Hiệu trưởng
Trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là bà Phạm Thị Lệ Anh
xác nhận sự việc bà Phạm Thị Phương Thủy - cô giáo của trường, đã phạt 231 cái
tát với một học sinh lớp 6 tên N.
Trước đó, bà
Phương Thủy bắt mỗi bạn trong lớp tát vào má em học sinh bị phạt 10 cái. Hai
mươi ba em học sinh cùng lớp cùng tát N. Bà Phương Thủy quy định nếu bạn nào
tát nhẹ thì phải tát lại 10 cái.
Ngoài 23 học sinh
tát tổng cộng 230 cái, thì bà Phương thủy còn "chốt" hình phạt bằng
cái tát thứ 231. Học sinh N nhập viện sau đó vì má sưng. Sau khi ra viện, tâm lý
N vẫn chưa thể ổn định lại.
Đã có xác nhận về
việc bà Phương Thủy đã từng áp dụng hình phạt mang tính bạo lực nhiều lần trước
khi vụ này lộ ra. Tuy nhiên, bà Lệ Anh - với tư cách hiệu trưởng, đã "xin báo chí đừng lên tiếng vì trường
Duy Ninh sắp được công nhận danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia mức độ II."
Sự việc ở Quảng
Bình chưa phải là scandal duy nhất của ngành giáo dục lúc này và việc "xin báo chí đừng lên tiếng" vì
thành tích cũng không phải chỉ có trong scandal giáo dục.
Không thể không
đặt ra câu hỏi có bao nhiêu thành tích của các tổ
chức, cá nhân ở quốc gia này được công nhận "trót lọt"? Không thể
không đặt câu hỏi có bao nhiêu nạn nhân bị tát theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen
vì thứ thành tích ấy?
Nhìn sâu xa hơn,
cái gọi là "vì thành tích tập
thể" đã làm biến dạng suy nghĩ và hành vi biết bao con người trong
thời gian dài? Và càng không thể không tự hỏi bản thân chúng ta đã lên tiếng
hay im lặng trước những thứ nhân danh tinh vi, quái ác đó?
Chửi một ông
ngọng ngồi cao, phê phán một bà hiệu trưởng chỉ biết chạy theo thành tích hay
nguyền rửa một cô giáo tàn ác có thể làm vơi đi xúc cảm tức giận hiện thời. Tấn
công bạo lực trả đũa cô giáo tàn ác ấy cũng chỉ thỏa mãn sự giận dữ nhất thời
chứ không thay đổi được nền giâo dục "vì
thành tích", các lĩnh vực khác cũng thế.
Thay đổi bản chất
là cần mổ xẻ và lên tiếng thay đổi thứ thể chế đầy lỗ hổng đã "đặt"
những kẻ tàn ác, chạy theo thành tích vào những vị trí có thể lộng quyền, tàm
ác trong ngành giáo dục.
"Vì thành tích" thay vì "vì
con người" là thứ thấy rõ của thể chế giáo dục hôm nay, thậm chí không
chỉ giáo dục. Chính thứ thể chế đầy lỗ hổng mới có thể "đặt" những
người não bé nhưng tham vọng cao vào những vị trí để có thể lộng quyền, tàn ác
ở mọi lĩnh vực.
Thể chế do con người tạo ra. Thay đổi thể chế để "vì con người" cũng phải do
con người thực hiện từ các đòi hỏi cấp thiết của con người.
Đã có rất nhiều người im lặng để rồi họ là nạn nhân,
không chỉ trong lĩnh vực giáo dục. Dù lên tiếng, có thể họ và người thân sẽ bị
những "quái thai" của thể chế đầy lỗ hổng đe dọa, thậm chí xâm hại.
Nhưng không lên tiếng thì sao ? Sự im lặng ấy chắc chắn không đảm bảo an toàn
cho đời sống chính họ và người thân trong tương lai.
Người ta có thể dập tắt một ý kiến cá nhân bằng cường
quyền bất chấp đạo lý và pháp lý. Nhưng không một ai có thể dập tắt ý kiến của
một dân tộc khao khát được sống, khao khát vươn lên và bày tỏ công khai điều
đó.
Thay đổi thể chế đầy lỗ hổng bằng cách lên tiếng là
cách tôi chọn!
Bạn chọn im lặng. Tôi tôn trọng lựa chọn ấy. Nhưng hãy
tự hỏi thật kỹ nội tâm bạn rằng bạn có khao khát sống, khao khát vươn lên hay
không? Làm thử đi, nội tâm bạn không nói dối bạn đâu!
Đất nước này đã im lặng quá lâu rồi!
IM LẶNG MÃI ĐƯỢC Ư?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.