Affichage des articles dont le libellé est Nông dân. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nông dân. Afficher tous les articles

jeudi 6 mai 2021

Lê Văn Luân - Tinh thần của một người nông dân


Phiên tòa bà Thêu và cậu Tư có rất nhiều điều để nói. Riêng chỉ hình ảnh và những câu nói của họ thôi đã là một thứ đủ để viết thành một cuốn sách ký pháp rồi.

Một người nông dân, một người đàn bà mạnh mẽ và kiên trường chưa từng có. Đứng trước các cáo buộc của các kiểm sát viên và tòa án xét xử, họ vẫn hiên ngang, họ vẫn nói những điều kiên định vì vốn lương tâm của họ chẳng có gì để thay đổi nữa.

Tôi nhớ tới đoạn, đại diện Viện Kiểm sát hỏi rằng bà có nhận tiền từ ai đó để làm việc này không. Bà ấy dõng dạc và dẫn dắt câu chuyện bằng một vấn đề khác, và rồi quay về câu chuyện của gia đình bà. Bà ấy nhấn mạnh nhiều lần cụm từ “khi nào các ông bị” mỗi khi đặt trước một cụm động từ “cướp đất”, “đàn áp”, “bỏ tù” như gia đình chúng tôi thì các ông sẽ biết đấu tranh chứ ở đó mà hỏi nhận tiền.

mercredi 5 mai 2021

Tám năm tù cho hai nhà hoạt động Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư

 


(Sơ lược một số tường thuật nhanh trên Facebook)

LSĐặng Đình Mạnh : "Tên tôi là nạn nhân Cộng Sản". Đó là câu trả lời của bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư cho tòa về họ tên trong phần xác định lý lịch.

Chứng kiến sự đanh thép, bất khuất ... của họ tại tòa, mất tự chủ, tôi chảy nước mắt vì xấu hổ.

Và cũng lần đầu tiên trong một phiên tòa, câu nói nổi tiếng của ông Thiệu được nhắc đến "Đừng tin...".

vendredi 16 avril 2021

Vinh Hv - Giá thịt heo không bao giờ giảm, vì sao ?

Hôm nay CAFEF giật tít ông trùm nông nghiệp Việt Nam lãi đột biến gần 1 tỉ USD nhờ thịt heo, ngang ngửa với các nhà sản suất công nghiệp hàng đầu như Honda Việt Nam, hay Samsung Việt Nam.

Xin nói rõ, đó là công ty chăn nuôi C.P Việt Nam (thuộc sở hữu của tập đoàn C.P Thái Lan, nhưng đối tác Trung Quốc đã thâu tóm lại toàn bộ cố phần nắm giữ ở C.P VN; 71%).

Đối với mọi người khi nghe tin đó thực sự giật mình, bất ngờ và không ít bạn thể hiện sự ngưỡng mộ với một doanh nghiệp lớn. Riêng tôi, qua theo dõi diễn biến thịt heo hai năm qua thì lợi nhuận đó là hiển nhiên. Điều đó đáng báo động cho nông nghiệp chăn nuôi và lương thực Việt Nam. Vì các lý do sau.

mardi 26 janvier 2021

Nguyễn Quang Thiều - Từ trâu…đến trâu


Họa sĩ, nhà báo Hoàng A Sáng, thành viên nhóm Nhân sĩ Hà Đông, trong dịp này mỗi ngày "đóng chuồng"để chuyển vài chú "trâu tranh" đến cho những người "tậu" trâu đón tết.

Những chú "trâu tranh" của Hoàng A Sáng trẻ trung, hừng hực sức sống với một gương mặt trong sáng vô cùng.

Nhưng hai ngày trước, họa sĩ Hoàng A Sáng đã chuyển một chú trâu bằng xương bằng thịt trị giá ngót 30 triệu đồng đến cho một người nông dân ở làng Pác Thay, Trùng Khánh, Cao Bằng.

mercredi 16 décembre 2020

Jimmy Nguyen Nguyen - Nông dân


Buồn buồn xem lại cái bản đồ bầu cử Mỹ. Dấu chấm đỏ là bầu cho Cộng Hòa, chấm xanh là Dân Chủ.

Nhìn thì thấy cả nước toàn màu đỏ. Ngay cả các tiểu bang thành trì Dân Chủ. Ủa? Kỳ vậy? Xem kỹ lại thì thấy đa số vùng quê bầu cho Cộng Hòa, vùng đô thị bầu cho Dân Chủ. Dân Chủ chiếm được đô thị nên số phiếu phổ thông nhiều.

Bên Úc cũng vậy, dân chúng bây giờ tập trung ở thành thị. Đất đai mênh mông mà vắng bóng người. Nhưng nếu tìm hiểu về văn hóa thì phải về vùng quê vì nơi đây còn người gốc, đã lập nghiệp ở nước này qua nhiều thế hệ. Còn ở thành thị, đa số là người mới nhập cư một hoặc hai thế hệ. Lâu lâu đi du lịch về quê thích lắm. Nhưng nếu bảo về đó sống luôn thì không thể.

dimanche 13 décembre 2020

Lưu Trọng Văn - Thôi rồi, tượng đài…


Thái Bình sau 6 năm đã hoàn thành tượng đài cụ Hồ với nông dân.

