Affichage des articles dont le libellé est Ngôn ngữ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ngôn ngữ. Afficher tous les articles

dimanche 6 juin 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Chửi rủa qua cái nhìn tâm lý học


Mấy hôm nay, ở các quán cà phê Sydney, đồng hương người Việt hay nhắc đến chị Nguyễn Phương Hằng, CEO và phu nhân của ông Huỳnh Uy Dũng, chủ nhân của khu du lịch Đại Nam. Chị ấy nổi lên như là một hiện tượng truyền thông.

Người khen thì nhiều, nhưng người không tán thành cách nói của chị ấy cũng không phải ít (dù họ đồng ý với chị ấy). Trong cái note này tôi sẽ đọc sách tâm lý học (tôi không phải là nhà tâm lý học nghen) và lý giải rằng cách nói của chị ấy là ... bình thường.

Hiện tượng truyền thông

Phải công nhận rằng internet và các trạm truyền thông xã hội đã cho ra đời hàng loạt ngôi sao truyền thông đại chúng. Chị Nguyễn Phương Hằng là một ngôi sao như thế.

samedi 23 janvier 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - 1984 và 2021


Các bạn thử tưởng tượng cái ngày mà những chữ như 'ba', 'má', 'dì', 'dượng', 'cô', 'cậu', 'chú', 'thím', anh 'chàng', 'cô nàng', v.v… không được dùng trong Tòa Bạch Cung [1]. Ấy vậy mà cái ngày đó đã tới hôm ông Biden nhậm chức tổng thống.

Ngày xưa George Orwell viết tác phẩm lừng danh “1984” [2], nay thì phe Dân Chủ sáng tác cuốn sách mới “2021”.

Quan sát ngày đầu tiên trong cái ghế tổng thống, dễ dàng thấy ông Biden rất quan tâm đến 'chánh trị phải đạo' và đúng là người của phe cánh tả. Xu hướng này sẽ làm cho vài người vui, nhưng cũng đem lại nỗi buồn cho nhiều người thuộc phe bảo thủ.

Bông Lau - Để tao yên nghen, thằng kia !


Chiều nay coi Tổng thống Joe Biden ký một đống sắc lịnh hành pháp. Ổng ký cả đống hôm qua rồi, và hôm nay ký một lố nữa nên mình cũng chẵng tìm hiểu chi tiết cho mệt óc.

Sau khi ký xong, các ký giả nhao nhao đặt câu hỏi. Có một phóng viên AP tên Zeke Miller hỏi mấy câu soi mói cắc cớ. Vì ngài Tổng Thống vừa ký lịnh chưa ráo mực hứa hẹn sẽ chích thuốc ngừa Covid-19 cho 100 triệu người trong vòng 100 ngày đầu tiên. Tức là một triệu người một ngày.

Zeke Miller: “Ông đặt mục tiêu 100 triệu liều thuốc vắc xin cho 100 ngày đầu tiên. Như dzậy đã đủ cao chưa? Tại sao chúng ta hổng đặt tiêu chuẩn cao hơn? Vì trên cơ bản, 100 triệu liều thuốc là tiêu chuẩn của Hoa Kỳ hiện nay”.

jeudi 3 décembre 2020

Đỗ Duy Ngọc - Phát biểu của ông chủ tịch thành phố Hà Nội


Ông Chủ tịch Thành phố Hà Nội mới nhậm chức chưa lâu lại nổ như đại pháo, như bom B52. Phát biểu của ông nghe như lời nói khoác, phét lác cho oai chứ chẳng tác dụng gì vì nó vô thưởng vô phạt.

Dịch thì phải phòng, phải chống là đúng rồi. Thế nhưng ngăn chận nó không thể bằng lời nói, mà bằng hành động và những biện pháp tích cực.

Trong việc này, nhà nước ta đã làm khá tốt, lập bản đồ hành trình của người bệnh, lập danh sách người có liên hệ với bệnh nhân, khoanh vùng và cách ly. Những biện pháp hữu hiệu đó đã giúp cho dịch bệnh không lan rộng trong cộng đồng. Tuy thế không có nghĩa là sẽ không có người bệnh và người lây nhiễm.

mardi 24 novembre 2020

Đỗ Duy Ngọc - Nói chuyện chính tả


Không biết vì sao mà bây giờ người viết sai chính tả nhiều quá. Có thể là ngày nay, mạng xã hội, Facebook phổ biến nên người ta viết nhiều, sử dụng nhiều nên mới lộ ra việc viết sai chính tả chăng?

