Bưu điện Cầu Voi, nơi xảy
ra vụ việc. Ảnh: Đình Việt
(DV 15/05/2020)Ngay sau khi báo Dân Việt đăng bài xung quanh nghi
can "Nguyễn Văn Nghị" trong vụ án Hồ Duy Hải, chiều ngày 15/5, nguồn
tin riêng đã cho PV Dân Việt cho biết, người liên quan đến vụ án này tên thật
là Nguyễn Hữu Nghị, trú ở TP.Tân An.
Thông
tin cho biết, sau khi vụ việc được phản ánh trên Dân Việt, cơ quan chức năng
tỉnh Long An đã khẩn trương cho biết rằng, người từng liên quan đến vụ án này
tên thật là Nguyễn Hữu Nghị, cư ngụ ấp Hòa Ngãi, xã An Vĩnh Ngãi, TP.Tân
An (Long An) chứ hoàn toàn không phải là "Nguyễn
Văn Nghị, sinh 1979, thường trú ấp Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền
Giang", như các văn bản của các cơ quan luật pháp và báo chí thông tin
trong suốt ... gần 13 năm qua.
Nguyễn
Hữu Nghị từng bị triệu tập lên cơ quan công an để lấy lời khai, nhưng đã chứng
minh được mình ngoại phạm, không liên quan vụ án nên cơ quan điều tra (CQĐT)
không đưa vào hồ sơ vụ án.
Bưu cục Cầu Voi ở xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An vẫn cửa
đóng, then cài, bỏ hoang trong suốt gần 13 năm qua. Ảnh: Đình Việt
(DV 14/05/2020) Ngày
13/5, PV Dân Việt đã về xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang - nơi được
cho là Nguyễn Văn Nghị thường trú. Tuy nhiên, tung tích người này vẫn bặt vô âm
tín.
Vụ
án tử tù Hồ Duy Hải tiếp tục làm "nóng" dư luận, khi một "điểm
mờ"trong vụ án là Nguyễn Văn Nghị hoàn toàn biến mất trong hồ sơ vụ án.
Ngày 13/5, PV Dân Việt đã về xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang - nơi
được cho là Nguyễn Văn Nghị thường trú. Tuy nhiên, tung tích người này vẫn bặt
vô âm tín.
Nguyễn Văn Nghị - "điểm mờ"
trong vụ án Hồ Duy Hải
Thật
vậy, trong toàn bộ hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải hết sức phức tạp, ngồn ngộn các chi
tiết, tình tiết, con người, thời gian kéo dài gần 13 năm...; nhưng những gì
liên quan đến đối tượng Nguyễn Văn Nghị - nghi can số 1 trong những ngày đầu
xảy ra vụ án - đều thể hiện rất ít ỏi, kể từ khi Hồ Duy Hải tra tay vào còng.
Thứ nhất, phiên
tòa này là do Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao làm Hội đồng
xét xử.
Theo quy định tại
khoản 5 Điều 382 Bộ Luật TTHS thì trường hợp này được áp dụng đối với bản án có
tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của phiên
tòa giám đốc thẩm bằng Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm
bằng Hội đồng xét xử gồm 5 Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết
thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án được quy định tại khoản 4 điều
này.
Nhưng nếu tôi
không nhầm thì không có phiên giám đốc thẩm nào được mở theo khoản 4, cho nên
chỉ có thể nói đây là bản án “có tính chất phức tạp”.
(MTG 14/05/2020)Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng vừa có văn bản gửi
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim
Ngân, nội dung thư về vụ án Hồ Duy Hải.
Vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội
Theo
ông Nhưỡng, ngày 8.5.2020 Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC)
tuyên án giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải đã gây nên sự bức xúc rất lớn trong xã
hội.
Cử
tri và người dân khắp cả nước, trong đó có cả những nhà chuyên môn nguyên là
thẩm phán TANDTC, chuyên gia luật, giáo viên… đều cho rằng, với những chứng
cứ và lập luận mang tính chủ quan, áp đặt, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã
phán quyết đồng tình với hai bản án bị dư luận phản đối mạnh mẽ hơn chục
năm, để dễ dãi kết án tử một con người.
1. LẦN ĐẦU TIÊN
BÍ THƯ HUYỆN ỦY ĐƯỢC BầU TRỰC TIẾP TẠI ĐẠI HỘI
Đài truyền hình
VTV, tối hôm 13/5/2020, đã đưa tin về lần đầu tiên trong cả nước, Bí thư huyện
ủy Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh được bầu trực tiếp tại đại hội. Đây là bước tiến quan
trọng của tiến tình mở rộng dân chủ trong Đảng).
