Lục quân Nhật Bản trong cuộc duyệt binh thường niên tại Asaka, ngày 27/10/2013. |
« Làm thế nào nước Nhật có thể phục sinh trước Trung Quốc ? »
Đó là tựa đề bài phân tích của nhật báo kinh tế Les Echos, mở đầu cho
loạt bài sáu kỳ về tình hình sắp tới của sáu quốc gia lớn. Theo tác giả
bài báo, song song với những cải cách trong nội bộ và kế hoạch tái thúc
đẩy nền kinh tế, Tokyo tái triển khai chiến lược gây ảnh hưởng và xích
lại gần nhiều quốc gia trong khu vực, nhằm gầy dựng một liên minh chống
Bắc Kinh.
Tờ báo nhắc lại bài diễn văn hôm 22/02/2013 bằng tiếng Anh tại
Washington, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã tóm tắt cơ sở của chủ thuyết
chính trị của mình chỉ trong vài từ. Lãnh tụ phe bảo thủ nhấn mạnh : « Nhật Bản đang và sẽ không bao giờ là một quốc gia hạng hai ».
Từ khi quay lại nắm quyền cách đây đúng một năm, ông Abe nỗ lực thiết lập tuần tự những công cụ kinh tế và định chế nhằm củng cố vị trí cường quốc của nước mình, vốn rất khó chịu trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của Trung Quốc trong khu vực. Đặc biệt được rảnh tay hành động vì từ nay cho đến năm 2016 không có cuộc bầu cử nào quan trọng, ông Shinzo Abe có thể thoải mái triển khai những chiến lược của mình, ít nhất là trong thời gian đầu, mà không phải lo lắng đến dư luận.
Trong mười hai tháng đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Shinzo Abe trước hết tập trung cho dự án làm hồi sinh kinh tế trong nước, được mệnh danh là « Abenomics ». Ông tin rằng muốn duy trì vai trò hàng đầu của nước Nhật trong khu vực, trước hết cần ra khỏi tình trạng giảm phát và có được tỉ lệ tăng trưởng ổn định.
Nay thì ông Abe muốn bước sang giai đoạn mới, đó là chú trọng đến vấn đề an ninh, mà ông muốn tiếng nói của Nhật có được sức nặng trực tiếp. Nhật Bản phải đảm bảo được vấn đề quốc phòng của mình, đồng thời có thể hỗ trợ quân sự cho các đồng minh khi cần, nhất là đồng minh Hoa Kỳ. Đây là một hồ sơ ít tìm được đồng thuận hơn, và luôn bị người láng giềng Trung Quốc cảnh giác. Bắc Kinh luôn tin rằng bất cứ sáng kiến nào của Tokyo đều nhằm chống lại mình.
Quan điểm mới này trước hết được tiến hành trong nội bộ. Vào giữa tháng 12, chính quyền Nhật vốn suốt một thập kỷ qua vẫn ngần ngại chi cho quốc phòng, nay loan báo sẽ dành 170 tỉ euro cho lãnh vực quân sự trong năm năm tới, tăng 2,6%. Hết sức lo ngại trước sự hung hăng của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh luôn đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang kiểm soát, Tokyo chủ yếu muốn tăng cường năng lực giám sát trên không và trên biển, đồng thời cải thiện các phương tiện can thiệp tại những hòn đảo xa xôi.
Nhưng ngân sách Nhật đang phải đối phó với món nợ công tương đương 250% tổng sản phẩm nội địa, không cho phép duy trì nhịp độ chạy đua vũ trang với Trung Quốc. Theo ước tính của phương Tây, Bắc Kinh trong 12 tháng đã chi ra số tiền mà Tokyo có thể xài trong 5 năm.
