jeudi 29 juillet 2021

Nguyễn Thông - Hàng thiết yếu


Mấy nhà hoạch định chính sách hình như đầu óc có vấn đề. Lộ rõ nhất là chuyện ban bố quy định về chống dịch. Dịch chả thấy chống, lại thành chống dân, đè dân.

Họ đã nghĩ hàng thiết yếu chỉ là cái bỏ vào mồm, và theo họ không phải bất cứ thứ nào bỏ vào mồm cũng thiết yếu, mà chỉ có gạo rau thịt cá thôi.

Mua những thứ đó thì được ra đường, được cho đi, không bị phạt, còn những thứ khác thì a lê hấp, về, nhè tiền ra, cấm cãi. Mua gạo thì được, chứ mua bánh, kể cả bánh mì, thì phạt, đại loại vậy.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 21 : Chuyện shipper


Đã qua mấy kỳ giãn cách rồi giới nghiêm, tình hình thành phố vẫn chưa ổn, nghe nói sẽ tiếp tục giới nghiêm với nhiều biện pháp khắt khe hơn. Có lẽ kéo dài đến tháng Chín.

Bèn kiểm tra lại lương thực, thực phẩm trong tủ lạnh. Thấy đã vơi đi nhiều, tủ đã có nhiều khoảng trống. Xem hũ gạo, coi lại mì gói, toàn chỉ còn lưng lửng. Gọi mấy mối quen, mối nào cũng ngại không có shipper, kiểu này thì kẹt rồi. Thành phố làm gắt gao kiểm soát người đi đường, nhưng không có giải pháp để hàng hóa được lưu thông khiến cho cuộc sống của dân sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trong lúc giãn cách với thời gian quá dài như thế này, chợ không mở, hàng quán đóng cửa, đến siêu thị thì mất quá nhiều thời gian đợi chờ và cũng dễ lây nhiễm trong không gian bít bùng máy lạnh. Mua hàng online là một giải pháp tốt nhất, nhưng lại gặp trở ngại về chuyên chở.

Covid-19: Biến chủng Delta xuất hiện tại ba tỉnh Trung Quốc


Đăng ngày:

Đợt bùng phát này bắt đầu từ khi có 9 công nhân ở sân bay Nam Kinh xét nghiệm dương tính với virus corona ngày 20/07, sau đó phát hiện đến 171 ca tại tỉnh Giang Tô và lây lan sang ít nhất 4 tỉnh khác. Đây là đợt lây nhiễm rộng nhất về mặt địa lý sau nhiều tháng, thách thức nỗ lực dập dịch của Trung Quốc: vừa xét nghiệm hàng loạt, vừa phong tỏa và truy vết.

Bắc Kinh luôn khoe khoang thành tích chống lại virus xuất hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán, dập tắt được dịch Covid-19 tại phần lớn Hoa lục, giúp nền kinh tế hồi phục. Đợt dịch mới cộng với các trường hợp lọt qua từ biên giới Miến Điện đang đe dọa thành công này.

Anh mở cửa cho du khách Mỹ và châu Âu đã tiêm chủng, trừ Pháp


Đăng ngày:

Từ Luân Đôn, thông tín viên Marie Boëda cho biết thêm chi tiết :

« Đó là một thông báo rất được chờ đợi nhưng lại mang đến thất vọng cho người Pháp. Dù đã được chích ngừa, những người từ Pháp sang vẫn bị buộc phải cách ly 10 ngày khi đặt chân lên đất Anh.

Mỹ - Ấn quan ngại trước đà tiến của Taliban ở Afghanistan


Đăng ngày:

Thông tín viên Sébastien Farcis tại New Delhi giải thích :

Từ khi quân Mỹ triệt thoái khỏi Afghanistan, Ấn Độ trở nên dễ tổn thương hơn : các binh sĩ Pakistan cùng với quân Taliban có thể nhắm vào các lợi ích của Ấn Độ, như đã từng xảy ra trong vụ tấn công vào đại sứ quán Ấn Độ tại Kabul năm 2008.

