samedi 9 mai 2020

Hoàng Hải Vân - Vì cớ gi Tòa án Nhân dân Tối cao đánh phủ đầu Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ?



Với những gì được truyền thông từ trước, việc Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao bác kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao là không khó hiểu. Mười bảy vị thẩm phán đã biểu quyết bốn vấn đề, theo tường thuật của Báo Tuổi Trẻ : 

1- Vụ án đã có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không? 17/17 vị biểu quyết quá trình điều tra vụ án có những sai sót về tố tụng nhưng "không thay đổi bản chất vụ án".

2- Bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm kết án Hồ Duy Hải có đúng người, đúng tội, đúng mức án hay không? 17/17 vị biểu quyết các bản án xét xử Hồ Duy Hải là "đúng người, đúng tội, đúng mức án".

vendredi 8 mai 2020

Thanh Hằng - Đã ép cung thì làm sao thể hiện trên hồ sơ ?



Mình đinh ninh là anh Hòa Bình sẽ cho trả hồ sơ, để điều tra lại vụ Hồ Duy Hải, sau khi Hội đồng thẩm phán đã xem xét từng kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSNDTC). Nhưng cuối cùng thì không! Đáng tiếc! 

Lẽ ra, Hội đồng Thẩm phán nên cho điều tra lại, để chứng minh sự đúng đắn của vụ án như Hội đồng thẩm phán đã khẳng định, khi nhiều người đang không tin vào bản án đã tuyên, sau khi luật sư của Hồ Duy Hải công bố các vi phạm tố tụng trong vụ án. Điều này hoàn toàn có lý vì sự thực là vụ án vi phạm quá nghiêm trọng, do điều tra viên non kém nghiệp vụ và cực kỳ vô trách nhiệm. 

Dĩ nhiên, việc điều tra lại sẽ khó khăn hơn, nhưng Hội đồng Thẩm phán đã có cơ sở là kết luận của hai tổ công tác đặc biệt (một tổ liên ngành gồm Bộ Công an, Tòa án Nhân dân Tối cao, VKSNDTC và Ban Nội chính Trung ương) và một tổ công tác độc lập của Bộ Công an), sau khi đã rà soát toàn bộ hồ sơ và đều cho rằng kết luận vụ án Hồ Duy Hải là không oan. 

Võ An Đôn - Đừng kỳ vọng vào công lý



Thẩm phán ở các nước dân chủ được lựa chọn từ những người ưu tú, không tham gia đảng phái chính trị và được bổ nhiệm suốt đời. Khi xét xử thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, không nghe theo sự chỉ đạo của bất kỳ ai.

Còn thẩm phán Việt Nam bắt buộc phải là đảng viên cộng sản, xét xử được xem là nhiệm vụ chính trị và theo sự chỉ đạo của Đảng. Nhiệm kỳ thẩm phán là 5 năm, nếu thẩm phán nào đó không nghe theo sự chỉ đạo của Đảng thì đương nhiên không được bổ nhiệm lại nhiệm kỳ sau.

Trước khi xử một vụ án chính trị hoặc vụ án dư luận quan tâm thì Cơ quan nội chính của Đảng triệu tập ba cơ quan liên quan là Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án họp đề ra một ý kiến thống nhất về vụ án.

Bùi Chí Vinh - Đằng sau một bản án tử



Đng sau bn án t ca H Duy Hi là s an toàn ca mt sát-th-thiếu-gia
Đ
ng sau s an toàn ca mt sát th thiếu gia là s bt kh xâm phm ca mt đi-gia-chính-tr
Đ
ng sau s bt kh xâm phm ca đi gia chính tr là s điu hành ca tp đoàn ma qu
Không ch
n nương thân cho nhng sinh vt gi là ngườ

Lê Ngọc Luân - Kết quả vụ Hồ Duy Hải : Thấy gì ở hai chữ Công Lý



17/17 vị Thẩm phán Tối cao đã ra phán quyết không hủy án điều tra và khẳng định "có vi phạm tố tụng nhưng không thay đổi bản chất vụ án". Nghĩa là 17 vị Thẩm phán khẳng định Hồ Duy Hải chính là hung thủ giết hai cô gái. Nhìn từ góc độ pháp lý và đạo lý của phán quyết này, chúng ta thấy gì, cá nhân tôi thấy kinh khủng bởi các lý do sau:

1) Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao khẳng định có vi phạm tố tụng và theo đánh giá của rất nhiều học giả pháp luật hình sự phân tích "vi phạm tố tụng này" là đặc biệt nghiêm trọng nhưng với nhận định "không làm thay đổi bản chất vụ án" thì phán quyết vẫn đưa ra như thường.

