Affichage des articles dont le libellé est Pháp. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Pháp. Afficher tous les articles

mercredi 8 mai 2024

Lê Học Lãnh Vân - Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07-05-2024

Bảy mươi năm, 2024 – 1954, cũng đáng để kỷ niệm một chiến thắng!

Chiến thắng ấy là chiến thắng của thời người dân một quốc gia mất chủ quyền đang khát khao độc lập! Lúc đó, đại đa số người Việt tham gia cuộc chiến. Về sau này, khi lịch sử lùi xa, có quan điểm rằng nếu Việt Nam khôn ngoan hơn thì không nên tiến hành cuộc chiến tàn phá sinh lực quốc gia tới như vậy!

Đó là sự nhìn lại của đời sau, khi quốc gia đã trải qua kinh nghiệm với gánh nặng hậu quả. Còn thực tế là trận chiến Đông Dương lần thứ nhứt kháng Pháp giành độc lập được sự tham gia của rất nhiều thành phần dân tộc, từ nông dân không biết đọc cho tới những giới thuộc nguyên khí quốc gia! Tinh thần những người tham gia cuộc chiến thời đó là tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, phơi phới ra trận để “lưu lại ngàn sau một giống nòi” (thơ Hoàng Cầm)! 

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 08/05/2024


1. Một số tin tức:

Tin về cuộc không kích đêm qua rạng sáng nay, cũng như công bố của cơ quan an ninh Ukraine về việc phá âm mưu ám sát Tổng thống Zelenskyy tại đây.

Tóm tắt diễn biến chiến sự của ISW hôm qua.

2. Giọng điệu vừa bố láo vừa hung hăng của Nga

2.1. Liên quan chuyến thăm Pháp của ông Tập Cận Bình:

Gần đây có rất nhiều tin tức về việc có lính Lê Dương Pháp đang tham chiến ở Chasiv Yar, phía tây Bakhmut. Tôi nhận được tin nhắn từ khoảng 10 người về việc này. Chưa dừng lại ở đó, bọn làm báo xứ phía Đông nước Lào coi đây là một cơ hội để câu view. Quý vị có thể xem ảnh minh họa – chúng còn tung tin từ những nguồn blogger quân sự Nga, vốn là bọn mất dạy nhất: “Nga tăng sức ép vây Chasiv Yar, có lính Pháp thiệt mạng tại đây”.

Dương Quốc Chính - Tại sao chế độ thuộc địa sụp đổ ?

Giáo dục lịch sử quan trọng nhất là phải để người học/đọc trả lời được các câu hỏi tại sao, nhân quả, thay vì học thuộc lòng các sự kiện, các chi tiết lặt vặt nặng về tiểu tiết kỹ thuật. Có nhiều người hỏi mình câu này, mà mình nghĩ là rất cơ bản, ai cũng đã từng học lịch sử về Điện Biên Phủ nhưng vẫn phải hỏi:

1. Tại sao Việt Minh và Pháp lại lôi nhau lên tận Điện Biên Phủ là xứ khỉ ho cò gáy để đánh nhau? Sao Việt Minh không kéo quân về mà chiếm Hà Nội luôn cho rồi?!

2. Sao Việt Minh đánh thắng Điện Biên Phủ rồi mà không thừa thắng xông lên chiếm luôn Hà Nội đi?

lundi 6 mai 2024

Trần Thanh Cảnh - Điện Biên Phủ

1- Đây rõ ràng là một chiến công vĩ đại nhất thế kỷ 20 của dân tộc Việt Nam! Người Việt đã thắng trong một cuộc đấu tay đôi sòng phẳng với người Pháp. Chính người Pháp cũng phải thừa nhận điều này. Và họ đã kết thúc cuộc chiến một cách "đàng hoàng"!

2- Ai đó nói (hoặc nhận vơ) Điện Biên Phủ là của...Trung Quốc, thực sự là ngu muội đến mức vô liêm sỉ! Chúng ta không phủ nhận sự giúp đỡ vô cùng to lớn của Trung Quốc, Liên Xô lúc đó. Nhưng những vũ khí đó không được người Việt sử dụng vô cùng hiệu quả, cùng lòng can đảm vô song, liệu có được chiến thắng vẻ vang như vậy không?

