dimanche 25 février 2024

Lê Xuân Nghĩa - Ukraine quá quân tử

 

Hôm nay, người đứng đầu lực lượng tình báo quân đội, tướng Budanov khẳng định với báo giới bên lề diễn đàn "Ukraine. Năm 2024," rằng các thông tin liên quan đến tên lửa đạn đạo của Iran ở Liên bang Nga là không đúng sự thật.

Liên quan đến việc Nga sử dụng tên lửa của Triều Tiên để tấn công Ukraine là “Có, nhưng chỉ ở mức nhỏ lẻ” - Budanov nói

Ông cũng cho rằng, thủ lĩnh đối lập Nga vừa bị tử vong trong nhà tù “có thể do cục máu đông gây nên. Chúng tôi tin là vậy”.

Đặng Đình Mạnh - Mãi Lai Thục trong vụ án Tân Hiệp Phát

 

Tôi tin rằng, người từ trên 60 tuổi có thể đã từng nghe về Mãi Lai Thục (bán có thể chuộc lại), một từ Hán Việt. Nhưng người dưới tuổi ấy, có lẽ chưa từng nghe về Mãi Lai Thục trong đời để biết nó là gì.

Tôi may mắn, tuy chưa đầy 60 tuổi, nhưng cùng với nhiều bạn đồng môn đã từng được học về Mãi Lai Thục trong những ngày theo học chương trình cử nhân luật dưới những giờ giảng quý báu của cố tiến sĩ Đào Quang Huy, người thầy của nhiều thế hệ, kể cả những người từng theo học tại Trường Quốc Gia Hành Chánh từ trước những năm 1975.

Mãi Lai Thục là một chế định về loại khế ước rất đặc sắc của luật lệ điền sản Việt Nam từ trước năm 1945. Nguyên thủy, từ loại khế ước mua đứt, bán đoạn về ruộng đất, thì Mãi Lai Thục là thỏa thuận cho phép người bán ruộng đất có quyền chuộc lại trong một thời gian giao kết.

Phúc Lai - Cầu Kerch sẽ bị đánh một lần nữa như thế nào ?

 

(Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine – ngày 25/02/2024)

Trong chiến tranh Việt Nam, có một cây cầu đã tiêu tốn của Không quân Hải quân Hoa Kỳ kha khá máy bay: cầu Hàm Rồng. Đây là cầu đường sắt kiêm đường bộ bắc qua sông Mã cách – hồi đó là thị xã Thanh Hóa hai ki-lô-mét về phía đông bắc.

Sở dĩ nó được gọi là Hàm Rồng có lẽ vì địa hình ở khu vực gần đó bằng phẳng, ngoại trừ một sườn núi lởm chởm ở phía tây gọi là núi Rồng và một ngọn đồi nhỏ ở phía đông gọi là đồi Ngọc – không quân và hải quân Hoa Kỳ gọi là Jade Hill. Cùng với nhau, hai mũi đất tạo thành xương hàm của miệng rồng ở hai bên bờ sông.

Từ năm 1965 đến năm 1972, cây cầu là mục tiêu của nhiều cuộc tấn công không thành công của máy bay Hải quân và cả Không lực Hoa Kỳ.

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (1)

(Nhật ký hậu chiến)

8/1

Trứng 1 đồng một quả. Thịt 2,6 đồng. Tất cả các thứ đều lên giá. Giá vàng tăng từ 23,5 lên 30. Xe pơgiô khoảng 5,6 ngàn. Từ 1/1 nhà nước chỉ bán cho mỗi người trong gia đình một ký gạo một  tháng. Đầu năm chưa có phiếu, vợ Bằng Việt đẻ, con chưa được cấp phát gì hết.

Ở một khu phố ngoài bãi, điện đột ngột lên cao, hàng loạt nhà bị hỏng đồ điện. Không ai đặt vấn đề đòi bồi thường.

Đăng kể chuyện trên đơn vị: Cả B trưởng, A trưởng cũng trốn.