Điều này tạo ra một tiền lệ cực kỳ tai hại, đó là cơ quan tiến hành tố tụng dù có điều tra sai nhưng sau đó lập luận không thay đổi bản chất vụ án thì phán quyết số phận của một con người vẫn được đưa ra. Dù sinh mệnh ấy đang kêu oan.

Huy Đức - Niềm tin nội tâm



Công lý và số phận của Hồ Duy Hải có phải đã là ưu tiên quan trọng nhất? "Y án" không đơn giản chỉ để cứu uy tín chính trị của Chánh án Nguyễn Hòa Bình (khi còn là Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao, ông đã từ chối kháng nghị). 

Bằng phán quyết này, thành tích “phá trọng án” của cơ quan điều tra 12 năm trước được bảo vệ; nền tư pháp không phải ghi thêm một án oan vào sổ đen… 

Trong lịch sử tố tụng của nước ta, hung thủ của các vụ án mạng nghiêm trọng gần như đều nhanh chóng bị bắt. Tiền thưởng, huân chương, sao gạch… nhanh chóng được ban phát. Oan sai gần như chỉ được phát hiện khi “nạn nhân” từ “cõi chết trở về” [trường hợp em Tỏ ở Tiền Giang] hoặc hung thủ thật ra đầu thú [như trong vụ Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang và “bảy thanh niên nhận tội giết người ở Sóc Trăng” gần mười năm trước]. 

Mai Bá Kiếm - Tôi không tin chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm



Vì vậy, tôi đã viết stt CẦU XIN ƠN TRÊN PHÒ HỘ “TỬ TÙ” HỒ DUY HẢI!


12 giờ đêm qua, 7/5, rằm tháng Tư, trùng dịp Siêu trăng (flower moon 2020) xuất hiện (vị trí mặt trăng gần trái đất nhất trên quỹ đạo eclipse), tôi mang nhang lên sân thượng cầu Siêu trăng soi sáng cho vận mệnh Hồ Duy Hải!

Tôi không tin chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao Nguyễn Hòa Bình, từng là Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao và đã ra quyết định không kháng nghị giám đốc vụ án Hồ Duy Hải, nay ngồi ghế chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm mà lại công tâm?

Hoàng Nguyên Vũ - Mười hai năm, công lý vỡ vụn



Cuối cùng, cái ác vẫn chưa phải là điều đáng sợ nhất, mà là cái hài vô cảm của công lý trên nỗi đau con người!

12 năm vẫn tin rằng công lý sẽ mang đến sự may mắn cho con trai, em trai mình. Nhưng có lẽ, hôm nay sẽ là ngày kiệt quệ nhất trong hành trình 12 năm ấy, của mẹ và em gái Hồ Duy Hải. Những người ấy - kiên nhẫn và thống khổ với buồn, với đau để rồi đi đến chặng cuối: mất mát. Trái tim người mẹ và dòng huyết quản tình thân của cô em gái, cuối cùng cũng phải vỡ vụn, sau phiên tòa chiều nay.

Vấn đề không dừng lại ở việc mạng sống của một con người, mà là chữ "công lý" có thực sự tròn vành rõ chữ hay chưa, trong vụ án này. 

Hoàng Linh - Nhân sinh một kiếp Hồ Duy



(Bài viết trước khi có kết quả giám đốc thẩm – TM)

Tòa án nơi diễn ra phiên giám đốc thẩm.
Thật nặng nề khi xem VTV đưa tin về phiên giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải, trong khi phiên tòa còn chưa kết thúc nhưng với bản tin này Hồ Duy Hải dường như đã bị đóng đinh vào bản án.

