Là người tù chính
trị đang gây nhiều bàn tán trên dư luận lâu nay. Bài viết này nhằm cung cấp và
lý giải về anh trên cái nhìn cá nhân, không nhất thiết phản ánh quan điểm của
hội nhóm phe phái nào đó về vụ việc.
1/ Nguy hiểm cho chế độ
Đảng CSVN, hay bất kỳ chính quyền nào khác, dĩ nhiên
không khoái những người có xu hướng đối lập với mình. Nếu đảng nhận định là anh
càng có biểu hiện lật đổ đảng, thì án tù cho anh càng kéo dài. Còn việc anh có
muốn lật đổ hay không là việc khác.
Anh Thức là một nhân tài của xã hội. Quá trình anh
trưởng thành, lập nghiệp, đóng góp cho sự phát triển của công nghệ thông tin
của Việt Nam là không cần bàn
cãi. Khi đánh giá về con người anh, đảng nhận định dĩ nhiên anh có tiêu chí của
NGƯỜI ĐI KHAI PHÁ.
Năm 2005, anh lập ra Nhóm Nghiên Cứu Chấn và lấy bút
danh là Trần Đông Chấn. Trong bối cảnh đảng CSVN có xu hướng ngả về Trung Quốc
khi đó, đảng đã lo ngại anh muốn thúc đẩy một HÀO KHÍ ĐÔNG A. Nếu hào khí này
thúc đẩy mạnh quá mức mà đảng có thể kiểm soát, nó có thể gây BẤT ỔN CHO ĐẢNG.
Khi anh lập ra công ty cổ phần Một Kết Nối (OCI) cung
cấp dịch vụ viễn thông đường dài quốc tế, không qua sự kiểm soát của an ninh
viễn thông của đảng, thì anh đã làm đảng lo ngại và thận trọng. Trong bối cảnh
kiều bào Úc, Canada và Mỹ khi đó có nhiều tổ chức đối lập với đảng, việc cung
cấp dịch vụ VOIP của OCI có thể làm đảng mất kiểm soát chính trị trong lĩnh vực
viễn thông. Đảng LO NGẠI về anh và OCI.
Cộng với việc Trần Đông Chấn của anh, đảng hoàn toàn
không muốn công ty OCI của anh tồn tại.
Đó là lý do sâu xa của việc Sở Văn Hóa Thông Tin TPHCM
lúc đó do ông Lê Mạnh Hà phụ trách đã ký quyết định phạt và tịch thu máy móc
thiết bị của OCI. Dĩ nhiên Sở VHTT và ông Hà chỉ là đại diện ra mặt, phía sau
đó là sự tham mưu của nhiều cấp an ninh bảo vệ đảng. Ông Trương Huy San đổ
trách nhiệm này cho ông Lê Mạnh Hà là vừa phiến diện vừa thiếu chiều sâu chính
trị.
Nhưng đến lúc này, dù đảng quyết tâm đánh sập OCI và
cảnh giác anh Thức qua vụ Trần Đông Chấn thì một bộ phận trong đảng vẫn cho là
anh Thức chỉ vì ý thức dân tộc và tinh thần khai phá, nên chỉ dừng lại ở đó mà
chưa bắt giam anh. Coi như là một lời cảnh cáo.
Tháng 3/2009, không hiểu vì lý do gì mà anh Thức và
luật sư Lê Công Định đi Thái Lan gặp ông Nguyễn Sĩ Bình, chủ tịch đảng Nhân Dân
Hành Động (ở Mỹ) và bắt tay với ông này lập đảng mới. Đây là điều sai lầm của
anh Thức. Đảng đang dè chừng anh cẩn thận thì anh lại bước thêm một bước làm
đảng coi anh là thành phần nguy hiểm.
Trong bối cảnh thanh trừ đối lập của đảng từ giai đoạn
2005-2011, ngay cả viện IDS còn bị đảng giải tán, thì bất kỳ tổ chức đối lập
nào cũng phải bị xử lý ngay. Dính đến tổ chức hải ngoại càng chết nhanh hơn.
Trong đảng mới mà nhóm anh Thức thành lập, họ lại giao cho ông Nguyễn Sĩ Bình
phụ trách... công tác xã hội.
Ông Bình ở tít bên Mỹ, biết cái gì về xã hội Việt Nam mà phụ trách ?
Anh Thức ở chỗ này là sai lầm nhất. Anh là cọc, có tư thế riêng của anh, lại đi
tìm trâu. Rồi phân công cho trâu cái mà trâu kém cỏi nhất.
Đó chính là lý do sâu xa mà tôi hay nói rằng tôi nể
trọng anh Thức về quyết tâm và lòng dũng cảm. Nhưng tôi không nghĩ rằng anh có
tố chất của người có thể làm chính trị thành công.