Châu Âu hoan nghênh tân đại sứ Mỹ được Biden đề cử


Đăng ngày:

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Bénazet tường trình :

« Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel hoan nghênh việc bổ nhiệm ông Mark Gitenstein và hy vọng Thượng viện Mỹ sẽ phê chuẩn. Châu Âu coi thông báo của Nhà Trắng là một dấu hiệu mới của Mỹ nhằm xích lại gần Liên hiệp Châu Âu, theo ý muốn của tân tổng thống.

Tin vắn 29.07.2021

 


(Reuters & AFP) –
Đại sứ « chiến lang » Trung Quốc đã đến Washington

Tân đại sứ Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang) hôm qua 28/07/2021 đã đến Mỹ, tuyên bố đầu tiên của ông là quan hệ Mỹ-Trung có nhiều tiềm năng và chúc Hoa Kỳ chiến thắng Covid. Đại sứ quán Trung Quốc đăng ảnh tân đại sứ Tần Cương 55 tuổi đến sân bay với khẩu trang có in lá cờ đỏ.

Nguyên là thứ trưởng ngoại giao nổi tiếng hung hăng, « chiến lang » Tần Cương thay thế ông Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) 68 tuổi sau 8 năm phục vụ ở Washington.

Chương trình phát thanh RFI ngày 29.07.2021


 

mercredi 28 juillet 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nên ưu tiên tiêm vaccin cho ai?

 

Đây là một câu hỏi hơi tế nhị, nhưng rất cần thiết trong tình hình nguồn vaccin hạn chế và dịch bệnh tăng nhanh như hiện nay.

Việt Nam có một danh sách ưu tiên, nhưng nó phân biệt giữa quan và dân (và không phản ảnh đúng tình hình dịch bệnh). Cái note này trình bày một khung giá trị và từ đó đề nghị 4 nhóm cần được ưu tiên.

Theo báo Lao Động, các giới chức Việt Nam đề ra 16 'đối tượng' được ưu tiên chích vaccin [1]. Theo quy định này, nhân viên y tế (kể cả người tham gia chống dịch), kế đến là quân đội và công an, cán bộ ngoại giao, hải quan, giáo viên, v.v… Đa số là công nhân viên, còn dân thì đứng hạng thứ 9 trở đi. Tôi không hiểu sao nhân viên ngoại giao được ưu tiên hơn người dân trên 65 tuổi.

Hoàng Nguyên Vũ - Hả hê tấn công ông Đoàn Ngọc Hải : Các anh chị đã làm gì cho Sài Gòn khi bao tiếng kêu cứu vang lên mỗi ngày?

 

Sài Gòn, ngày giãn cách thứ 58, ngày giới nghiêm thứ 3

Một ngày buồn.

Một ngày buồn vì số ca nhiễm còn mạnh. Một ngày buồn vì nhiều tiếng kêu cứu vẫn đầy trên mạng xã hội khi người thân họ trở nặng cần cấp cứu.

Một ngày buồn vì thêm những cái chết. Đau xót hơn, có cô bé nấu cơm thiện nguyện cho khu chống dịch suốt hai năm qua, phải từ giã cõi đời.

Lá thư thứ hai của ông Đoàn Ngọc Hải gởi bí thư Nguyễn Văn Nên


Thành phố Hồ Chí Minh 6 giờ 48 phút sáng nay 28-7-2021

Kính gửi : Anh Nguyễn Văn Nên, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Cá nhân anh dù rất nhiều việc (tôi được biết anh không có vợ con, gia đình như bao người khác), anh đang cùng với cả hệ thống chính trị căng mình lãnh đạo, chỉ đạo chống đại dịch covid 19 ; nhưng đã vẫn chỉ đạo bộ máy cơ sở làm rõ, giúp đỡ gia đình chị Ngô Trân Châu, địa chỉ 22 Trương Định, phường Võ Thị Sáu, quận 3.

Anh cũng đã chỉ đạo trợ lý liên hệ với tôi trao đổi một số việc liên quan...

