Chân
dung thi sĩ Tô Thùy Yên. (Tranh của họa sĩ Đinh Cường)
|
(Người Việt 22/05/2019) LTS: Bài viết dưới đây của tác giả Đoàn Xuân Thu gởi
đến nhật báo Người Việt từ Melbourne, Úc. Tòa soạn trân trọng giới
thiệu cùng độc giả như một lời tưởng nhớ nhà thơ Tô Thùy Yên, người vừa qua đời
lúc 9 giờ 15 phút tối Thứ Ba, 21 Tháng Năm, tại Houston, Texas, thọ 81 tuổi.
Trung Cộng từ khi chiếm được
Hoa Lục năm 1949, bắt đầu giương oai diễu võ! Với đầu óc nông dân đặc sệt cả
mấy ngàn năm, triều đại nào, hoàng đế Trung Hoa nào bao giờ cũng nghĩ tới giành
giựt đất đai, lấn chiếm ao hồ của hàng xóm nhỏ hơn, yếu hơn mình. Cứ chờ thời
cơ rồi ngày gặm thêm một chút.
Như Việt Nam từ thời lập quốc
tới giờ núi liền núi, sông liền sông với “chú Ba” xấu bụng này chẳng lúc nào
được yên. Trên bộ thì Ải Nam Quan rồi thác Bản Giốc; dưới biển thì Hoàng Sa rồi
Trường Sa…!
Tình hình Biển Đông luôn nổi
sóng về cái vụ giàn khoan Trung Cộng lù lù xuất hiện ngoài khơi thuộc vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam, làm người viết lại nhớ tới bài Trường Sa Hành của
nhà thơ Tô Thùy Yên viết cách đây đã bốn chục năm trời ròng rã.
Tô Thùy Yên tên thật là Đinh
Thành Tiên, sinh năm 1938, tại Gò Vấp, Gia Định, học Petrus Ký và Đại học Văn
Khoa Sài Gòn, ban Pháp Văn, gia nhập quân đội khóa 17 Trường Bộ Binh Thủ Ðức.
Đến 1975, mang lon thiếu tá Chiến Tranh Chính Trị, trưởng Phòng Văn Nghệ, Cục
Tâm Lý Chiến. Ông bị Cộng Sản bắt đi học tập cải tạo gần 13 năm; rồi đi định cư
ở Houston, Texas, Hoa Kỳ năm 1993.
Trước bài Trường Sa Hành của ông, cũng có những
nhà thơ khác làm thơ có tựa là “Hành” như: bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm, năm 1940…
Hành là đi, là đến trong từ
hành trình, du hành, vi hành, bộ hành hay hành khách… Nhà văn đi và viết thì
gọi là ký. Nhà thơ đi và làm thơ thì gọi là Hành.
Nhưng “Hành” nghĩa là gì? Có
người cho đó là một thể thơ cổ. Song người viết lại nghiêng về một cách cắt
nghĩa đơn giản hơn: Hành là đi, là đến trong từ hành trình, du hành, vi hành,
bộ hành hay hành khách… Nhà văn đi và viết thì gọi là ký. Nhà thơ đi và làm thơ
thì gọi là Hành. Đi Trường Sa làm thơ thì đặt tên bài thơ là Trường Sa Hành! Chắc vậy?!
Trường
Sa Hành coi như một nhựt ký viết dưới dạng thơ khi Tô Thùy Yên đến Trường Sa
năm 1974 vào Tháng Ba khi gió mùa Đông Bắc thổi. Chuyến đi này được thực hiện
hai tháng sau khi Trung Cộng xua tàu hải chiến rồi chiếm Hoàng Sa ngày 19 Tháng
Giêng, năm 1974, khiến 75 người lính anh hùng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa hy
sinh trong lúc bảo vệ biển đảo quê mình.
Trường Sa cách đất liền hơn
400 hải lý, nhà thơ đến bằng tàu Hải Quân và vẫn còn say sóng cũng y như những
người lính thú trấn thủ trên đảo (không phải tất cả là ngư dân) trước khi đến
Trường Sa có thể chưa biết biển bao giờ?!
Tô Thùy Yên, dân Gò Vấp, dân
Sài Gòn, nên đêm đầu ra Trường Sa say sóng, cứ bồng bềnh, cứ tưởng đảo là con
tàu vẫn tiếp tục trôi đi. Tả thực và xuất sắc!
Trường Sa! Trường Sa! Ðảo chuếnh choáng!
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề.
Lính thú mươi người lạ sóng nước,
Ðêm nằm còn tưởng đảo trôi đi.
Trường Sa là quần đảo, tên
tiếng Anh là Spratly Islands, đảo Trường Sa lớn là một đảo trong quần đảo này;
lúc nhà thơ đến, không có dân; chỉ có lính… Đảo san hô đứng thứ tư về diện tích
(0.15 km2).