Vì báo chí bị hạn chế dự khán nên mọi người chỉ có thể xem tường thuật từ hai tờ báo, tạp chí chuyên ngành. Và dù cố gắng có thái độ trung dung, nhưng có vẻ như sự tranh tụng nghiêng về phía chứng minh việc điều tra đã bỏ sót điều gì, hai cấp xét xử đã chủ quan chỗ nào, chứ không nổi lên hành vi tìm những yếu tố gỡ tội theo nguyên tắc Suy đoán vô tội.

Ở bất cứ nơi đâu, tội ác cũng cần được trừng phạt, nhưng vì sao nhiều nước đòi bỏ án tử hình?

jeudi 7 mai 2020

Ngoại giao « chiến binh sói » khiến Trung Quốc bị gậy ông đập lưng ông


Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), một trong những khuôn mặt « chiến lang » hung hăng nhất. Ảnh chụp ngày 08/04/2020. © REUTERS/Carlos Garcia Rawlins
Đăng ngày:


Ngày 10/04/2020, các nhà Trung Quốc học không thể không nhắc lại trên mạng xã hội câu nói trên, trong bối cảnh thực tế 46 năm sau hoàn toàn đi ngược lại. Bắc Kinh tung ra chiến dịch « ngoại giao khẩu trang » được dàn dựng kỹ lưỡng trên toàn thế giới. Điều này lại càng ấn tượng hơn khi chỉ mới vài tuần trước đó, Trung Quốc đòi hỏi các nước phương Tây giữ im lặng về viện trợ y tế cho tâm dịch Vũ Hán.

Le Monde nhận xét, khi đến lượt châu Âu và Hoa Kỳ trở thành nạn nhân của con virus xuất phát từ Vũ Hán, Bắc Kinh cùng với sự tiếp tay của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bèn cao giọng tuyên truyền việc xử lý khủng hoảng của Trung Quốc là hình mẫu cho toàn cầu. Thiếu chuẩn bị trước đại dịch, Mỹ trở thành quốc gia có nhiều người chết vì virus corona chủng mới nhất thế giới, còn châu Âu chiếm hai phần ba số trường hợp tử vong. Trung Quốc coi đây là cơ hội bằng vàng !

Huỳnh Duy Lộc - Vũ Đức Sao Biển với Đêm Gành Hào nghe điệu Hoài Lang



(Sau một thời gian bị bệnh hiểm nghèo, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã từ trần vào ngày 6 tháng 5 năm 2020 ở tuổi 73 tại Sài gòn. Tờ báo đưa tin sớm nhất là Báo Pháp Luật TP.HCM, nơi anh về công tác cùng với Tổng biên tập Nam Đồng, một người đồng hương Quảng Nam).

Vũ Đức Sao Biển tên thật là Vũ Hợi, sinh ngày 12 tháng 2 năm 1947 tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Năm 18 tuổi, sau khi đậu tú tài 2, anh vào Sài Gòn học ban Việt - Hán Đại học Sư phạm Sài Gòn và học ban Triết học Đông phương ở Đại học Văn khoa Sài Gòn.

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, anh chọn thành phố Bạc Liêu làm nhiệm sở, và có nhiều kỷ niệm với thành phố phương Nam vốn là một trong hai quê hương của đờn ca tài tử Nam bộ như lời kể của anh:

Nguyễn Công Khế - Tiễn anh, Vũ Đức Sao Biển về bên những đồi sim quê nhà


Nhạc sĩ, nhà báo Vũ Đức Sao Biển.

Nhạc sĩ, nhà báo Vũ Đức Sao Biển đã ra đi. Một người hiền từ, chăm chỉ, có một ca khúc để đời “Thu hát cho người“ và nhiều ca khúc khác được ưa thích. Có một thời gian dài, anh về làm việc với tôi và Báo Thanh Niên. 

Tôi nhớ, khi tòa soạn chuyển từ Trần Hưng Đạo về 248 Cống Quỳnh, lúc ấy căn nhà chưa được xây mới lại, phòng tổng biên tập sát bên phòng làm việc của anh. Ở kế đó, là khoảng trống, ngồi uống trà khi rảnh việc. 

Biết bao lần trò chuyện cùng anh. Chuyện đời, chuyện nghề, chuyện nhạc, chuyện Sài Gòn khi những chàng trai ngoài Trung bỡ ngỡ bước vào đây để học Đại học. 