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1979

 

(Nhật ký hậu chiến)

Lời dẫn : Mấy năm 1979-1982 quả là đặc biệt trong đời sống xã hội, nên mặc dù chỉ quen ghi chép về các sinh hoạt trong giới văn học, trong năm ấy, đôi lúc - nghĩa là tùy hứng -  tôi cũng thường “vào sổ” các sự kiện hàng ngày được nghe được biết trong sổ tay.

Tôi ghi một cách thật gọn và không kèm theo bình luận. Còn chính xác đến đâu thì quả thật không biét và đến nay lại càng không biết.

 Lọc lại một số đoạn ghi năm ấy như bạn đọc sẽ đọc dưới đây, tôi hiểu mình thực ra vẫn chỉ làm việc theo hướng suy nghĩ lâu nay - mong từ cái nhỏ hiểu ra cái lớn và lấy quá khứ để giải thích hiện tại. 

Dương Quốc Chính - Review phim Đào

 

Lưu ý là bài viết có tiết lộ một phần nội dung phim nên ai muốn đi xem cho hồi hộp để khóc sướt mướt thì lượn luôn, không đọc xong lại trách móc nỉ non.

Về tổng thể, đây là vở kịch, hay cải lương, đại khái là dạng sân khấu, nhưng mà quay thành phim điện ảnh, công nghệ Dolby 7.1, kinh phết, pháo bắn cũng giật mình phết!

Gọi là tác phẩm sân khấu vì nó có tính ước lệ quá cao và phim trường giả trân kiểu sân khấu mô hình kẻ vẽ sơn phết. Phim này ít tiền, nên không thể đầu tư được phim trường cho giống thật. Thôi thì méo mó có hơn không. Mình sẽ không bàn sâu chuyện này, vì dù sao nó cũng có lý do tương đối khách quan, ít nhất là với những người tham gia làm phim.

Tiểu Vũ - Người Quảng và cái thùng diêm bất tử

 

Nếu lần đầu tiên bạn đến Quảng Nam hoặc Đà Nẵng. Ghé vào quán, kêu một ly cà phê và gói thuốc lá, sau đó gọi:

 - Chị ơi cho mượn cái bật lửa...

Chắc chắn bạn sẽ bắt gặp ánh mắt ngạc nhiên của cô chủ quán. Đâu đó sẽ có tiếng càu nhàu: "Chắc ở đâu mới tới, cái thùng diêm thì nói đại cái thùng diêm đi còn bày "đẹt" kêu cái bật lửa".

Nguyễn Thông - Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (2)

 

Muốn biết chính xác tên gọi của cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra ngày 17.2.1979, hãy đọc lại chính những câu chữ của nhà cầm quyền Việt Nam trong cuốn sách trắng “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua” (xuất bản tháng 10.1979, NXB Sự Thật). Được viết khi họ còn tỉnh táo, đầy bản lĩnh, chứ không u mê tre pheo gì cả.

Trong chương 3 “Điên cuồng chống Việt Nam một cách công khai”, mục 4 “Tấn công Việt Nam từ hai hướng” ghi rõ:

“Bọn cầm quyền Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân gồm nhiều quân đoàn và nhiều sư đoàn độc lập, nhiều đơn vị binh chủng kỹ thuật với gần 800 xe tăng và xe bọc thép, hàng ngàn khẩu pháo, hàng trăm máy bay các loại của hầu khắp các quân khu của Trung Quốc, điên cuồng phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày 17 tháng 2 năm 1979.

Chương trình phát thanh RFI ngày 25.02.2024


 

samedi 24 février 2024

Nguyễn Quốc Việt – Làm phim lịch sử nhưng « Đào, Phở và Piano » đã đi quá xa thực tế

 

Thường gã không dám bình gì về phim, vì biết mình không có chuyên môn. Thâm tâm gã cũng ý thức nên khích lệ để phim Việt phát triển. Hãy xem mặt hay, còn soi mặt thiếu sót thì ai không có, ngay cả các nền điện ảnh lớn như Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng sơ suất đầy ra đó.