Tin báo đưa chỉ nói lãnh đạo dự lễ khánh thành, chứ không hề lộ bí mật cỡ "Thái Bình gia" quê hương của thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng, công trình tượng đài đồ sộ này trị giá bao tiền, và nhà điêu khắc nào là tác giả.

Gã chỉ lạm bàn khía cạnh nghệ thuật của tượng đài thôi.

lundi 23 novembre 2020

Đỗ Hoàng Diệu - Thư nước Mỹ: Những tiếng nói chân thật


(TP 23/11/2020)  - Tôi chỉ là thường trú nhân ở Mỹ, không có quyền bầu cử, cũng không am hiểu tường tận nền chính trị Mỹ để có thể bàn luận chuyện chính trường. Bài viết này chỉ ghi lại trung thực ý kiến của những người tôi quen biết giải thích tại sao họ chọn ông Biden, hoặc ông Trump.

Nơi tôi sống là một thị trấn nhỏ thuộc tiểu bang Ohio, vốn được xem là một trong các tiểu bang chiến địa quyết định thắng thua trong cuộc đua tổng thống. Trước bầu cử, người Mỹ thường cắm bảng hiệu đề tên ứng viên mình ủng hộ trước cửa nhà. Những con đường sạch sẽ, đẹp đẽ nhất của trị trấn rợp màu xanh dương với tên Biden nắn nót màu trắng.

Cử tri bang chiến địa Pennsylvania phân hóa giữa hai lựa chọn

Ngày nào cũng dạo bộ hay lái xe quanh quanh, tôi chỉ thấy mỗi hai tấm bảng không xanh dương. Một dành cho ca sĩ Kanye West, một dành cho đương kim Tổng thống Trump. Ai đi qua cũng quay đầu nhìn lại hai tấm bảng này, như thể quái vật. Không dừng lại ở ngoái nhìn, tôi bí mật điều tra chủ nhân của chúng. Bên trong ngôi nhà khắc tên Kanye là cặp vợ chồng trẻ da màu, anh chồng đang theo học chương trình tiến sĩ hóa học tại Đại học Ohio. Và người dũng cảm chôn cọc tấm biển ủng hộ ông Trump giữa bạt ngàn biển xanh ủng hộ ông Biden là quản lý nhóm của một công ty bảo hiểm, có vợ dạy mẫu giáo.

vendredi 25 septembre 2020

Lưu Trọng Văn - Đại hội 13 sẽ vô nghĩa nếu không cải cách Luật Đất đai

 


Nếu Đại hội 13 không Cải cách Điền địa - thay đổi tận gốc Luật Đất đai thì coi như vô nghĩa.

Dương Trọng Dật khi là sinh viên Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, thì Nguyễn Phú Trọng là sinh viên năm cuối cũng khoa Ngữ văn trên.

Tốt nghiệp là cử nhân văn chương xuất sắc, Dương Trọng Dật như bao sinh viên khoa văn khác tình nguyện vào chiến trường miền Nam ác liệt. Thì cũng là cử nhân văn chương xuất sắc ? Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được đào tạo tại Trường đảng Nguyễn Ái Quốc cho đến 1976 - hòa bình.

lundi 14 septembre 2020

Lê Văn Luân - Bản án Đồng Tâm và cuốn sách của luật sư da màu

 

Khi ngồi trong phòng xử án, vì đã quá quen thuộc với cách thức và ngôn từ lập luận của hệ thống xét xử, tôi đọc cuốn sách về Martin Luther King, tựa đề Bước tới tự do. Ông viết về sự phản kháng của người da đen chống lại sự bất công mà người da màu phải chịu trên xe buýt, vào giữa thế kỷ trước.

Trên bất kỳ hành trình nào, không chỉ có một vài con người khởi xướng, mà phải là có cả những con người xung quanh, sẵn sàng thấu hiểu và mạnh mẽ hưởng ứng hành trình ấy. Chỉ khi đó đôi chân họ mới bước được tới lãnh địa của tự do, cùng nhau.

Khi đến phần hình phạt dành cho các bị cáo, tôi ngồi kiên nhẫn lắng nghe, nhắm khép đôi mắt và kìm lại những hơi thở của mình. Kết thúc những tiếng vang đều đều của chủ toạ, tôi đứng dậy và làm dấu thánh ngược: tay phải đặt lên trán, rồi ngực, vai phải và cuối cùng là vai trái, nơi có trái tim của mình.

Mai Quốc Ấn – Những ai coi đất đai là máu thịt sẽ không sợ hãi

Ở một quốc gia quay cuồng vì đất, và nền tảng GDP nặng từ thuế phí giao dịch đất đai hay các đại gia phất lên nhờ buôn/cướp đất.

Thì tuyệt đại đa số người dân sẽ nhìn vào một bản án để chọn cách hành xử, chứ không phải để sợ hãi.