Gặp khó khăn về tài chính, ông Shinzo Abe đành trông cậy vào việc cải cách hệ thống quốc phòng. Ông hy vọng tăng cường bộ chỉ huy Lực lượng phòng vệ Nhật Bản – tên chính thức của quân đội Nhật – qua việc thành lập các đơn vị mới. Ông thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia theo mô hình của Mỹ. Một đạo luật mới về bảo vệ bí mật nhà nước cũng sẽ được áp dụng, dự kiến trừng phạt nặng các viên chức tiết lộ thông tin. Biện pháp này sẽ tạo điều kiện trao đổi thông tin với tình báo Mỹ, cho đến nay vẫn nghi ngại về sự thẩm lậu tin tức từ các bộ của Nhật, không muốn trao đổi những thông tin quân sự nhạy cảm.
Trong những tháng tới, chính quyền phải đề nghị diễn dịch theo một cách mới bản Hiến pháp chối bỏ chiến tranh có từ năm 1946, để có quyền « tự vệ tập thể », nhằm hỗ trợ cho một đồng minh bị nước khác tấn công. Tokyo cũng muốn xem xét lại việc cấm xuất khẩu vũ khí. Những sáng kiến này giúp cho Nhật củng cố liên minh quân sự với Hoa Kỳ cũng như các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương hiện cũng đang quan ngại trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Đó là vì song song với những cải cách trong nước, Tokyo còn triển khai chiến lược gây ảnh hưởng qua việc xích lại gần nhiều nước trong khu vực, vạch nên một vòng vây chống Trung Quốc. Trước ông Shinzo Abe, chưa hề có một Thủ tướng Nhật nào liên tục công du tất cả các quốc gia ASEAN, và hứa hẹn sẽ đến thăm Canberra, New Delhi. Ông triển khai quan niệm « chuỗi kim cương an ninh » bao gồm Nhật Bản, Úc, Ân Độ và bang Hawai của Mỹ để bảo vệ tự do hàng hải trên các vùng biển lân cận. Không chỉ mặt điểm danh Trung Quốc, ông lưu ý là các quốc gia tham gia « chuỗi kim cương » này cũng tôn trọng những giá trị dân chủ và nhân quyền.
Không muốn bị coi là một nhân tố gây bất ổn trong khu vực, ông Shinzo Abe cho đến nay vẫn kích hoạt chính sách « phục hưng » này một cách chừng mực. Nhưng theo Les Echos, chuyến viếng thăm đền Yasukuni cách đây mười ngày đã khiến Trung Quốc và Hàn Quốc bất bình, và có thể mở đầu cho những bài diễn văn dân tộc chủ nghĩa hơn của Tokyo.
Khủng hoảng chính trị đe dọa kinh tế Thái Lan
Cũng về châu Á, thông tín viên nhật báo Le Monde tại Bangkok nhận định « Tại Thái Lan, khủng hoảng chính trị đe dọa nền kinh tế ». Đồng bath, đồng tiền quốc gia Thái đã xuống đến mức thấp nhất kể từ năm 2010.
Đến thứ Năm 2/1 tuần trước, đồng bath đã bị mất đi 5% giá trị, với 45 bath đổi được 1 euro. Thị trường chứng khoán Thái Lan (SET) đóng cửa hôm thứ Sáu 3/1 với 1.224 điểm, thấp nhất kể từ một năm qua. Dự báo tỉ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa, vốn đã gặp khó khăn vào cuối năm 2013 do kinh tế Trung Quốc chậm lại, chỉ khoảng 4%, so với tỉ lệ 6,5% của năm 2012.
Loan báo của thủ lãnh đối lập Suthep Thaugsuban sẽ phong tỏa thủ đô Bangkok hôm 13/1 tới cũng làm giới kinh doanh e sợ. Pichai Nariphthanpan, một trong những người có trách nhiệm của đảng cầm quyền Pheu Thai cảnh báo hành động này nếu xảy ra sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài vốn đã xuống thấp. Dẫn số liệu của Bangkok Post, ông Pichai cho biết các nhà đầu tư ngoại quốc vào tháng 12/2013 đã bán ra khoảng 200 tỉ bath cổ phiếu (4,5 tỉ euro). Theo ông, khủng hoảng chính trị đã làm nền kinh tế Thái thiệt hại 70 tỉ bath.
