vendredi 21 juin 2024

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 21.06.2024

1. "Ông Lê Văn Dũng được bầu làm chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam"- Chia vui với tỉnh Quảng Nam đã có chủ tịch, dù bác này đã 58 tuổi. Vất vả phết.

2. "Nam sinh viên mất tích 2 tháng được gia đình chi 150 triệu đồng chuộc về"- Đọc mà thấy buồn. Sinh viên rồi mà để bị lừa đơn giản thế thì đúng là, chả hiểu học hành hiểu biết như thế nào? Cuối cùng bố mẹ tốn thêm 150 triệu cho cú "khởi nghiệp" vĩ đại của con mình.

3. "Mạo danh phó trưởng Ban Nội chính Trung ương đi lừa hơn 30 tỉ đồng" - Công nhận đi lừa dễ và người bị lừa cũng... dễ. Và cũng giàu nữa.

Hoàng Quốc Dũng - 21 tháng Sáu là ngày gì của báo chí?


Xem hồi sau sẽ rõ!

Trước tiên tôi xin kể một câu chuyện rất nổi tiếng được lưu truyền rộng rãi bên Trung Quốc thời chúng ta. Chuyện kể rằng vào năm 1964, một bác nông dân già bên Trung Quốc tên là Miao Tài Séng đã được hân hạnh bắt tay Mao Trạch Đông khi Mao đi thăm một vùng nông thôn.

Để tôn trọng cái niềm vinh hạnh cực kỳ đặc biệt này, dân làng cấm người nông dân này tắm rửa và cũng cấm luôn không cho ông ta ra khỏi làng. Họ dựng một hàng rào khoanh ông ta lại. Dân làng hàng ngày đến sờ ông ta để được cảm nhận hơi ấm của Mao. Sau một thời gian thì ông ta đã chết vì vấn đề vệ sinh.

Đây là một câu chuyện được lưu truyền thực sự, còn sự thật của nó đến đâu thì tôi không biết.

Trần Xuân Thái - Làm báo xưa và nay


Sáng sớm, lục mấy ngăn tủ đồ cũ, lôi ra được mấy cái "công cụ hành nghề" một thời, từ cổ điển đến bán cổ điển.

Gồm : Máy quánh chữ thủ công, máy ghi âm băng Sony 5 ly, máy nhắn tin radio-page (phone-link), máy chụp ảnh KTS đời đầu 6.5 Megapixel, máy camcorder KTS đời đầu... tất cả đều có tuổi đời từ 20 năm trở lên.

Ngẫm lại, hồi xưa làm báo cực thiệt. Mỗi tháng được phát mấy ram giấy A4 vàng khè. Đi "hành lạc" dìa là viết ra giấy, trừ ra 1/4 dọc bên trái để biên tập sửa bài. Bài biên tập xong thì chuyển qua phòng nhập liệu. Những nhân viên làm công việc này (nhập liệu) sử dùng cả mười ngón tay vẽ "những đường ngoằn ngoèo" nhanh như điện trên bàn phím và mắt gần như dán chặt trên màn hình, các dòng chữ cứ vậy mà ào ào phun ra như núi lửa trào dung nham.

Lưu Trọng Văn - Cảm nhận ngày nhà báo


Trên trang báo cá nhân của nhà báo Dân Sau Đong gã xúc động trước thông tin về một cụ ông 95 tuổi vẫn hàng ngày bình thản đạp xích lô tự mình kiếm sống và đem niềm vui cho người khác.

Một thông tin mà nhiều thông điệp ý nghĩa về cuộc đời này. Sau sự kiện tu sĩ Minh Tuệ, gã cảm nhận Đất nước đang dâng trào một Dòng chảy kỳ diệu. Gã với tư cách một người đam mê sáng tạo văn học và chép sử, không khỏi trằn trọc về bước đi và lựa chọn của mình để có thể hòa nhập vào Dòng chảy ấy.

Và trong Dòng chảy ấy xuất hiện rất nhiều ánh mắt, nhân cách mà gã tự nhận đó là ánh mắt và nhân cách dẫn dắt.

Nguyễn Văn Tuấn - Lịch sử báo chí Việt Nam có bề dày hơn 150 năm, chớ không phải 99 năm đâu


Tờ "Gia Định Báo" ra mắt công chúng Sài Gòn ngày 15/04/1865 là tờ báo đầu tiên của Việt Nam.

