Affichage des articles dont le libellé est Đồng minh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đồng minh. Afficher tous les articles

dimanche 16 juin 2024

Hoàng Quốc Dũng - Hãy chấm dứt hậu quả của tuyên truyền độc hại

 

Nước Pháp năm nay long trọng kỷ niệm 80 năm ngày quân đồng minh đổ bộ lên Normandie (Bắc Pháp), mở mặt trận thứ hai dẫn đến sự vỡ trận của quân đội Đức ở phía tây.

Đây thực sự là một lễ kỷ niệm quốc tế với sự tham gia của tất cả các nguyên thủ các nước lớn : Anh Pháp, Mỹ, Đức… tổng cộng trên 20 người. Điểm đặc biệt về các nguyên thủ là Putin không được mời. Thay vào đó là tổng thống Ukraina, Zelensky.

Nhưng các khách mời đặc biệt nhất, danh giá nhất là vài chục cựu chiến binh trực tiếp tham gia đổ bộ với tuổi đời gần hoặc trên 100. Trong số các cụ này có cụ Harold Terens 100 tuổi, người Mỹ, đã làm lễ cưới tại chỗ cụ bà 96 tuổi. Hai cụ vẫn đi lại nói cười bình thường và rất hạnh phúc. Cụ ông còn nói : « Đây là khoảnh khắc tốt nhất của đời tôi trong 100 trên trái đất », « Tôi trở lại đây cũng để mời 9.836 người lính đã hy sinh và nằm tại bãi biển Omaha Beach dự đám cưới của tôi. Tôi tin tâm linh. Tất cả họ đều chấp nhận lời mời của tôi. Điều đó làm cho tôi rất hạnh phúc ».

dimanche 14 avril 2024

Lê Xuân Nghĩa - Iran đã "cắn câu", điều gì diễn ra tiếp theo?

 

Sự leo thang đêm qua là chưa từng có, vì nó đánh dấu cuộc tấn công trực tiếp đầu tiên vào Israel từ lãnh thổ Iran. Hệ thống phòng không của Israel hoạt động hiệu quả đáng ngưỡng mộ, tránh được thương vong gần như tuyệt đối. Và lúc này, thế giới sẽ bị thu hút bởi phản ứng tiếp theo của Israel.

Các đồng minh của Israel có thể sẽ cố gắng gây áp lực lên Israel, thúc giục phản ứng có chừng mực hoặc kiềm chế để ngăn chặn leo thang thêm. Tuy nhiên, Israel nổi tiếng với sự quyết đoán và tính độc lập, khiến nước này trở thành quốc gia có đủ sự kiên quyết đáp trả trong những hoàn cảnh như vậy.

Israel hiểu rằng Mỹ đang ở thế nhạy cảm, với các cuộc bầu cử sắp tới có liên quan đến sự ủng hộ rộng rãi dành cho Israel trong giới quan chức dân cử và cử tri Mỹ. Ngoài ra, Mỹ có sự phụ thuộc đáng kể vào Israel ở khu vực Trung Đông và thế giới Ả Rập, điều này càng khiến Israel thêm động lực.

samedi 13 avril 2024

Lê Xuân Nghĩa - Ukraine không đơn độc

"Tổng thống Zelensky và Ukraine không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục chiến đấu. Chúng ta hoặc giúp Ukraine, hoặc chìm vào quên lãng lịch sử, để Putin tiếp tục xâm lược" - Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb nói.

Tổng thống Cộng hòa Séc hôm qua cho biết, không chỉ mình Séc có sáng kiến đạn pháo cho Ukraine, mà còn có Estonia, Anh và Pháp cũng bắt đầu khởi động sáng kiến khác với 1,5 triệu đạn pháo 155 mm.

Hôm qua, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte trong cuộc điện đàm với Tổng thống Zelensky đã thông báo bổ sung viện trợ lên đến 1,4 tỉ euro cho Ukraine, năm 2024. Trong đó, 1 tỉ dành cho quân sự và 400 triệu dành cho nhân đạo vào tái thiết.

lundi 18 mars 2024

Lê Xuân Nghĩa - Tiền xóa nhòa ranh giới ý thức hệ và bạn - thù

WSJ cho biết, các nhà cung cấp đạn pháo cho Séc để chuyển giao cho Ukraine đều là đồng minh của Nga.

