nào, để tôi biết đường mà cắm”.

Đàm Hà Phú - Quy hoạch Thủ Thiêm của Việt Nam Cộng Hòa



Đây là bản đồ quy hoạch phát triển Thủ Thiêm lần hai, hoàn thành năm 1972, do một nhóm công ty tư vấn dẫn đầu bởi Wurster, Bernadi and Emmons Architects and Planners (WBE) đóng tại San Francisco (Mỹ) được thuê bởi chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa, thực hiện.