Bức ảnh này là một khoảnh khắc gặp mặt ngẫu nhiên và thú
vị trong đám tang luật gia Lê Hiếu Đằng tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn vào những ngày
se lạnh cuối tháng Giêng năm 2014.
Nhà báo độc lập Phạm
Chí Dũng nhớ lại:
“Tôi không nghĩ rằng
ông Nguyễn Minh Triết, dù không còn là Chủ tịch nước, lại đến viếng một người
vừa tuyên bố công khai từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Chiều hôm đó, khi nhận ra
ông Sáu Phong (bí danh của ông Nguyễn Minh Triết) trong dòng người trước linh
cữu luật gia Lê Hiếu Đằng, một tình cảm bất thần, cảm động và ngập tràn hoài
niệm ùa vào trong tôi. Tôi vội bước đến ôm lấy hai vai ông. Tôi cũng không ngờ
là ai đó đã có nhã ý và thiện cảm dành cho chúng tôi một tấm ảnh thật khó quên
vào đúng khoảnh khắc đó.
Hình như ông ông hơi
gầy so với ngày trước. Đã quá lâu rồi, từ thời ông Sáu Phong ra Hà Nội đảm nhận
chức vụ Chủ tịch nước, đến giờ tôi mới được gặp lại ông. Nhưng trong ngần ấy
năm, thâm tâm tôi vẫn lưu giữ con người ông như một trong số ít lãnh đạo nhà nước
mà tôi kính trọng về tư cách. Ít nhất, ông cũng nằm trong số rất ít quan chức
cao cấp được người đời xem là “sạch sẽ”.
Những năm 2000, ông
Sáu Phong là thủ trưởng cũ của tôi, khi ông còn là Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí
Minh. Đó cũng là khoảng thời gian mà tôi có được những đóng góp hữu ích cho xã
hội và người dân, thông qua việc tham mưu trực tiếp cho ông.
Rất trái ngược với
phong cách và cả não trạng đãi bôi, thậm chí giả dối của đa số quan chức Việt
Nam, ở ông Sáu Phong không tồn tại cái tật xấu di căn ấy. Không chỉ tôi, mà rất
nhiều người thuộc nhiều tầng lớp đều ghi nhận thái độ chân tình cởi mở rất Nam
bộ của ông.
Nguyên Chủ tịch nước
cũng bất ngờ khi nhận ra tôi. Không nói gì, ông nắm tay tôi. Cái bắt tay khá
chặt. Bàn tay vẫn ấm áp, và như dân gian thường luận, người ta có thể cảm nhận
về tính cách và chiều sâu của mỗi con người qua từng cái bắt tay.
Quả là “Cuộc đời
này còn lắm gian truân. Chúc người bạn Lê Hiếu Đằng siêu thoát” như dòng
chữ lưu sổ tang của ông Sáu Phong. Nhưng sau phút giây bất ngờ gặp lại ông, tôi
lại có cảm giác buồn buồn về những quan chức về hưu lắng tiếng.
Và vẫn âm ỉ trong tôi
một dấu hỏi mặc niệm: nơi xã hội đầy rẫy nhiễu nhương và nền chính trị ngầy
ngật cơn đau có lẽ là cuối cùng này, ai sẽ là người được siêu thoát? Còn thân
phận những người tuyên xưng “đầy tớ của nhân dân” sẽ ra sao?”.
Phạm Chí Dũng ôm vai đàn em?
RépondreSupprimerCử chỉ ôm vai này quá hỗn xược,giữa một người nhỏ tuổi và một người lớn tuổi !
RépondreSupprimerBức ảnh có nội dung: "Ông anh đã giác ngộ"
RépondreSupprimerỦa ông anh,lâu ngày không gặp.....................................
RépondreSupprimerThằng lính hỗn xược nhất của nguyên Chủ tịch nước. Học tới tiến sỹ rồi mà còn chưa biết đạo làm người, bài viết chỉ để đánh bóng cho mình thôi chứ nội dung và hình ảnh thật quá khác xa nhau.
RépondreSupprimerCái ôm vai này của TS Dũng thật khó coi. Và cũng tiếc, ông Triết đã từng ở vị trí cao nhất của hệ thống chính trị lại để xaỷ ra tình huống giao thiệp này
RépondreSupprimerPhạm Chí Dũng gặp lại Nguyễn Minh Triết như gặp lại người " bạn " vong niên. Trái tim đến với trái tim. Các lãnh đạo đảng CSVN không phải là những ông...vua. Hãy đọc " Con nai đen " của Nguyễn Đình Thị. càng lên cao thì người ta càng cô đơn vì sống trong môi trường giả dối. Cái ôm xúc động chân tình của Phạm Chí Dũng là món quà vô giá với trái tim Nguyễn minh Triết bởi xung quanh ông chỉ đầy rẩy sự giả dối nịnh bợ. Với cái ôm và bài viết này về cuộc gặp Nguyễn Minh Triết, Phạm Chí Dũng khiến tôi thêm yêu và hiểu hơn về 1 lãnh đạo Cộng sản. Dù kém Nguyễn Minh Triết vài tuổi nhưng giờ đây ông không còn chức danh gì để tôi gọi dù tôi vẫn tôn trọng ông. Một đứa bé da đen có bố làm việc trong nhà trắng có quyền xoa đầu TT Obama lẽ nào một đầy tớ già của dân không cho phép ông chủ trẻ ôm hôn. Đây chính là đặc ân của ông chủ với đầy tớ mà không phải đầy tớ nào cũng được
RépondreSupprimerMấy cán pộ lớn tiếng công kích hành động "ôm vai CTN" của ông Phạm Chí Dũng là "hỗn xược" hay "lính đối với thủ trưởng" thật cũng hồ đồ.
RépondreSupprimerTheo các ông phải thế nào mới là "lễ độ"?
Xin thưa với các ông rằng ở VN chẳng có cái thể hiện mang tính chuẩn mực nào cho sự quý trọng một ai đó để có vẻ "lễ độ" cả. VN không giống với Thái Lan là khi người ta chắp tay hay Nhật Bản là sự cúi đầu,v.v
Ở VN dưới "tàn tích của chế độ phong kiến" thì hành động của người trẻ tuổi tỏ vẻ kính trọng đối với người lớn là khoanh tay còn đối với con dân với quan lại là hành động quỳ lạy. Nhưng đáng tiếc thay hành động đó lại là tàn tích của chế độ phong kiến trung hoa du nhập sang. Lại nữa chẳng phải "thời đại hồ chí minh" đã đánh đổ chế độ phong kiến thối nát đó rồi sao? Xin các ông (bà) tỉnh lai cho chúng ta đang sống giữa "thời đại HCM" ở những năm thế kỷ 21 rồi đấy ạ.
Các ông (bà) hãy thử làm vài động tác mẫu để thể hiện sự kính trọng lãnh đạo của các ông bà đi xem, quỳ hay lạy, hay khoanh tay vâng ạ? Nó quy định trong văn bản lễ tân nào của chính phủ "thời đại HCM" này?
Chính vì thế hành động của ông Phạm Chí Dũng là hoàn toàn bình thường. Cái kính trọng hay lễ độ nó thể hiện ở tình cảm và nó toát ra từ thần thái. Chứ không phải sự khiên cưỡng cho nó có vẻ "lễ độ" hay "kính trọng".
Đã dốt thì xin các vị im cho. Đừng cố mà tỏ ra nguy hiểm làm gì. Các vị muốn VN này quay trở lại thời kỳ phong kiến chăng?