2. ĐIỀU CẦN TIẾP
THEO LÀ PHẢI CÓ ỨNG VIÊN CẠNH TRANH
Trong Đại hội đại
biểu Đảng bộ huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh khóa 2020-2025 chỉ có một ứng viên
duy nhất là bà Nguyễn Thị Thu Hà – đương kim Bí thư huyện ủy khóa 2015-2020. Bà
Nguyễn Thị Thu Hà được bầu với số phiếu 96,14% trên tổng số 256 đại biểu dự Đại
hội. Số phiếu cao của bà Nguyễn Thị Thu Hà chính là do chỉ có một ứng viên duy
nhất.
Đó là một vị trí quan sát trong mơ để theo dõi trung tâm quyền lực
châu Âu ở Bruxelles. Nằm ở số 25 đường Archimède, đại sứ quán Malta,
được gọi là « Dar Malta », nhìn sang tòa nhà kiên cố là trụ sở Ủy Ban
Châu Âu. Ngay phía sau là đại bản doanh của Hội đồng Liên hiệp Châu Âu.
Từ
năm 2007, một tòa nhà siêu hiện đại 9 tầng là nơi trú ngụ của đoàn đại
biểu Malta và đại diện của nước này tại Liên hiệp Châu Âu (EU), cùng với
một lãnh sự quán. Một địa chỉ có giá trị độc đáo. Nhưng theo tình báo
Bỉ, đây còn là địa điểm lý tưởng cho hoạt động gián điệp.
Trang tuotiao.com có trụ sở tại Bắc Kinh gần đây đăng bài « Tại sao Kyrgyzstan không quay về với Trung Quốc sau khi giành được độc lập ? ».
Tờ báo nói rằng dưới thời Thành Cát Tư Hãn, Kyrgyzstan với diện tích
510.000 kilomet vuông hoàn toàn thuộc lãnh thổ Trung Quốc, nhưng sau đó
lại lọt vào tay đế quốc Nga.
Trang web này có 750 triệu độc giả, và là nền tảng di động phổ biến nhất Trung Quốc.
Đối với Trung Quốc, đại dịch virus corona đã trở thành một thứ vũ khí
chính trị, được sử dụng theo nhiều cách. Chẳng hạn « ngoại giao khẩu
trang », các biện pháp phòng chống được nêu cao như hình mẫu cho toàn
thế giới, gởi các nhân viên y tế đến các nước, đặc biệt là châu Phi,
tuyên truyền dồn dập, huy động mạng lưới ngoại giao lên án phương Tây là
xuất xứ của thảm nạn…
Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định ngưng
đóng góp tài chính cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bộ Ngoại giao Pháp
triệu tập đại sứ Trung Quốc ở Paris để phản đối các bài viết vu khống,
xúc phạm trên trang web của đại sứ quán. Tổng thống Emmanuel Macron công
khai bày tỏ sự nghi ngờ về các tuyên bố của Bắc Kinh vào thời kỳ đầu
cuộc khủng hoảng…Tất cả cho thấy các nền dân chủ không hề bị hoa mắt
trước những trò múa may của Bắc Kinh.
Đảo Phú Lâm, nơi có miếu thần Hoàng Sa thời vua Minh Mạng, nay trở thành thủ phủ « thành phố Tam Sa ». Ảnh vệ tinh của AMTI.
Đăng ngày:
Ngày 18/04/2020, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ra quyết định lập hai
« quận » mới trực thuộc « thành phố Tam Sa » (Sansha), đặt trụ sở tại
đảo Phú Lâm (Woody Island) trên quần đảo Hoàng Sa - cưỡng chiếm của Việt
Nam năm 1974.
Một số nhà quan sát có thể cho rằng việc lập hai
« quận » mới này chỉ mang tính biểu tượng mà thôi. Tuy nhiên theo nhận
định của cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung
tâm Nghiên cứu Chiến lược (CSIS) ngày 12/05/2020, động thái này sẽ cải
thiện việc quản lý hành chính và thúc đẩy các chính sách mới của Trung
Quốc về Biển Đông.
Đảo Phú Lâm chiếm của Việt Nam thành đại bản doanh
Hội đồng Thẩm
phán (17 người) là do Chủ tịch nước bổ nhiệm và Quốc hội phê chuẩn. Mọi việc
làm của họ đều liên quan tới Chủ tịch nước và Quốc hội, nơi đã "chọn mặt
gửi...", đưa họ ra.