Cũng có thể nhà trường hiện nay không chú trọng việc dạy viết đúng chính tả cho học sinh? Cũng có thể bây giờ người ta ít đọc sách, bởi đọc sách cũng là một cách rèn luyện viết chính tả cho đúng?

Mà cũng có thể thời hiện đại người ta phát âm sao thì viết ra vậy nên chữ nghĩa ngọng nghịu là lẽ đương nhiên? Và cũng có thể vì tất cả những lý do ấy.

dimanche 18 octobre 2020

Nguyễn Văn Tuấn - Ngôn ngữ Trump


Báo chí cánh tả rất ghét ông Trump, ghét đến nỗi xem ông như là một kẻ thù. Một trong những lý do mà báo chí cánh tả ghét ông là vì cách ông ... nói. Sáu đặc điểm dưới đây về 'ngôn ngữ Trump' mà các chuyên gia phân tích giúp chúng ta hiểu hơn về ông Trump.

Ông Trump

Ông Trump vào Nhà Trắng với cái 'background' phi truyền thống. Ông ấy là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ chưa từng giữ chức vụ trong hệ thống công quyền, và không từng phục vụ trong quân đội. Ông cũng là tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ mà mỗi phát biểu và mỗi chánh sách của ông trong lần tranh cử trước đều bị báo chí xuyên tạc từ đầu đến cuối.

Ông Trump làm bất cứ việc gì, từ nhỏ đến lớn, cũng đều bị chửi. Ông Trump không đeo khẩu trang là bị chửi là không làm gương; ông đeo khẩu trang thì bị chửi là bất tài, không kiểm soát được dịch. Thắng lợi của ông Trump trong ngoại giao ở Trung Đông là thất bại đối với New York Times và các tờ báo cánh tả. Có lẽ chính vì thế mà ông Trump không còn quan tâm đến báo chí cánh tả viết gì nữa, vì họ đã mất tinh thần khách quan trong việc đưa tin, và lẫn lộn giữa ý kiến advocacy và thông tin thật. Có thể nói rằng tờ NYT dần dần trở thành một tờ báo giống như những tờ báo của các thể chế toàn trị.

samedi 10 octobre 2020

Nguyễn Đình Bổn - Áp đặt vùng miền


 

Một số bạn nói dân miền Nam "phân biệt vùng miền" vì họ hay nói "đồ bắc kỳ". Nhưng theo tôi nó cũng không ảnh hưởng gì, mà đây cũng không phải phân biệt nam-bắc, bằng chứng là người Bắc di cư năm 1954 được đón nhận vui vẻ tại Sài Gòn.

Dù vậy, do vị trí địa lý, tiến trình lịch sử, giao thoa văn hóa, Việt Nam không thể phủ nhận vùng miền, dù trên căn bản, tiếng nói là thống nhất.

Người ở Cà Mau nói (bằng tiếng Việt phổ thông), người Móng Cái có thể hiểu, đó là một lợi thế. Và vùng miền nên được nhìn dưới góc độ văn hóa, làm phong phú thêm về mặt ngôn ngữ, diễn đạt. Không nên chê tiếng này là "tiếng địa phương", tiếng kia là "chuẩn"!

jeudi 8 octobre 2020

Trần Nhật Vy - Rảnh !!!


 

Thú thiệt, tui dốt nên lâu nay cứ tưởng giao thông vận tải là đơn vị chỉ biết lo cầu, đường, xe cộ, cống rãnh. Nào ngờ đâu mấy ông bên ngành lục lộ nầy lại sính chữ và đang tỏ ra cạnh tranh với Hội ngôn ngữ!

Không vậy sao mà thời gian gần đây ngành nầy liên tục "đẻ" một mớ chữ nghĩa khiến thiên hạ, người nào biết tiếng Việt, đều đồng loạt lên tiếng...chửi !