Phó chủ tịch Liên đoàn công nghiệp Thái Lan Tanit Sorat cảnh báo phe đối lập, nếu thủ đô bị phong tỏa, các hoạt động ngân hàng, thương mại và du lịch sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Các công ty du lịch và các khách sạn đang rất lo ngại : cho dù các bãi biển vẫn đông người vào đầu năm 2014, những người buôn bán ở Bangkok than thở doanh số bán cho khách du lịch đã giảm sút.
Bạo lực tại Cam Bốt gây lo ngại
Còn tại Cam Bốt, trong bài « Chính quyền muốn chế ngự đối lập », nhật báo Libération chú ý đến việc Phnom Penh phản ứng thô bạo trước phong trào phản kháng, cấm biểu tình. Tương tự, nhật báo La Croix trong bài viết mang tựa đề « Đối lập bị đàn áp tại Cam Bốt » cũng nhắc lại các sự kiện cảnh sát bắn vào công nhân biểu tình làm ba người thiệt mạng, cũng như việc cấm đoán xuống đường.
La Croix cho biết các nhà hoạt động nhân quyền tố cáo bạo lực đối với thường dân hiện ở mức độ tệ hại nhất từ 15 năm qua. Libération ghi nhận, vào thời điểm « Xứ sở nụ cười » chuẩn bị kỷ niệm 35 năm chế độ Khmer Đỏ sụp đổ vào ngày mai, chính quyền do Thủ tướng Hun Sen đứng đầu từ năm 1985 đến nay đang phải đối phó với phong trào phản kháng chưa từng thấy. Việc huy động lực lượng an ninh một cách quy mô ninh chứng tỏ chính quyền đang run sợ.
Cho dù đã thoát khỏi bàn tay đẫm máu của bọn Khmer Đỏ, người dân Cam Bốt và các tổ chức phi chính phủ tố cáo sự độc đoán, nạn tham nhũng, thao túng các cơ cấu chính phủ và phương tiện truyền thông. Liên đoàn nhân quyền Cam Bốt hôm thứ Bảy tuần trước bày tỏ sự lo ngại trước thông cáo của Bộ Quốc phòng sẽ « bảo vệ bằng mọi giá kết quả bầu cử hồi tháng Bảy và chính phủ do Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo ».
Xu hướng độc đoán của chính phủ Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc tình hình cũng không yên ả. Bài phân tích của Le Monde lưu ý, sau 23 ngày đình công, phong trào công nhân công ty Korail đã bị thẳng tay đàn áp. Một sinh viên đã nêu ra sự kiện này trong daejabo – tương tự đại tự báo, áp-phích viết tay được các nhà đối lập sử dụng trong thập niên 80 dưới chế độ Mao-ít, cũng như hoạt động của chính quyền từ khi nữ Tổng thống bảo thủ Park Geun Hye lên cầm quyền.
Tâm trạng bất mãn phổ biến cho đến nỗi hôm mùng 1 tháng Giêng vừa qua, một người đàn ông đã tự thiêu, kêu gọi bà Park từ chức. Sự hiện diện đông đảo của của cảnh sát trên đường phố Seoul cũng như của các nhân viên tình báo NIS trong các cuộc tranh luận công khai, là các dấu hiệu cho thấy xu hướng độc đoán của chính quyền ngày càng trỗi dậy.
Từ một năm qua, NIS đã bị lên án là hành động vì lợi ích của bà Park Geun Hye. Hàng ngàn tin Twitter đã được các nhân viên tung ra lúc sắp bầu cử tổng thống nhằm gây mất uy tín cho địch thủ Moon Jae In của bà. Một người ngoại quốc thông thạo tình hình Hàn Quốc nhận xét : « Tại bất cứ nền dân chủ nào khác, kiểu làm như thế nhất định gây ra xì-căng-đan ».