Mãi khi Trung Cộng lấn chiếm
quần đảo Hoàng Sa, quân đội Việt Nam Cộng Hòa mới đưa lính thuộc Tiểu Đoàn 371
Địa Phương Quân (ĐPQ), thuộc Tiểu Khu Phước Tuy, ra trấn thủ trên các đảo: Nam
Yết, Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn và đảo Trường Sa lớn.
Nhà thơ đến chào, hỏi han
(lính) đảo Hiu Quạnh lớn (có thể là đảo Trường Sa lớn mà nhà thơ tự mình đặt tên!
Tôi đoán vậy vì nó viết Hoa?!)
Và có thể vì nhà thơ chỉ là
khách, lại là quan “văn nghệ,” đến chơi vài bữa rồi đi… trong khi những người
lính gian khổ ở lại… nên bước đầu gặp nhau không vồn vã lắm. Những người lính
đó làm “ngơ” cũng phải thôi! Tới đây là cực, là vất vả hết mức rồi thì việc gì
phải sợ “quan” nữa chớ?!
Mùa Ðông Bắc, gió miên man thổi
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa.
Ta hỏi han hề, Hiu Quạnh lớn!
Mà Hiu Quạnh lớn vẫn làm ngơ.
Người sống trên đảo năm ấy là
lính Địa Phương Quân, mỗi đảo chỉ khoảng 20 người, từ đất liền ra đảo chẳng bao
lâu, nên chưa có ai chết thì hồn ma quỷ làm sao mà có?! Thiệt là hiu quạnh!
Thảo mộc cây cối thì hồi nhỏ tới giờ mới thấy; nên hỏng biết tên gì?
Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỷ,
Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh
Lên xác thân người mãi đứng yên.
Cách bờ xa quá, nơi những
người lính thân cô, thế cô, tuân lịnh trên, xa nhà, xa cửa, xa vợ, xa con, xa
cha, xa mẹ, anh em đến đây để giữ đảo quê mình. Xưa ai làm công chức hay quân
nhân mà bị đổi đi đảo như Côn Sơn ngay cả Phú Quốc đều mang mặc cảm tự ti là
mình bị đi đày, bị bỏ quên giữa trùng trùng sóng vỗ. (Dù sau ba tháng, sẽ có
đại đội từ trong đất liền ra thay thế!)
Bốn trăm hải lý nhớ không tới
Ta khóc cười như tự bạo hành
Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục,
Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh.
Vậy mà những người lính tưởng
chừng như bị bạc đãi, bị lạc loài, bị bỏ quên, không ai nhớ đó lại can đảm đánh
nhau với Tàu Cộng trang bị hùng hậu hơn nhiều để bảo vệ biển đảo quê mình rồi
ngã xuống… nên:
Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế.
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời.
Dù gì đi chăng nữa, đã sanh
ra làm dân Việt nếu phải chết vì đất nước thì chết. Lớp này rồi lớp khác!
Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt,
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi.
Đám cây bật gốc chờ tan xác
Có hối ra đời chẳng chọn nơi?
Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng
Những cụm rong óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh.
Mặt trời chiều rã rưng rưng biển
Vầng khói chim đen thảng thốt quần,
Kinh động đất trời như cháy đảo…
Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân.
Để đêm về sống như người
nguyên thủy bên đống lửa, chờ mồi… rồi nhậu!
Ta ngồi bên đống lửa man rợ,
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi,
Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi.
Rồi văn nghệ, ca hát, không
có “quan” và “lính” chỉ có “qua” và “chú em.” Rặt ròng Nam Bộ!
Chú em hãy hát, hát thật lớn
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
Cho
mái đầu ta chớ cúi sâu.
Rượu
lâng lâng sầu viễn xứ rồi nhớ tới những người đã được gởi ra đây lúc trước,
chiến đấu rồi chết một cách quạnh hiu mà quân tiếp viện đâu… chờ hoài chẳng
thấy… như đã từng xảy ra ở Hoàng Sa chỉ mới hai tháng trước.
Ai
hét trong lòng ta mỗi lúc
Như người bị bức tử canh khuya
Xé
toang từng mảng đời tê điếng
Mà
gửi cùng mây, đỏ thảm thê.
Ta
nói với từng tinh tú một
Hằng đêm tất
cả chuyện trong lòng
Bãi
lân tinh thức, âm u sáng
Ta
thấy đầu ta cũng sáng trưng.
Đất liền, ta gọi, nghe ta không?
Đập hoảng Vô Biên, tín
hiệu trùng.
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc.
Con
chim động giấc gào cô đơn.
Người
lính đảo, hầu hết là trẻ, là hoa niên, đến đây vì đất liền, chạm địch, đối mặt
với quân thù thì xin đừng bỏ chúng tôi lại chiến đấu một mình trên “Hiu Quạnh
lớn” đồng bào ơi!
Ngày
trắng chói chang như giũa.
Ánh
sáng vang lừng điệu múa điên.
Mái
tóc sầu nung từng sợi đỏ
Kêu
giòn như tiếng nứt hoa niên.
Tuổi
hoa niên trong binh lửa là vậy đó. Hy sinh phận mình cho đất nước tồn sinh.
