Thái Lan ra dự luật an ninh mạng để kiểm soát chặt hơn internet (Ảnh minh họa). |
Tập đoàn quân sự cầm quyền Thái Lan hôm nay
21/11/2018 đã công bố dự luật về an ninh mạng. Tuy bị các tổ chức phi
chính phủ chỉ trích là bóp nghẹt tự do, dự luật này có thể được thông
qua trước các cuộc bầu cử đầu năm 2019.
Theo
dự luật an ninh mạng, một cơ quan chính phủ có quyền hành hết sức rộng
rãi sẽ được lập ra để giám sát internet. Ủy ban này có thể buộc các cá
nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân cung cấp những thông tin, ra lệnh xóa các
nội dung, thậm chí tịch thu đĩa cứng nếu có nghi ngờ hay trong trường
hợp khẩn cấp, mà không cần có lệnh của tòa án.
Chủ tịch ủy ban là
lãnh đạo tập đoàn quân sự, thủ tướng Prayut Chan-O-Cha. Nhân vật số hai
trong chính phủ, bộ trưởng Quốc phòng Prawit Wongsuwan, cũng nằm trong
ủy ban này.
Bộ trưởng Kinh tế Kỹ thuật số Pichet Durongkaveroj tuyên bố : «
Mỗi nước đều cần thiết lập một hệ thống luật pháp có thể bảo vệ mình.
Mỗi lãnh vực kinh tế đều có nguy cơ bị tấn công tin học ». Tại một
diễn đàn ở Bangkok, ông Pichet mời các tổ chức phi chính phủ, giới đại
học, doanh nghiệp nước ngoài có ý kiến để đạo luật được « quân bình » hơn.
Dự luật an ninh mạng « đang trong quá trình hoàn tất » và có thể được thông qua trước cuộc bầu cử Quốc Hội - lần đầu tiên được tổ chức kể từ sau vụ đảo chính năm 2014.
Dự luật này bị chỉ trích rất nhiều tại Thái Lan, kể cả trong bộ máy
tư pháp. Sriamporn Saligupta, thẩm phán tòa phúc thẩm Bangkok, tuyên bố :
« Luật này bất chấp các quyền và tự do của người dân ». Theo
ông, các công ty ngoại quốc cũng có thể ngần ngại khi muốn làm ăn tại
Thái Lan, vì lo ngại các giao dịch tài chính và dữ liệu thương mại bị
giám sát.
Đây
là sự kiện mới nhất trong xu hướng gần đây tại nhiều nước châu Á : ra
luật để kiểm soát internet. Việt Nam đã thông qua một luật an ninh mạng
khắt khe, sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng Giêng, buộc các trang web
trong vòng không đầy 24 giờ phải xóa tất cả các bình luận bị cho là đe
dọa « an ninh quốc gia ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.