Đề nghị Hội đồng
Thẩm phán, Quốc hội và Chủ tịch nước làm rõ vấn đề : Tại sao con dao và
cái thớt, là tang chứng vật chứng mà hung thủ sử dụng trong vụ án Hồ Duy Hải
lại biến mất ?
Đứa nào phi tang?
Phi tang để làm gì? Cơ quan điều tra làm việc này hay ai, cơ quan nào?...
Sau nhiều lần đề
nghị chủ tọa phiên tòa Tòa án Nhân dân (TAND) Ninh Thuận xem xét lại vụ án vì
có nhiều tình tiết không đúng sự thật, nhưng không được chấp thuận, bị cáo Loan (27 tuổi) đã uống thuốc sâu tự tử ngay tại
tòa.
Gia đình bị cáo
thấy vậy khóc lóc và xin Hội đồng xét xử (HĐXX) cho mang bị cáo đi cấp cứu,
nhưng HĐXX kiên quyết không cho và buộc bị cáo phải ngồi tại tòa.
Do không được cứu
chữa kịp thời, 24 giờ sau, chị Loan tắt thở.
Hội nghị trung ương 12 khai mạc ngày 12/05/2020. Ảnh báo Thanh Tra.
Trung ương đang
hội nghị bàn về nhân sự đại hội đảng, và quốc hội vẫn là đề cao tính đảng với
tư tưởng xã hội chủ nghĩa (XHCN) làm nền tảng cốt lõi chọn nhân sự.
Được thôi, nhưng
khổ nỗi hơn 70 năm nay cho đến lúc này các nhà lý thuyết XHCN vẫn chưa đưa ra
được mô hình cụ thể dễ hiểu, và công thức khoa học để biến cái tư tưởng trên
thành hiện thực.
Chỉ vài ngày sau, trên tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp xuất hiện một video mang tựa đề « Once Upon a Virus » (Ngày xửa ngày xưa có con virus), lần này thì nhằm khiêu khích Mỹ.
Đoạn
video hoạt hình ngắn này có hai nhân vật chính được trình bày theo
dạng trò chơi Lego. Bên trái là một chiến binh Trung Quốc thời xưa có
mang khẩu trang, bên phải là tượng Nữ thần Tự Do.
Người dân hiếu kỳ trước Bưu điện Cầu Voi, nơi xảy ra vụ án tháng 1/2008. Ảnh Trương Châu Hữu Danh
Ngày 13 tháng 1
năm 2008 tại Bưu điện Cầu Voi, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, hai
nữ nhân viên bưu điện Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn
Thị Thu Vân bị giết.
Tại sao một vụ án
hình sự, người bị giết chỉ là nhân viên bưu điện bình thường và kẻ giết người
nếu theo danh sách các nghi phạm đều là người lao động bình dân, diễn ra ở ấp
lẻ, tỉnh lẻ lại trở thành một vụ án gây chấn động công luận và và lôi kéo thành
trận chiến các quyền lực pháp đình đến như vậy?
Vụ án rất đơn
giản, mọi chứng cứ sờ sờ vì kẻ giết người chả cao tay gì, nên các nhà điều tra
nhanh chóng chộp được thủ phạm. Điều này thể hiện rất rõ trên bài viết của báo
Công an Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an ngay sau vụ án, dựa theo báo
cáo chính thức nội bộ công an huyện Thủ Thừa và công an tỉnh Long An cung cấp.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội 12 năm 2016.
Giới thiệu
Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dự kiến sẽ
diễn ra vào tháng 1 năm 2021. Vài tháng sau đó, một
chính phủ mới sẽ được thành lập để lãnh đạo đất nước cho đến năm 2026.
Như
thường lệ, các thay đổi nhân sự nào được thông qua tại đại hội từ lâu đã trở
thành trung tâm chú ý của công chúng và tạo ra rất nhiều đồn đoán. Mặc dù điều
này hoàn toàn dễ hiểu nếu xét tính bí mật trong chính trị cấp cao của Đảng cũng
như tầm quan trọng của những thay đổi này đối với đất nước, nó cũng mang lại
cho các nhà phân tích Việt Nam một cơ hội để tìm hiểu các động lực chính trị
của đất nước, đồng thời đưa ra các đánh giá về những thay đổi nhân sự này.
Bài
viết này phân tích các yếu tố định hình sự thay đổi lãnh đạo sắp tới của ĐCSVN,
triển vọng của các ứng cử viên hàng đầu và tác động đối với chính trị Việt Nam.
