Affichage des articles dont le libellé est Tiếng Việt. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tiếng Việt. Afficher tous les articles

mercredi 13 décembre 2023

Nguyễn Thông - Phu nhân

 

Hai hôm nay, trên mặt báo mậu dịch, từ "phu nhân" xuất hiện hơi bị nhiều.

Trước hết cần xác định đây là danh từ chung, không cần viết hoa chữ "phu". Là danh từ chung, thì nó cũng chỉ như những danh từ chung khác chỉ người, ví dụ vợ, bồ, dì ghẻ, mợ... thôi. Ở xứ này, bệnh viết hoa tùy tiện đã nặng lắm rồi, thấm vào lục phủ ngũ tạng rồi, hết thuốc chữa.

Tại sao không chữa được? Tại vì kẻ có quyền đang lộng quyền, cứ thích viết thế nào thì lại bắt người khác phải viết như thế, không theo ý thì nó đánh, phạt. Rất vô lý khi tự dưng phải viết hoa Đảng, Thủ đô, Tổ quốc, Bác, Chính phủ, Nhà nước... khi những từ ấy đứng một mình.

lundi 11 décembre 2023

Đặng Chương Ngạn - Ngôn ngữ toàn cầu

 

Cụ nhà bên sau khi đi tour qua Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Thái Lan ...về quyết định không cho tiền đứa cháu học lớp tiếng Anh nữa.

Ông con trai rất ngạc nhiên:

- Sao ba làm thế! Đấy là khoản tiền ba hứa đầu tư cho công dân toàn cầu tương lai rồi?

Trần Thanh Cảnh - Tự Lực Văn Đoàn

 

Nhân buổi Chủ nhật mùa đông xứ Bắc nhưng ấm áp, tạnh ráo mấy văn nhân cao hứng lại rủ nhau xuống ga Cẩm Giàng, nơi có di tích của nhóm "Tự lực Văn đoàn" chơi.

Ông bạn giáo sư Nguyễn Văn Hiệp có vợ tháp tùng, cùng ông giáo sư Hoàng Dũng từ TPHCM ra nữa, vui quá.

Theo đánh giá của Tạ Duy Anh, nhóm Tự Lực Văn Đoàn chỉ tồn tại 7 năm, nhưng đã làm được một công việc khổng lồ: Chuyển nền Văn học Việt Nam, từ lối văn cổ sang văn mới, hiện đại, tiếp cận với các giá trị phương Tây.

mercredi 29 novembre 2023

Nguyễn Chương - Hãy cùng nhau yêu tiếng Việt hơn

(Xin mượn chuyện trong nhà tôi để nói lai rai nhiều thứ khác)

Con gái tôi hiện nay đã đi làm cho một công ty nước ngoài. Trước đây cháu theo học trường RMIT (The Royal Melbourne Institute of Technology), điểm IELTS 8.0, ghi vậy để biết cháu không xa lạ gì với việc nói năng bằng tiếng Anh.

Một lần, cách đây mấy năm, khi tôi hỏi: "Con học ngành design thấy sao...". Chưa hỏi dứt câu thì nó nói ngay: "Ba, nói tiếng Việt đi ba! Sao ba không nói "thiết kế" mà phải chêm tiếng Anh "design" vô làm gì?". May là bị con gái mình sửa lưng, chớ không phải người ngoài, nên tôi cũng đỡ "quê".

Nhưng kể từ đó trở đi, tôi ráng rèn giũa ý thức về tiếng Việt: người Việt thì phải hiểu, phải biết tiếng Việt!

Nguyễn Mỹ Khanh - Trả lại tên cho em

 

Hồi bé tí tui được dạy vầy:

- Cái gì có động cơ, chạy trên đường/ mặt đất là XE.

- Cái gì có động cơ,  chạy trên sông, biển là TÀU.

- Cái gì có động cơ chạy trên không là MÁY BAY.

mardi 28 novembre 2023

Nguyễn Chương - Nạn chêm tiếng Anh ba rọi

 

Nhiều người ở ngoài Bắc, hoặc các em các cháu sinh ở miền Nam sau 1975 đã KHÔNG biết sự thật như sau:

Ở Miền Nam Việt Nam trước 1975, trên phần lớn báo chí đều DÙNG TIẾNG VIỆT, không chêm tiếng Anh ngang xương. Nên nhớ: miền Nam hồi đó người Mỹ, lính Mỹ đầy nhóc - NHƯNG chớ hề "hội nhập" theo kiểu lai căng, ba rọi như hiện nay!

