Affichage des articles dont le libellé est Tệ nạn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tệ nạn. Afficher tous les articles

mercredi 16 juin 2021

Nguyễn Thông - Hãy xử bọn lừa đảo và háo danh trước đã !


Chính quyền (mà không biết có phải chính quyền không, hay do mấy ông báo chí vống lên) đòi "xử" bà Hằng đài phát thanh truyền hình Đại Nam về "tội" lên mạng xâm phạm lợi ích cá nhân, lợi dụng quyền tự do dân chủ, vi phạm luật an ninh mạng, v.v…

Đừng thấy người ta đàn bà, hì hì, mà hiếp.

Đúng ra phải tuyên dương bả trong cuộc tố cáo, mổ xẻ giải phẫu làm sạch xã hội đã quá bẩn, lắm ung nhọt.

dimanche 13 juin 2021

Thái Hạo - Dạy thêm, đổi mới và công cuộc khai trí


Hôm qua, mới sáng sớm, anh Nguyễn Quang Thạch - người từng được UNESSCO trao giải thưởng vinh danh những người khai trí năm 2016, gọi điện cho tôi. Cũng chỉ để xả cái bức xúc về nền giáo dục, rồi lại nói cái quyết tâm “cõng sách về nông thôn” của ảnh.

Tôi nói với anh, việc anh đang làm suốt 20 năm qua là to lớn và tuyệt đối đúng. Nhưng anh phải xem về hiệu quả của nó. Anh có thể xây dựng được trên khắp cả nước này, mỗi thôn mỗi bản mỗi trường đều có tủ sách. Vấn đề là học sinh đọc để làm gì, và đọc vào lúc nào với một cung cách giáo dục như đang là.

Khi chúng nó phải học sáng học chiều học đêm, học nhồi nhét và học thêm đến tê dại như thế này thì thời gian đâu mà đọc sách của anh! Và cũng không có lý do thực tế để đọc. Anh thấy cay đắng không?

mercredi 5 mai 2021

Nguyễn Đình Bổn - Người Trung Quốc vượt biên lậu qua Việt Nam làm gì?


Trong những ngày đầu tháng 5 này, các cơ quan chức năng liên tục bắt giữ rất nhiều người Trung Quốc nhập cảnh lậu và sống chui trong các khách sạn, chung cư tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng...

Họ khai là thất nghiệp qua Việt Nam kiếm việc làm (?). Thất nghiệp mà dùng nhiều tiền lo lót để ở lậu và ở các chung cư, khách sạn khá đắt tiền?

Vậy họ qua làm gì?

jeudi 8 avril 2021

Hoàng Nguyên Vũ - Tân Bộ trưởng Giáo dục: Mong ông đưa giáo dục thành ngôi đền thiêng thay vì cái chợ


Trước tiên, xin chúc mừng ông với vị trí mới, một vị thế mới. Vị trí ấy, vị thế ấy nhiều năm qua người dân đã chờ đợi, đã kỳ vọng, chưa nói là để nhằm thay đổi, mà có thể là giải quyết những tồn đọng của ngành giáo dục.

Và tôi cũng chia sẻ với những khó khăn phía trước ông sẽ phải đối mặt, nhất là với những vấn đề nan giải bao năm qua của ngành giáo dục, bởi nó không đơn giản chỉ là "vấn đề", mà còn là các hệ lụy.

Là một người dân bình thường, tôi cũng chỉ mong, ở vai trò thủ lĩnh mới của ngành giáo dục, ông, với tầm nhìn chiến lược, với những kỹ năng quản lý, điều phối công việc và xây dựng đội ngũ, từng bước một, ông đưa nền giáo dục nước nhà trở lại trật tự bình thường với:

mercredi 3 mars 2021

Nguyễn Đình Bổn - Khoe cái thiên hạ ghét !


Đó là giọng hát karaoke từ nhà bạn.