Còn phía bên Pháp, người Mỹ cũng hỗ trợ tối đa, đâu có kém gì! Nhưng bản chất, nó vẫn là cuộc đấu tay đôi: Việt - Pháp!

vendredi 3 mai 2024

Dương Quốc Chính - Ra mắt sách Hồi ức Điện Biên Phủ, Những nhân chứng lên tiếng

Bổ sung : Về chi tiết nữ y tá người Pháp, đó là bà Geneviève de Galard, được mệnh danh là « thiên thần Điện Biên Phủ ». Bà luôn khẳng định mình là người phụ nữ duy nhất chăm sóc thương binh, dù có những tác giả cho biết còn có khoảng 20 cô gái mại dâm, chủ yếu là người Việt. Nhưng đã quá nổi tiếng, bà « đâm lao phải theo lao ». Hiện đã 99 tuổi, bà sống ở Paris (TM).

Chiều nay mình tham dự buổi ra mắt cuốn sách này tại Đại học Sư phạm Hà Nội, sách của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Trong lúc chờ các thủ tục rằng thì là mà quen thuộc giới thiệu quan khách linh tinh, mình đã kịp đọc qua một số trang sách và thấy khá bất ngờ về nội dung.

Thực ra không có quá nhiều nội dung mà mình chưa biết, vì mình cũng đã đọc nhiều sách về Điện Biên Phủ, đủ các lề, tất nhiên lề phải vẫn nhiều hơn, không anh em lại bảo mình sính Tây! Nhưng chắc chắn ở cuốn này là một góc nhìn rất khác với sách Việt Nam. Sách Việt về cơ bản có nội dung na ná nhau, đúng lề, thường hay đi sâu vào chi tiết hơn là các phân tích nhân quả, chiến lược.

Cuốn sách này đã nêu một số chi tiết mà mình cho là nhạy cảm, sách do phía Việt Nam viết sẽ không có. Cụ thể là:

Dương Quốc Chính - Cố vấn Vi Quốc Thanh và trận Điện Biên Phủ


Có mấy bạn hỏi mình về vai trò thật sự của tướng Giáp trong trận Điện Biên Phủ. Mình không biết trả lời thế nào cho phải nên sẽ đăng tài liệu của phía Trung Quốc nói về đồng chí tổng cố vấn Vi Quốc Thanh trong trận Điện Biên Phủ, được đăng báo Tre online.

Mọi người tự đánh giá vai trò của từng người, đừng vu cho mình là thân Tàu hay phản động. Vì tài liệu dài nên mình chỉ trích đăng.

Về việc kéo pháo ra và kéo pháo vào

Vấn đề này mình vẫn đặt câu hỏi về lý do thật sự. Lúc mới kéo pháo vào lần 1 với kéo pháo vào lần 2 thì tương quan lực lượng đôi bên có gì khác nhau đâu? Vậy lần 2 có lợi thế gì hơn lần 1? Sao để đảm bảo chắc thắng lại cần kéo pháo ra?

Nguyễn Thông - Tuyên truyền kinh dị !


Bây giờ mà còn tuyên truyền sắt máu rùng rợn như ri thì còn lâu mới... tiến lên được chủ nghĩa xã hội. Tôi nói với ông hàng xóm vậy.

Ông ấy cười bảo, nhầm, ngược lại thì có. Đó là đã tiến lên rồi, thành công rồi, thì thứ này mới được công khai phổ biến, ca ngợi.

Đây là một bài trên tạp chí Zing (trước là báo Zing) đăng nhân dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ. Bảy mươi năm trôi qua dường như không có gì thay đổi.

jeudi 2 mai 2024

Dương Quốc Chính - Kênh Phù Nam và Liên bang Đông Dương

Kênh Phù Nam Techo rút bớt lưu lượng nước sông Mêkông không quá nhiều như nhiều người đồn đoán. Nếu tính một cách tương đối về diện tích mặt cắt dòng sông, thì kênh Phù Nam có độ rộng trung bình khoảng 80-100 mét ở trên và khoảng 50 mét ở dưới (mặt cắt hình thang), độ sâu nước trung bình 4,5-5 mét.