Hoàng Nguyên Vũ - Vũ Đức Sao Biển, những điệu buồn xin để lại trần gian


Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển thuở "Thu, hát cho người".

Yên nghỉ nhé chú. Tình ấy, sống để dạ thác mang theo...

Vậy là nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã về cát bụi, bỏ lại hồng trần những vui buồn day dứt vào ca khúc để "thương những đời như lục bình trôi" vào cõi thẳm sâu. Một trong những nỗi day dứt đó, là người con gái tên Thu đầy ám ảnh trong ca khúc "Thu, hát cho người".

Bạn từng nghe ca khúc đó qua giọng ca khó có thể quên của nữ danh ca Lệ Thu một thời vang vọng ở các phòng trà Sài Gòn trước 1975. Nghe thì người ta nghĩ chắc nhạc sĩ viết về mùa Thu, nhưng thực sự, Thu trong ca khúc là một tên riêng, một cô gái có thật.

mercredi 6 mai 2020

Từ virus đến nguyên tử, mối liên hệ nguy hiểm giữa Pháp và Trung Quốc

Phòng thí nghiệm công nghệ cao P4 của Viện Vi trùng học Vũ Hán do Pháp giúp xây dựng. Ảnh chụp từ trên không ngày 17/04/2020. LOUISA GOULIAMAKI / AFP
Đăng ngày:


Con virus corona lọt ra từ phòng thí nghiệm P4 của Viện Vi trùng học Vũ Hán, nơi chứa những con virus nguy hiểm nhất thế giới như tổng thống Donald Trump đã nói ? Hoặc là từ phòng thí nghiệm P3 gần đó, cũng chuyên nghiên cứu về virus corona ? Hay là nó thoát ra từ phòng thí nghiệm P2 của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nơi tiến hành các cuộc nghiên cứu về virus corona trên loài dơi trong những điều kiện nhiều khi kém an toàn, nằm cách ngôi chợ thịt rừng Hoa Nam chỉ 300 mét ?

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm Chủ nhật 03/05/2020 khẳng định « có đầy những bằng chứng » là con virus xuất xứ từ một phòng thí nghiệm Vũ Hán, nhưng không nói rõ phòng thí nghiệm nào. Ông cũng không trả lời câu hỏi liệu con virus có do Bắc Kinh cố tình phát tán hay không.

Từ phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán đến nhà máy xử lý nhiên liệu nguyên tử

Lê Minh Hạ - Vũ Đức Sao Biển, tác giả « Thu, hát cho người » đã ra đi biền biệt


Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển

Một trong những nhạc sĩ viết hay nhất về mùa thu, tác giả của Thu, hát cho người đã đi về miền thu vĩnh hằng, trong một mùa trăng đang tròn, sau một thời gian sống với căn bịnh ung thư, ở tuổi 72.

Nhận tin này khi vừa qua nửa đêm, trăng khuya chờ rằm sáng hắt qua khung cửa, soạn bản nhạc mang âm hưởng Nam Bộ của ông ra nghe, Đêm Gành Hào nhớ điệu Hoài Lang mà nghe lòng minh mang quá.

Vũ Đức Sao Biển viết không nhiều lắm so với các nhạc sĩ khác. Nhạc của ông, tôi chỉ thích đúng 3 bài, nhưng thích hoài từ khi được nghe lần đầu tiên, cho đến tận bây giờ.

Quang Vĩnh - Kịch bản nào cho Hồ Duy Hải ?



Hôm nay, ngày 06/05/20 tại Hà Nội, bắt đầu phiên xét xử giám đốc thẩm vụ án “tử tù Hồ Duy Hải”. Vậy là sau 12 năm, từ khi Hải bị tuyên án tử hình, vụ án được xem xét lại. Đây là phiên tòa được gia đình, các luật sư và dư luận chờ đợi, Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của Hồ Duy Hải, cùng dì ruột và em gái Hải đến cổng tòa từ rất sớm nhưng đứng ngoài phiên Tòa, chờ tin. 