Séc đã nhận được khoảng 800.000 quả đạn pháo từ nhiều nhà cung cấp khác nhau trên thế giới. Trong đó có 300 nghìn đạn pháo 122 mm, theo tiêu chuẩn Liên Xô, và đã tìm được 700.000 quả đạn khác có thể đặt hàng nếu có thêm nguồn tài chính. Đợt đầu tiên gồm 300.000 quả đạn pháo hiện đã được đảm bảo, trong đó Đức đóng góp nhiều nhất.

Trong khi Praha im lặng về việc đạn dược đến từ đâu, tờ báo này nói rằng các đồng minh của Nga nằm trong số các nhà cung cấp.

lundi 11 septembre 2023

Huỳnh Ngọc Chênh - Hệ quả quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Mỹ

 

Chẳng cần điều tra xã hội, chẳng cần thăm dò chuyên sâu. Chỉ bằng trực cảm cũng nhận ra rằng phần lớn người Việt đang hướng về phía Mỹ, đang mong muốn nhà cầm quyền Việt Nam đương đại bắt tay thật chặt với Mỹ trong quan hệ giữa hai nước.

Điều đó đã vừa diễn ra, và ông Nguyễn Phú Trọng trở thành người lãnh đạo cộng sản Việt Nam đầu tiên bắt tay thành công với Mỹ, nâng quan hệ lên như là đồng minh của Mỹ mà vẫn là cộng sản.

Trong quá khứ đã có nhiều người cộng sản Việt Nam muốn hướng đến Mỹ, muốn tìm kiếm sự giúp đỡ từ Mỹ. Người đầu tiên phải kể đến là ông Hồ Chí Minh. Ngay từ khi tổ chức của ông còn là một nhóm du kích nhỏ bé trong núi rừng, ông đã gởi thư cầu xin sự giúp đỡ của Mỹ để kháng chiến chống Nhật. Người Mỹ đã thiện chí gởi một nhóm nhân viên tình báo OSS đến giúp đỡ huấn luyện và điều tra tìm hiểu. Và khi biết ông Minh là người cộng sản, họ đã chấm dứt ngay sự quan hệ.

mardi 18 juillet 2023

Ngô Nhân Dụng - Khối NATO quậy mạnh hơn

 

Mỹ giúp các đồng minh ở Âu châu, cũng như Á châu, không phải vì muốn làm việc từ thiện, mà để phòng trước các mối đe dọa lâu dài nếu Nga và Trung Cộng lấn áp được những nước láng giềng.

Năm 2019, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đóng vai chẩn bệnh cho liên minh NATO, tuyên bố nó đang trong tình trạng “mort cérébrale,” chờ chết vì bộ não ngừng hoạt động. Hôm Thứ Ba vừa rồi trong cuộc họp ở Vilnius, thủ đô Lithuania, ông Macron báo tin Pháp sẽ gửi cho Ukraine các hỏa tiễn SCALP, có thể bắn xa 250 km – giống như hỏa tiễn Storm Shadow mà Anh quốc đã tặng.

Quân đội Ukraine đang cần những hỏa tiễn tầm xa này để mở cuộc tổng phản công chiếm lại các vùng đất phía Đông bị Nga chiếm. Tại Vilnius, các nước khác cũng cho biết đang viện trợ những loại vũ khí mới.

dimanche 7 mai 2023

Nguyễn Văn Tuấn - Hiểu lá cờ và người Việt ở nước ngoài

 

Nhiều bạn trẻ ngày nay không biết đến lá cờ vàng ba sọc đỏ thời Việt Nam Cộng Hòa, cũng như họ không biết gì về một chánh thể đã tồn tại 21 năm ở miền Nam, không biết gì về người Việt vượt biển tị nạn.

Một số khác có lẽ chịu sự chi phối của tuyên truyền nên họ căm thù một cách vô điều kiện lá cờ mà họ hay nói xách mé là ‘ba que’. Cần nói thêm rằng lá cờ đó có ý nghĩa sâu sắc: màu vàng là tượng trưng cho đất nước, là màu truyền thống của các vương triều, còn ba sọc đỏ là tượng trưng cho ba miền đất nước. Có hơn 40 triệu người Việt lớn lên dưới lá cờ da vàng máu đỏ đó, và đó là một kỷ niệm khó phai nhòa.

