lundi 27 mai 2019

Chiến tranh sẽ xảy ra trên Biển Đông hay Vùng Vịnh ?

Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Preble (DDG 88) của Mỹ đi qua Ấn Độ Dương ngày 29/03/2018.

Tác giả Dominique Moïsi trên Les Echos phân tích về « Hai cuộc chiến tranh lạnh của nước Mỹ », đặt câu hỏi liệu Mỹ có khả năng tiến hành hai cuộc chiến cùng một lúc : một với Trung Quốc ở châu Á, và một với Iran ở Trung Đông hay không ? 
Vào thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây, các chiến lược gia đều nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ là đại cường duy nhất trên thế giới có thể lao vào hai cuộc xung đột cùng một lúc. Và đó là xung đột quân sự. Còn ngày nay, khi chiến tranh kinh tế đang trở thành một hình thái thay thế cho chiến tranh trên chiến trường, thì như thế nào ? Liệu có thể định nghĩa việc trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt đối với Iran là một dạng chiến tranh chọn lựa, còn trừng phạt Hoa Vi (Huawei) là một cuộc chiến cần thiết ?

Nói cách khác, ông Donald Trump có thể không phải là một tổng thống tốt cho nước Mỹ, nhưng chính sách đối với Trung Quốc của ông hàm chứa các yếu tố tích cực. Cần phải có một tiếng nói cất lên để chấm dứt thái độ sai trái, không thể chấp nhận được của Bắc Kinh.
Vấn đề là ở chỗ Mỹ không hành động nhân danh lợi ích chung như trong thời kỳ chiến tranh lạnh với Liên Xô cũ, mà chỉ vì nước Mỹ, không quan tâm đến trật tự đa phương. Về phía châu Âu, vừa hài lòng vì rốt cuộc có được một nhân tố nặng ký lớn tiếng với Trung Quốc, lại vừa sợ đến lượt mình sẽ là mục tiêu của Washington trong tương lai.

Ngô Nhân Dụng - Mười năm, “Bô Xít Việt Nam” vững tiến



(Người Việt 25/05/2019) Dionysius I (c. 432-367 TCN) là một bạo chúa ở Syracuse, một thành phố Hy Lạp trên đảo Sicily. Ông cũng là một người thích làm thơ, không khác gì các ông Stalin và Hồ Chí Minh.

Một hôm Dionysius đưa cho thi sĩ Philoxenus coi một tác phẩm mới của ông. Nhà thơ người đảo Cythera đã từng bị quân Hy Lạp bắt khi họ đánh chiếm đảo. Bị bán làm nô lệ cho một thi sĩ phú hào rất rộng lượng ở A Ti Na (Athenes), Philoxenus được ông chủ dạy làm thơ, soạn nhạc. Ông chủ yêu tài, trả tự do, Philoxenus tới sống ở Syracuse lập ra một trường phái “Nhạc Mới.”

Nhưng Philoxenus có tánh hay nói thật. Nghe thơ của Dionysius, thấy ngửi không được, ông nói ngay rằng thơ của nhà vua chẳng ra gì cả. Ông còn thành thật khuyên nhà vua đừng bao giờ làm thơ nữa. Việc viết khẩu hiệu nên để cho các thi sĩ hạng hai, hạng ba, họ có nghề múa mép, không nên bắt họ thất nghiệp.

Lập tức, Dionysius ra lệnh bắt giam Philoxenus, cho đi học tập cải tạo ở một công trường khai thác đá.

Nguyễn Quang Duy - Vì sao bầu cử Úc trái ngược dự đoán?



Thủ tướng Úc Scott Morrison và vợ con mừng chiến thắng tại Sydney, 18/05/2019.

Úc vừa trải qua một cuộc bầu cử với kết quả bất ngờ đến nỗi Thủ Tướng Scott Morrison phải thốt lên rằng ông luôn tin tưởng có phép lạ nhiệm mầu (“I have always believed in miracles”).


Hơn hai năm qua, tất cả các cuộc thăm dò cử tri đều đưa ra cùng một kết quả là đảng Lao Động sẽ thắng và thắng lớn. Lần thăm dò ngay trước ngày bầu cử vẫn cho thấy đảng Lao Động sẽ không thể thua được (the unlosable election).