Trong khi sông Hậu (kéo dài của sông Bassac mà kênh Phù Nam đấu vào), có độ rộng nhỏ nhất tầm 450 mét, độ sâu khoảng 15 mét. Vì mặt cắt sông tự nhiên biến đổi rất nhiều (chỗ rộng nhất có thể tới 4,5 kilomet, sâu 50 mét ở hạ lưu), nên mình tạm tính chỗ nhỏ nhất.

Như vậy suy ra lưu lượng nước của Phù Nam chỉ tối đa 1/10 của sông Hậu, chưa tính sông Tiền là nhánh trên. Lưu ý là kênh Phù Nam đấu cả vào hai nhánh sông của Campuchia (xem bản đồ).

samedi 13 avril 2024

Trịnh Đình Sĩ - Trăm Năm, Bánh Croissant

Chắc chắn, bất cứ ai trong chúng ta, trước nay qua đời mình cũng từng cầm loại bánh này nhiều lần. Hình thức và nội dung của nó có thể rất khác nhau ở xứ Việt, to nhỏ, giòn hay mềm, có nhân phô-ma hay không nhưng tựu trung, trước sau nó vẫn chỉ có hai cái tên phổ biến: Croissant, hoặc “con Cua” (Crabe). (1)

... Điều buồn cười nhất, bây giờ nếu bạn đi mua loại bánh này nơi những lò bánh mì đã “Việt hóa” 100 % hoặc những xe bánh mì thịt, thậm chí nơi cả những tiệm bánh ngọt không thấy có “yếu tố Pháp”. Khi bạn nói: “Bán cho tôi một cái bánh croissant”, người ta sẽ nghệt mặt ra. Nhưng nếu bạn nói: “Cho tôi một cái bánh con Cua”, chắc chắn ai cũng biết nó là cái gì.

Thật đấy, bạn cứ vào tiệm Chả Nghĩa ở Nguyễn Đình Chiểu, tiệm bánh mì Hà Nội ở Nguyễn Thiện Thuật hay nhan nhản bao nơi khác, bạn cứ nói chữ “croissant” xem, để tự kiểm chứng. Không phải là nỗi buồn vì bây giờ, người ta – mà không ít người đã đứng tuổi – đã không biết chữ “croissant” nghĩa là gì. Mà là một phân vân, về cả nền văn hóa mà người Pháp đã dày công vun đắp ở đây từ cả trăm năm ấy, nay cũng đã thành bụi thời gian.

mardi 9 avril 2024

Lê Xuân Nghĩa - Pháp và Anh đã sẵn sàng, còn Đức thì sao?

 

Ngoại trưởng Anh và Pháp trả lời trong một chuyên mục cho The Telegraph:

“Cả hai chúng tôi đều nói hoàn toàn rõ ràng: Ukraine phải thắng cuộc chiến này. Chúng ta phải làm nhiều hơn nữa để đánh bại Nga.”

Đồng thời, hai ông Macron và Sunak đồng ý tăng viện trợ cho Ukraine.

jeudi 4 avril 2024

Phúc Lai - Những vấn đề tiếp theo bài viết « Tháng đầu tiên của năm thứ ba »

 

(Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh ở Ukraine – ngày 04/04/2024)

1. Có đúng bom lượn được lắp động cơ tên lửa để tăng tầm?

Có một người hỏi tôi vì “ai đó bảo thế,” tôi nói tôi mù mờ về vũ khí, nhưng đã đi tìm thông tin thì không thấy chỗ nào nói như vậy, mà bom lượn của Nga được lắp thêm bộ cánh lượn ở trên, như trong bức ảnh này.

Đó là quả bom FAB-1500 M-54, nó có bộ cánh lượn được lắp thêm vào quả bom cỡ lớn chứ không phải là được thiết kế từ đầu. Một trong những nguyên tắc của thiết kế vũ khí của Liên Xô – Nga là hạn chế việc nâng cấp quá nhiều gây tăng chi phí phát sinh mà không hiệu quả. Điều này đã thể hiện rất rõ trong quan điểm chủ đạo từ thời chiến tranh thế giới lần thứ hai.

mercredi 3 avril 2024

Lê Xuân Nghĩa - Đừng đùa với đồng chí Macron!