Tại Hàn Quốc, các cuộc biểu tình bị theo dõi chặt chẽ và đối lập ít có tiếng nói. Tuy giám đốc NIS đã từ chức và bà Park bác bỏ mọi liên can, nhưng theo nhà chính trị học Moon Chung In của đại học Yonsei thì : « Cơ quan tình báo đã đóng vai trò trung tâm trong đời sống chính trị, và là lực lượng ủng hộ lớn nhất của bà Park Geun Hye ». Do vậy tạp chí chuyên về điều tra SisaIN của Hàn Quốc đã chọn NIS là « Nhân vật chính trị trong năm ».
Hai dân biểu đảng Dân chủ đối lập bị đe dọa bãi nhiệm vì đả kích dữ dội Tổng thống, đảng PPU có nguy cơ giải thể. Những nhân vật thân cận của bà Park cũng không thể làm người ta an tâm : Chánh văn phòng Tổng thống Kim Ki Choon từng làm việc với cha của bà là nhà độc tài Park Chung Hee, còn giám đốc NIS hiện tại là Nam Jae Joon là cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội.
Ung thư : Bệnh nhân sống lâu hơn khi được nhân viên y tế cảm thông
Trên lãnh vực y tế, phụ trang báo Le Figaro nhấn mạnh sự cảm thông của y bác sĩ đối với bệnh nhân ung thư rất cần thiết. Một công trình nghiên cứu năm 2010 đã chứng minh rằng tình cảm của đội ngũ y tế làm tăng cơ hội sống sót cho những người bị bệnh ung thư phổi đã di căn.
Trong nghiên cứu này, các bệnh nhân được một ê-kíp y tế tận tâm hỗ trợ ngay từ khi được thông báo bị ung thư, có được chất lượng sống tốt hơn, ít bị trầm cảm hơn và sống được thêm ba tháng so với những bệnh nhân khác chỉ được điều trị về mặt kỹ thuật mà không quan tâm đến tâm tư tình cảm người bệnh.
Kinh tế Pháp và can thiệp quân sự châu Phi : Hai chủ đề chính đầu năm
Trong những ngày đầu năm, báo chí Pháp dành mọi chú ý cho thời sự trong nước, trước hết là quan hệ giữa chính quyền và Hiệp hội giới chủ.Le Figaro đặt câu hỏi : « Liệu ông François Hollande có thể thay đổi chính sách ? » và nhận xét, khác với những lời hứa tranh cử, Tổng thống Pháp một khi đã khẳng định khuynh hướng cải cách, cần phải cụ thể hóa « hiệp ước trách nhiệm » đề ra cho các doanh nghiệp.
Le Monde kể ra : « Thuế, thâm hụt ngân sách, tính cạnh tranh », đó là những vấn đề mà Medef, tổ chức của giới chủ Pháp muốn « tính sổ » với ông François Hollande. Cụ thể hơn, nhật báo kinh tế Les Echos dành hẳn ba trang báo khổ lớn cho 12 hồ sơ mà ông Hollande phải giải quyết : « Thuế, công nghiệp, chính sách xã hội ». Tờ báo nhận xét, quý I năm 2014 mang tính quyết định đối với sự khả tín của người đứng đầu nước Pháp. Còn L’Humanité thì khai thác một khía cạnh khác. Nhật báo cộng sản chạy tựa « Chúng tôi, những người học việc dưới gót giày của Medef », trích lời chứng của một sinh viên tại trung tâm đào tạo thuộc nhánh công nghiệp và luyện kim của Hiệp hội giới chủ Pháp, thuật lại rằng ở đây người ta dạy rằng phải vâng lời các ông chủ.