So với bầu cử Tổng Thống Mỹ 2016

Năm 2016 ông Trump cũng “bất ngờ” thắng cử Tổng Thống làm nhiều người liên tưởng, nghi ngờ sự khách quan và trung thực của giới truyền thông Úc.

Nguyễn Quang Duy - 'Make in Vietnam' thực sự là gì?



‘Make’ có chữ k (ca hay cờ) không phải ‘made’ chữ d (dê hay dờ) nhen các bạn.


‘Make in Vietnam’ là tiêu đề của Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam do Bộ Thông Tin và Truyền Thông (TTTT) tổ chức, tại Hà Nội ngày 9/5/2019 vừa qua, với hơn 1.000 khách mời đại diện chính phủ và doanh nghiệp tham dự.

Khai mạc Diễn Đàn, Bộ Trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng tuyên bố: “Nếu Việt Nam cứ tập trung gia công, lắp ráp, giấc mơ hưng thịnh, hùng cường của đất nước rất khó có thể trở thành hiện thực.” Qua bài viết trên Trí Thức Trẻ Góc nhìn lạ đằng sau ‘MAKE IN VIETNAM’ của Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng” có thể hình dung được tiêu đề này thực sự là gì.

Chiến lược mới?

Tại diễn đàn, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ Trưởng Hùng cùng giải thích ‘Make in Vietnam’ như sau: “Sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ và sản xuất tại Việt Nam.”

Kiến nghị gửi Quốc hội



Chúng tôi, những cử tri quan tâm đến hiện tình đất nước, qua đài truyền hình, biết được chương trình nghị sự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, kiến nghị với Quốc hội mấy vấn đề sau đây:

1. Trước phiên họp này, báo và đài đã đưa tin dồn dập vể ba cuộc họp do ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chủ trì. Tại đó ông Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước đã nên lên những câu hỏi lớn liên quan đến vận mệnh đất nước và đời sống của toàn dân như:

            - Có nên ‘xóa bỏ’ thành phần kinh tế nhà nước hay không? 
- Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?
- Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam hay không?

dimanche 26 mai 2019

Đào Hiếu -Tô Thùy Yên, người tôi chưa từng gặp



Sau năm 1980, lúc đó anh Tô Thùy Yên đã đi "học tập cải tạo" về, chắc là đời sống khó khăn, anh có gởi cho nhà xuất bản Trẻ bản dich cuốn L'Amant (Người Tình) của Marguerite Duras và tôi là người biên tập bản dịch đó.

Sách in ra trong thời buổi nhà xuất bản mới thành lập, nhuận bút quá bèo nhưng tôi không biết làm gì để giúp anh.

Trước 1975, tôi có đọc anh nhiều và rất ngưỡng mộ thơ anh. Tuy vậy cho đến khi bản dịch Người Tình phát hành, tôi vẫn chưa được gặp anh có lẽ ví anh muốn "ở ẩn" sau 13 năm lao tù ác nghiệt.

Nguyễn Hữu Hồng Minh - Tô Thùy Yên, Thân phận lưu vong quay cuồng nhớ Việt Nam


Thi sĩ Tô Thùy Yên và ca khúc "Chiều trên phá Tam Giang" do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ từ thơ của ông.

Tô Thùy Yên, một thi sĩ lớn của miền Nam Việt Nam vừa qua đời ngày 22/5.

Ông vừa nằm xuống thì đã thấy ngay một số việc quan trọng: hầu hết các thông tin về ông đều ở một phía người Sài gòn và hải ngoại. Các dòng chủ lưu viết về ông trên Facebook, các trang mạng xã hội cũng đều là người miền Nam và các bạn viết miền Nam là chính.

Điều đó cho thấy vết hằn văn nghệ Nam - Bắc vẫn là hai cực trái dấu chưa bao giờ được xóa mờ thậm chí ngày càng sâu trầm, dữ dội.

Cũng có ý kiến nói rằng ông là nhà thơ lớn của Việt Nam chứ không của chỉ miền Nam. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là ghi nhận rộng mở thiện chí qua mỗi trái tim yêu thơ chứ chưa được nhìn nhận như thông tin khách quan trong nước.

