(TTO 25/06/2021) - Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết
từ 6h ngày 24-6 đến 6h ngày 25-6, TP.HCM ghi nhận 667 trường hợp nghi mắc
COVID-19.667 ca nghi mắc trong 24 giờ, hầu hết trong khu cách ly, phong tỏa.
Đây
là ngày có số ca nghi nhiễm cao nhất trong đợt "sóng" dịch COVID-19
thứ 4 ở TP.HCM.
Theo ông Phong, trong số 667 ca nghi nhiễm có 637 trường hợp trong khu cách ly và khu phong tỏa. Trong đó xét nghiệm lần 1 phát hiện 275 người, nhưng đến lần 2 lại phát hiện thêm 260 người. Ngoài ra, có 1 trường hợp do xét nghiệm mở rộng ở chợ Sơn Kỳ (quận Tân Phú - có liên quan đến chợ đầu mối Hóc Môn).
Theo
nhận định của chủ tịch UBND TP, nhìn con số tổng thể ca nghi nhiễm hôm qua lớn,
nhưng số này phát hiện hầu hết trong khu cách ly, khu phong tỏa. Ngoài cộng
đồng chỉ có khoảng 10 trường hợp đang điều tra, mà những trường hợp này vẫn
chưa thể khẳng định là chưa rõ nguồn lây.
Thông
tin thêm về 667 ca nghi mắc COVID-19, ông Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế
TP.HCM - cho biết trong số này có 99 trường hợp trong khu phong tỏa; 538 trường
hợp trong khu cách ly;
14
trường hợp được phát hiện qua tầm soát, sàng lọc khi khám tại bệnh viện (1 tại
Bệnh viện quận 12; 1 tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh; 2 tại Bệnh viện Đại học Y
dược; 2 tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương; 2 tại Bệnh viện Thống Nhất; 1 tại Bệnh
viện Quốc Ánh; 1 tại Bệnh viện Bình Tân; 1 tại Bệnh viện Ung bướu; 1 tại Trung
tâm Y tế Thủ Đức; 1 tại Bệnh viện Vạn Hạnh; 1 trường hợp bị phơi nhiễm nghề
nghiệp, là hộ lý đang công tác tại Trung tâm Y tế Bình Thạnh, qua xét nghiệm
tầm soát);
1
trường hợp được phát hiện khi thực hiện mở rộng xét nghiệm, 2 trường hợp giám
sát sau cách ly tập trung, 2 trường hợp nhập cảnh, 10 trường hợp đang điều tra.
Ông
Bỉnh cũng cho biết tính đến 6h ngày 25-6, TP.HCM có 2.549 trường hợp mắc bệnh.
Trong đó có 2.302 trường hợp nhiễm trong cộng đồng.
Có thể phải tính phương án 'sống chung
với lũ'
Trao
đổi tại cuộc họp, ông Nguyễn Trí Dũng - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
TP.HCM (HCDC) - cho biết số bệnh nhân mắc COVID-19 có triệu chứng và triệu
chứng nặng đang thấp hơn giai đoạn đầu của đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ
4.
Cụ
thể, hiện nay 68% bệnh nhân mắc COVID-19 đang điều trị không có triệu chứng, chỉ 1,3% bệnh nhân có triệu chứng nặng (31 trường
hợp). Trong khi đó, trong thời gian đầu phát hiện chuỗi lây nhiễm liên quan
điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng, có 68% bệnh nhân có triệu chứng. "Qua những con số trên, tôi nhận định
những ca chỉ điểm hiện nay hầu như không có triệu chứng hoặc có triệu chứng rất
mơ hồ. Các ca chỉ điểm hầu hết mắc bệnh ở mức độ nhẹ, nếu không đi khám, họ sẽ
bị bỏ qua và chúng ta chậm hơn dịch bệnh là điều tất yếu", ông Nguyễn
Trí Dũng nói.
Giám
đốc HCDC thông tin virus SARS-CoV-2 sau khi lây truyền qua nhiều thế hệ sẽ xuất
hiện 2 trạng thái. Trạng thái đầu tiên là độc lực gia tăng, trạng thái tiếp
theo là độc lực sẽ giảm. Khi độc lực của SARS-CoV-2 giảm, sự lây lan vẫn tồn
tại nhưng người nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ.