Tờ Gia Định Báo ra hàng tuần, và tồn tại đến 44 năm, đình bản vào ngày 01/01/1910. Gia Định Báo dùng chữ Quốc Ngữ và do đại học giả Trương Vĩnh Ký làm tổng biên tập. Như vậy, cũng có thể nói rằng ông Trương Vĩnh Ký là ký giả đầu tiên của Việt Nam.

Nam kỳ còn là nơi cho ra đời tờ báo phụ nữ đầu tiên của Việt Nam. Đó là tờ tuần báo "Nữ Giới Chung" (tiếng chuông của nữ giới) được ra mắt công chúng Sài Gòn năm 1918.

Tiểu Vũ - Buồn vui chuyện nghề báo (2)

 

Tháng Sáu có một ngày gọi là "Ngày Nhà báo Việt Nam". Đây cũng là dịp để mỗi người làm báo chia sẻ những câu chuyện buồn vui trên bước đường hành nghề của họ với bạn đọc.

Với tôi, một người làm báo chuyên viết mảng văn hóa văn nghệ nên có nhiều kỷ niệm với giới văn nghệ sĩ...Và câu chuyện về bài hát "Con đường xưa em đi" là một niệm khó phai nhất của riêng tôi.

Nhớ lại năm đó bất ngờ bài hát "Con đường xưa em đi" của nhạc sĩ Châu Kỳ bị Cục Nghệ thuật và Biểu diễn (NTBD) ra quyết định thu hồi và cấm lưu hành vĩnh viễn, vì họ cho rằng bài hát này sáng tác trước năm 1975 và có nội dung "nhạy cảm".

Tiểu Vũ - Buồn vui chuyện nghề báo (1)

Thời gian gần đây, nếu đi họp báo, kể cả các sự kiện lớn do sở ban ngành của nhà nước tổ chức, để ý sẽ nghe trong phần tuyên bố lý do giới thiệu thành phần tham dự sẽ nghe có câu:

"Cảm ơn các YouTuber, TikToker (rồi mới đến cảm ơn) các cơ quan báo đài đến dự và đưa tin...". Là hiểu nghề báo chí của chúng tôi đang ở vị trí nào!

Có lần nọ đi họp báo Lễ hội cà phê Tây Nguyên, thấy Ban tổ chức bố trí chỗ ngồi cho các hot YouTuber, TikToker ngồi hàng đầu tiên rồi đến các nhà tài trợ, dãy cuối cùng bên trái mới dành cho phóng viên.

Lưu Trọng Văn - Ngày Nhà báo Việt Nam


Do đặc thù lịch sử truyền thống và thực tế hoàn cảnh khi ra đời nên Ngày Báo chí Việt Nam dính kèm hai chữ “cách mạng”, dẫn đến chỉ dành cho các nhà báo của nhà nước.

Với thực tế hôm nay, mặc dù không có báo tư nhân chính danh nhưng cách mạng công nghệ tràn ngập thế giới phẳng. Tại Việt Nam đã tự nhiên xuất hiện hàng ngàn “báo chí Dân” do các Facebooker, YouTuber tạo ra.

Hệ thống truyền thông ấy tham gia cùng hệ thống truyền thông nhà nước có mặt khắp đất nước trở thành công cụ đưa tin, viết bài, truyền hình ảnh nhanh, sống động mọi hoạt động của cuộc sống.

Nguyễn Thông - Huy Đức (4)

Hôm nay, 21.6, phải kể tiếp ký ức về nhà báo Huy Đức, người đang đón lễ trọng trong nhà giam, người có mấy chục năm là “nhà báo cách mạng”.

Năm 1996 ấy, tôi mới chỉ tuổi nghề mấy tháng, còn Huy Đức đã được tính bằng những năm nổi tiếng, lừng danh trong làng báo. Vậy nhưng chả hiểu sao, đang là quân tiên phong của Tuổi Trẻ, y lại nhảy sang Thanh Niên. Tôi cũng chả có dịp tò mò hỏi, bởi một phần mình… sợ, kính nhi viễn chi, phần khác y thoắt chỗ này thoắt chỗ khác, mà tinh làm việc với các sếp Khế, Tịnh, Nhượng, Chênh, mình tuổi gì mà dám ngó nghía.