Tin tôi đi, dù bạn có hát hay cỡ ca sĩ chuyên nghiệp thì không có ông bà hàng xóm nào thích, càng không có cô nàng hay anh chàng mơ mộng nào tơ tưởng đâu !

Karaoke đã trở thành cơn ác mộng tại Việt Nam, đến nỗi có nhiều vụ đánh nhau hay án mạng xảy ra vì vừa hát vừa rống, bất chấp đó là thời gian nghỉ ngơi của mọi người.

samedi 27 février 2021

Lưu Trọng Văn - Dẹp nạn karaoke là bảo vệ Nhân quyền


Quyền ấy của người Dân được có không gian yên tĩnh. Các nước văn minh kẻ nào gây tiếng ồn cho hàng xóm cảnh sát sẽ can thiệp liền.

Cảnh sát ăn lương để bảo vệ sự bình yên cho người Dân. Trách nhiệm bảo vệ sự yên tĩnh của công dân phải thuộc về cảnh sát.

Ở Việt Nam không hiểu sao cái trách nhiệm ấy lại thuộc chính quyền sở tại mà đầu mối là ngành quản lý tài nguyên môi trường ?

mercredi 9 décembre 2020

Bùi Chí Vinh - Thơ yết hậu về hoa hậu và nữ sinh tự tử


 

Không có gì nhc hơn giáo dc

Phi nói nhc như con cá nc

Hoa hu v thăm li trường xưa

Gc !

 

Gc t hiu trưởng đến thy cô

Xoa tay khúm núm ging bưng bô

Hoa hu thn uy như hoàng hu

Phô !

lundi 7 décembre 2020

Lê Văn Luân - Sự đơn độc giữa bầy sói


Sau sự việc nữ sinh ở An Giang phải tự tử, nay đích thân một cô giáo mầm non ở Đăk Lăk nhắn tin cho tôi bày tỏ nỗi bức xúc tột cùng. Một mình cô phải nhịn nhục vì sợ “tập thể” trù dập, mặc dù như cô nói có chứng cứ cho việc đó.

Như vậy mới hiểu được tình cảnh đơn độc và sau đó bị đẩy ra khỏi trường học của cô Bích Nhung ở Quốc Oai (Hà Nội) mới đây là như thế nào. Cô kiện cáo ra tòa về việc kỷ luật sai trái, nhưng vẫn không có kết quả gì.

Ai dám tin rằng một đứa trẻ sẽ còn lựa chọn khả dĩ khác vì tâm hồn của chúng làm sao chịu đựng được các chiêu trò và thủ đoạn trù dập, khủng bố tinh thần của cả một đám người có sức mạnh và vị trí đang liên kết lại với nhau ?

samedi 28 novembre 2020

Đỗ Duy Ngọc - Bằng tiến sĩ của những người có uy tín


Trong vụ mua bán bằng Cử nhân ở Đại học Đông Đô, theo báo chí thông tin cho biết những người mua bằng đều là những người có uy tín, nắm vị trí quan trọng trong các cơ quan, ban, ngành.

Có người là cán bộ chủ chốt của một số cơ quan ở Hà Nội, có người là giảng viên một cơ sở đào tạo đại học ngành tư pháp. Tóm lại hầu hết họ đều là cán bộ có chức vụ trong hệ thống của đảng và nhà nước. Sao những người uy tín thế mà không công bố cho làng xóm biết mặt, cả nước biết tên nhỉ?

Như vậy, báo cho rằng những người này đều là người có uy tín là đúng rồi. Không có uy tín mà được đề bạt ngồi vào ghế cán bộ à? Mấy ông bà trên mạng cứ cười châm biếm khi bảo đấy mà gọi là những người có uy tín sao? Hê hê.

vendredi 27 novembre 2020

Nguyễn Đình Bổn - Ngọc trong... nhà đá !