Trên lãnh vực quân sự, nhật báo công giáo La Croix cho biết « Tại Trung Phi, phải bắt tay vào làm tất cả mọi việc ». Theo tờ báo, sự can thiệp của quân đội Pháp từ một tháng qua nhằm ngăn chận các vụ thảm sát quy mô ở Bangui không thể giúp ổn định một đất nước kiệt quệ đang bị xâu xé. Còn tờ báo cánh tả Libération chạy tựa : « Sự can thiệp của Pháp : Những ngờ vực của châu Phi ». Mặc cho tính khẩn cấp về mặt nhân đạo, vẫn có những tiếng nói tại châu lục này đặt câu hỏi về vai trò của Paris tại Trung Phi và Mali.
Từ khi quay lại nắm quyền cách đây đúng một năm, ông Abe nỗ lực thiết lập tuần tự những công cụ kinh tế và định chế nhằm củng cố vị trí cường quốc của nước mình, vốn rất khó chịu trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của Trung Quốc trong khu vực. Đặc biệt được rảnh tay hành động vì từ nay cho đến năm 2016 không có cuộc bầu cử nào quan trọng, ông Shinzo Abe có thể thoải mái triển khai những chiến lược của mình, ít nhất là trong thời gian đầu, mà không phải lo lắng đến dư luận.
Trong mười hai tháng đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Shinzo Abe trước hết tập trung cho dự án làm hồi sinh kinh tế trong nước, được mệnh danh là « Abenomics ». Ông tin rằng muốn duy trì vai trò hàng đầu của nước Nhật trong khu vực, trước hết cần ra khỏi tình trạng giảm phát và có được tỉ lệ tăng trưởng ổn định.
Nay thì ông Abe muốn bước sang giai đoạn mới, đó là chú trọng đến vấn đề an ninh, mà ông muốn tiếng nói của Nhật có được sức nặng trực tiếp. Nhật Bản phải đảm bảo được vấn đề quốc phòng của mình, đồng thời có thể hỗ trợ quân sự cho các đồng minh khi cần, nhất là đồng minh Hoa Kỳ. Đây là một hồ sơ ít tìm được đồng thuận hơn, và luôn bị người láng giềng Trung Quốc cảnh giác. Bắc Kinh luôn tin rằng bất cứ sáng kiến nào của Tokyo đều nhằm chống lại mình.
Quan điểm mới này trước hết được tiến hành trong nội bộ. Vào giữa tháng 12, chính quyền Nhật vốn suốt một thập kỷ qua vẫn ngần ngại chi cho quốc phòng, nay loan báo sẽ dành 170 tỉ euro cho lãnh vực quân sự trong năm năm tới, tăng 2,6%. Hết sức lo ngại trước sự hung hăng của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh luôn đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang kiểm soát, Tokyo chủ yếu muốn tăng cường năng lực giám sát trên không và trên biển, đồng thời cải thiện các phương tiện can thiệp tại những hòn đảo xa xôi.
Nhưng ngân sách Nhật đang phải đối phó với món nợ công tương đương 250% tổng sản phẩm nội địa, không cho phép duy trì nhịp độ chạy đua vũ trang với Trung Quốc. Theo ước tính của phương Tây, Bắc Kinh trong 12 tháng đã chi ra số tiền mà Tokyo có thể xài trong 5 năm.
Gặp khó khăn về tài chính, ông Shinzo Abe đành trông cậy vào việc cải cách hệ thống quốc phòng. Ông hy vọng tăng cường bộ chỉ huy Lực lượng phòng vệ Nhật Bản – tên chính thức của quân đội Nhật – qua việc thành lập các đơn vị mới. Ông thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia theo mô hình của Mỹ. Một đạo luật mới về bảo vệ bí mật nhà nước cũng sẽ được áp dụng, dự kiến trừng phạt nặng các viên chức tiết lộ thông tin. Biện pháp này sẽ tạo điều kiện trao đổi thông tin với tình báo Mỹ, cho đến nay vẫn nghi ngại về sự thẩm lậu tin tức từ các bộ của Nhật, không muốn trao đổi những thông tin quân sự nhạy cảm.
