Affichage des articles dont le libellé est 30 tháng Tư. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est 30 tháng Tư. Afficher tous les articles

mardi 3 mai 2022

Hồ Đắc Vũ - Chú heo con

Ngày 29 tháng 4 năm 75, 10 giờ sáng, hai xe tải đầy lính cộng sản chạy từ hướng Dinh Ðộc Lập tới chùa Vĩnh Nghiêm, một trung đội lính Dù Việt Nam Cộng Hòa trang bị đầy đủ, từ phi trường Tân Sơn Nhứt đi xuống, hai bên gặp nhau tại cầu Công Lý.

Bên xe lính cộng sản có người mặc áo xanh da trời, quần lính, nón tai bèo, leo xuống, qua cầu gặp anh lính dù, nói gì đó, lính Dù hạ vũ khí, nép sát đường. Xe cộng sản chạy về phi trường Tân Sơn Nhứt, lính Dù cởi áo quần, bỏ vũ khí, chạy vô chợ Phú Nhuận, bà con ôm lấy, sụt sùi khóc. Tôi đứng đó, xúc động, nổi nóng ném chiếc máy quay phim Bolex 16 vô thùng Vespa, cuộn phim trắng đen bung ra, coi như mất hết cảnh lịch sử vừa quay…

Bây giờ thì mọi người biết chắc, miền Nam thua trận, đầu hàng. Cộng sản tới Sài Gòn.

dimanche 1 mai 2022

Lâm Bình Duy Nhiên - Bi kịch của một dân tộc

 

30/4 là một ngày lẽ ra chính quyền không nên tổ chức ăn mừng, diễn binh, ca nhạc, pháo bông, dâng công, và nhất là khơi dậy lòng hận thù của một cuộc chiến đã khép lại từ 47 năm qua.

Thật vậy, chừng ấy thời gian dường như vẫn chưa đủ để hàn gắn vết thương nhức nhói trong lòng dân tộc. Hân hoan làm gì khi thành quả của cái gọi là “giải phóng” hay “thống nhất” đất nước, trớ trêu thay, lại chia rẽ một cách đáng sợ cả một dân tộc.

“Giải phóng” đồng nghĩa với tước đoạt Tự do của hàng trăm ngàn viên chức của “chế độ cũ”, những kẻ được cho là “ngụy quân, ngụy quyền”. Họ bị áp giải vào những trại học tập cải tạo, thực chất là những nhà tù khốc liệt và tàn bạo, nơi mà rất nhiều đã phải gởi tấm thân tàn nơi rừng thiêng, nước độc. Có những người vĩnh viễn ra đi, không một lần được gặp lại cha mẹ già hay vợ và những đứa con thơ!

vendredi 29 avril 2022

Lê Học Lãnh Vân - Một chiều tháng Tư trời xanh nắng vàng

 

Đóng cửa phòng làm việc, bước ra đường. Tiếng ve âm âm, chiều cuối tháng Tư năm nay trời rất xanh và nắng rất vàng. Chị quét đường sạt sạt gom hoa điệp vàng, hoa phượng đỏ vào lề, xác con ve nằm giữa xác hoa…

Ồ, đã gần ngày 30 tháng 4, hổm rày đọc báo thấy người ta nhắc câu nói của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt. Năm nào dịp này cũng nhắc. Triệu người vui, triệu người buồn. Ờ, ờ, câu nói hợp ý nhiều người vì mô tả đúng sự chia rẽ trong lòng dân. Người nói câu ấy không chỉ đề cập tới nỗi vui buồn của hai phe trong ngày lịch sử mà còn góp phần tạo nỗi vui, buồn đó. 

Hồi trước, kể từ ký hiệp định Geneva, Việt Nam chia làm hai phe, đúng ra là hai quốc gia tạm thời. Phe Hà Nội thuộc khối cộng sản và phe Sài Gòn thuộc khối tự do, chia cắt nhau bởi dòng sông Bến Hải.

lundi 23 août 2021

Đỗ Hùng - Lịch sử lặp lại sau nửa thế kỷ


Khi chiếc C-17 của quân đội Mỹ lăn bánh chuẩn bị rời sân bay Kabul vào ngày 16.8, nhiều người Afghanistan đã cố bám vào càng máy bay với mong muốn có thể thoát khỏi đất nước đang hỗn loạn này.

Cầu thủ Zaki Anwari nằm trong số đó. Nhưng khi máy bay vừa bốc lên cao, hành trình của chàng tuyển thủ thuộc đội trẻ Afghanistan đã kết thúc. Anh tuột tay rơi xuống và qua đời ở tuổi 19.