Tuy nhiên, với phim Đào, phở và piano thì gã phải xin góp vài thiển ý. Vài lời để mong tốt hơn chứ không hề phê phán, dìm xuống gì cả.

Và ở đây, gã xin nói về tên phim Đào, phở, piano được "giựt" theo kiểu sách báo "hiện đại" hay hại điện gì đó.

Nghiêm Sỹ Cường - Ba Vàng, ngày 14 và Rằm tháng Giêng

 

Ngày 17/02/2024 (mồng 8 Tết), nghe thiên hạ đồn thổi: con nhang, đệ tử với "biển người", "đông nghịt", "chật cứng"...vẫn ùn ùn kéo đến Ba Vàng, bất chấp những bê bối. Nghe thấy thế, mình chỉ lắc đầu, cười thầm trong bụng, bởi vì mình không tin chút nào.

Một điều rất thú vị, nếu chúng ta đạt được cảnh giới nhận thức bằng "tư duy trừu tượng", lại biết phát huy hết sở trường của phương pháp "chọn mẫu" trong công tác thống kê thì có rất nhiều thứ trong thế gian này. Mặc dù chúng ta không cần "nhìn" nhưng vẫn "thấy".

Suốt ngày mồng 8, mồng 9 Tết, thấy anh, em gần xa ít nhiều còn trăn trở với thời cuộc than khóc quá trời. Anh, em vừa khóc gần cạn nước mắt về sự kiện giang sơn đổ máu vào ngày 17/02, 45 năm trước chưa xong, nay lại tiếp tục than khóc cho công lao khai sáng xã hội của mình hình như uổng phí, bị trôi sông, trôi biển, vì chúng sinh vẫn tiếp tục ngụp lặn trong bến mê ?

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (5)

Tôi (và chắc nhiều người lứa tôi) còn nhớ, sau “chiến công” Mậu Thân 1968, bộ máy tuyên truyền ở miền Bắc ca tụng dữ lắm.

Cứ như đài Tiếng nói Việt Nam, như các báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân (hồi thập niên 60 chủ yếu là hai tờ này, chứ báo địa phương hoặc báo của các tổ chức, đoàn thể khác đều không đáng kể) thì đây là đòn đánh bất ngờ, choáng váng, kỳ diệu, khiến kẻ thù (Mỹ và ngụy, hồi đó chính quyền Sài Gòn bị chết tên là ngụy) trở tay không kịp.

Đài hát suốt ngày, nào là “Tiến về Sài Gòn/ta quét sạch giặc thù/tiến về Sài Gòn/ta tiến về thành đô” (lời bài hát Tiến về Sài Gòn của Huỳnh Minh Siêng (Lưu Hữu Phước). Đoạn này về sau được dân chúng cải lời thành “Tiến về Sài Gòn/ta chiếm nhà mặt tiền/tiến về Sài Gòn/ta chiếm nhà thật toooo”.

Chương trình phát thanh RFI ngày 24.02.2024


 

vendredi 23 février 2024

Phúc Lai - Kỷ niệm hai năm cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine (4)

 

PHẦN 4: TRIỂN VỌNG CHIẾN THẮNG CỦA NHÂN DÂN UKRAINE

• Một số diễn biến của cuộc chiến qua các đoạn video trên mạng xã hội hôm qua 22/02/2024:

- Một đoạn phim góc quay từ ghế xạ thủ của một chiếc xe tăng do Thụy Điển sản xuất bắn vào phòng tuyến của Nga.

- GLSDB lao vào Bộ chỉ huy của Nga ở Bờ Đông Kherson.

- Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào một APC (xe bọc thép chở quân) lặc lè quá tải đầy ặc quân Nga, bọn chúng “bay lên trời”.

Lê Xuân Nghĩa - Lằn ranh đỏ đâu rồi ?

 

Med say lại được chỉ đạo sử dụng hỏa lực mồm đe dọa “xảy ra chiến tranh hột é” nếu Ukraine nhận được F-16.

Đây là lần thứ n Med say dọa sử dụng vũ khí hột é. Nếu:

- Ukraine được cung cấp Leopard. Rồi sao?