Võ Xuân Sơn - Cuộc chiến của những người dân

 

Trong khi Bộ Y tế đang đề nghị ngân sách sẽ không mua thêm vaccin Covid-19, thực hiện tiêm 'xã hội hóa', thì những người dân Việt Nam thuộc mọi tầng lớp, giàu, nghèo, người làm công, doanh chủ… đang ra sức tìm cách hỗ trợ nhau, cứu giúp nhau để vượt qua khoảng thời gian khắc nghiệt này. Ai có sức dùng sức, ai có công dùng công, ai có tiền dùng tiền. Thật đáng trân trọng.

Có một gia đình có truyền thống làm từ thiện tại Sài Gòn. Tôi quen chị cũng thông qua những chuyến đi từ thiện. Chị cho tôi biết, gia đình chị đang có ý định mua tặng cho TPHCM và Huế, quê anh chị, 300 máy thở. Sau khi tìm hiểu, tôi khuyên chị nên chọn loại máy xâm nhập, mắc hơn nhưng cần thiết hơn, tác dụng cứu người rõ ràng hơn.

Vấn đề khó khăn là hiện nay, hầu như tất cả các nhà máy ở Trung Quốc đều từ chối đơn hàng mới. Nhanh nhất thì phải nửa năm nữa họ mới có thể sản xuất cho những đơn hàng bây giờ. Hiện tại chỉ còn lác đác các máy thở đã qua sử dụng nhưng còn mới (còn bảo hành), của các nhà giàu mua về, bây giờ không sử dụng nên bán lại.

Mai Quốc Ấn - Đi thăm F0

 

Mình thấy bình thường mà mọi người rất sợ. Đứa em F0 mà hết sốt và tự cách ly kỹ rồi. Chỉ đi qua gửi đồ ăn thôi mà ai cũng nhìn, cũng hỏi.

Trước khi vô được nơi cần tiếp tế là ghé nhà thuốc. Xếp hàng mua thuốc chỉ có kẽm và vitamine C, các thuốc hạ sốt cháy hàng. Người mua xếp hàng không ít nhưng nhà thuốc có vẻ quen rồi nên điều phối tốt, xịt cồn tay cho khách cũng kỹ.

Tôi vào con đường nhiều kỷ niệm - đường Đoàn Văn Bơ, Quận Tư. Qua mấy lớp chốt của Quận Tư mới tới. Dân chỉ cách đi bọc hẻm nhỏ (như ngách Hà Nội) chứ có đoạn khoảng 8 căn nhà bị chăng dây giữa đường không đi được. Trong cái hẻm chăng dây ấy (đoạn 488 phường 14 thi phải) có hai vợ chồng chở nhau đi. Đội dây lên mà đi, nói như phân bua mà mắt buồn hiu, tụi tôi qua Chợ Rẫy. Người nhà mất rồi...

Nguyễn Đình Bổn - Các ca nhiễm tăng nhanh nơi nào?

 

Hiện giờ không có bất kỳ thông tin nào về các ca nhiễm tại Sài Gòn ngoài con số từ Bộ Y tế. Ví dụ rất khó biết trên sáu ngàn ca hôm qua tập trung ở đâu.

Tôi ở Gò Vấp, địa bàn bị Chỉ thị 16 từ hai tháng trước. Con hẻm nhà tôi nhiều ngã thông, rất đông dân. Bên trái, bên phải nhà tôi đều bị phong tỏa đoạn ngắn.

Hôm nay phía tay phải đã dỡ phong tỏa, chỉ gắn bảng cho một căn nhà, cảnh báo là nơi cách ly tại nhà. Như vậy ca đó lây từ chỗ làm và không lây nhiễm cho bất kỳ hàng xóm nào.

Nguyễn Đức Hiển - Thành phố hoang vu

 

Phố giờ vắng lắm ...