 

Macron nói rõ với Mỹ và NATO rằng họ sẽ không cần tham gia nếu quân Pháp ở Ukraine bị tấn công - WSJ đưa tin

Đây là những gì Tổng thống Pháp nói để đáp lại sự phản đối của Washington, rằng việc triển khai quân đội Pháp tới Ukraine và một cuộc tấn công của Nga vào họ có thể lôi kéo các nước phương Tây xung đột với Nga.

Tổng thống Pháp cho biết thêm, Pháp đã nhiều lần chịu tổn thất trong các chiến dịch quân sự, chẳng hạn như ở châu Phi mà không tìm kiếm sự giúp đỡ từ các đồng minh.

dimanche 31 mars 2024

Trần Thị Sánh - Tưng bừng Điện Biên

 

Đặt vé máy bay xong rồi đặt khách sạn trước ngày giải phóng Điện Biên (07.05) gần 2 tháng. Vậy mà không khách sạn, nhà nghỉ nào ở Điện Biên còn phòng nghỉ.

Nhờ mấy người quen đặt phòng cũng không được. Chả lẽ cứ leo lên máy bay rồi vào nhà dân ngủ nhờ, hoặc biết đâu có nhà nghỉ còn chỗ vì sắp xếp lịch rồi, vé máy bay không đổi được.

Rất may đến phút chót, khách sạn Hà Linh gọi điện dành cho mấy phòng, mấy chị em mình hăm hở lên đường.

samedi 30 mars 2024

Hoàng Quốc Dũng - Chiến tranh thế giới thứ III ?

 

Nhân loại đã chìm đắm trong chiến tranh trong suốt quá trình phát triển. Để tồn tại, súc vật phải giết nhau, phải ăn thịt nhau để tồn tại. Con người cũng chỉ là một loại động vật nên cũng không thể tránh khỏi quy luật sinh tồn.

Nhưng rồi tính súc vật của con người càng ngày càng ít đi vì con người càng ngày càng văn minh hơn qua thời gian tiến triển. Tiếc rằng trên thế gian có các dân tộc không chịu tiến hóa, không chịu phát triển.

Sau chiến tranh thế giới thứ II, phần lớn biên giới các quốc gia đã định hình. Liên hợp quốc được thành lập với sự tham gia của hầu hết tất cả các nước trên thế giới. Đại chiến đã nuốt đi hơn 50 triệu sinh mạng, tưởng rằng nhân loại đã quá tởn với chiến tranh. Đúng thế, tởn thật luôn. Nhưng cũng chẳng được bao lâu.

jeudi 28 mars 2024

Dương Quốc Chính - Trận đồi A1 Điện Biên Phủ

 

Hôm nọ đọc status của bạn Kiều Mai Sơn tố VTV cho cụ cựu chiến binh lên đóng thế, kể chuyện đào hầm đánh đồi A1 huyên thuyên cả. Nhưng đa số khán giả chắc chả biết chỗ nào sai. Vì dân ta nghe kể chuyện thấy lâng lâng là sướng, chả quan tâm đúng sai làm gì.

Hồi bé học sách giáo khoa và đọc sách thời ấy, thường chỉ biết tới trận đánh cuối cùng ở đồi A1 vào tối 06/05. Nhớ lâu vì mỗi ở đây có sáng tạo là đào hầm ngầm để đánh bom, dẫn tới thắng lợi. Bây giờ nghiên cứu lại, tư liệu chính thống của ta cả nhé. Chưa có thời gian tìm tư liệu Pháp.

Thực ra ta đánh đồi A1 là ba đợt, đánh mãi chả thắng, nói cho vuông là thua cmnr vì chết nhiều quá, chết nhiều hơn địch nhiều. Ta hy sinh hơn 1.000 quân, bị thương hơn 1.500 quân trong vài ngày tấn công, địch thiệt hại cỡ 1/3. Thế nên trung đoàn 174 phải tạm ngừng chiến thay vào đó là trung đoàn dự bị 102, mà cũng vẫn không thắng.

mercredi 27 mars 2024

Nguyễn Quang Thiều - Bóng đá Việt Nam, ai là người thất bại ?

 

(Chỉ là một tản mạn về bóng đá)

Ông Troussier là người thất bại.

VFF là người thất bại.

Các cầu thủ là người thất bại.

Người hâm mộ là người thất bại.

Tất cả đều thất bại.