Phải chăng, công việc cầu, đường, xe cộ, cống rãnh đã hết việc? Dù dốt nhưng thằng tui cũng biết là chưa. Bởi rất nhiều con đường cao và thấp tốc đã lên kế hoạch mấy năm mà làm chưa xong. Bởi cả nước đường nào cũng giăng giăng trạm thu phí mà giải quyết chưa ổn. Bởi thành phố lớn hê mưa là ngập!...Nghĩa là còn cả tỉ việc mà ngành nầy phải đau đầu nhức óc.

mercredi 19 août 2020

Hoàng Tuấn Công - Ông Trần Bình Minh có biết chuyện này không ?



Việc VTV ví những người bán hàng rong là sống "ký sinh" và "ký sinh trùng" trên các con phố là sai sót rất nghiêm trọng.

Cộng đồng mạng phẫn nộ và chia sẻ thông tin này suốt từ sáng tới giờ. 

Vậy mà nhà đài vẫn giữ nguyên lời dẫn bản tin ngày 15/8/2020, với lời bình luận "những gánh hàng rong vốn được xem là SỐNG KÝ SINH trên các con phố này".

lundi 16 décembre 2019

Chu Mộng Long - Tào lao Cao Xuân Hạo : Về ưu thế của chữ Hán ?


Thì ra, nhóm những người biết Hán - Nôm một mực cho rằng, việc chuyển từ dùng chữ Hán - Nôm sang chữ Quốc ngữ là sai lầm, không chỉ đứt đoạn với văn hóa truyền thống mà còn làm cho người Việt không thể hóa rồng, là do ảnh hưởng từ nhà ngữ học Cao Xuân Hạo.

Khá khen cho tư tưởng "thuật nhi bất tác" của cụ Khổng mà trí thức Việt sau cả mấy ngàn năm vẫn chưa dứt bỏ được bệnh ăn theo nói leo.

Tiếc là ông Cao Xuân Hạo mất rồi, nên bài này đối thoại với những ai tin vào Cao Xuân Hạo vậy.

Một là, ngay trong luận đề chung của toàn bài viết, một người chăn bò cũng có thể bác bỏ toàn bộ lý thuyết Cao Xuân Hạo.

dimanche 15 décembre 2019

Trương Nhân Tuấn - Lại nói về "chữ quốc ngữ"


Nghe nói học giả Việt Nam có tổ chức hội thảo về "chữ quốc ngữ", nhân có "sĩ phu" Đà Nẵng ra kiến nghị phản đối việc lấy tên ông cố đạo "Alexandre de Rhodes" để đặt tên đường. 

Hôm kia trên BBC cũng có hội luận về chủ đề này. Kết quả hội luận ở Việt Nam thì chưa biết. Về nội dung hội luận trên BBC thì "mỗi người mỗi ý" mà cá nhân tôi thì chưa thỏa mãn với ý kiến của ai hết.

Thời Việt Nam Cộng Hòa, ở Sài Gòn và một số tỉnh đã có tên đường Alexande de Rhodes. 

Miền Nam thời trước 1975 việc luận "công, tội" rất đơn giản. Ai có công đóng góp công trình văn hóa, công trình giữ nước, dựng nước hay mở rộng bờ cõi... đều được nhìn nhận là "có công với đất nước và dân tộc".

samedi 7 décembre 2019

Dương Quốc Chính – Núp dưới lớp vỏ chữ Quốc ngữ, thực chất là bài Công giáo ?


Hôm qua mình xem hai clip các chuyên gia bàn về chữ quốc ngữ, để thông não bần nông. Một lai trim của đài địch BBC, một do đài ta Tia Sáng, tổ chức. Cả hai nơi đều có mặt một chuyên gia, có lẽ là nhất, về chữ quốc ngữ. Đó là TS Kiều Ly.

Tất nhiên bên đài địch thì quan điểm lộn lề hơn đài ta. Nhưng cả hai bên đều (hình như) lảng tránh nói về bản chất của vấn đề khiến giang hồ mạng dậy sóng thời gian qua.

Đó là mâu thuẫn giữa Thiên Chúa giáo và Phật giáo (do chính quyền hậu thuẫn) đã âm ỉ suốt hàng trăm năm, nay bị phát ra dưới lớp vỏ chữ Quốc ngữ. Mười một ông bà hủ nho kia đều là là dân theo đạo Phật hoặc theo đạo Cộng Sản mà thôi.