Hiện nay, thấy gì? Nói, viết một câu, một đoạn tiếng Việt thể nào cũng phải "chêm" vài chữ tiếng Anh. Cái lối chêm như rứa, người miền Nam, người Sài Gòn trước 1975 gọi là "Anh ba rọi", "Mỹ bồi".

dimanche 8 octobre 2023

Chu Mộng Long - Bài tập nâng cao Sờ-cu-rờ-ty

 

Tôi nhiều lần lên tiếng yêu cầu bãi bỏ ngay quy định phiên âm tiếng nước ngoài trong sách giáo khoa. Cách phiên âm trên sách giáo khoa trước đây và cho đến bây giờ rất tùy tiện, thậm chí đọc lên nghe rất tục tĩu, phản văn hóa, vô giáo dục.

Thực chất đó là tiếng bồi của kẻ vô học ở ngoài Bắc, chứ tiếng bồi vô học ở trong Nam trước 1975 cũng không kinh dị như vậy.

Cách đây vài mươi năm, có thể chấp nhận cách phiên âm đó để thầy và trò dễ đọc. Nay chính Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia rồi phổ cập tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 12. Riêng học đại học, sau đại học và chuẩn năng lực thầy cô giáo đều bắt buộc phải có trình độ và chứng chỉ ngoại ngữ tiêu chuẩn châu Âu hoặc bậc của khung trình độ quốc gia. Vậy mà hà cớ gì cứ phải đọc tên nước, tên địa phương, tên người của người ta bằng thứ tiếng bồi của đứa vô học?

mardi 3 octobre 2023

Tạ Duy Anh - Sự tráo trở của ngôn ngữ

"Kinh tế thị trường" là sản phẩm của chủ nghĩa Tư bản. Suốt cả thời học trò, đây là cụm từ bị miệt thị nhiều nhất.

Nhưng rồi không thể nào thoát được Nó, trừ phi cứ định nghèo đói mãi. Tuy vậy, cần có Nó nhưng không được phép vinh danh Nó! Cụm từ "Kinh tế thị trường (tư bản) định hướng xã hội chủ nghĩa" giải quyết được yêu cầu đó.

Vẫn là Tư bản một trăm phần trăm, nhưng đa số người dân sẽ không nghĩ đó là Tư bản. Thậm chí người ta đang chứng minh Nó là sản phẩm có từ thời Cộng sản nguyên thủy!

jeudi 28 septembre 2023

Hoàng Dũng - Điên cả rồi !

 

Trong một status đăng cách đây mấy tiếng đồng hồ, giáo sư Nguyễn Văn Hiệp cho biết Ban tổ chức Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội vừa điện thoại bắt GS Hiệp (nay đã rời Viện Ngôn ngữ học, không còn là cán bộ của phải giải trình về vụ phản đối chữ Quốc ngữ mới của ông Bùi Hiền, theo yêu cầu của ông Bùi Hiền.

Tôi buồn cười nhớ một chuyện sau đây.

Một hôm, trong một buổi họp mặt đông đảo của dân Ngôn ngữ học ở Sài Gòn, thầy Trần Chút kể một chuyện xảy ra ở trường Đại học Tổng hợp TP HCM của thầy:

lundi 25 septembre 2023

Nguyễn Hùng - BBC Tiếng Việt nói lời từ biệt London sau hơn 70 năm

 

Những nhân viên của BBC trong đó có BBC Tiếng Việt mất việc lần này nằm trong tổng số hơn 380 người bị BBC sa thải để tiết kiệm gần 30 triệu bảng Anh từ ngân sách của Thế giới vụ.

BBC Tiếng Việt cùng một số ban châu Á khác tổ chức buổi chia tay hôm 22/09 tại trụ sở của BBC ở London, đánh dấu chấm hết cho chương sử kéo dài nhiều thập niên mà trong trường hợp của BBC Tiếng Việt là hơn 70 năm.

Mặc dù được lập ra để phát thanh về Việt Nam với buổi phát sóng đầu tiên hôm 06/01/1952, các chương trình phát thanh nổi tiếng của BBC Tiếng Việt cứ giảm dần thời lượng từ cuối thập niên 90 và ngừng hẳn vào 26/03/2011. Một trong những lý do BBC bỏ phát thanh bằng tiếng Việt là vì số lượng người nghe giảm đáng kể cùng với sự phát triển của internet.

mardi 12 septembre 2023

Nguyễn Thông - Góp ý với các nhà báo (1)

Người làm báo, giỏi cái gì (nghề chẳng hạn) chưa cần bàn, nhưng trước hết phải giỏi, thạo về ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là công cụ chuyển tải những điều họ chứng kiến, suy nghĩ, bày tỏ thái độ. Cũng như người nông dân phải thạo dùng cái cày mới có đường cày sá cày thẳng thớm vậy. Nhà báo kém về ngôn ngữ không chỉ đẻ ra tác phẩm báo chí tệ, mà nguy hại nhất là làm hỏng ngôn ngữ - thứ sản phẩm tinh túy của con người.

