Affichage des articles dont le libellé est Kinh doanh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Kinh doanh. Afficher tous les articles

jeudi 6 avril 2023

Tuấn Khanh - Tư cách nào để gọi nhau là đồng bào?

Thật ra chuyện Hội An thu phí vào phố cổ, vốn đã manh nha từ lâu chứ không phải hôm nay. Có lẽ trong bối cảnh cái gì cũng có thể nghĩ ra cách làm tiền, Hội An đã mạnh dạn đi đầu, quyết làm gương cho một chủ trương lớn.

Còn nhớ vài năm trước, trong một chuyến đi đến Hội An, lúc đó, quầy bán vé thu phí đã xuất hiện rồi, và cũng làm không ít khách ngần ngại. Một người bạn ở Hội An dẫn đường đi dạo ở phố cổ, ngoắc nhóm bạn chúng tôi đi vào một ngõ khác, băng qua một lối mòn và vào thẳng.

Vài người hơi ngơ ngác, hỏi, “Làm vầy có vi phạm gì không? Vì thấy có chỗ thu tiền vé…”, anh bạn Hội An cười “phải hỏi bên thu tiền có vi phạm gì không, gì nơi này từ lúc sơ khai hình thành đến bây giờ, có cái gì của họ đâu mà thu tiền?”.

Dương Quốc Chính - Có nên thu phí du lịch ở Hội An ?

 

Hội An là đô thị sống, không phải di tích lịch sử thuần túy kiểu như Hoàng thành Huế…nên khách ra vào không hoàn toàn là khách du lịch.

Vì thế nên nếu thu phí vào cổng thì sẽ phải cấp thẻ “cư dân” cho dân hoặc ít ra cũng phải trình căn cước hay bản sao hộ khẩu, tạm trú để miễn phí.

Ngoài ra, các thành phần không du lịch khác cũng phải chứng minh nhân thân để được miễn phí. Chẳng hạn như khách vãng lai đến giao dịch ra vào một ngày mấy lần thì mua vé combo full ngày, tuần, tháng ? Hay chủ nhà chạy ra bảo lãnh giống như vào mấy khu chung cư cao cấp ? Nếu thế cũng sinh ra kẽ hở để trốn vé và trốn quá dễ.

Nguyễn Thông - Phí bẩn

Thành phố Hội An, cũng như mọi vùng đất khác ở nước này, là của chung người Việt. Nó là tài sản chung do tổ tiên cha ông để lại cho con cháu truyền đời.

Không ai, dù là kẻ cầm quyền, được lấy lý do phát triển để tùy tiện thu tiền, nhất là thu của dân chúng - chủ sở hữu.

Thu tiền/phí vào một khu du lịch do nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân bỏ vốn đầu tư khác với việc định thu tiền tới một vùng đất do tiền nhân tạo dựng cho con cháu, mà vốn của tiền nhân là mồ hôi, nước mắt, máu.

Tạ Duy Anh - Bán vé vào Hội An

 

Chẳng thứ gì thực sự có giá trị trên đời này được cho không (kể cả thứ nhiều vô tận là không khí).

Vì thế, bạn muốn hưởng một dịch vụ, thưởng thức một trò giải trí, tham quan những di tích, nhà bảo tàng, bạn sẽ phải chi tiền (rút thẳng từ túi ra, hoặc dưới dạng đóng thuế). Đó không chỉ là sự mua bán sòng phẳng, không chỉ công bằng, mà còn thể hiện trách nhiệm của bạn với môi trường, với lịch sử và với phát triển xã hội.

Nghe thì có vẻ đầy tính giáo huấn, nhưng đó luôn là sự thực. Tuy nhiên, ngoài điều đã nói ở trên, mang tính khế ước ra, vẫn còn những thứ quan trọng khác, trong đó có trí khôn và lẽ phải.

mercredi 5 avril 2023

Lê Quang - Citypass cho Hội An ?

 

Thật ra Hội An nên làm cái City Card (Citypass) giống như Berlin Citypass hoặc Newyork Citypass. Cái thẻ này chính là vé dành cho du khách, tuy nhiên nó đã bao gồm trong đó một loạt các tiện ích.

Ví dụ như ai mua Citypass thì được miễn phí vào xem các di tích lịch sử, được mua hàng trong các cửa hiệu truyền thống với giá ưu đãi, được đi thuyền trên sông, đi xe sightseeing ngắm cảnh, được tham gia các hoạt động truyền thống làng nghề theo kiểu living museum...

Có rất nhiều cách để làm ra một cái Citypass, bán được giá hẳn hoi mà nó văn minh.

Nguyễn Hồng Lam - Hội An, Stop!