Trao đổi với báo giới, bà Loan cho biết: Tôi không muốn kể nữa về những gian nan khổ cực trong suốt đoạn đường tôi kêu oan. Nước mắt tôi đã chan dài từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam, chỉ có nước mắt cùng tôi những ngày tháng rất dài như vậy để chờ đợi phiên tòa giám đốc thẩm hôm nay, mong họ nhìn thấy khách quan, toàn diện về bản án oan sai của con trai tôi và trả lại công bằng cho con trai tôi. 

KỊCH BẢN NÀO CHO HỒ DUY HẢI?

Tôi không có đủ chứng cứ để tranh luận với tòa về lý lẽ đúng sai, việc đó có luật sư tại tòa tranh luận (LS Trần Hồng Phong chỉ được dự và trình bày đầu giờ sáng, khi Tòa tạm nghỉ thì LS Phong cũng thôi dự Tòa vì Hội đồng giám đốc thẩm thấy không cần thiết có mặt luật sư nữa).

Quang Vĩnh – Đừng để họ chết oan rồi đi giải oan !




Trong khi chờ đợi, xin đọc lại bài đã viết trên Facebook cá nhân ngày 4/12/2019 để có hệ thống vụ án Hồ Duy Hải.

MẠNG NGƯỜI VÀ CÔNG LÝ KHÔNG BAO GIỜ LÀ LOẠI THỨC ĂN NHANH!

Vào sáng 14.1.2008, cả nước bàng hoàng trước thông tin hai nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi (ấp 5, xã Nhị Thành, H.Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị sát hại dã man ngay tại nơi làm việc. Số tiền 1,4 triệu đồng, một số điện thoại, sim card và nữ trang cũng biến mất khỏi hiện trường.

- Ngày 21/3/2008: Cơ quan điều tra (CQĐT) khởi tố và bắt tạm giam Hồ Duy Hải (23 tuổi, ngụ tại ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) với tội danh giết người, cướp tài sản.

Hoàng Nguyên Vũ - Một nỗi đau lớn về công lý đã đi vào lịch sử



Treo lơ lửng mạng sống một con người hơn 12 năm !

 Vụ án Hồ Duy Hải được ghi vào lịch sử ngành tư pháp là một trong những vụ án dài nhất thế kỷ, vắt kiệt quá nhiều nước mắt của những thân nhân nghi phạm. Thậm chí làm lỡ làng bao nhiêu cuộc đời, trong đó có em gái, có mẹ của Hải. 

Nếu oan sai (tôi dùng chữ "nếu"), thì chẳng biết ai sẽ trả lại cho Hải toàn bộ những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời một con người cùng danh dự Hải đã mất đi trong suốt hơn 12 năm ấy.

Lưu Trọng Văn - Phiên tòa của Lương tâm ông chánh án?



Ngày hôm nay chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình trực tiếp ngồi trên ghế nóng xét xử vụ án nóng bỏng nhất và nhiều tai tiếng oan khuất nhất của nền pháp lý Việt Nam: vụ án tử tù Hồ Duy Hải.

Tại sao ông chánh án Tòa tối cao này lại trực tiếp ngồi phán xử vụ án đầu tiên và có thể là duy nhất trong cuộc đời của một người từng là phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Điều tra, viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao này?

Lương tâm?

Huỳnh Ngọc Chênh - Tui và vụ án Hồ Duy Hải



Ảnh Nguyễn Thúy Hạnh

Nếu không lầm thì tui là một trong số những người biết sớm nhất về vụ án bưu điện Cầu Voi, nạn nhân là hai cô gái trẻ bị giết chết thê thảm.

Vào đầu năm 2008, đêm đó tui trực tòa soạn, 20 trang báo đã lên khung chờ tui duyệt lần cuối để chuyển đi in. Lúc đó khoảng hơn 12 giờ khuya, tui đã duyệt xong hết và ký tên vào bản duyệt cuối cùng nhưng vẫn chưa cho bộ phận kỹ thuật chuyển đi vì nghe dưới ban Chính trị Xã hội (CTXH) báo lên có tin nóng giờ chót. 

Tin nóng đưa lên là vụ án hai cô gái bị giết thảm khốc tại bưu điện Cầu Voi. Tui đọc và biên tập rất kỹ, rồi rút đi một tin, để thay tin này vào.