Còn dưới đây là một câu chuyện tương tự xảy ra tại Việt Nam gần nửa thế kỷ trước. Bài viết đăng trên trang bìa báo New York Times số ra ngày 30.3.1975. Mình dịch lại cho ai quan tâm thì đọc.

mardi 17 août 2021

Bông Lau - Thượng nghị sĩ Joe Biden 1975

 

Sự sụp đổ của Afghanistan và Nam Việt Nam có những điểm tương đồng và khác biệt. Tương đồng là cả hai đều bị đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi. Những điểm khác biệt thì khá phức tạp.

Afghanistan không bị phong trào phản chiến đánh phá như chiến tranh Việt Nam, và chính quyền này vẫn được Hoa Kỳ viện trợ khá đầy đủ cho tới những ngày sau cùng. Tuy nhiên quân đội Afghanistan bị vấn đề bộ tộc phân hóa trầm trọng, và hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào yểm trợ phi pháo, tình báo và phương tiện kỹ thuật tối tân của Hoa Kỳ. Quân đội Afghanistan thô sơ hơn nếu so sánh cùng thời gian với Quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Một trong những lý do quan trọng đã làm Afghanistan sụp đổ mau chóng là sự rút quân vội vã của Hoa Kỳ, bất chấp điều kiện quân Taliban phải tôn trọng ngưng bắn mà Thỏa Ước Doha đã được các phe ký kết. Trong cuộc rút quân này, Hoa Kỳ rút luôn 16 ngàn nhân viên kỹ thuật Mỹ phụ trách sửa chữa bảo trì khí cụ cho Quân Đội Afghanistan.

dimanche 23 mai 2021

Huy Đức - Viện Lịch sử Quân sự nên cập nhật thông tin từ đoạn phim quan trọng này


Trong buổi giao ban báo chí ngày 17-1-2006, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương công bố Kết luận của Viện Lịch sử Quân sự:

"Tại đài phát thanh, đồng chí Phạm Xuân Thệ cùng cán bộ chiến sĩ trung đoàn 66 tổ chức soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. Văn bản đang soạn thảo thì trung tá Bùi Văn Tùng xuất hiện, từ đó bộ phận cán bộ chiến sĩ trung đoàn 66 dưới sự chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Tùng tiếp tục soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng".

Kết luận này dựa trên lời khai của Phạm Xuân Thệ và những người lính trung đoàn 66, nhấn mạnh chi tiết, trung tá Bùi Văn Tùng đến đài phát thanh sau.

dimanche 16 mai 2021

Nguyễn Thông - Ông Tùng và sự thật


Thế hệ tôi, vào thời điểm xảy ra sự kiện 11 giờ 30 ngày 30.4.1975 đã trưởng thành (tôi ngoài 20 tuổi), nên không phải không biết gì về lịch sử.

Những ghi chép, bản tin, hình ảnh, phim tài liệu phóng sự nóng phát trên tivi những ngày nóng đó cho thấy rõ Chính ủy lữ đoàn xe tăng 203 (chứ không phải lữ đoàn trưởng) Bùi Văn Tùng, rồi đại úy Phạm Xuân Thệ, rồi trung úy đại đội trưởng Bùi Quang Thận..., ai làm gì, việc gì, nói gì đều rất rõ ràng, có bằng chứng hẳn hoi.

Đó là thứ lịch sử dù chưa được đầy đủ nhưng khách quan.

samedi 8 mai 2021

Jimmy Nguyen Nguyen - Trường Sơn đông...


Sau cái ngày 30/4 mấy chục năm trước đó, bà con lục tục lo đi kiếm cơm ăn trước đã. Bây giờ rảnh rỗi thì nhìn lại lịch sử rồi phê phán, chớ hồi đó những người sống nhờ đồng lương của ông già đi lính thì tháng trước tháng sau là thấy khủng hoảng rồi.

Phải công nhận dân ta có câu "trời sanh voi trời sanh cỏ" thật đúng. Từ những người chỉ biết cầm cây bút, tui và mấy đứa em xuống lòng lề đường gia nhập đoàn quân bán chợ trời.

Tưởng làm cái gì khó chớ bán chợ trời cũng dễ. Đứng xớ rớ đầu đường, gặp ai cũng hỏi "có gì bán không?". Những người cùng hoàn cảnh như mình, phải bán những vật dụng trong nhà để mua đồ ăn qua ngày. Ai mua? Đó là đoàn quân chiến thắng.