Mặc Lâm -Tô Thùy Yên, gõ cửa thiên thu



Tôi biết làm thơ từ khi còn rất nhỏ, nhưng mãi tới gần tuổi năm mươi mới thật sự đọc được thơ qua một người mà càng đọc tôi càng được mở ra những cánh cửa khác của sự mầu nhiệm từ thi ca.

Người làm thơ ấy là Tô Thùy Yên, một ánh sáng khơi gợi niềm cảm hứng, một cành khô giữa rừng có khả năng giúp người đi lạc trong cơn mê muội thẳm sâu của hưng phấn tìm được lối ra, một lẻ loi của cây xương rồng giữa sa mạc có khả năng chống lại sự cô đơn mà thượng đế giao phó.

Thơ của Tô Thùy Yên được rất nhiều người yêu mến vì chất tĩnh trong cái động của nó. Nếu 10 năm tù là trạng thái “động” của những buốt nhức của cơn đau thể xác thì “thế giới vui từ nỗi lẻ loi” là cái tĩnh thiền đạo của một người đã hiểu tường tận nỗi lẻ loi có sinh lực như thế nào. Lẻ loi ấy chỉ có thể hiện hữu trong một tâm thế vị tha, tha thứ những hằn học, những miệt thị, những oán khí của người khác đã dành cho mình. Lẻ loi vì sẽ không có nhiều người làm được. Lẻ loi vì tuy cúi mái đầu sương đã điểm nhưng vẫn tin vào tâm lượng của đất trời vẫn nặng trĩu niềm vui.

Đoàn Xuân Thu - Đọc ‘Trường Sa Hành’ của Tô Thùy Yên khi biển không yên!



Chân dung thi sĩ Tô Thùy Yên. (Tranh của họa sĩ Đinh Cường)
(Người Việt 22/05/2019) LTS: Bài viết dưới đây của tác giả Đoàn Xuân Thu gởi đến nhật báo Người Việt từ Melbourne, Úc. Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả như một lời tưởng nhớ nhà thơ Tô Thùy Yên, người vừa qua đời lúc 9 giờ 15 phút tối Thứ Ba, 21 Tháng Năm, tại Houston, Texas, thọ 81 tuổi.

Trung Cộng từ khi chiếm được Hoa Lục năm 1949, bắt đầu giương oai diễu võ! Với đầu óc nông dân đặc sệt cả mấy ngàn năm, triều đại nào, hoàng đế Trung Hoa nào bao giờ cũng nghĩ tới giành giựt đất đai, lấn chiếm ao hồ của hàng xóm nhỏ hơn, yếu hơn mình. Cứ chờ thời cơ rồi ngày gặm thêm một chút.

Như Việt Nam từ thời lập quốc tới giờ núi liền núi, sông liền sông với “chú Ba” xấu bụng này chẳng lúc nào được yên. Trên bộ thì Ải Nam Quan rồi thác Bản Giốc; dưới biển thì Hoàng Sa rồi Trường Sa…!

Tình hình Biển Đông luôn nổi sóng về cái vụ giàn khoan Trung Cộng lù lù xuất hiện ngoài khơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, làm người viết lại nhớ tới bài Trường Sa Hành của nhà thơ Tô Thùy Yên viết cách đây đã bốn chục năm trời ròng rã.

samedi 25 mai 2019

Lưu Trọng Văn – Tạ tội với Tô Thùy Yên



Gã hình dung một tiến trình ngược, những bạn thơ của gã như Nguyễn Duy, Trần Mạnh Hảo, Trần Đăng Khoa, Vương Trọng... từng khoác áo lính, bị đi đày nơi rừng hoang biền biệt 10 năm trời chỉ vì là kẻ bại trận, liệu có viết những câu thơ này như Tô Thùy Yên? 

Vĩnh bit ta-mười-năm chết dp
Ch
n rng thiêng im tiếng nghìn thu
M
ười năm, mt sm soi khe nước
Ta hóa thân thành v
ượn c sơ...


Ta v như bóng chim qua tr
Cho v
i vàng thêm gió cui mùa
Ai đ
ng trông vi mây nước đó
Ngàn năm râu tóc b
c phơ phơ
...

Mạnh Kim - Mặt trời vẫn mọc trên “đế quốc Mỹ”



Phải có những sự kiện chấn động như vụ Google làm rung chuyển “đế chế” Huawei mới có thể thấy rõ sức mạnh kinh khủng của nền kinh tế sáng tạo Mỹ. 