Bùi Chí Vinh - Alexandre de Rhodes và những âm mưu bán nước đằng sau chữ Quốc ngữ


Chc chn ông Alexandre de Rhodes không cn đt tên đường

Nhim v ca ông Vit Nam k như chm dt

Ông to ra ch Quc ng không phi đ người ta dm lên s nhc

Ti sao li phơi thây tn Vin Đông bng mt tm bng ch đường giao thông bi nghĩa vong tình ?

Alexandre de Rhodes đã hoàn tt s mng ca mình
S mng khai hóa cho mt dân tc tng chu 1.000 năm nô l
H có quyn t chi ông đ đi lên đu ch Hán ch Nôm ca ngi Tp Cn Bình vn tuế
Ngày xưa h triu cng m n, đi mi, ngc trai, tê giác, ngà voi… nay h triu cng đt Vân Đn

vendredi 6 décembre 2019

Trần Ngọc Cư - Một thời mù chữ



Điện Thái Hòa, Hoàng thành Huế.
Bài viết công phu của một người Huế gốc, một Phật tử thuần thành về chữ Quốc ngữ.

Tôi cắp sách đến trường ở Huế từ cấp tiểu học cho đến hết bậc đại học, rất yên chí mình là một người biết chữ. Nhưng sự tự tin này đã bị thách đố, xói mòn khá nhiều trong những lần tôi đứng trước các bia văn, các câu đối, các cổng tam quan, thậm chí cả bia mộ viết toàn bằng chữ Hán, những di sản văn hóa vẫn tồn tại rất nhiều trong và chung quanh Cố đô Huế. 

Nhan nhản trong hoàng thành và tại các thắng cảnh địa phương gần đó có nhiều tấm bia ghi lại các bài thơ, nghe nói là của các vị vua triều Nguyễn - những di tích văn hoá lẽ ra rất sống động và đáng tự hào của dân tộc nếu người dân bình thường có thể đọc được.

Tôi dùng từ “nghe nói” vì trước những văn bia vua chúa ấy tôi là thằng dân mù chữ một trăm phần trăm. Sẽ lúng túng, sẽ “ốt dột” biết chừng mô cho một cư dân địa phương bị người nước ngoài nhờ giải thích những câu chữ hoặc những bài thơ trên các bia văn ấy. Nhất là trong bối cảnh cố đô Huế được UNESCO bầu chọn là di sản văn hoá thế giới. 

Chu Mộng Long -Vì sao chữ Nôm chết ?



Chữ Nôm chết vì nó phải chết! Vì lẽ đơn giản, cái gì hợp lý thì tồn tại, bất hợp lý thì bị đào thải. Đó là lẽ tự nhiên.

Các nhà Hán Nôm nuối tiếc hết chữ Hán rồi đến chữ Nôm, cho nên có vẻ hận chữ quốc ngữ. Nhưng nghịch lý là khi vẫn dùng chữ quốc ngữ để bày tỏ nỗi lòng, nếu tẩy chay chữ quốc ngữ khác nào tự vả vào mồm mình, họ đành trút giận lên đầu các giáo sĩ phương Tây để chứng tỏ mình yêu nước, giữ vững lập trường phương Đông.

Bản chất của vụ này là chống Thiên Chúa giáo để độc tôn vai trò thống trị của Phật giáo. Bởi nhóm học giả Huế đứng đầu là Nguyễn Đắc Xuân và Lê Cung, dù có giấu cái đuôi Phật giáo vẫn lộ ra đầy đủ chân tướng đệ tử nhà Phật, khi có vài ông thầy chùa đứng đằng sau hả hê cổ vũ. Thích Nhật Từ tự lộ ra ái ố sân si tận gan ruột khi lên tiếng chúc mừng thành công của bức thư vô đạo nhất trong lịch sử vô đạo của tôn giáo.

Trương Nhân Tuấn – Ông Cao Huy Thuần cố tình xuyên tạc lịch sử



Theo ý kiến của cá nhân tôi, vụ lùm xùm "đặt tên đường" ông cố đạo Đờ Rốt (Alexandre de Rhodes) ở Đà Nẵng là đến từ sự "ngộ nhận" về lịch sử. 

Nguyên nhân (của mọi nguyên nhân) đưa đến việc (đáng tiếc) này là "luận án tiến sĩ" của ông Cao Huy Thuần mang tên "Christianisme et colonialisme au Vietnam (1857-1914)" 

(Thèse pour le Doctorat d'État de Sciences Politiques, soutenue à la Faculté de Droit et des Sciences Économiques de Paris). 

dimanche 1 décembre 2019

Cù Mai Công - 11 vị kiến nghị không nên «chém vè»


Mười một vị kiến nghị loại bỏ tên hai vị Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes nên thẳng thắn đối thoại với dư luận, không nên « chém vè » !