Nguyễn Thông - Giải phóng


Thôi thì với miền Nam nói chung, những nhà lý luận cổ hủ, những tư duy bê tông của bên thắng cuộc cứ thích gọi là "giải phóng miền Nam" thì cũng đành chịu họ, chứ biết làm sao.

Định kiến tưởng như chắc khừ ấy sẽ tự mất sau khoảng hai chục năm nữa.

Nhưng với quần đảo Trường Sa chơi vơi giữa Biển Đông, thì phải khác.

jeudi 6 mai 2021

Hoa Nguyễn - Học vào ngày 30 tháng Tư


Ngày 30 tháng 4, trên mạng xã hội tràn ngập những dòng tin. Những nhà hoạt động xã hội kêu gọi không “ăn mừng”, những lời xin lỗi của một vài cựu chiến binh cộng sản. Những post từ một vài Kol đứng về phía cầm quyền kêu gọi tiếp tục là một ngày để “ăn mừng thống nhất ” nhấn mạnh vào giá trị “thống nhất”, và những ký ức đau đớn tủi hận được bà con miền Nam chia sẻ lại.

Việt Nam tiếp tục chia rẽ thấy rõ sau 1975. Vậy 30 tháng 4 sao có thể được gọi là “Ngày Thống Nhất”?

Năm nay do Covid mà cả nước không bắn pháo hoa và hôm qua mạng xã hội bừng bừng một khí thế kêu gọi “không ăn mừng” khác hẳn mọi năm. Mọi người đã nhân cơ hội này để cất lên tiếng nói chân thực với lương tâm. Rất nhiều câu chuyện được chia sẻ. Một dấu hiệu vô cùng tốt cho tâm lý dân tộc nói chung.

mercredi 5 mai 2021

Một văn bản đã đươc lưu giữ 30 năm: Báo cáo của Bùi Văn Tùng, Phần 2


(...) Tôi, Minh, Mẫn, anh em bộ đội đi kèm theo Minh và các nhà báo vào một căn phòng hơi hẹp ở đài phát thanh. Tôi và Minh ngồi trên trên một chiếc ghế đệm dài. Sau nhiều đêm mất ngủ, người thấm mệt, tôi bừng tỉnh người toát đầy mồ hôi, nghĩ : “chết mẹ, nếu Minh nói trên đài không đúng ý đồ của mình thì nguy to vì mình phải chịu trách nhiệm“. Tôi  liền quay sang Minh nói : “Anh tuyên bố đầu hàng không điều kiện là phải theo những điều kiện của chúng tôi‘. Minh nói : ‘Thưa ông, ông muốn những điều kiện như thế nào xin ghi cho“.

Tôi lại phải vắt óc suy nghĩ cách mạng sống chết chỉ có hai vấn đề cơ bản là quân đội và chính quyền, lúc này không được dài dòng. Sẵn tập pơ-luya xanh nhạt trên bàn tôi lấy một tờ thảo chữ viết bằng bút máy bi to và rõ. Thảo xong (2) tôi đưa cho Minh. Minh xem xong và nói : “Thưa ông, đề nghị ông bỏ hai chữ tổng thống“. Tôi hỏi lại : “Anh lấy cương vị gì để ra lệnh cho sĩ quan và binh sĩ anh hạ vũ khí đầu hàng vô điều kiện và anh đứng cương vị nào để giải tán được chính quyền của anh từ trung ương đến địa phương, phải là người cầm đầu của chính quyền này chứ, mà theo tôi biết người cầm đầu của chính quyền này là tổng thống ?“.

Một văn bản được lưu giữ 30 năm : Báo cáo của Bùi Văn Tùng, Phần 1


Đôi lời : Đây là tài liệu được tác giả Le Dao đăng trên trang Facebook Lính Xe Tăng ngày 03/05/2021. Nội dung này đã được đăng vào ngày 30/04/2020, nay được « ghim » lại, TM chỉ chỉnh sửa chấm phẩy và chính tả. Bên cạnh vấn đề công trạng, sự thật lịch sử, còn cho thấy sự chiến đấu kiên cường của những người lính VNCH trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến.

LEDAO : Phát hiện trong thư viện gia đình của Ông ĐÀO VĂN XUÂN (nguyên phó Chính ủy Bộ tư lệnh Tăng thiết giáp có một bản báo cáo của Chính ủy BÙI VĂN TÙNG đề ngày 30/5/1990. Văn bản này được đánh máy chữ gồm 08 trang giấy pơluya (loại giấy sử dụng cho đánh máy chữ, dùng giấy than vào thời điểm 1990).