 

Phố cổ Hội An là di sản. Người Hội An có quyền tự hào về di sản đó, có trách nhiệm giữ gìn và khai thác những di sản đó để phát triển du lịch văn hóa.

Nhưng muốn khai thác, tạo ra nguồn thu, ngành du lịch cần phải tạo ra những sản phẩm du lịch tương xứng, có sức hấp dẫn, gắn liền với các giá trị di sản. Còn tận thu kiểu "cấm cửa", bán vé vào Hội An với những ai "không phải là người Hội An" thì không thể, không được phép.

Tôi không bàn chuyện giá vé cao hay thấp. Tận thu bằng cách bán vé là cách nhanh nhất đế bóp chết kinh tế du lịch Hội An, ngăn khách du lịch đến với phố cổ di sản. Cao hơn hết, địa phương tự đặt ra quy định đó là vi hiến. Di sản Hội An là di sản chung, không phải của riêng Hội An để địa phương tùy nghi khai thác, tùy tiện bán và mua.

Mai Bá Kiếm - Hội An bán vé tham quan gặp "kỳ đà" cộng đồng mạng

 

Khi thành phố Hội An thông báo bán vé tham quan phố cổ kể từ 15/05, với giá “ngoại” 120.000 đ/lượt và “nội”: 80.000 đ/lượt, VTC News đã giật tựa sốc hàng “Du khách vào phố cổ Hội An buộc phải mua vé, kể cả đi dạo”.

Ngay sau đó, lãnh đạo thành phố Hội An phải “thanh minh thanh nga - út bạch lan thành được” rằng, vé chỉ bán cho khách tham quan thôi.

Tám giờ sau, VTC News viết tiếp: “Du khách vào phố cổ buộc phải mua vé, kể cả đi dạo: Lãnh đạo Hội An lên tiếng”.

lundi 6 mars 2023

Đào Bình -Thị trường mỹ phẩm Việt Nam thành bãi rác độc hại

 

Từ vụ Bộ Y Tế thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm serum của nhãn hàng Huyền Phi Cosmetics vì chứa chất cấm, cho thấy một thực tế đáng báo động hiện nay:

- Rất nhiều "doanh nhân" tự phong, nhờ sự tiếp tay của những kẻ bảo kê mà nhanh chóng biến thành "doanh nhân thành đạt", tiếp tục dùng thủ thuật, bất chấp pháp luật để kiếm tiền bằng mọi giá.

- Thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam hiện nay như một bãi rác độc hại, ô uế và lay lan khắp các ngõ ngách, từ thành phố đến vùng quê, miền xuôi đến miền ngược.

lundi 6 février 2023

Bạch Ngọc Chiến - Tâm linh và tiền


Năm đầu tiên làm lãnh đạo tỉnh, tôi được phân công phụ trách mảng văn hóa và việc đầu tiên là xử lý quy chế quản lý hoạt động một cơ sở tâm linh rất nổi tiếng.

Dự thảo quy chế đề xuất các nội dung quản lý về tiền công đức trong đó có quy định luân chuyển thủ từ, tức là chức việc này sẽ được luân phiên trong những người được bầu ra từ cộng đồng địa phương. Người thủ từ đương nhiệm cực lực phản đối quy định luân chuyển, viện dẫn những đóng góp to lớn hàng chục năm để xây dựng nên một cơ ngơi đồ sộ.

Khi tôi đến khảo sát thực địa, sau một hồi chuông báo hiệu, hàng trăm người ùa đến vây kín tôi và các cán bộ đi cùng. Có người la ó, có người xô đẩy, thể hiện sự phản đối và căm ghét. Sự phản đối trực tiếp hay dàn dựng đó đều xuất phát từ vấn đề chính - tiền. Nguồn thu của cơ sở tâm linh đó - nhỏ là tiền lẻ cho vào hòm công đức, lớn là các khoản đóng góp cho những công trình trong khuôn viên - ai cũng biết là rất lớn, dù số liệu cụ thể không được công khai.

mercredi 1 février 2023

Trung Sơn - Giã từ du lịch tâm linh

 

Người miền bắc thì không mấy ai không biết đến chùa Hương Tích và những lễ hội du xuân đến các chùa chiền sau Tết Nguyên đán. Dựa vào đó mà phong trào "du lịch tâm linh" được khai sinh và phát triển.

Từ hồi nào mình không rõ, nhưng bản thân mình thì cũng đã từng nhiệt tình tham gia.