Không chỉ Trung Quốc, không chỉ châu Á, mà thậm chí châu Âu, người ta vẫn dùng Amazon, Google, Facebook, iOS, Dropbox, Microsoft, Netflix… để thỏa mãn nhu cầu làm việc lẫn giải trí. Mặt trời không bao giờ lặn trên “đế quốc Mỹ”. Tất cả đều được kết nối chằng chịt và tạo ra cái gọi là “hệ sinh thái” khổng lồ vừa phục vụ vừa ràng buộc người tiêu dùng. 

Dùng Windows, người ta vào trang Amazon để mua sắm, chia sẻ món hàng mua được trên Facebook, chat với bạn về món hàng mua được trên điện thoại dùng hệ điều hành Android hoặc iOS, lưu lại bức ảnh món hàng kỷ niệm trên iCloud hoặc Dropbox… Mặt trời mọc mỗi ngày, từ nước Mỹ.

vendredi 24 mai 2019

Việt Nam : Số lượng nội dung bị Facebook kiểm duyệt tăng 500%


Facebook đã tăng số lượng nội dung bị hạn chế truy cập ở Việt Nam trên 500% trong nửa cuối năm 2018, theo báo cáo công bố hôm nay 24/05/2019 của mạng xã hội này, trong bối cảnh Hà Nội gia tăng trấn áp các nhà ly khai trên mạng.

Báo cáo về minh bạch của Facebook cho biết từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, đã hạn chế truy cập 1.553 bài đăng và 3 tài khoản ở Việt Nam, so với sáu tháng đầu năm là 265 bài. Việc « hạn chế » này có nghĩa là một bài đăng trên Facebook không thể xem được ở một số quốc gia vì vi phạm luật lệ địa phương.

Một phát ngôn viên Facebook nói với Reuters : « Đôi khi chúng tôi phải hạn chế truy cập nội dung vì vi phạm luật của một nước nào đó, cho dù không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng », và mỗi lần như thế đều có thông báo cho tác giả.

Dự luật Mỹ trừng phạt các hành động phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông

Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thuộc quần đảo Trường Sa, trong vùng tranh chấp ở Biển Đông. Ảnh ngày 21/05/2015.

Một nhóm nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ hôm 23/05/2019 đã trình lên Thượng viện một dự luật nhằm buộc chính phủ trừng phạt các cá nhân và định chế Trung Quốc có liên can đến « các hành động phi pháp và nguy hiểm » trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Nếu được thông qua, đạo luật đòi hỏi chính phủ Mỹ tịch thu các tài sản ở Hoa Kỳ, thu hồi và từ chối cấp visa của bất kỳ ai tham gia vào « các hành động hoặc chính sách đe dọa đến hòa bình, an ninh và ổn định » tại Biển Đông, nơi một số thành viên ASEAN đòi hỏi chủ quyền.

Luật quy định ngoại trưởng Mỹ phải báo cáo cho Quốc hội mỗi sáu tháng, về các cá nhân hay công ty Trung Quốc cụ thể có liên can đến việc xây dựng và triển khai các dự án tại các khu vực ở Biển Đông đang bị các nước ASEAN tranh chấp. Trong số hành động bị dự luật nhắm đến có việc đào đắp đất, xây đảo nhân tạo, xây hải đăng, cơ sở hạ tầng thông tin di động. 

Khẩu chiến dữ dội giữa tổng thống Mỹ và chủ tịch Hạ viện

Từ trái qua phải : Nancy Pelosi, Mike Pence, Donald Trump và Chuck Schumner, trong cuộc gặp tại Nhà Trắng, Washington, ngày 11/12/2018.

Sau khi hủy bỏ cuộc gặp với các nhà lãnh đạo đối lập do lời lẽ khích bác của bà Nancy Pelosi, ông Donald Trump hôm qua 23/05/2019 đã tấn công đối thủ trong một cuộc họp báo ngẫu hứng. 