Đại đức Thích Phước Ngọc - nguyên trụ trì chùa Phước Quang, kiêm giám đốc cô nhi viện Suối nguồn tình thương - đóng tại thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, bị cho hoàn tục tháng 9 vừa qua chiều nay đã bị công an Vĩnh Long khám nhà, tống giam.

Phạm Văn Cung là tên thế tục của Thích Phước Ngọc đã bị nhiều tố cáo ép buộc, lừa đảo chiếm đoạt với số tiền lớn của nhiều người, có kèm các biên lai chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng mang tên ông.

Thông tin trên mạng còn cho biết ông này lừa tình, hãm hại nhiều phụ nữ.

Đỗ Duy Ngọc - Đem cây rừng về nhà


Thời nay ở xứ Việt, người ta không chỉ vào rừng lấy gỗ về làm những ngôi nhà đồ sộ tốn hàng trăm mét khối. Không chỉ đốn cây rừng về làm bàn ghế, tủ giường chạm khắc lởm chởm để chứng tỏ mình giàu, mình là giới quý tộc. Những trọc phú thời nay còn đốn nguyên cả cây rừng cổ thụ về trồng ở sân nhà mình.

Đem cây rừng về nhà người ta gọi là "di thực". Rừng tan hoang vì thủy điện, rừng không còn vì những thú sở hữu của những kẻ lắm tiền.

Cây rừng với đường kính cả thước hoặc nhỏ nhất cũng nửa thước mất cả trăm năm mới thành. Nay bị đào bới, cắt rễ, lặt nhánh mang về đứng chơ vơ trong sân của những biệt phủ mênh mông.

Mai Bá Kiếm - Vì sao các « tiến sĩ » phải « mua » văn bằng 2 tiếng Anh của Đại học Đông Đô ?


Theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, trước khi bảo vệ luận án, nghiên cứu sinh phải có một trong các chứng chỉ, văn bằng sau đây:

1. Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B2 hoặc bậc 4/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, còn thời hạn trên 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ bảo vệ luận án cấp cơ sở, do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền cấp hoặc một trường đại học trong nước đạt chuẩn tổ chức thi chứng chỉ B2 theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.

2. Có một trong các văn bằng:

lundi 27 juillet 2020

Bùi Chí Vinh – Bản chất của bạo quyền



Bùi Chí Vinh : Con trai Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh vừa được bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy Bắc Ninh. Đúng là “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ” như ngài Nguyễn Phú Trọng đã từng nói. Trước đó, người ta cũng không lấy làm lạ với đám “hồng phúc của dân tộc” nối nghiệp cha như Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Xuân Anh, Lê Phước Hoài Bảo, Lê Trương Hải Hiếu… Danh sách này còn dài dài bất chấp sự cảnh báo của sếp lớn. Phải chăng đó là bản chất của bạo quyền. 

BN CHT CA BO QUYN 

Mi th bt đu t thm đnh ca vua
Thăng quan ti
ến chc ưu tiên theo lut l:
“Nh
t hu du, nhì quan h, ba tin t, bn trí tu
B
máy quan tham c thế vn hành 

dimanche 23 juin 2019

Cam Bốt : Một tòa nhà do Trung Quốc xây sụp đổ, ít nhất 18 người chết

Các nhân viên cứu hộ tiếp tục đào bới tìm người sống sót tại tòa nhà bị sụp đổ ở Sihanoukville, Cam Bốt hôm 22/06/2019.

Tại Cam Bốt, một tòa nhà 7 tầng đang xây tại Sihanoukville đã bị sụp đổ hôm 22/06/2019 đã làm ít nhất 18 người chết và 24 người bị thương, theo tổng kết hôm nay. Chủ đầu tư là người Trung Quốc, công trình này không có giấy phép xây dựng.

Đọc thêm:  Sihanoukville, thuộc địa Trung Quốc ?