Hồi trẻ nghe mấy cụ dạy là càng đi lễ được đến nhiều chùa thì càng được nhiều lộc, hưởng được nhiều may mắn. Thế nên cứ đến Tết là lên lịch rồi hẹn hò nhau, gần thì xe máy, xa thì thuê chung ô tô, cứ qua giao thừa là bắt đầu bật máy đếm. Có những người sau tháng Giêng thôi mà đã đi lễ được cả trăm địa chỉ. 

Dương Quốc Chính - Cúng dường và rửa tiền

 

Sau tết là mùa gặt của các shark tăng. Thế bên Bộ Tài chính mới ra thông tư quản lý thu chi tiền công đức.

Đối với lễ hội đã có quy định về minh bạch thu chi, có sổ sách kế toán đàng hoàng. Nhưng đối với chùa thì chưa có quy định về minh bạch tài chính. Vì thế chùa vẫn là nơi rửa tiền yêu thích của quan lại thông qua tiền cúng dường.

Đại khái doanh nghiệp thay vì cúng dường cho quan thì quay ra cúng cho chùa. Quan không nhận tiền doanh nghiệp cho nó lành. Sau đó chùa thu phế vài chục % rồi gửi lại quan.

Lê Thanh Phong - Thần thánh phương nào cho phúc lộc, chức tước, giàu sang ?

 

Tính ra, sản phẩm tâm linh là một loại dịch vụ kinh doanh hời nhất, thời thượng nhất lúc này.

Người ta bán hàng hóa tâm linh để thu lợi quá dễ và giá cả cũng vô cùng. Chẳng có mức giá, chẳng quản lý thị trường, chẳng thu thuế, chẳng VAT, người bán ăn trọn gói.

Còn người mua được những gì?

Hoàng Nguyên Vũ - Ùn ùn đi đền chùa, nghề tâm linh bội thu thế cơ mà!

 

Tháng Giêng, đến hẹn lại lên, dòng người ùn ùn đi đền, chùa. Chuyện không lạ, không mới.

Bao nhiêu lời mỉa mai, chê trách được thể hiện. Bấy nhiêu lời đạo lý, đạo đức được rao giảng. Ai cũng có cái đúng theo lẽ cá nhân và ai cũng có cái sai bởi suy cho cùng đó là quyền tự do cá nhân của người khác - mà cụ thể là tự do tín ngưỡng, đơn giản vậy.

Không thể đưa lý do là đạo Phật không có quy định vậy và đi như vậy là sai. Bởi vì Phật ở trong tâm, người ta cảm thấy đến đó tâm an hơn dù chen chúc chồng đống họ vẫn an tâm, thì đó là sự an tâm theo cách của họ.

Tạ Duy Anh - Chốn thanh tịnh một thời

 

Tôi từng là người chăm lễ chùa, có lẽ do ảnh hưởng từ bà nội. Khi còn sống, bà vẫn dặn tôi: Cửa Phật là chốn thanh tịnh, nên trước khi đến đó con phải tắm gội cẩn thận, tu tâm sửa trí làm sao để sau khi ở đó về, con là người sạch từ trong ra ngoài.

Bà nhất định bắt tôi đi giật lùi mỗi khi từ Chùa trở ra.

Có lẽ do cuộc đời chịu quá nhiều tai ương, vì thế khi đã trưởng thành, tôi vẫn thường tìm đến cửa Phật mỗi khi cảm thấy đầu óc âm u, chỉ để tận hưởng cảm giác yên tĩnh, thanh sạch. Lời cầu xin duy nhất của tôi là mọi tai họa nếu có, hãy đổ hết lên đầu tôi, nhưng chừa các con các cháu, người thân của tôi ra.

dimanche 13 novembre 2022

Dương Quốc Chính - Sự nguy hiểm của nền kinh tế dựa vào bất động sản


Trong số những người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán, có một đặc điểm chung là các doanh nhân trong ngành bất động sản (BĐS) chiếm đại đa số, với tỉ lệ 12/20 (số liệu ở phiên giao dịch chứng khoán cuối cùng của năm 2016). Một tỉ lệ bất thường so với các nền kinh tế khác trên thế giới từ trước đến nay.

Đó là những tín hiệu vui hay buồn?

Nhìn lịch sử phát triển của các nước giàu có hoặc đã từng giàu có trong vòng 300 năm gần đây ta đều thấy một quy trình phổ biến, đó là: Cách mạng công nghiệp, giao thông vận tải - thương mại dịch vụ (bao gồm cả ngoại thương và xâm lược thuộc địa để mở rộng thị trường) - tài chính, ngân hàng - công nghệ.

vendredi 4 novembre 2022

Nguyễn Gia Việt - Vài thắc mắc trong sự việc "KFC Thích Quảng Đức"

 

1. Những câu hỏi được dư luận đặt ra

Tại sao giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) chỉ "phản đối" "KFC Thích Quảng Đức", mà nhũng cái khác liên quan tới tên những con đường cũng mang tên là sư, ni và nhiều danh nhân khác; cũng quán chiên, nướng, luộc nhưng im re?