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình:

« Bà Nancy Pelosi có cung cách độc đáo để khiêu khích tổng thống. Bà sử dụng giọng điệu dễ chọc giận, với phong thái bình thản. Sau hôm tranh cãi ở Nhà Trắng, bà nói lo ngại cho sức khỏe của ông Donald Trump: Tôi cầu nguyện cho tổng thống nước Mỹ. Tôi hy vọng rằng gia đình ông ấy, chính quyền hay các cố vấn sẽ can thiệp để giúp ích cho đất nước.

IMF : Chiến tranh thương mại có thể làm giảm tăng trưởng toàn cầu


Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 23/05/2019 đã nghiêm khắc cảnh báo Hoa Kỳ và Trung Quốc, cuộc chiến tranh thương mại hiện nay có nguy cơ làm kinh tế thế giới không thể khởi sắc trở lại trong quý II năm nay như kỳ vọng.

Bà Gita Gopinath, kinh tế trưởng IMF nhận định : « Mặc dù tác động lên tăng trưởng toàn cầu hiện nay tương đối ít, nhưng cuộc leo thang mới có thể làm xấu đi nghiêm trọng môi trường kinh doanh và sự tin tưởng vào thị trường tài chính, làm xáo trộn chuỗi sản xuất, khiến kinh tế khó có thể tăng trưởng trở lại như dự báo cho năm 2019 ». 

Hồi đầu tháng Tư, IMF đã giảm dự báo tăng trưởng thế giới 2019 xuống còn 3,3%, do 70% nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại. Tuy nhiên định chế có trụ sở tại Washington vẫn hy vọng sẽ có tiến triển trong quý II, khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt đến một thỏa thuận.

Pháp : Hai nhà báo Le Monde bị cơ quan phản gián triệu tập

Phóng viên báo Le Monde Ariane Chemin trong tầm ngắm của cơ quan phản gián Pháp.

Lãnh đạo ban điều hành nhật báo uy tín Le Monde của Pháp, ông Louis Dreyfus được cơ quan phản gián Pháp (DGSI) mời làm việc vào ngày 29/05/2019. Trước đó, một nhà báo khác cũng đã nhận được giấy triệu tập về một vụ có liên quan đến cựu cận vệ Benalla của tổng thống Emmanuel Macron. 

Ông Dreyfus và nhà báo Ariane Chemin, người đã đưa ra ánh sáng vụ Alexandre Benalla, được DGSI triệu tập trong khuôn khổ một cuộc điều tra về việc « tiết lộ danh tính một thành viên của lực lượng đặc biệt ».

Được biết điều tra được mở theo đơn kiện của Chokri Wakrim, người sống chung với bà Marie-Élodie Poitout, cựu giám đốc an ninh của Phủ thủ tướng. Theo Le Monde, Chokri Wakrim có liên quan đến hợp đồng bảo vệ một doanh nhân Nga khả nghi, và theo Libération, cựu hạ sĩ quan Không quân này là người đã mang đi giấu một chiếc rương của Benalla trước khi bị khám xét.

Tin vắn 24.05.2019



Chỉ huy trưởng lực lượng đặc nhiệm 50 của Mỹ nói chuyện với các quân nhân trên khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Hopper ngoài khơi Vịnh Ả Rập, ngày 17/11/2016.
(AFP & Reuters)Căng thẳng với Iran, Mỹ gởi thêm 1.500 quân đến Trung Đông

Viện binh có thể được gởi đến Trung Đông để bảo đảm an ninh cho lực lượng Mỹ tại chỗ. Người đứng đầu Lầu Năm Góc Patrick Shanahan hôm 23/05/2019 cho biết như trên. Tuy nhiên Quyền bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ khi trao đổi với ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tỏ ra thận trọng, nói rằng các con số được báo chí như 5.000, 10.000 quân tăng viện là phóng đại.  

Tin giờ chót hôm nay cho biết tổng thống Donald Trump thông báo sẽ gởi thêm 1.500 quân Mỹ.

jeudi 23 mai 2019

Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung : Nguy hại hơn thời Liên Xô cũ

Thời kỳ trăng mật Trump-Tập đã qua, bây giờ là cuộc chiến tranh lạnh mới. Ảnh tư liệu chụp ngày 09/11/2017 khi tổng thống Mỹ Donald Trump thăm Bắc Kinh.