Đây là điều khiến tôi thất vọng về nhóm anh Thức. Cũng
là giọt nước làm tràn ly đối với đảng. Từ đó, xét các yếu tố như đã phân tích ở
trên, đảng cho là anh Thức nguy hiểm cho đảng. Cộng với việc anh không nhận tội
và kiên quyết lập trường, đảng xử anh 16 năm tù. Để dù cho về sau anh có ra tù
thì cũng hết thời gian để làm chính trị.
Nếu anh có tố chất là người đi khai phá, anh có tiền
và địa vị xã hội, anh lại bắt tay với tổ chức lật đổ hải ngoại, anh quyết tâm
chính trị nữa thì đảng phải giải tán anh là điều tất yếu chứ chẳng có “chính trị hóa kinh tế” nào ở đây cả.
Án chính trị là đảng kiểm soát nghiêm ngặt vì là vấn
đề nhạy cảm. Hình sự hóa kinh tế thì có thể, chứ chính trị hóa kinh tế thì hôm
nay tôi mới được nghe. Tài sản của anh Thức có thể là nhiều so với giới bình
dân, chứ với các quan đảng, không đáng để họ chính trị hóa nó mà cướp đi. Họ mà
làm thế cái giá phải trả sẽ lớn hơn nhiều so với cái mà họ thu được.
2/ Vấn đề tiếp theo
Anh Thức là người kiên định lập trường. Vào tù rồi anh
vẫn kiên trì đấu tranh. Anh cần giữ tư thế đối lập còn đảng cần giữ hình ảnh
khi bang giao quốc tế nên hai bên có sự mâu thuẫn về hình ảnh với nhau. Nhưng
từ khi anh Thức bắt tay với ông Nguyễn Sĩ Bình, anh đã mất đi thiện cảm và sự
che chở của những người cải cách trong đảng.
Gặp nhau ở mãi tận Thái Lan, anh không tự nguyện đi
thì ai bắt buộc được. Và đã làm chính trị thì có gì xảy ra là do mình, chứ sao
lại cho rằng anh bị dụ hay ngây thơ ?
Điều đó làm cho chính sách của đảng về anh ở thượng
tầng mất đi một móc xích có thể làm trung gian hạ nhiệt cho hai bên.
Nhưng mục đích của đảng là làm anh đầu hàng đảng, hoặc
anh ở tù đủ lâu để khi về thì hết thời gian và trở nên vô hại với đảng. Xét đến
lúc này thì đảng thành công. Dù ngày mai anh Thức ra tù thì cũng không còn nhiều
thời gian để thích nghi với biến động thời cuộc, nói gì đến anh có thể làm
chính trị mạnh mẽ tiếp tục.
Nếu cho rằng sự việc ồn ào về anh Thức vừa qua là có
mục đích thì chỉ có thể lý giải là sau khi Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú
Trọng đã ổn định và vững chắc quyền lực bên trong, thì ông muốn hướng ra bên
ngoài và không muốn có sự cản trở đối ngoại, vì một người tù đã ít nguy hiểm
cho đảng đi như anh Thức.
Đảng muốn tha anh Thức là chuyện đã được đặt ra và anh
Thức dĩ nhiên muốn tự do vì khát vọng của anh còn lớn, và anh cũng đã rút ra
nhiều kinh nghiệm hơn xưa. Thế thì cần một nấc thang
cho hai bên xuống thang.
Bài viết của Huy Đức có thể là một nấc thang để hai
bên bước xuống. Anh Thức ra tù và ông Trọng thuận tiện đi Mỹ và châu Âu. Nhưng
Huy Đức lại tiếp tục sai lầm.
Đem trách nhiệm bắt giữ anh Thức cột vào người ông
Dũng là một sự coi thường tất cả. Huy Đức cần nhớ là về ông Dũng, tình báo
phương Tây họ rành hơn tôi và ông. Ông viết lách như vậy nếu họ cho đó là quan
điểm ngầm của ông Trọng thì càng khó cho ông Trọng. Ông Huy Đức hoặc những
người phía sau ông Huy Đức có thể coi thường trình độ chính trị của nhân dân
Việt Nam, nhưng đừng coi thường các nhà phân tích chính sách của các chính phủ
phương Tây.
Anh Thức từng viết là anh không chống đảng mà chỉ
chống sai lầm tiêu cực của đảng. Tôi nghĩ đó mới là nấc thang hay nhất để hai
bên cùng xuống thang, nếu cả hai có nhu cầu xuống thang.
Chúc anh Thức nhiều sức khỏe và vững tinh thần.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.