- Ukraine dám tấn công Crimea. Rồi sao?

Mai Quốc Ấn - Nỗi niềm châu thổ

 

Năm 2011, tôi viết bài “Ngày cái đói về… Đồng bằng sông Cửu Long”. Tòa soạn không đăng, lý do đơn giản là “vựa lúa làm sao mà đói được!”.

Năm 2014, anh Lê Quốc Minh Vietnamplus đồng ý đăng lại bài báo đó, nhưng tên bài được sửa lại. Thông tấn xã luôn đặt tít “dịu dàng”, dù cơ bản tít tôi đặt đúng bản chất cảnh báo khoa học.

Vấn đề của châu thổ bây giờ là hiện trạng đất chỉ còn cao hơn mặt nước biển 0,8 mét. Nước mặn có lúc đã xâm nhập sâu tận Tân Hồng, Hồng Ngự là những huyện xa của Đồng Tháp.

Thích Thanh Thắng - Đừng để bị đồng tiền dẫn dắt


Tôi rất nhớ những câu nói mà thế hệ xưa đến chùa, chẳng hạn khi bỏ đồng tiền ra công đức họ gọi là “cho con gửi thêm giọt dầu cúng Phật”. Hay khi có những sự kiện như xây chùa, đúc chuông, cần công đức nhiều hơn họ cũng nói “cho con góp gọi là một ly một lai”.

Số tiền (tịnh tài tịnh vật) đóng góp ra sao thì việc nói tránh nói giảm không chỉ là khiêm nhường, mà còn là cách bớt đi lòng tham và tính ngã mạn.

Có câu chuyện kể về việc đúc chuông không thành, do ông thầy khinh chê đồng tiền nhỏ bé giắt thắt lưng của một bà cụ. Ông ném đồng tiền đó ra ngoài. Chuông đúc đi đúc lại vẫn thủng một lỗ nhỏ bằng đồng tiền và đánh không kêu.

Đỗ Duy Ngọc – Ghi vội buổi trưa : Họp bạn cũ thời sinh viên 50 năm trước

 

C đám vào quán gi con gà chi làm ba món

Ngi ch ung gn hết chai rượu và mt thùng bia

Nhng cô gái phc v m

Nói năng lượn lo đa nghĩa

Nghĩa nào cũng đng chiếu giường

Mt liếc vào túi sc như gươm

Đặng Đình Mạnh - Cuộc chiến năm 79 vẫn là cuộc chiến ý thức hệ

Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Nhiều người đã nhắc đến cuộc chiến năm 1979 dưới tiêu đề như vậy.

Xét theo phương diện công pháp quốc tế, tiêu đề đó hoàn toàn chính xác khi một quốc gia đem quân đội sang đánh chiếm lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền khác, bất luận biện minh cho mục đích như thế nào.

Nhưng riêng đối với cuộc chiến năm 1979, thì bất kỳ sự đánh giá nào cũng đều khập khiễng, khi không xét đến mối quan hệ giữa hai chế độ cộng sản tại Trung Quốc và Việt Nam. Mà theo đó, nguyên nhân chính yếu là quan hệ ý thức hệ Cộng Sản mang tính cách quyết định. Giả thiết, nếu một trong hai quốc gia khi ấy không phải là chế độ cộng sản, thì đã có cuộc chiến khiến làm thiệt mạng hàng vạn người ở cả hai bên cuộc chiến hay không ?

Đoàn Bảo Châu - Đằng sau là cái gì?

 

Ở đây tôi không nói tới chuyện cổ tích một gói mì mà muốn nêu lên những câu hỏi đằng sau những tài sản của những Đỗ Hữu Ca trên đất nước này.

1. Một nô bộc như Ca có tới 40 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng lượng lớn tiền, vàng, ngoại tệ, trang sức. Tôi không tin Ca tài năng tới mức buôn bán bất động sản để có được tài sản này.

Vậy những doanh nghiệp nào liên quan để Ca có được khối tài sản này? Số tài sản các doanh nghiệp có được nhờ sự liên kết ấy gấp bao lần số tài sản của Ca?