Trong những tháng tới, chính quyền phải đề nghị diễn dịch theo một cách mới bản Hiến pháp chối bỏ chiến tranh có từ năm 1946, để có quyền « tự vệ tập thể », nhằm hỗ trợ cho một đồng minh bị nước khác tấn công. Tokyo cũng muốn xem xét lại việc cấm xuất khẩu vũ khí. Những sáng kiến này giúp cho Nhật củng cố liên minh quân sự với Hoa Kỳ cũng như các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương hiện cũng đang quan ngại trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Đó là vì song song với những cải cách trong nước, Tokyo còn triển khai chiến lược gây ảnh hưởng qua việc xích lại gần nhiều nước trong khu vực, vạch nên một vòng vây chống Trung Quốc. Trước ông Shinzo Abe, chưa hề có một Thủ tướng Nhật nào liên tục công du tất cả các quốc gia ASEAN, và hứa hẹn sẽ đến thăm Canberra, New Delhi. Ông triển khai quan niệm « chuỗi kim cương an ninh » bao gồm Nhật Bản, Úc, Ân Độ và bang Hawai của Mỹ để bảo vệ tự do hàng hải trên các vùng biển lân cận. Không chỉ mặt điểm danh Trung Quốc, ông lưu ý là các quốc gia tham gia « chuỗi kim cương » này cũng tôn trọng những giá trị dân chủ và nhân quyền.
Không muốn bị coi là một nhân tố gây bất ổn trong khu vực, ông Shinzo Abe cho đến nay vẫn kích hoạt chính sách « phục hưng » này một cách chừng mực. Nhưng theo Les Echos, chuyến viếng thăm đền Yasukuni cách đây mười ngày đã khiến Trung Quốc và Hàn Quốc bất bình, và có thể mở đầu cho những bài diễn văn dân tộc chủ nghĩa hơn của Tokyo.
Khủng hoảng chính trị đe dọa kinh tế Thái Lan
Cũng về châu Á, thông tín viên nhật báo Le Monde tại Bangkok nhận định « Tại Thái Lan, khủng hoảng chính trị đe dọa nền kinh tế ». Đồng bath, đồng tiền quốc gia Thái đã xuống đến mức thấp nhất kể từ năm 2010.
Đến thứ Năm 2/1 tuần trước, đồng bath đã bị mất đi 5% giá trị, với 45 bath đổi được 1 euro. Thị trường chứng khoán Thái Lan (SET) đóng cửa hôm thứ Sáu 3/1 với 1.224 điểm, thấp nhất kể từ một năm qua. Dự báo tỉ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa, vốn đã gặp khó khăn vào cuối năm 2013 do kinh tế Trung Quốc chậm lại, chỉ khoảng 4%, so với tỉ lệ 6,5% của năm 2012.
Loan báo của thủ lãnh đối lập Suthep Thaugsuban sẽ phong tỏa thủ đô Bangkok hôm 13/1 tới cũng làm giới kinh doanh e sợ. Pichai Nariphthanpan, một trong những người có trách nhiệm của đảng cầm quyền Pheu Thai cảnh báo hành động này nếu xảy ra sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài vốn đã xuống thấp. Dẫn số liệu của Bangkok Post, ông Pichai cho biết các nhà đầu tư ngoại quốc vào tháng 12/2013 đã bán ra khoảng 200 tỉ bath cổ phiếu (4,5 tỉ euro). Theo ông, khủng hoảng chính trị đã làm nền kinh tế Thái thiệt hại 70 tỉ bath.
Phó chủ tịch Liên đoàn công nghiệp Thái Lan Tanit Sorat cảnh báo phe đối lập, nếu thủ đô bị phong tỏa, các hoạt động ngân hàng, thương mại và du lịch sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Các công ty du lịch và các khách sạn đang rất lo ngại : cho dù các bãi biển vẫn đông người vào đầu năm 2014, những người buôn bán ở Bangkok than thở doanh số bán cho khách du lịch đã giảm sút.
