Nguyễn Phương Hằng từng gây nên hiện tượng truyền thông, nay lại khởi sử dụng công cụ pháp quyền để bảo vệ danh dự nhân phẩm của mình. Bằng việc khởi kiện một cơ quan báo chí tầm "khai quốc công thần", liên quan đến một bài báo.
Chưa biết diễn biến sẽ đến đâu, nhưng hoan nghênh việc công dân thông qua tòa án để tự bảo vệ mình, giống như công dân ở các nước có nền pháp trị.
Hoan nghênh bởi các lẽ sau:
1. Pháp luật Việt Nam có đủ luật dân, luật hình, luật phạt hành chính...xử lý các hành vi bị cho là sai.
2. Hệ thống tư pháp Việt Nam có đủ cơ cấu xử lý vấn đề này.
3. Cải cách tư pháp cũng nhằm đến đích công bằng, công khai, minh bạch để rạch ròi quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức.
4. Ngăn chặn người mang quyền trong các cơ quan công quyền "đi đêm" với một bên, để nhân danh cơ quan quản lý ban hành các văn bản mù mờ mang tính "băng keo bịt miệng". Trái với tư tưởng pháp quyền "công dân được làm những điều pháp luật không cấm, cơ quan nhà nước chỉ được làm những điều pháp luật cho phép và theo trình tự luật định".
5. Tôn trọng sự bình đẳng về pháp luật giữa công dân và nhà nước, bình đẳng phát ngôn giữa các hình thức phát ngôn...
6. Các cơ quan nhà nước không phải nuôi đội ngũ thiểu năng luôn làm những điều trái khoáy kiểu như: nghiên cứu để ban hành nguyên tắc ứng xử trên không gian mạng. Ứng xử ở đâu thì luật cũng đã quy định rồi nhé!
Nói cho cùng, Nguyễn Phương Hằng lại tạo sự kiện (trước đã có nhiều vụ dân kiện báo chí, nhưng chưa là sự kiện) làm đà cho nhà nước pháp quyền.
Mong hai điều:
1, Điều nhỏ, Nguyễn Phương Hằng đi đến cùng, đừng thỏa hiệp.
2, Điều lớn, Quốc hội cho sửa mức thu án phí dân sự tương ứng với tổng chi phí của nhà nước cho một vụ án dân sự. Vì án dân sự là việc HỘ.
TRẦNQUANG VŨ 14.06.2021
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.