Qua nội dung thư tay của Chính ủy Bùi Văn Tùng gửi Ông Đào Văn Xuân (kèm theo văn bản) thì được biết văn bản này là của Chính ủy Bùi Văn Tùng và chỉ có hai bản. Một bản gửi Viện Lịch sử Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng và một bản gửi ông Đào Văn Xuân - có tính chất thông báo, xin ý kiến và để ông Đào Văn Xuân lưu giữ. Đây chính là văn bản mà ông Đào Văn Xuân đã nhắc đến trong thư gửi ban Biên tập báo "Xưa và nay" năm 2006.

mardi 4 mai 2021

Nguyễn Gia Việt - Suy ngẫm từ nước Úc qua vụ cờ vàng


Thiếu niên Dương Đức Thịnh -người có mặt trong một clip giơ tay giật lá cờ vàng và chửi liên hồi bằng giọng Bắc "Con mẹ mày, con mẹ mày", sau đó đã đòi đốt và đạp lên lá cờ này.

Đó là thứ Sáu ngày 30 tháng 4, 2021 trên đường Arthur St, góc đường Illawarra Road, gần trạm xe lửa Marrickville ,New South Wales, Úc.

Dương Đức Thịnh là học sinh lớp 3PD English Intensive trường Marrickville.

Ngọc Vinh - Tranh công

Bỗng dưng 30-4 năm nay, thiên hạ lại ồn ào cái vụ Dinh Độc Lập, về việc ai là người thảo bản tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh sáng ngày 30-4-1975, dù vấn đề này đã sáng rõ từ lâu,

Tháng 4-1995, trong cuộc hội ngộ sau 20 năm của những người lính chiếm Dinh Độc Lập tại Sài gòn, tôi có dịp gặp trung tá Bùi Tùng, người treo cờ chiến thắng lên nóc Dinh Độc Lập Bùi Quang Thận. Và những người lính chiếm dinh ngày 30-4-1975, trong đó có ba người lính trong tổ lái chiếc xe tăng 390 là Vũ Đăng Toàn, Lê Văn Phượng và Nguyễn Văn Tập.

Sau đó, tôi về tòa soạn viết bài: "Gặp lại những người lính chiếm Dinh Độc Lập" đăng báo Tuổi Trẻ. Trong bài tôi có nói rất rõ rằng, chính ủy Bùi Tùng là người thảo lời đầu hàng cho tổng thống Minh.

lundi 3 mai 2021

Trần Tiến Dũng - Nhớ cơm nắm chị tôi lo trong ngày chạy giặc 30-4-1975


Vậy là bữa trưa ngày 1-5 của 46 năm trước, tôi ăn gần hết các nắm cơm chị hai tôi chuẩn bị đồ ăn chạy giặc cho tôi vào ngày 29, 30-4. Tôi ở Sài Gòn học, lần đầu ăn cơm nắm chạy giặc, chấm muối mè.

Suốt từ trưa đến suốt đêm ngày hôm qua 30-4, lính Bắc Việt đầy vũ khí đi hàng một dài ngoằng trên đường Trần Quốc Toản, Nguyễn Văn Thoại, Tô Hiến Thành... Cả nhà tôi chạy ra chạy vô hành lang chúng cư Nguyễn Văn Thoại đứng ngó coi mặt Việt Cộng, nên không nấu cơm.

Hơn nữa tin đồn Việt Cộng sẽ pháo kích vẫn ám ảnh nên chị tôi dặn: Có lấy cơm nắm ra ăn thì ăn ít ít thôi, nhớ để dành hễ có tiếng đạn pháo thì chạy có mà ăn.

Thiên Di - Đùng một cái, ngày 30 tháng 4…


Với lứa chúng tôi, bây giờ đã 60, Hè 1975 luôn gợi nhớ một nỗi buồn da diết, một mùa hè bi tráng trong cuộc đời mỗi người Sài Gòn.

46 năm kể từ ngày đó – 30 tháng 4 năm 1975 – nửa thế kỷ vật đổi sao dời, bao lớp người ra đi, bao lớp người kế tiếp, bao nhiêu điều muốn nói, bao tâm tư ẩn tàng…

Ngày đó, chúng tôi 15 tuổi học lớp 9 – lứa tuổi hoa xuân đầy nhiệt huyết, niềm tin và căng tràn sức sống được nuôi dưỡng bởi mộng đẹp sẽ góp sức xây đời cho một ngày mai Việt Nam huy hoàng – thì đùng một cái: thay đổi, thay đổi hoàn toàn, thay đổi đến tận bây giờ.

dimanche 2 mai 2021

Hoàng Hải Vân - Ai viết lời tuyên bố đầu hàng cho ông Dương Văn Minh, có quan trọng không ?