Bạo lực tại Cam Bốt gây lo ngại
Còn tại Cam Bốt, trong bài « Chính quyền muốn chế ngự đối lập », nhật báo Libération chú ý đến việc Phnom Penh phản ứng thô bạo trước phong trào phản kháng, cấm biểu tình. Tương tự, nhật báo La Croix trong bài viết mang tựa đề « Đối lập bị đàn áp tại Cam Bốt » cũng nhắc lại các sự kiện cảnh sát bắn vào công nhân biểu tình làm ba người thiệt mạng, cũng như việc cấm đoán xuống đường.
La Croix cho biết các nhà hoạt động nhân quyền tố cáo bạo lực đối với thường dân hiện ở mức độ tệ hại nhất từ 15 năm qua. Libération ghi nhận, vào thời điểm « Xứ sở nụ cười » chuẩn bị kỷ niệm 35 năm chế độ Khmer Đỏ sụp đổ vào ngày mai, chính quyền do Thủ tướng Hun Sen đứng đầu từ năm 1985 đến nay đang phải đối phó với phong trào phản kháng chưa từng thấy. Việc huy động lực lượng an ninh một cách quy mô ninh chứng tỏ chính quyền đang run sợ.
Cho dù đã thoát khỏi bàn tay đẫm máu của bọn Khmer Đỏ, người dân Cam Bốt và các tổ chức phi chính phủ tố cáo sự độc đoán, nạn tham nhũng, thao túng các cơ cấu chính phủ và phương tiện truyền thông. Liên đoàn nhân quyền Cam Bốt hôm thứ Bảy tuần trước bày tỏ sự lo ngại trước thông cáo của Bộ Quốc phòng sẽ « bảo vệ bằng mọi giá kết quả bầu cử hồi tháng Bảy và chính phủ do Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo ».
Xu hướng độc đoán của chính phủ Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc tình hình cũng không yên ả. Bài phân tích của Le Monde lưu ý, sau 23 ngày đình công, phong trào công nhân công ty Korail đã bị thẳng tay đàn áp. Một sinh viên đã nêu ra sự kiện này trong daejabo – tương tự đại tự báo, áp-phích viết tay được các nhà đối lập sử dụng trong thập niên 80 dưới chế độ Mao-ít, cũng như hoạt động của chính quyền từ khi nữ Tổng thống bảo thủ Park Geun Hye lên cầm quyền.
Tâm trạng bất mãn phổ biến cho đến nỗi hôm mùng 1 tháng Giêng vừa qua, một người đàn ông đã tự thiêu, kêu gọi bà Park từ chức. Sự hiện diện đông đảo của của cảnh sát trên đường phố Seoul cũng như của các nhân viên tình báo NIS trong các cuộc tranh luận công khai, là các dấu hiệu cho thấy xu hướng độc đoán của chính quyền ngày càng trỗi dậy.
Từ một năm qua, NIS đã bị lên án là hành động vì lợi ích của bà Park Geun Hye. Hàng ngàn tin Twitter đã được các nhân viên tung ra lúc sắp bầu cử tổng thống nhằm gây mất uy tín cho địch thủ Moon Jae In của bà. Một người ngoại quốc thông thạo tình hình Hàn Quốc nhận xét : « Tại bất cứ nền dân chủ nào khác, kiểu làm như thế nhất định gây ra xì-căng-đan ».
Tại Hàn Quốc, các cuộc biểu tình bị theo dõi chặt chẽ và đối lập ít có tiếng nói. Tuy giám đốc NIS đã từ chức và bà Park bác bỏ mọi liên can, nhưng theo nhà chính trị học Moon Chung In của đại học Yonsei thì : « Cơ quan tình báo đã đóng vai trò trung tâm trong đời sống chính trị, và là lực lượng ủng hộ lớn nhất của bà Park Geun Hye ». Do vậy tạp chí chuyên về điều tra SisaIN của Hàn Quốc đã chọn NIS là « Nhân vật chính trị trong năm ».