(Đây là thước đo khí tiết của kẻ sĩ - nhà trí thức, nhà khoa học, nhà nghiên cứu thật sự! Đặc biệt là "đội trưởng" đội bóng 11 người nhưng lại "bỏ bóng đá người": PGS.TS Lê Cung, Trường ĐH Sư phạm Huế).

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Trường ĐH Khoa học Huế) cho biết mình bị ghi tên khống vào bản kiến nghị loại bỏ tên hai giáo sĩ Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes ra khỏi danh sách đặt tên đường, trường học ở Đà Nẵng. 

Lưu Trọng Văn - Alexandre de Rhodes: Trái tim tôi vẫn còn mãi ở nơi này


Sáng 30.11 Đại học Văn Lang Sài Gòn (có 33.000 sinh viên) tổ chức Hội thảo kỷ niệm 100 năm chữ Quốc ngữ chính thức được vua Khải Định công nhận.

Hội thảo trên có mặt hơn 20 giáo sư tiến sĩ hàng đầu chuyên ngành ngôn ngữ, văn học, lịch sử cùng lãnh đạo Hội Ngôn ngữ Việt Nam, Hội Ngôn ngữ TP.HCM.

Diễn giả chính là tiến sĩ Kiều Ly, người trước các giáo sư tiến sĩ hàng đầu của Pháp vừa bảo vệ rất thành công luận án tiến sĩ về Lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ. Ts Kiều Ly với các chứng cứ lịch sử, khoa học sau nhiều năm tìm hiểu nghiên cứu công phu tại các kho tàng sử liệu tại Pháp, Bồ Đào Nha, Vatican, Ý... đã chứng minh rõ ràng vai trò sáng tạo của các cha Dòng Tên: Pina, Amaral, Borbasa, Rhodes.

Huỳnh Ngọc Chênh - Ngu mà ưa nói chữ


Một câu thơ Hán Việt nổi tiếng của Nguyễn Công Trứ ai có học phổ thông trước 75 đều thuộc làu, mà ông ghi ra cũng sai thì trình độ của ông đúng là “học giả” chứ không phải học thật. Vậy cũng bày đặt nói chuyện chữ nghĩa.

THỊ TẠI MÔN TIỀN NÁO chứ không phải “môn HUYỀN náo” ông Đắc Xuân ạ.

Truyện Kiều là thơ tiếng Việt, trước đây được ghi ra bằng chữ Nôm, nay được ghi lại bằng chữ Quốc Ngữ chứ không phải DỊCH ra chữ Quốc Ngữ. Không ai ngu mà đem thơ tiếng Việt "dịch" ra thơ tiếng Việt cả. Dốt thì cũng dốt vừa thôi.

samedi 30 novembre 2019

Trương Nhân Tuấn - Luận về công-tội


Thật là "khó" cho Việt Nam hiện nay để nói về "công-tội". Có công (hay có tội) với ai, với cái gì ?


Ở các quốc gia "bình thường" như Mỹ, Anh, Pháp, (ngay cả Trung Quốc hiện nay)... quan niệm về "công tội" rất đơn giản. Bất kỳ hành vi nào làm lợi cho đất nước, cho dân tộc là "có công". Dĩ nhiên hành vi này không phạm luật và phù hợp với đạo lý của con người.

Ở Việt Nam việc phân biệt "công tội" cực kỳ phức tạp.

Nếu ta trở lại thời Pháp có ý định xâm chiếm Bắc Kỳ (1880-1885). Vua quan nhà Nguyễn thời đó là Hoàng Kế Viêm cùng với các quan tuần phủ các tỉnh hợp tác với quân Thanh và quân cướp Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc. Lực lượng quân sự này có mục đích đánh Pháp, giữ Bắc kỳ và Trung kỳ (An Nam) nằm trong ảnh hưởng đế quốc Mãn Thanh. Điều này quan trọng nhưng các "sử gia" Việt Nam lại hay bỏ quên.

Hoàng Kế Viêm có công hay có tội đối với đất nước và dân tộc Việt Nam?