Lão nông không định viết gì về ngày 30-4. Từ năm 2005, ông Võ Văn Kiệt nói với lão, ông không dự những cuộc kỷ niệm ngày này, ông bảo mấy chục năm hòa bình rồi mà cứ đánh võ mồm mãi.

Năm nay hình như võ mồm có ít lại, nhưng lại nổi lên chuyện lên án ông Phạm Xuân Thệ cướp công ông Bùi Văn Tùng việc viết lời đầu hàng cho ông Dương Văn Minh, lão buộc phải có vài dòng.

Tất nhiên chuyện ông Tùng viết lời đầu hàng là thật, ông Thệ sau này cướp công cũng là thật. Vấn đề là cái lời đầu hàng đó có phải là công lao hay ho gì không.

Tuấn Khanh - Điều chưa kể của một thương phế binh VNCH (Kỳ 2)


Câu chuyện hạ sĩ nhất Võ Phùng Dương chống nạng bước ra khỏi Tổng Y Viện VNCH hay bị hỏi là “sao biệt động quân mà mặc đồ bộ binh”.

Tại ngôi nhà của mình ở Chơn Thành, Bình Phước, đúng buổi trưa 30 tháng Tư, đủ 46 năm kỷ niệm đó, ông Dương nhớ lại, cười ngất “Lúc đó bị chĩa súng đuổi ra, ai quơ được bộ đồ nào mặc được là lo bận đi ra, còn sợ tụi nó không vui bắn luôn nữa chớ”.

Ông Dương về nhà, và lại trải qua 5 năm tù với cái chân cụt của mình. Do ông nghĩ mình là thương phế binh nên không cần tập trung làm gì, thế nhưng ông bị áp giải mang đi vì tội “ngoan cố không trình diện”. Lúc vào ở trại tù A20, ông có hỏi cán bộ là mình bị án bao lâu, viên cán bộ quản trại nhếch mép “20 hay 30 năm… tùy theo thái độ hối cải của các anh”.

Tuấn Khanh - Đi tìm nhân vật trong bức ảnh lịch sử (Kỳ 1)

 


Những ai đã từng nhìn qua những hình ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam, chắc cũng có lúc đã bắt gặp hình ảnh một người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đang bị thương tật, bị đuổi ra nơi chữa trị của mình là Tổng Y Viện Việt Nam Cộng Hòa vào chiều ngày 30-4.

Tấm hình nhỏ không có nhiều thuyết minh, nhưng chỉ với ánh mắt của người thanh niên đau đớn, mệt mỏi đang chống nạng bước đi, đã là sự ám ảnh không lời đến tận cùng. Trong bộ quân phục có vẻ mặc vào vội vã, anh lính VNCH đó bước đi và lọt vào khung hình, trở thành một dữ liệu giằng xé im lặng, như một vết thương không bao giờ lành về một câu chuyện có thật: Những người thương bệnh binh bị chĩa súng, đuổi ra đường, ngay sau khi quân bộ đội Bắc Việt tràn vào Sài Gòn.

Nhiều năm trôi qua, người ta vẫn tự hỏi, người lính ấy còn sống không, giờ này người đàn ông ấy ra sao…?  Như mọi tấm ảnh trắng đen khác của những ngày tháng 4-1975 làm nhức nhối người xem – kể cả thế hệ chưa bao giờ trải qua ngày tháng đó – câu hỏi đó chất chứa với muôn vàn điều u uẩn trong lòng.

Cù Mai Công - Lịch sử phải được chính thức trả lại sự thật !


Như vậy, một sự kiện lịch sử là ai đã viết và tiếp nhận đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Dương Văn Minh đã rõ: trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng chứ không phải đại úy Phạm Xuân Thệ (theo chức danh lúc đó).

Sự thật lịch sử này là cuộc đấu tranh kiên trì của không ít báo, trong đó, Tuổi Trẻ là một trong những tờ báo đầu tiên nêu ra từ 2007 với loạt bài ba kỳ.

Trước đó, năm 2005, Viện Lịch sử Quân sự đã tổ chức một cuộc "hội thảo khoa học" ồn ào để công nhận trung tướng Phạm Xuân Thệ, tư lệnh Quân khu. In sách hẳn hoi.