Sau 1975, có hàng triệu người Việt vượt biển đến các nước lân cận xin tị nạn. Đối với những người này thì lá cờ Việt Nam Cộng Hòa có một ý nghĩa quan trọng. Khi ra biển và để làm tín hiệu cho các tàu khác cứu vớt, các tàu vượt biển của người Việt thường giương lá cờ đó để nói rằng họ đến từ miền Nam Việt Nam. Nhờ lá cờ đó mà hàng vạn người được cứu vớt và đi định cư ở nước ngoài. Lá cờ do đó là một hoài niệm, thậm chí một ‘ân nhân’.

mercredi 28 septembre 2022

Nguyễn Ngọc Chu -Tại sao quan hệ Ấn-Nga suy giảm ?

 

Sự rẻ tiền sẽ không đảm bảo được tính mạng. Thà mua 1 vũ khí hiện đại đắt tiền, bắn trúng đích trước để sống sót, còn hơn mua 10 vũ khí rẻ tiền, bắn trượt để bị tiêu diệt. Quân đội Việt Nam cần một chuẩn hóa mới.

TẠI SAO QUAN HỆ ẤN - NGA SUY GIẢM?

1. QUAN HỆ ẤN-TRUNG TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ ẤN-NGA, ẤN-MỸ

Cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã vẽ lại bản đồ quan hệ giữa nhiều nước. Trong số các sự thay đổi quan hệ địa chính trị thế giới có tầm ảnh hưởng đáng kể là sự thay đổi quan hệ Ấn-Nga, Ấn-Mỹ. Nhìn cho kỹ thì quan hệ Ấn-Nga, Ấn-Mỹ chịu sự chi phối một mức độ đáng kể của quan hệ Ấn-Trung.

dimanche 24 juillet 2022

Lê Xuân Nghĩa - Có phải vì “sợ Nga” nên Hoa Kỳ không giao đạn HIMARS tầm bắn 300 km cho Ukraine?

 

Cuộc chiến ở Ukraine không phải đơn thuần chỉ là cuộc chiến giữa hai quốc gia Nga và Ukraine. Mà bản chất thật của nó là cuộc chiến của cả khu vực, tuy châu Âu, NATO và Mỹ không trực tiếp tham chiến.

Đó là tham vọng của Nga về thống trị, ít nhất là châu Âu. Ở phía ngược lại thì Mỹ và châu Âu lại không cho phép điều đó xảy ra.

Vì vậy, việc dốc sức viện trợ của Mỹ và đồng minh cho Ukraine thắng là điều chắc chắn. Nhưng nó phải nằm trong tổng thể chiến lược bảo vệ châu Âu an toàn, trước khi Nga có thể làm liều nhằm khơi mào chiến tranh thế giới, hoặc dằn mặt vài nước châu Âu khi Nga thất thế ở Ukraine.

jeudi 14 juillet 2022

Jimmy Nguyen Nguyen - Tuyên chiến


Lâu quá mới thấy bác Putin xuất hiện trở lại. Lần này nét mặt bác tươi tỉnh vì có vài tin chiến thắng. Xem như quân của bác chiếm được thêm vài vùng đất khi áp dụng chiến thuật mới.

Nói là mới chớ cũng đánh như kiểu thế kỷ 19. Nghĩa là cho pháo binh dập quân Ukraine tơi tả rồi tiến vào. Gặp nơi nào chống cự mạnh quá thì chơi vài trái bom lân tinh là xong. Đánh kiểu này đúng là quân Ukraine chịu không nổi, phải bỏ vị trí.

Bác xuất hiện, tự tin tuyên bố :"Ê ! U cà, tao mới xài số lẻ thôi nghen, biết điều thì đầu hàng đi..."

vendredi 8 avril 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Tôn trọng chính kiến và thước đo giá trị

 

Những điều chúng ta bàn luận về chiến tranh Nga-Ukraine : ủng hộ, phản đối, chê bai hay ngưỡng mộ, chẳng mảy may tác động lên số phận của Ukraine và Nga, mà tác động trực tiếp lên chính số phận của chúng ta.