Hai dân biểu đảng Dân chủ đối lập bị đe dọa bãi nhiệm vì đả kích dữ dội Tổng thống, đảng PPU có nguy cơ giải thể. Những nhân vật thân cận của bà Park cũng không thể làm người ta an tâm : Chánh văn phòng Tổng thống Kim Ki Choon từng làm việc với cha của bà là nhà độc tài Park Chung Hee, còn giám đốc NIS hiện tại là Nam Jae Joon là cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội.
Ung thư : Bệnh nhân sống lâu hơn khi được nhân viên y tế cảm thông
Trên lãnh vực y tế, phụ trang báo Le Figaro nhấn mạnh sự cảm thông của y bác sĩ đối với bệnh nhân ung thư rất cần thiết. Một công trình nghiên cứu năm 2010 đã chứng minh rằng tình cảm của đội ngũ y tế làm tăng cơ hội sống sót cho những người bị bệnh ung thư phổi đã di căn.
Trong nghiên cứu này, các bệnh nhân được một ê-kíp y tế tận tâm hỗ trợ ngay từ khi được thông báo bị ung thư, có được chất lượng sống tốt hơn, ít bị trầm cảm hơn và sống được thêm ba tháng so với những bệnh nhân khác chỉ được điều trị về mặt kỹ thuật mà không quan tâm đến tâm tư tình cảm người bệnh.
Kinh tế Pháp và can thiệp quân sự châu Phi : Hai chủ đề chính đầu năm
Trong những ngày đầu năm, báo chí Pháp dành mọi chú ý cho thời sự trong nước, trước hết là quan hệ giữa chính quyền và Hiệp hội giới chủ.Le Figaro đặt câu hỏi : « Liệu ông François Hollande có thể thay đổi chính sách ? » và nhận xét, khác với những lời hứa tranh cử, Tổng thống Pháp một khi đã khẳng định khuynh hướng cải cách, cần phải cụ thể hóa « hiệp ước trách nhiệm » đề ra cho các doanh nghiệp.
Le Monde kể ra : « Thuế, thâm hụt ngân sách, tính cạnh tranh », đó là những vấn đề mà Medef, tổ chức của giới chủ Pháp muốn « tính sổ » với ông François Hollande. Cụ thể hơn, nhật báo kinh tế Les Echos dành hẳn ba trang báo khổ lớn cho 12 hồ sơ mà ông Hollande phải giải quyết : « Thuế, công nghiệp, chính sách xã hội ». Tờ báo nhận xét, quý I năm 2014 mang tính quyết định đối với sự khả tín của người đứng đầu nước Pháp. Còn L’Humanité thì khai thác một khía cạnh khác. Nhật báo cộng sản chạy tựa « Chúng tôi, những người học việc dưới gót giày của Medef », trích lời chứng của một sinh viên tại trung tâm đào tạo thuộc nhánh công nghiệp và luyện kim của Hiệp hội giới chủ Pháp, thuật lại rằng ở đây người ta dạy rằng phải vâng lời các ông chủ.
Trên lãnh vực quân sự, nhật báo công giáo La Croix cho biết « Tại Trung Phi, phải bắt tay vào làm tất cả mọi việc ». Theo tờ báo, sự can thiệp của quân đội Pháp từ một tháng qua nhằm ngăn chận các vụ thảm sát quy mô ở Bangui không thể giúp ổn định một đất nước kiệt quệ đang bị xâu xé. Còn tờ báo cánh tả Libération chạy tựa : « Sự can thiệp của Pháp : Những ngờ vực của châu Phi ». Mặc cho tính khẩn cấp về mặt nhân đạo, vẫn có những tiếng nói tại châu lục này đặt câu hỏi về vai trò của Paris tại Trung Phi và Mali.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.