Trên 1.000 người trong đó có các quân nhân, cảnh sát, nhân viên y tế tiếp tục đào bới để cố gắng tìm những người sống sót. Từ Phnom Penh, thông tín viên Juliette Buchez gởi về bài tường trình :

« Cho đến đầu giờ chiều hôm qua, con số được loan báo là ít nhất 3 người chết và khoảng 20 người bị thương. Nhưng số thương vong sẽ còn nặng nề hơn vì nhiều công nhân đang còn bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao tòa nhà bị sụp đổ, nhưng bốn người Trung Quốc trong đó có một giám sát công trường đã bị công an thẩm vấn.

mardi 4 décembre 2018

Hoàng Hải Vân - Kinh tế đánh bạc



Đường dây đánh bạc online bất hợp pháp do hai ông tướng công an bảo kê vừa bị phá có tới mấy chục triệu người tham gia, cho thấy người Việt ta quả là dân máu me cờ bạc. 

Trước đây, các sòng bài do Năm Cam bảo kê cũng đã “nuôi nấng” đường dây tội phạm này cộng với các tướng tá quan chức bảo kê cho chúng.

Ở giữa các vụ án được phanh phui, các hoạt động cờ bạc vẫn âm thầm diễn ra, thỉnh thoảng mới bị phá. Những nơi chưa bị phá thì tiếp tục cung phụng cho những kẻ bảo kê cờ bạc. Nhỏ cung phụng nhỏ, lớn cung phụng lớn, lớn nhất được biết là cung phụng cho “cảnh sát trưởng” quốc gia. 

mardi 27 novembre 2018

Phạm Gia Hiền - Khép lại chuyện 232 cái tát



Status trước về câu chuyện 232 cái tát, có những ý kiến cho rằng tôi đã chụp mũ ngành giáo dục, và vì thế, phần nào xúc phạm nghề giáo. 

Như tất cả mọi người được đi học, tôi cũng có những người thầy, người cô - những người mà suốt đời tôi biết ơn và kính trọng. 

Tôi học hết đại học, được làm nghề báo, nghề viết, là kết quả thụ hưởng sự giáo dục - đào tạo của rất nhiều thầy cô, trường lớp. Bởi thế, tôi không mất dạy đến mức quay ra mắng xéo những người dạy mình. Tôi tin, những điều tôi nói, tôi viết từ xưa đến nay, dù chắc chắn có những thứ chưa đúng, nhưng không bao giờ có thứ dối trá, hay phản thày khinh bạn.

Nhà sư phạm nổi tiếng của Liên bang Xô Viết - Makarenko từng nói: Tôi không biết một trường hợp nào mà giáo dục tốt lại ra một sản phẩm tồi. Đúng vậy, ông dùng chữ Giáo Dục. Và trong những lời phản biện của mình, tôi cũng dùng khái niệm Nền Giáo Dục.

dimanche 25 novembre 2018

Ngọc Vinh - Những Giave nhí trong nhà trường



Trước 1975, chúng tôi học tiểu học và trung học mà ko hề thấy bóng của bất kỳ một loại Cờ đỏ Cờ xanh nào. Chỉ có giám thị mà thôi, và các ông ấy chính là hung thần của học sinh. Tóc dài hả? Lên phòng giám thị. Mặc quần đen hả (thay vì xanh)? Lên phòng giám thị. Các thầy giám thị là người canh giữ kỷ cương trong trường trung học của chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Sau năm 1975, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa (XHCN) miền Bắc được mang vào miền Nam. Kể từ ngày ấy, chúng tôi, lúc này học lớp 11, được trải nghiệm một mô hình giáo dục mới, giáo trình mới. Chúng tôi được dạy là Nguyễn Huệ - Tây Sơn có công thống nhất đất nước chứ ko phải là Gia Long như được dạy trước 1975 trong nền giáo dục VNCH. 