Huy Đức đầu quân về Thanh Niên được một thời gian chưa bao lâu, chẳng hiểu có sự rủ rê gì không, tôi bắt đầu được diện kiến những tên tuổi khá nổi tiếng trong làng báo lúc bấy giờ. Ban đầu là Dương Minh Long, rồi Yên Ba, vài năm sau còn có cả Tuấn Khanh, Trần Việt Đức. Họ còn khá trẻ, nhưng sớm được xếp vào hạng lão làng, về chuyên môn như ngôi sao sáng, “vua biết mặt, chúa biết tên”, ít ai bì kịp.

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.06.2024


 

jeudi 20 juin 2024

Lưu Trọng Văn - Trung Quốc mới là nước quan tâm nhất tới chuyến thăm của tổng thống Nga đến Hà Nội

Sau tuyên bố Nga ủng hộ Trung Quốc ở Biển Đông của tổng thống Nga - khi chưa xảy ra chiến tranh Nga-Ukraina khi mà vị thế của Nga chưa bị cô lập - thì tình thế hiện nay của Nga đã hoàn toàn khác.

Nga phải mở cửa rộng về hướng Đông nơi không chỉ có Trung Quốc, vì vậy lập trường của Nga buộc sẽ phải khác khi đến Việt Nam, đất nước quan trọng đối với Nga lúc này.

Chính vì vậy Trung Quốc lại chính là nước theo dõi chặt chẽ nhất với con mắt quan tâm nhất, đề phòng nhất những diễn biến trong chuyến thăm Hà Nội của tổng thống Nga, chứ không phải Mỹ hay châu Âu.

Lê Xuân Nghĩa - Việt Nam ứng xử phù hợp với chuyến thăm của Tổng thống Putin


Không rầm rộ như Triều Tiên đón Putin. Không trang trọng như Việt Nam đón Tập Cận Bình. Một sự đón tiếp chừng mực.

Nếu không muốn nói có chút lạnh lùng, khi đích thân Thủ tướng ra tận sân bay đón Tập, và tiễn Tập là đích thân Chủ tịch Quốc hội. Còn đón Putin chỉ là Trưởng ban Đối ngoại Trung ương và Phó Thủ tướng. Trong khi một ngày trước đó, đích thân Chủ tịch Kim Jong Un ra tận chân cầu thang máy bay đón Putin

Mặc dù truyền thông có nhấn mạnh một số cụm từ để nâng cao tầm quan hệ Việt - Nga, nhưng nó mang tính ngoại giao hơn là thực chất.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 20.06.2024


1. Đinh Tiến Dũng rời chức. Đất này có vẻ hợp cạ với bị bắt, mất chức, kỷ luật. Hay tại cụ rùa mất mà an táng không chu đáo nhở?

2. Anh Pu chọn giờ đến Việt Nam cũng khéo, 2 giờ đêm, dân khỏi phải ra đường vẫy cờ. Có điều các vị có trách nhiệm đi đón cũng vất vả, đêm hôm lọ mọ, khổ.

3. Tin này vui ạ: "Tổ chức tour nhà ngoại, in băng rôn chào đón cháu nghỉ hè, dân mạng cười ngất".

Lê Học Lãnh Vân - Vĩnh biệt chàng trai Hà Nội


Ôi chao, anh Tiến, nhà văn Vũ Ngọc Tiến, đã mất rồi!

Trong vòng một tháng, mới ngồi dùng buổi sáng với anh tại buổi họp bạn Văn Việt nhân dịp anh Trương Vũ, anh chị Ngu Yên về Việt Nam, rồi lại ngồi với anh tại nhà chị Ý Nhi, dùng cháo lòng do anh đặt mang tới cùng với chai vang đãi bằng hữu.

Thật ra, tôi cũng chỉ mới thường ngồi với anh vài năm lại đây thôi, cũng khoảng hai chục lần gặp mặt hay cùng đi thăm bạn văn đau yếu. Vài năm nhưng tình anh em đủ sâu đậm! Khi còn bôn ba sinh kế, khoảng năm 1995, trong một lần ghé thăm quán cơm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp bên kia cầu Paul Doumer, tôi được loáng tháng nghe nhà văn nhắc tên Vũ Ngọc Tiến. Nghe tên, chưa gặp người.

Thanh Hằng - Ai là phản động ?