Bài viết mở đầu bằng cách thảo luận về cấu trúc nhân sự cấp cao của ĐCSVN trước
khi phân tích các thay đổi có khả năng xảy ra trong Bộ Chính trị, cơ quan hoạch
định chính sách hàng đầu của cả nước. Cuối cùng, bài viết điểm qua các ứng viên
tiềm năng cho bốn vị trí lãnh đạo cao nhất và triển vọng đắc cử của họ.
Cấu trúc quyền lực cấp cao: “tam trụ”
hay “tứ trụ”?
Ảnh tư liệu : Biểu tình tại Hà Nội ngày 12/06/2011 chống các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Reuters / Kham
Đăng ngày:
Việt Nam được cho là đang chuẩn bị hồ sơ kiện lên tòa trọng tài quốc
tế chống lại yêu sách chủ quyền Biển Đông phi lý của Trung Quốc. Đây có
thể là đáp trả về pháp lý trước việc Trung Quốc ngày càng gia tăng đe
dọa và quấy nhiễu trên tuyến đường hàng hải tranh chấp.
Nhiều tiếng nói trong chính quyền đòi kiện Trung Quốc
Các
nhà phân tích đang theo dõi tình hình tin rằng, Hà Nội có thể nộp đơn
kiện - tương tự như Philippines đã tiến hành trước đây, và đã chiến
thắng Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye hồi tháng
7/2016. Phán quyết của tòa khẳng định Trung Quốc « không có quyền lịch sử »
về đường lưỡi bò 9 đoạn mà Bắc Kinh sử dụng để đòi hỏi chủ quyền gần
90% Biển Đông. Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện và tuyên bố không
chấp nhận phán quyết, vốn không có cơ chế buộc phải thực thi.
Bài viết của ông Nguyễn Quang Lộc, cựu thẩm phán
Tòa án Nhân dân Tối cao
Nhiều bạn bè,
đồng nghiệp, học trò hỏi tôi về vụ án Hồ Duy Hải. Quả thật tôi không được
nghiên cứu hồ sơ vụ án, chỉ nghe qua các luồng thông tin đa chiều nên không dám
có ý kiến gì về việc kết tội đối với bị cáo Hải.
Tuy nhiên, qua
theo dõi phiên tòa Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối
cao, tôi xin nêu một số ý kiến về thủ tục tố tụng hình sự theo quy định của Bộ
luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Xin nói trước là những ý kiến của tôi không nhằm
chỉ trích ai mà trên tinh thần xây dựng, thượng tôn pháp luật mà thôi.
1/Về thành phần Hội đồng Giám đốc thẩm
Điều 53 Bộ luật
tố tụng hình sự quy định “Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm’’
Hội đồng Thầm
phán (HĐTP) Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC), với quyết định bác kháng nghị của
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSNDTC) về vụ án oan Hồ Duy Hải vào trưa ngày
08/5/2020, đã giáng một đòn chí mạng lên uy tín nền tư pháp nước CHXHCN Việt
Nam.
I. BẢY NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN PHẪN NỘ CỦA NHÂN DÂN ĐỐI
VỚI HĐTP TANDTC
Cả xã hội phẫn
nộ. Chưa bao giờ ở Việt Nam dấy lên một làn sóng phản đối dữ dội HĐTP TANDTC
như vậy. Không chỉ phẫn nộ, mà 17 thành viên HĐTP TANDTC đã bị nhân dân cả nước
lên án qua mạng xã hội. Sau đây là 7 lý do mà nhân dân cả nước lên án 17 thành
viên HĐTP TANDTC.
Nếu bản án tử
hình đối với Hồ Duy Hải được thực thi như ý nguyện của 17 quan tòa Giám đốc
thẩm ngày 8 tháng 5 năm 2020, thì chính họ là những tên đao phủ; và nền công lý
này, về thực chất, đã phản bội lại nhân dân.
Hồ Duy Hải vẫn
đang tạm thời được sống cho đến khi 1% khe cửa công lý khép lại hẳn.
Hãy mau mau lên
tiếng để cứu mạng sống của Hồ Duy Hải và ngăn chặn không cho Tòa án Tối cao
lộng hành ngang ngược. Họ đồng lòng khẳng định việc sơ thẩm và phúc thẩm của án
tử hình đối với Hồ Duy Hải là đúng, mặc cho quá trình điều tra xét hỏi có nhiều
sai sót và vi phạm các quy định tố tụng.