Ông hàng xóm nhà tôi rất nhiều lần phàn nàn về trình độ tiếng Việt của các nhà báo xứ này, có lần còn nói tục (tôi xin phép ghi lại), đèo mẹ, làm hỏng, phá nát tiếng Việt không phải ai khác chính là đám nhà báo, bọn báo in, báo điện tử, bọn phát thanh, truyền hình.

samedi 2 septembre 2023

Nguyễn Gia Việt - Quốc khánh và Tết, hai nghĩa hoàn toàn khác nhau

 

Thấy tự dưng giờ truyền thông xọ ngày quốc khánh là ngày "Tết độc lập" (?)

Cái này rất bậy về chữ nghĩa, con chữ nó vốn đã có nghĩa quy định trong tự điển riêng biệt hết rồi, xọ vô tầm xàm.

- Tết :

Chữ "Tết" trong văn hóa Việt Nam được một số người lý giải Tết là do Việt đọc trại từ Tiết trong Tiết Nguyên Đán của Tàu mà ra. Tuy nhiên chưa đúng. Ai cũng biết Tết và Tiết cũng một chữ thôi. Nhưng lịch sử Việt tộc chứng minh rằng, cái chữ "Tết" xuất hiện trước “Tiết”.

lundi 14 août 2023

Trần Đức Anh Sơn - Năng Bố Cái Đại Vương

 

Những hình ảnh trong bài được đăng trên website www.didulich.net, giới thiệu về Lăng Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) tọa lạc ở phố Cát Linh, phường Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội, được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Theo bài giới thiệu về di tích này trên website trên, thì:

"Phía trước lăng là tấm bình phong có khắc nổi hàng chữ: 陵王大馮 (Lăng Vương Đại Phùng, tức là Lăng Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng).

vendredi 7 juillet 2023

Nguyễn Thông - Chuyện dạy văn học văn (4)

 

Cuộc sống luôn vận động và biến đổi, tại sao môn văn trong nhà trường xã hội chủ nghĩa lại ì ra, giống như nửa thế kỷ trước?

Không nhất thiết cứ phải thay đổi hết, có những tác phẩm hay vẫn cần giữ lại, những bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương, Tre Việt Nam, truyện ngắn Một lần tới thủ đô, Lặng lẽ Sa Pa... chẳng hạn.

Nhưng những thứ quá cũ kỹ, nhất thời như Vợ nhặt, Tắt đèn, Thư nhà, Hòn đất, Sống như anh, Bất khuất, Nhật ký trong tù, thơ Tố Hữu, Xuân Diệu... thì nên đưa vào bảo tàng được rồi. Cũng như bài “Lê nin trong hiệu cắt tóc” vậy, chỉ hợp với lứa tuổi sinh ra trước 1975, chứ bắt bọn trẻ bây giờ học, chúng nuốt làm sao trôi.

jeudi 29 juin 2023

Nguyễn Thông - Lộ trình độ tiếng Việt

 

Chưa bao giờ trình độ tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) của người Việt kém như bây giờ. Kém nhất lại chính là những người hằng ngày sử dụng tiếng Việt để làm phương tiện kiếm sống, trong đó có đám nhà báo.

Nhiều sai nhiều lỗi lắm, tôi đang bận nên chỉ đề cập tới cuộc thi tốt nghiệp diễn ra hôm qua 28.06.

Rất nhiều báo ngày 28.06 đưa tin “lộ đề thi môn văn”, “lộ đề thi môn toán”. Mới đọc, ai cũng thấy rất nghiêm trọng. Thi quốc gia mà hết lộ này tới lộ khác thì thi làm quái gì. Bao nhiêu công sức, bao nhiêu sự chuẩn bị suốt cả năm chả nhẽ vứt hết. Ngành giáo dục làm ăn như vậy thì nên giải tán, v.v…

dimanche 18 juin 2023

Nguyễn Thông - Ngôn ngữ hình sự thời công an trị (kỳ 3)

 

Nói tiếp về từ “đối tượng”. Như đã kể, ngoài việc để chỉ những người, nhóm người được các tổ chức chính trị (đảng), chính trị xã hội (đoàn, đội, hội, mặt trận) để ý nhằm kết nạp, thì nó trong rất nhiều năm, nhất là thập niên 60 - 80 ở miền Bắc được dùng nói về người đang được yêu, bất kể trai hay gái.

Thêm nghĩa nữa cũng rất phổ biến trong chính quyền cộng sản, nhất là vào thời hậu chiến, từ đối tượng để chỉ những nhóm người được ưu tiên, gọi là “đối tượng chính sách”.