Bởi vì nếu Liên Xô thời đó là một cường quốc đang đi xuống, với mô hình kinh tế thất bại, thì Trung Quốc lại sắp trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Ngoài ra, trao đổi thương mại giữa Mỹ và Liên Xô rất ít ỏi, trong khi Trung Quốc nay đã hội nhập hoàn toàn vào hệ thống thương mại và đầu tư thế giới".
Về cuộc xung đột hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tác giả Nouriel Roubini trên Les Echos hôm nay 23/05/2019cho rằng « Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung sẽ tệ hại hơn so với Liên Xô trước đây ».

Tuy cả Washington lẫn Bắc Kinh đều ý thức về « chiếc bẫy Thucydide » - một cuộc chiến tranh khó tránh khỏi giữa cường quốc đang thống trị và cường quốc đang lên muốn hất cẳng - nhưng cả đôi bên dường như đều ngả theo xu hướng này. Nếu một cuộc chiến tranh trực diện giữa hai đại cường Mỹ-Trung khó thể xảy ra, nhưng sự kiện được khởi đầu như một cuộc chiến thương mại từ nay chuyển thành tình trạng xung khắc thường trực. 

mercredi 22 mai 2019

Ngô Nhân Dụng -Tập Cận Bình hô hào Vạn Lý Trường Chinh


Nếu không mua được các “chíp” từ Intel, Broadcom, Qualcomm của Mỹ, các công ty ZTE hay Huawei ở bên Tàu sẽ tê liệt! Nhưng nay Tập Cận Bình sử dụng vũ khí “đất hiếm” có thể làm nền công nghiệp điện tử của Mỹ tê liệt. (Hình: Teh Eng Koon/AFP/Getty Images)

(Người Việt 21/05/2019) Năm 1934, quân chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thắt chặt vòng vây tấn công quân Cộng Sản trong tỉnh Giang Tây (Jiangxi). Tưởng Giới Thạch có thể tiêu diệt mật khu Cộng Sản. Mao Trạch Đông, mới lên làm thủ lãnh, tìm đường tháo chạy về phía Nam rồi tiến qua phía Tây Bắc, vừa đánh vừa chạy, một năm sau thì đến Thiểm Tây lập chiến khu mới.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc thường ca ngợi thành tích Vạn Lý Trường Chinh. Cuộc nội chiến, trong đó Mỹ giúp Tưởng Giới Thạch, kết thúc năm 1949 khi Mao thắng thế.

Tập Cận Bình mới đến đặt vòng hoa tại nơi Mao xuất phát cuộc trường chinh, thị trấn Vu Đô (Yudu, ), Giang Tây. Tại sao ông ta lại tới viếng địa điểm lịch sử này vào ngày Thứ Sáu tuần trước? Cuộc trường chinh bắt đầu vào Tháng Mười, 1934, bây giờ mới là Tháng Năm!

Có một lý do, là Tập Cận Bình muốn gửi một thông điệp về cuộc chiến tranh mậu dịch đang khởi sự!

Sau Hoa Vi, Mỹ có thể trừng phạt thêm 5 công ty công nghệ Trung Quốc

Một gian triển lãm của Hikvision tại hội chợ trí thông minh nhân tạo thế giới tại Thiên Tân, 16/05/2019.

Sau khi cho Hoa Vi (Huawei) vào danh sách đen, các mục tiêu sắp tới của chính quyền Donald Trump có thể là năm công ty Trung Quốc sản xuất camera giám sát, đặc biệt là Hikvision chuyên về công nghệ nhận diện, được sử dụng rộng rãi ở Tân Cương. Các hãng tin Bloomberg và Reuters hôm nay 22/05/2019 cho biết như trên. 

Cũng như Hoa Vi vào tuần trước, nay đến lượt Hikvision (Hải Khang Uy Thị) có nguy cơ bị liệt vào danh sách đen, tức là các nhà cung cấp Mỹ phải được chính phủ cho phép mới có thể buôn bán với công ty này. Nhà Trắng từ chối bình luận về thông tin của New York Times.

Những nguồn thạo tin khác cho Bloomberg hay, chính quyền Mỹ lo ngại Hikvision lẫn Dahua Technology (Đại Hoa), với các camera có công nghệ nhận diện được sử dụng để đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, có thể phục vụ cho gián điệp.