Chỉ có khu cách ly, bệnh viện dã chiến, bệnh viện tuyến cuối điều trị Covid như bệnh viện Hô Hấp, Chợ Rẫy và Nhiệt Đới là chật chội và nhiều nơi quá tải. Chật chội nhưng yên lặng, bởi không có người thăm nuôi và bệnh nhân thì thở ô xy.

Những người có thể, đã tìm cách rời thành phố. Những người không được quê hương tổ chức xe đón về, bị kẹt lại.

Lê Học Lãnh Vân - Tác động giãn cách trên các công ty vừa và nhỏ


1) Chiều ngày 13/7/2021 mới nghe nói ngày từ 0 giờ đêm 14/7 rạng 15/7 sẽ thực hiện lệnh yêu cầu các xí nghiệp phải lo cho công nhân ăn ở tại chỗ, ngủ tại chỗ.

Đêm đó, một công ty sản xuất ở một khu công nghiệp trong thành phố trên ngàn công nhân thức suốt sáng. Ban giám đốc thức và nhân viên, công nhân thức.

Ban giám đốc thức vì lo sắp xếp nơi ăn, ngủ cho ngàn con người trong không biết bao nhiêu tuần lễ tới, vì không ai biết khi nào cái lệnh kia hết hiệu lực.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 20 : Đau thương và nghĩa tình

 

Đêm hôm qua không ngủ được. Nằm lắng nghe tiếng của đêm. Đêm Sài Gòn không còn âm thanh. Hình như có cảm giác tiếng dế giờ không cất tiếng nữa, chó cũng không sủa, tiếng mèo gọi đực cũng không còn trên những mái nhà. Không khí như đông đặc lại, nén chặt đầy bất trắc.

Ánh đèn đường rọi xuống căn phố vắng, xuống con đường không bóng đổ của người đi. Giống như cảnh trong một cuốn phim mô tả một khu phố ma không tiếng thở. Thỉnh thoảng một chiếc xe cứu thương hú còi chạy vội vã, âm thanh như tiếng của tử thần.

Giờ phút này, nếu dính bệnh mà được nằm trong chiếc xe cấp cứu là một diễm phúc. Bởi dù nặng hay nhẹ, dù bệnh dữ hay bị nhiễm virus, dù hấp hối hay còn thoi thóp thở mà liên lạc được xe, liên lạc được bộ phận có trách nhiệm, liên lạc được một bệnh viện nào đó đồng ý nhận có nghĩa là còn cơ hội sống. Trong những bộn bề và quá tải của các bệnh viện, chuyện sống chết bây giờ chỉ trông vào hên xui của số mệnh.

Chương trình phát thanh RFI ngày 28.07.2021


 

Lưu Trọng Văn -Từ cái chết của con gái kiến trúc sư Ngô Viết Thụ


Gã đọc được thư gửi bí thư Nguyễn Văn Nên của ông Đoàn Ngọc Hải - chứng kiến cái chết của con gái kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, em gái kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn.

Do quá đau lòng nên không đưa bức thư đó lên facebook của mình.

Tuy vậy gã đã gửi bức thư ấy cho một người có mối quan hệ gần gũi với nhiều vị lãnh đạo cùng lời nhắn: cái chết do thiếu phương tiện cấp cứu của con gái kiến trúc sư nổi tiếng, người thiết kế Dinh Độc Lập chứng tỏ có sự quá tải của hệ thống y tế Sài Gòn.

Tiểu Vũ - Hiểu nhầm hay cố tình hiểu sai ?


Hình như báo chí và ông bí thư quận 3 đã "hiểu nhầm" hoặc cố tình hiểu sai status của anh Đoàn Ngọc Hải.

Đọc kỹ status của anh Hải chúng ta không hề thấy anh ấy đề cập bệnh nhân mắc bệnh gì. Không có bất cứ chữ nào là Covid-19 hoặc dương tính.

Vấn đề anh Hải nêu rất rõ ràng, là bệnh nhân cần được đi cấp cứu, nhưng gọi đến cơ quan y tế thì không được hồi đáp. Cuối cùng nạn nhân đã tử vong tại nhà.