Thí dụ như :

- Jollibee Vạn Hạnh

-  Lẩu cá kèo Sư Thiện Chiếu

Hoàng Mạnh Hà - Đặt tên "KFC Thích Quảng Đức" bị giáo hội Phật giáo Việt Nam phản ứng


Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có phản ứng về một quán gà rán KFC trên đường Thích Quảng Đức đặt tên như nêu trên.

Chuyện các quán, các công ty, các chi nhánh lấy tên đường gắn vào tên mình không xa lạ gì. Cách đặt tên đó giúp khách hàng dễ nhớ. Những những công ty có nhiều chi nhánh thì càng cần đặt như vậy để dễ phân biệt. Ví dụ ABC Trần Hưng Đạo, ABC Nguyễn Thị Minh Khai...

Ở đây có hai vấn đề: Lấy tên đường để đặt làm tên quán hay lấy tên danh nhân?

mercredi 2 novembre 2022

Huy Đức - Định hướng "xã hội chủ nghĩa" nào

Tôi không hề định kiến với "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Nhưng tôi muốn biết, nhà nước ta đang định hướng "kinh tế thị trường" theo loại xã hội chủ nghĩa nào.

Nếu chúng ta để xăng (hàng hóa) vận hành theo đúng kinh tế thị trường, giá có thể tăng thêm một lít vài nghìn đồng (và có thể giảm hơn), nhưng chắc chắn xã hội, nền kinh tế, không phải chi phí rất lớn cho việc "xếp hàng cả ngày". Chưa kể những tổn thất khi những ngành kinh tế khác không thể vận hành vì xăng thiếu.

Vài tuần trước, khi đọc bài phát biểu của Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn, tôi cứ băn khoăn. Sau 30 năm kể từ Hiến pháp 1992, bộ trưởng của ta vẫn muốn làm tư lệnh, làm CEO hay muốn làm chính khách. Bộ trưởng là người làm chính sách cho cả một ngành vận hành hay bộ trưởng muốn đứng ra điều hành từng công việc từ địa phương, cơ sở.

vendredi 30 septembre 2022

Lê Nguyễn - Một thời Quốc văn Giáo khoa thư

 

(Nhân chuyện 1.000 ông bà tiến sĩ sẽ soạn sách giáo khoa, chợt nhớ).      

Thời đó qua đi hơn 70 năm rồi, mà “kỷ niệm đầu đời” vẫn còn tươi mới trong ký ức của một gã đàn ông gần đất xa trời. Những hình ảnh, câu chuyện vẫn đeo đẳng kiếp người, và khi nhìn vào nền giáo dục thời nay, ký ức vẫn mang lại niềm tiếc nhớ khôn nguôi.

Kỷ niệm của những ngày 7- 8 tuổi ấy không bao giờ phai nhạt, đặc biệt với hai quyển Quốc văn Giáo khoa thư lớp Dự bị (cours préparatoire, sau là lớp Tư, nay là lớp Hai) và Quốc văn Giáo khoa thư lớp Sơ đẳng (cours élémentaire, sau là lớp Ba, nay cũng là lớp Ba). Ấn tượng về chúng mạnh mẽ đến nổi khi lớn lên, có những lúc, mình ngồi nhớ quay quắt từng hình ảnh, từng câu chuyện trong sách.

mercredi 28 septembre 2022

Hữu Phú - Tình người trong giông bão

 

Cả đêm hôm qua, tôi gần như mất ngủ, vì sợ cơn bão Noru đổ bộ vào Việt Nam. Dù cơn bão này về mặt lý thuyết thì chẳng hề ảnh hưởng gì tới tôi, bởi tôi ở Sài Gòn từ xưa tới nay, vùng đất lành đối với cả những thiên tai.

Đến sáng, đọc tin tức thấy bão Noru đã giảm cường độ, không thấy liệt kê thiệt hại về nhân mạng, tôi mừng thầm!

Từ bé, tôi đã chú ý đến tin tức về bão lụt miền Trung qua các bản tin trên TV. Ban đầu, là do giai điệu buồn thê thiết của bài nhạc Do Thái “This Land is Mine” lồng trong bản tin, sau đó là nghe giọng đọc trang trọng của xướng ngôn viên, rồi đến những hình ảnh tang thương, lam lũ, rách nát, ngập trong biển nước của những ngôi nhà, con người đau đáu trông chờ cứu trợ…