1. HƯỚNG THIỆN KHÔNG CÓ ĐIỀU KIỆN

Có ý kiến rằng, nếu bạn không lên án Mỹ hay NATO ở cuộc chiến tranh Nam Tư, hay không lên án Israel trong chiến tranh Trung Đông, thì bạn không có quyền lên án Nga xâm lược Ukraine.

Vậy lúc đó bạn có được lên án Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam không?

mardi 29 mars 2022

Ngô Nhân Dụng - Ngoại giao mềm dẻo có kết quả

 

Napoleon từng nói rằng trong chiến tranh tinh thần chiến đấu quan trọng gấp ba lần sức mạnh vật chất. Lòng yêu nước của quân và dân Ukraine đang lên cao tột đỉnh. Tinh thần quân lính Nga đang xuống thấp.

Trong 20 năm, Mỹ không quan tâm đến các nước đồng minh. Chính phủ George W. Bush tấn công Iraq mặc dù Pháp, Đức, New Zealand và Canada không ủng hộ. Chính phủ Donald Trump đánh thuế trên hàng hóa của Âu châu cũng như của Trung Quốc, dọa rút ra khỏi NATO và thỏa hiệp với Taliban để rút chân ra khỏi Afghanistan, không cần bàn với các nước khác. Ông Joe Biden rút quân vội vàng và lộn xộn cũng không báo trước cho các đồng minh để cùng chuẩn bị rút. Chính phủ Biden ký thỏa ước với Anh quốc giúp Australia về tàu ngầm nguyên tử bất chấp dự án cộng tác giữa Australia với Pháp; sau đó ông Biden phải xin lỗi.

Chính sách ngoại giao “một mình một ngựa” này khiến các nước Âu châu lạnh lùng không phản ứng khi được báo động quân Nga đang kéo quân tới biên giới Ukraine, tháng 12 năm 2021.

mercredi 23 mars 2022

Biden muốn phương Tây trừng phạt Nga lâu dài vì xâm lược Ukraina


Đăng ngày:

Ngày mai, tổng thống Hoa Kỳ sẽ tham dự ba hội nghị thượng đỉnh quốc tế tại Bruxelles của NATO, G7 và Liên hiệp Châu Âu (EU). Theo ông Sullivan, nhân dịp này Joe Biden sẽ làm việc với các đồng minh nhằm có các điều chỉnh liên quan đến sự hiện diện của NATO tại Đông Âu về lâu về dài.

Tổng thống Biden cũng loan báo về hành động chung để củng cố an ninh năng lượng châu Âu, về đóng góp bổ sung của Mỹ để trợ giúp nhân đạo cho Ukraina. Thứ Sáu và thứ Bảy tới, Joe Biden đến Ba Lan, thành viên NATO đang đón tiếp hàng triệu người tị nạn Ukraina để gặp gỡ tổng thống Andrzej Duda và các quân nhân Mỹ.

jeudi 10 mars 2022

Phó tổng thống Harris thăm Ba Lan, Mỹ bác đề nghị chuyển Mig-29 cho Ukraina


Đăng ngày:

Tuy nhiên, mới đây hai bên có bất đồng về việc chuyển giao chiến đấu cơ Mig-29 cho Ukraina. Hoa Kỳ bác hẳn đề nghị của Ba Lan đưa các phi cơ này sang một căn cứ quân sự ở Đức để chính phủ Mỹ chuyển cho Kiev, cho rằng giải pháp này có quá nhiều rủi ro.

Từ Vacxava, thông tín viên Sarah Bakaloglou tường trình :

vendredi 4 mars 2022

Dương Quốc Chính - Thánh đu dây


Coi thời sự VTV 19h xem họ nói gì về việc Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu về chiến tranh Ukraine, thấy có đăng tin số lượng phiếu chống, phiếu thuận và phiếu trắng. Nhưng lại không nói rõ là Việt Nam bỏ phiếu trắng!

Mình có đọc cái báo khác, nói chung đều đăng tin sơ lược và người phát ngôn của Bộ Ngoại giao cũng né tránh giải thích lý do Việt Nam đã bỏ phiếu trắng. Chính xác thì là có trả lời, nhưng mà như không trả lời!