Cùng với đó là những ngày giỗ của danh nhân lịch sử nước nhà không còn được nghỉ học, khiến chúng tôi tiếc hùi hụi. Nhất là ngày giỗ 21 Lê Lai 22 Lê Lợi - mất mẹ nó nghỉ học đúp hai ngày. Cũng vì chuyện bãi bỏ này mà ngày hôm nay, rất nhiều học sinh hiểu biết rất lơ mơ về danh nhân nước Việt.

Chất Lượng Sống - Bắt học sinh tát bạn 230 cái, cách dễ dàng để gieo mầm ác



Ảnh cô giáo tàn ác với học sinh bị cộng đồng mạng tìm ra và "dán nhãn".

Chuyện người đứng lớp bắt học sinh "xử" bạn trong trường phổ thông, đáng buồn là khá nhiều, đây đó báo chí vẫn đưa tin. Nhưng tới vụ giáo viên bắt học sinh "tổng tát" bạn 230 cái, thì khó ai có thể ngồi yên. 

Người ta giận dữ cho rằng nữ giáo viên ở Quảng Bình không đáng được gọi là "cô". Có lẽ nên gọi đó là cai ngục hoặc đại bàng thì chuẩn hơn

Những người có lương tri ai mà không lo lắng cho đứa trẻ nạn nhân. Em có thể trị hết các vết đau thực thể, nhưng khó thoát khỏi tâm lý ám ảnh lâu dài khi bị cả tập thể, đứng đầu là giáo viên của em, vây quanh trấn áp, hành hạ.

Nguyễn Tiến Tường - Bao nhiêu cái tát để thức tỉnh ?



Giáo dục thế nào, không biết đánh bạn là sai. Đặc biệt là phải thừa lệnh “chị đại” tức là côn đồ, cô hồn chim chích. Giang hồ nghĩa khí không cần đi học, cũng không hèn hạ đến vậy.

Làm cô giáo, không biết quyền con người là gì. Chỉ muốn thỏa mãn cái uy quyền cục súc của mình. Đã buộc học sinh bạo lực với nhau, còn tát một phát như đội trưởng đội thi hành án tử hình bắn phát ân huệ, để triệt tiêu hẳn khả năng phản ứng của đứa bé. Tâm địa rắn độc. 

Làm đến hiệu trưởng, trước một vụ việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, xin báo chí im lặng kẻo lỡ chuẩn quốc gia. Tận ngu nên tận ác, chà đạp sự thật, chà đạp luân thường đạo lý chỉ để mưu lợi cho mình. 

Đỗ Duy Ngọc - Nghĩ về 231 cái tát



Em học sinh phải nhập viện vì lãnh 231 cái tát. Ảnh báo Thanh Niên

Đọc trên mạng và báo chí đăng cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy, giáo viên dạy Toán và Công nghệ, kiêm Chủ nhiệm lớp 6/2 , Trường Trung học cơ sở Duy Ninh - Tỉnh Quảng Bình đã phạt học sinh bằng 231 cái tát tai. Cô bắt học sinh cùng lớp tát bạn, bạn nào tát không đủ mạnh, cô giáo bắt tát lại và chính cô là người tát cái tát cuối cùng. 

Cậu học sinh Long Nhật bị sưng mặt và chấn thương tâm lý đã được người nhà đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Hành động bạo lực man rợ này là hành vi của bọn côn đồ. Mà cũng không đúng nữa, lũ côn đồ ở chốn giang hồ cũng không bao giờ tát tai một cậu bé liên tục 231 cái. Hành động đó chỉ có ở loài quỷ dữ không có trái tim. 

Hành động đó lại diễn ra trong lớp học chứ không phải ở vỉa hè, cũng không phải ở nhà tù. Trong nhà tù cũng chắc rằng chưa bao giờ có cảnh tra tấn bằng 231 cái tát. Tất cả chỉ vì chạy theo thành tích, áp lực thành tích của nhà trường đã khiến cho một cậu bé chưa thành niên căm thù cô giáo, căm thù bạn mình và ghê tởm trường lớp.