Ôi!
Lũ cây gầy ven bãi sụp,
Rễ bung còn gượng
cuộc tồn sinh,
Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã
Hay
đến ngày bờ tái tạo
xanh.
San
hô mọc tủa thêm cành nhánh
Những nỗi niềm kia cũng mãn khai
Thời gian kết
đá mốc u tịch
Ta
lấy làm bia tưởng niệm Người.
Nhà
thơ đem “nỗi niềm” kia hỏi Trời và hiểu ra rồi! Hiểu một điều là đất này, biển
này, đảo này do những người lính rất bình thường, không phải là quan quyền chi
hết… gian khổ giữ lấy! Và nhà thơ cúi đầu khâm phục sự gian khổ hy sinh kính
cẩn gọi những người lính vô danh đó trong bài thơ của mình bằng chữ “Người,”
trang trọng viết hoa.
Năm
1974, khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, Hải Quân ta chống trả quyết liệt thì
những nhà thơ quốc doanh miền Bắc chịu nhục, cúi đầu câm lặng. Sau 1975, Bắc
quân chiếm được miền Nam thì lại tự cao, tự đại… [dù trong thâm tâm cũng phải
cúi đầu khâm phục bài thơ này do một nhà thơ tài hoa Nam Bộ duy nhứt trong nhóm
Sáng Tạo (chủ lực có nhà văn Mai Thảo và nhà thơ Thanh Tâm Tuyền…viết…)] Nhưng
vốn tánh nhỏ nhen, vẫn cón rán “khoèo” một cái là bài thơ Trường Sa Hành của
nhà thơ miền Nam Tô Thùy Yên hay… nhưng thiếu tính chiến đấu.
Tính
chiến đấu gì đây? Đâu phải cứ là “Cờ in
máu chiến thắng mang hồn nước, súng ngoài xa chen khúc quân hành ca, đường vinh
quang xây xác quân thù…”
Tính
chiến đấu không phải là ngư lôi, là tàu chiến, là tàu ngầm Kilo! Đôi khi có rồi
mà chưa chắc đã dám “chơi”… vì nhát?!
Tính
chiến đấu trong bài Trường Sa Hành
của Tô Thùy Yên là gian khổ của người lính trong trùng trùng gió mùa… khắc
nghiệt, nắng cháy đến phỏng da vào mùa khô! Còn mùa mưa bão, những cơn bão
nhiệt đới đi qua mạnh đến mức dường như thổi bay luôn cả đảo!
Thiên
nhiên là vậy, khắc nghiệt như vậy…vẫn chịu đựng để giữ biển đảo quê mình… Rồi
quân thù đến, đánh tới cùng, dù biết rằng chấp nhận ra đây là nếu đụng trận là
chỉ có chết chứ còn biết rút đi đâu, còn ai tiếp viện? Đảo mà!… Xa đất liền
quá! Hỏng lẽ giơ tay, buông súng mà đầu hàng Tàu Cộng… Hai tháng trước khi nhà
thơ đến, hải chiến đã xảy ra rồi đó ở Hoàng Sa. Đã có hy sinh! Biết vậy nhưng không
có sợ… Dà! Tính chiến đấu ở đây đó thưa “chư vị” thi sĩ quốc doanh miền Bắc!
Mỗi
người đọc thơ đều có thể hiểu cách khác nhau! Càng nhiều cách hiểu càng tốt! Vì
một bài thơ hay như một cái kính vạn hoa, mỗi lần đọc lại bài thơ thì tìm ra
cái mới, cái hay, cái lạ là lần đọc trước mình chưa tìm thấy, chưa hiểu hết.
Như cái kính vạn hoa, mỗi bức hình tuyệt tác chỉ là những hạt thủy tinh được
sắp xếp, như những con chữ được sắp xếp trong thơ, lắc lên lại hiện ra hình ảnh
khác… rực rỡ muôn màu!
Người
viết không phải là nhà phê bình văn học, mạo muội viết ra những điều mình “cảm”
về bài Trường Sa Hành của một tác giả nổi tiếng như nhà thơ Tô Thùy Yên là một
việc làm mạo hiểm vì dễ bị chê là dốt chẳng hiểu gì thơ.
Tuy
vậy, ai chê thì chê… mình hiểu tới đâu hay đó, viết ra chia sẻ cùng bạn đọc
thân mến vì trộm nghe có người phê rằng bài thơ hay nhưng không có sức chiến
đấu làm mình “tức,” mình “quạu” lên, “quạt” cho nó một trận cho đã tức!
Bài
thơ này viết cách đây đã 40 năm vẫn còn đứng vững và chắc rằng sẽ còn đứng rất
lâu vì một lẽ đơn giản là nó hay.
Biển
Đông không yên và chắc mãi mãi không yên… Mỗi lần biển không yên… lại đọc Trường Sa Hành của Tô Thùy Yên để yêu
nước mình thêm. Tôi xin cảm ơn ông!
ĐOÀN
XUÂN THU (Melbourne, Úc)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.