Nhiều anh em thiện lành cho rằng Việt Nam như vậy là khôn ngoan, khéo léo. Trong khi đó Campuchia lại thẳng thừng phản đối Nga. Vậy ai khôn hơn ai, ai mới thực sự là trung lập mà không bị mang tiếng hèn?

lundi 7 février 2022

Biển Đông : Úc đòi hỏi đồng minh cứng rắn hơn, không để Trung Quốc tự do bành trướng


Đăng ngày:

Trả lời phỏng vấn của tờ The Sydney Morning Herald, ông Dutton nói : « Nếu tiếp tục đi theo quỹ đạo đó, thì tôi nghĩ chúng ta sẽ thua trong thập niên tới. Tôi cho rằng chúng ta nên trung thực về vấn đề này ».

Bình luận trên đây được đưa ra trước khi hội nghị Bộ Tứ được tổ chức vào tháng Hai này tại Úc, với sự tham dự của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và những người đồng cấp từ Nhật Bản, Ấn Độ. Ngoại trưởng Peter Dutton không nói cụ thể Hoa Kỳ và đồng minh sẽ có những hành động gì để răn đe Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng khẳng định Úc sẽ có tàu ngầm nguyên tử vào năm 2038 theo thỏa thuận AUKUS.

mardi 26 octobre 2021

Nhật thành đồng minh được Mỹ ưu ái nhất tại điểm nóng Thái Bình Dương


Đăng ngày:


Trả lời câu hỏicủa La Croix, liệu Đài Loan có thể trông cậy vào sự bảo vệ của Hoa Kỳ hay không ? Chuyên gia Antoine Bondaz trên nhận định Washington tìm cách tránh xung đột, còn theo chuyên gia Jean-Éric Branaa, Mỹ sẽ không đối đầu một cách đơn độc.

Đài Loan : Mỹ muốn giữ nguyên trạng

samedi 9 octobre 2021

Bông Lau - Biệt kích Mỹ hoạt động ở Đài Loan

 

Một đơn vị Biệt Kích Hoa Kỳ (Special Operations) khoảng mấy chục quân nhân cùng với một toán yểm trợ của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã bí mật hoạt động ở Đài Loan hơn một năm qua.

Lực lượng Đặc Nhiệm Hoa Kỳ tiền phương này đang làm công tác huấn luyện Quân Đội Đài Loan chiến thuật phòng thủ, trong trường hợp Trung Cộng đổ bộ xâm lăng Đài Loan.

Sự kiện Biệt Kích Mỹ bí mật hoạt động ở Đài Loan hơn một năm qua ,là kết quả của sự quan hệ ngoại giao thân thiện giữa chính quyền Thái Anh Văn (Tsai Ing Wen) của Đài Loan và chính quyền Donald Trump Hoa Kỳ.

samedi 25 septembre 2021

Khủng hoảng tàu ngầm Úc-Pháp : Hậu trường một vụ đi đêm


Đăng ngày:

« Vụ phản bội thế kỷ » được Úc chuẩn bị từ một năm rưỡi


Nhật báo cánh hữu Pháp cho rằng ngay cả các tác giả đã sáng tạo ra nhân vật James Bond cũng không hình dung được một kịch bản như thế, nhưng họ có thể đặt tít cho thương vụ tàu ngầm Úc là « vụ phản bội thế kỷ ». Pháp là nạn nhân của vụ lừa đảo ngoại giao chưa từng thấy của đồng minh, thế nên có thể hiểu được sự phẫn nộ của Paris, và vụ này sẽ còn để lại dấu ấn lâu dài, nhất là đối với Úc.

lundi 20 septembre 2021

Võ Xuân Sơn - Biết ra sao ngày sau

 

Mỹ cần Việt Nam? Có vẻ thế. Có vẻ như vị trí chiến lược của Việt Nam trong thế trận giữa Mỹ và Trung cộng, làm cho Mỹ cần đến Việt Nam. Chính vì vậy mà bà Harris mới đến Việt Nam, và cũng chẳng thèm đả động gì đến nhân quyền cả.

Nhưng hãy xem Mỹ xử vụ AUKUS thì thấy. Đừng có mà õng ẹo với Mỹ. Mấy anh Pháp, Đức, kể cả Canada, muốn mềm dẻo với Trung cộng hả? Thì đó.

Pháp mất đâu cỡ 40 tỉ USD, đến mức nổi giận, triệu hồi cả mấy đại sứ. Đức cũng cay không kém. Đồng minh thì đồng minh, chứ cứ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, thì làm sao mà chơi với nhau được.