Ném biết bao xương máu vào cuộc chiến ý thức hệ nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn, sau khi chiến thắng, bên thắng cuộc đã bù đắp cho phe mình bằng sự ưu tiên. Họ gọi đó là công bằng, nhân văn, nhân đạo, uống nước nhớ nguồn. Nhưng cần nói rằng đã ưu tiên thì sẽ vứt bỏ quy định chung, thứ quy định mà tất cả mọi người đều phải tôn trọng.

vendredi 16 juin 2023

Nguyễn Thông - Ngôn ngữ hình sự thời công an trị (2)

 

Như đã nói, đọc những bài, những bản tin trên báo mậu dịch lấy từ nguồn công an, ta thấy nhan nhản thứ ngôn ngữ “hình sự hóa” mà từ “đối tượng” là ví dụ rõ nhất.

Ở đây, cần nói ngay thế này, công an họ làm gì, chế biến thứ gì, ra làm sao… là quyền của họ. Nhưng báo chí truyền thông phải biết tôn trọng bạn đọc, và nhất là phải có ý thức bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Đâu có cái thói họ (công an) nhét cho thứ gì thì cứ cun cút làm, không hề đắn đo suy xét.

Trước năm 1976, hồi tôi còn đi học, từ “đối tượng” ít được dùng, mà nó chỉ loanh quanh trong vài lĩnh vực đời sống, có nội dung tích cực, tốt, không hề gắn với cái xấu, cái ác.

jeudi 15 juin 2023

Nguyễn Thông - Ngôn ngữ hình sự thời công an trị (1)

 

Những ngày qua, báo chí mậu dịch và mạng xã hội sốt sắng thông tin về vụ Tây Nguyên.

Đã có khá nhiều “đương sự” phây búc cơ bị phạt do sự nhanh nhảu láu táu. Báo thì bị lỗi 404 rồi thay bằng tin “chính thống”, mạng thì bị lôi lên chỗ nhà chức việc phạt cho dăm bảy triệu để chừa cái thói “cầm đèn chạy trước ô tô” về tội… xuyên tạc.

Ông bạn tôi vốn lâu nay trùm chăn trước mọi sự, rụt rè bảo mày ạ, cứ phải đợi tin chính thống, lệch là chết. Lại nhớ, thời cải cách ruộng đất thập niên 50, tin chính thống là tin của “đội”, hễ nói sai thì bị xử lý, thậm chí đập đầu, bắn bỏ. Khi sửa sai, thì tin chính thống lại thành tin phản động. Chả biết thế nào mà lần.

mardi 23 mai 2023

Mai Bá Kiếm - Các tòa báo không có quyền làm hoen ố tiếng Việt !

 

Cái tựa “Mỹ học tiếng cười Tú Xương” của báo Công an Nhân dân đã tối nghĩa còn gây hiểu lầm! Theo cấu trúc câu này, bạn đọc sẽ hiểu “Mỹ” là chủ từ của động từ “học” và "tiếng cười Tú Xương" chịu tác động của hành vi “học”.

"Tiếng cười Tú Xương" không được ghi âm, nên không ai rõ là “hihi” hay “haha”, nhưng có gì hay mà phải Mỹ muốn nhại tiếng cười đó? Trong khi, “Mỹ học” là “Môn học về thẩm mỹ” (Tự điển Thanh Nghị).

Danh từ “Mỹ học” viết liền với danh từ “tiếng cười”, viết kề nick "Tú Xương" mà không có giới từ làm trung gian nên tối nghĩa. Hơn nữa, “Mỹ học” là từ Hán Nôm đi liền với “tiếng cười” từ thuần Việt nên nghe “trớt văn hướt”! Tại sao không dùng từ Hán Nôm là “trào phúng” và thêm giới từ thành tựa bài: “Nét mỹ học trong thơ trào phúng Tú Xương”.

mardi 2 mai 2023

Nguyễn Thông - Thủ phạm phá tiếng Việt (1)

 

Thiên hạ mạng đang rất thích thú về những góp ý cho chương trình “Vua tiếng Việt”. Mà người “chém nhát nào ra nhát ấy” không phải chuyên gia ngôn ngữ, những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ ngôn ngữ công tác ở viện này viện nọ, mà chỉ là anh chàng bình dị xứ Thanh, “kỹ sư khuyến nông” Hoàng Tuấn Công.

Phải sổ toẹt thẳng cái điều người ta ngại nói ra, rằng một mình kẻ ngoại đạo ngôn ngữ kia đã chấp cả đội ngũ chuyên gia ngôn ngữ xứ này. Bằng sự hiểu biết uyên bác, sâu sắc, và nhất là trách nhiệm công dân bảo vệ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hơn hẳn cả đám viện sĩ hữu danh vô thực.

Không biết họ, những giáo sư tiến sĩ phòng lạnh ấy, nghiên cứu cái gì, đi mây về gió chỗ nào, chứ riêng chuyện đúng sai tiếng Việt thì có nhẽ họ chẳng hề quan tâm.