Nhưng thành công hay thất bại là cuộc sống. Ai cũng có những thất bại trong cuộc đời mình. Thất bại này có nhiều nguyên nhân. Ông Troussier chỉ là một trong các nguyên nhân.

Hoàng Linh - Thông báo về trường hợp huấn luyện viên Troussier

 

Huấn luyện viên Troussier sinh ra và lớn lên trong một gia đình cách mạng Pháp.

Tại Việt Nam, đồng chí Troussier trưởng thành từ cơ sở, được các đồng chí VFF dày công giáo dục và xây dựng.

Tuy nhiên thời gian gần đây đồng chí Troussier có dấu hiệu suy thoái về tư tưởng, đã làm những điều huấn luyện viên không được làm gây dư luận xấu cho tập thể VFF, bóng đá Việt Nam và cho cá nhân đồng chí Troussier đến mức phải kỷ luật.

Lâm Bình Duy Nhiên - Troussier và bóng đá Việt Nam

 

Ghê thật! Chỉ có trái bóng thôi mà lên đồng cả hội! Cúng gà, vái lạy và cầu khẩn chiến thắng.

Cùng nhau lôi kéo tên huấn luyện viên ra gào chửi và mạt sát. Sửa tên để nhạo báng ông ta rồi đòi đuổi cổ “ Trâu Dê” về…”Phú Lang Sa”.

Phận làm huấn luyện viên chuyên nghiệp, chắn chắn ông Troussier thừa hiểu và cũng đã tiên liệu trước mọi việc. Thắng thì được việc. Thua thì bị…trảm! Đôi khi phũ phàng nhưng bóng đá ngày nay là vậy.

lundi 25 mars 2024

Nguyễn Đình Ấm - Sao lại ứng xử bạc bẽo, vô văn hóa như thế?


Tôi thật rất ngại viết nhất lại những chuyện không hệ trọng như bóng đá do sức khỏe kém nhưng nay buộc phải viết vài dòng.

Lúc 18 giờ ngày 24/03/2024, mở TV thấy trên YouTube có tiêu đề: “CĐV- cổ động viên) tẩy chay, vé trận Indo ế ẩm chưa từng có” trên trang YouTube Tuyền văn hóa.TV ( Ảnh)

Tôi đã xem rất nhiều những lời lẽ bôi bác, chê bai, thiếu văn hóa về huấn luyện viên đội tuyển bóng đá Việt Nam Troussier trong đó có cả VTV, một số nhà báo quốc doanh nổi tiếng, nhưng đến đoạn này thì thấy tệ quá. Hành vi này như “mách nước” khán giả không đến sân cổ vũ đội tuyển Việt Nam để “dằn mặt” huấn luyện viên là hành động gì đây? Trộm nghĩ, những hôm tàu Trung Quốc lộng hành vào quấy phá ở bãi Tư Chính mà họ thấy bận tâm, căm giận như thế thì quý quá.

dimanche 24 mars 2024

Lê Nguyễn - Một bất ngờ đã không xảy đến trong lịch sử

 

KHI MIỀN NAM SUÝT TRỞ THÀNH MỘT TỈNH CỦA NƯỚC ĐỨC

Năm 1870, cuộc chiến tranh Pháp-Phổ nổ ra với thất bại nghiêng về phía Pháp. Điều này làm trầm trọng thêm những khó khăn mà đế quốc Pháp gặp phải về mặt tài chính vào những năm cuối thập niên 1860. Trong cuộc chiến tranh trên, một vài sự kiện liên quan đến thuộc địa Nam kỳ đã không được các tài liệu nghiên cứu sau này đề cập đến.

Theo J. Bouault, tác giả quyển La Cochinchine et la guerre de 1870-71 (Nam kỳ và cuộc chiến năm 1870-71) đăng trên Tạp chí lịch sử thuộc địa Pháp tháng 11.1929, tin tức về cuộc chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ vào tháng 7.1870 đã lan tới Sài Gòn vào ngày 05.08.1870, và nhiều thiệt hại của quân đội Pháp ghi nhận được vào ngày 25.09.1870.

Tuy nhiên, đó chỉ là tin không chính thức trong nội bộ các viên chức Pháp. Mãi đến ngày 20.10, Thống đốc Nam kỳ Cornulier mới được thông báo chính thức. Bouault đã viết về sự kiện này như sau (trích):