Gốc cây có vôi trắng này mấy hôm trước nghe nói từng là chỗ ẩn tu trong rừng của sư Thích Minh Tuệ đấy, đại chúng ạ. Gứm, có mấy hôm mà rừng thành quang đãng thế này, tốc độ xây dựng nhanh quá nhanh!

Cái chỗ ghép cảnh người gật gật như đang ngồi cạnh phỏng vấn sư, và cái cảnh người thì rõ nét, còn rừng thì mờ tịt ấy, ghép hơi lộ liễu tí, nhưng mà đứa nào dám bảo ghép, là bà báo Sở Cẩm phạt 7 chai rưỡi cho lật lưỡi nhé!

Nghiêm cấm dùng từ “ghép hình”, mà phải hiểu đấy là do tay nghề cao nên dùng kỹ thuật “đánh ven” mới cả do ánh sáng không đều đấy đại chúng ạ!

Nguyễn Đình Bổn - Thánh Độ Mệnh, « sáng tạo » của Chân Quang !


Ngoài việc kỷ luật cấm thuyết giảng (tầm bậy) cần thu hồi những vật phẩm "buôn thần bán thánh" của Thích Chân Quang!

Trên các nền tảng mạng xã hội, công ty Pháp Quang của ông Thích Chân Quang rao bán nhiều vật phẩm, trái với chánh pháp, ví dụ cái gọi là "những vị Thánh Độ Mệnh".

Cần biết tư tưởng Phật giáo dựa vào giáo huấn của Đức Phật "hãy tự mình đốt đuốc mà đi" chớ không cầu xin vào bất kỳ một tha lực nào, do đó Phật giáo không hề có thánh độ mệnh.

Hoàng Nguyên Vũ - « Chúng thanh niên » của ông Chân Quang : Phải chăng là âm mưu?

Ông Chân Quang vừa bị Giáo hội Phật giáo Việt Nam kỷ luật, cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức, không chủ trì tổ chức các sự kiện tập trung đông người tại bất cứ đâu, trong vòng 2 năm.

Nhưng đó mới chỉ là một phần nổi trong văn bản kỷ luật ông này. Còn hai phần nữa, khá quan trọng, mà Giáo hội cũng đã đưa ra. Một là: Cái chùa của ông Quang và bản thân ông ta phải thu hồi tất cả các phái quy y tam bảo có nội dung tự sửa 1 trong 5 giới luật, gỡ bỏ tất cả những bài giảng có nội dung gây hoang mang xã hội.

Và, hai là, ông Quang và ban quản lý cái hệ thống chùa của ông ta, phải “chấn chỉnh sinh hoạt của các đạo tràng, chúng thanh niên Phật quang tại các tỉnh, thành phố”.

Lê Thanh Phong - Lo trả nghiệp kiếp trước, lo phước báu kiếp sau, vậy kiếp này ai lo?


Ở lứa tuổi học sinh, tâm hồn các em là tờ giấy trắng, hồn nhiên, thơ ngây.

Các em phải được giáo dục những điều tích cực, lạc quan, tươi vui, yêu đời. Các em phải được truyền đạt sự say mê học hành, nghiên cứu, sau này trở thành chủ nhân của đất nước, là thế hệ tương lai xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Muốn vậy, các em phải khỏe phải mạnh, lành mạnh về thể chất và tinh thần. Đến khóa tu mùa hè hay bất cứ khóa học nào, nội dung học tập và rèn luyện đều phải hướng đến những điều căn bản đó.

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.06.2024


 

mercredi 19 juin 2024

Dương Quốc Chính - Bài học hai mặt

Lần đầu mình thấy công an phải có màn diễn tập đón đoàn Putin, có cả ô tô chống đạn của Putin như thật! Trong khi báo chí vừa mới đăng tin là tối nay đoàn mới sang!

Tối anh mới sang thì anh báo cmn sớm đi để chiều tối hãy cấm đường đỡ khổ dân Hà Nội. Mình dự là Putin đang ở Triều Tiên, mà lịch bên đó cũng không công bố cụ thể, nên Việt Nam cũng không biết lúc nào anh xong việc để tạt qua bên này. Đâm ra cứ cấm đường đại luôn từ 7 giờ sáng hôm nay.

Hay đoàn xe diễn tập kia mới là Putin thật đang làm việc rồi? Tối nay mới là đoàn giả để biểu diễn? Vừa gốc KGB lại tội phạm quốc tế nên cẩn thận rườm rà phô diễn cồng kềnh quá.