"Có thể chúng ta cần tính tới
phương án "sống chung với lũ". Nghĩa là chúng ta chỉ truy tìm rắn độc
thay vì đi tìm những con rắn nước", ông Nguyễn Trí Dũng nói.
Theo
ông Dũng, thời gian tới TP.HCM cần bảo vệ những nhóm đối tượng có nguy cơ, có
bệnh nền. Những người này cần được tiêm vắc xin phòng COVID-19 và áp dụng các
biện pháp phòng ngừa. Còn những đối tượng khác có thể coi là mắc cúm. Ông
Nguyễn Trí Dũng nhấn mạnh đây là giải pháp TP.HCM có thể tính tới trong giai
đoạn tiếp theo. Còn hiện tại, ngành y vẫn cần truy vết, xử lý với tốc độ nhanh
nhất.
Chợ truyền thống: Tính toán cho luân
phiên mỗi hộ bán 1 ngày
Tại
cuộc họp, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cho rằng công tác phòng
chống dịch COVID-19 của TP.HCM thời gian qua đạt kết quả nhất định nhưng tình
hình còn diễn biến phức tạp. Các giải pháp trong chỉ thị 10 của UBND TP.HCM so
với chỉ thị 16 của Thủ tướng tương tự, chỉ có điều chợ chưa cấm, chúng ta cũng
không thể cấm lưu thông hàng hóa.
"Bây giờ các chợ có cấm hay không?
Tôi thấy cần kiên quyết hơn nữa, cấm luôn. Phải cắn răng mà chịu, cần triệt để
các biện pháp", ông Bình nói.
Lấy
bài học kinh nghiệm rút ra từ Trung Quốc từ chợ hải sản lây lan dịch bệnh lớn,
Phó thủ tướng nói nếu kiểm soát không khéo sẽ mất kiểm soát, do hiện nay xuất
hiện nhiều ca nhiễm từ các khu chợ có mật độ giao thương lớn. Tuy nhiên, ông đề
nghị thực hiện các biện pháp quyết liệt nhưng phải đảm bảo các chuỗi cung ứng
hàng hóa
Theo
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, một điểm mới là số ca nhiễm tại chợ
đầu mối, truyền thống tăng do có sự tiếp xúc lớn.
Trước
tình hình này, trên cơ sở ý kiến của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình
và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, trên tinh thần siết chặt các biện pháp
cấp bách, ông Phong yêu cầu các sở ngành, quận huyện phải đánh giá lại việc
triển khai thực hiện các giải pháp đã nêu, đề ra những giải pháp quyết liệt
hơn, mạnh mẽ hơn trong 5 ngày tới.
“Tại sao đã tăng cường các giải pháp mà
số ca nhiễm còn tăng? Cho nên phải xem lại các công tác, trong đó khâu kiểm tra
như thế nào, để ngày 30-6 chúng ta đánh giá lại có tiếp tục giãn cách nữa hay
không. Xem tình hình có kiểm soát, kéo giãn được hay không mới quyết định sắp tới
như thế nào”, ông Phong nói.
Chủ
tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đề nghị các quận huyện, phường xã tăng
cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ thị của UBND TP. Những trường hợp
thực hiện không nghiêm, bên cạnh tuyên truyền thì phải xử lý.
Ông
Phong yêu cầu 300 hộ dân phải có một tổ COVID-19 cộng đồng. Tính toán đề xuất
các chế độ cho tổ COVID-19 cộng đồng. Giải tán đối với các khu tập trung đông
người như công viên, trước cổng bệnh viện, bến xe… Riêng chợ truyền thống, nên
tính toán, nghiên cứu mô hình quận 8 đang áp dụng. Có thể luân phiên có những
hộ bán 1 ngày.
Chợ đầu mối phải có phương án hoạt động cụ thể; giao Giám đốc Sở Công thương TP.HCM làm việc với UBND quận 8, Hóc Môn, TP Thủ Đức yêu cầu các hộ kinh doanh phải ký bộ tiêu chí an toàn, nếu vi phạm dừng kinh doanh.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.