Các vụ phản kháng cưỡng chế đất đai gần đây cho thấy con số thương vong (bao gồm cả án tử) chỉ tăng chứ không giảm.

Lê Văn Luân - Đất « sống »


Ngay cả khi thẩm phán hỏi, cho đến khi tôi thẩm vấn, những người được cho là chủ chốt trong Tổ đồng thuận như ông Hiểu và ông Công, đều có cùng một khẳng định chắc nịch và không suy suyển: cố gắng để giữ đất nông nghiệp (đồng Sênh) cho đến khi giải quyết xong.

Và bà Nối, tại lời nói sau cùng, cũng như bà Dung, vẫn quả quyết việc sống bám chặt vào đất, nếu không giữ đất thì lấy gì mà sống.

Khi chủ tọa hỏi, các bị cáo chuẩn bị lựu đạn làm gì? Ông Công nói, chỉ có mục đích để giữ đất, sống chết phải giữ được đất.

samedi 12 septembre 2020

Ngô Anh Tuấn - Lời nói cuối cùng của các bị cáo


BIÊN BẢN PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN “GIẾT NGƯỜI” VÀ “CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ XẢY RA TẠI THÔN HOÀNH, ĐỒNG TÂM, MỸ ĐỨC, HÀ NỘI NGÀY 09/01/2020

Chiều ngày 4 (10/9/2020)

HỘI ĐỒNG XÉT XỬ (HĐXX) VÀO LÀM VIỆC LÚC 14 giờ

TRƯỚC KHI VÀO PHÒNG NGHỊ ÁN, HĐXX CHO CÁC BỊ CÁO NÓI LỜI CUỐI CÙNG

jeudi 10 septembre 2020

Ngô Anh Tuấn - Vị khét ở đáy nồi


Phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Đồng Tâm đã kết thúc nhanh hơn dự kiến rất nhiều so với dự kiến ban đầu. Dù các luật sư chúng tôi bị gây khó ở ít nhiều công đoạn, nhưng đó cũng là điều cần thiết để đảm bảo để an ninh, trật tự phiên tòa nên anh em đều vui vẻ bỏ qua.

Phía trong tòa, việc tổ chức của tòa án cũng rất ổn, từ điều kiện chỗ ngồi, trang thiết bị làm việc cho luật sư, mọi thứ đều rất ổn, chúng tôi không có điều gì than phiền. Dù có nhiều áp lực từ nhiều phía, nhưng vị chủ tọa đã điều hành tương đối tốt phiên tòa cho tới gần những thời điểm cuối cùng. Tuy nhiên, cho đến cuối giờ sáng nay, mọi thứ có vẻ như đổi khác.

Trong phòng xét xử, khi các luật sư đang tranh luận với đại diện Viện Kiểm sát về các luận điểm mà đại diện Viện Kiểm sát chưa đối đáp hoặc không đồng ý với các quan điểm đối đáp (lần 1) của họ, thì đột nhiên vị chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần tranh luận, chuyển sang phần nghị án trước sự ngỡ ngàng của các luật sư và cả những kiểm sát viên. Có vẻ như họ đang muốn dấu giếm một điều gì đó mà chính các vị kiểm sát viên cũng không nên biết.

mercredi 9 septembre 2020

Huy Đức - Tội danh cho người dân Đồng Tâm



Công tố viên thay đổi tội danh từ "giết người" sang "chống người thi hành công vụ" cho 19 nông dân Đồng Tâm là có lắng nghe. 

Tuy nhiên, các hành vi phạm tội của các nông dân Đồng Tâm được nêu ra ở phiên tòa này đều xảy ra sau cuộc đột kích của cảnh sát, Rằm tháng Chạp năm ngoái. 

Nếu, vụ án được nhìn nhận một cách khách quan, phải có điều tra độc lập để xem xét tính hợp pháp của việc đang đêm "xâm phạm chỗ ở" của các công dân Đồng Tâm, thì mới có thể đánh giá các hành vi tiếp theo là phạm tội hay không phạm tội.

Lê Văn Luân - Lời biện hộ cho các bị cáo



Luật sư Lê Văn Luân. Ảnh TTXVN
Tôi bào chữa cho 6 bị cáo: Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Thị Đục (tội giết người) và Nguyễn Thị Dung (tội chống người thi hành công vụ).

Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân trong vụ án này. Và cùng với sự chia sẻ nỗi cảm thông ấy, chúng ta ở đây có một nhiệm vụ quan trọng không kém, đó là làm cho sáng tỏ những sự thật thực sự của nó.

Và thật cảm kích, tôi rất cảm ơn các vị đại diện Viện Kiểm sát đã chuyển tội danh đối với 19 bị cáo, từ tội Giết người sang Chống người thi hành công vụ. 

Đặng Bích Phượng - Cô đơn giữa biển người



Gần 6 giờ chiều nay, tôi có việc sang nhà anh trai ở Mễ Trì, phải đi qua đường Phạm Văn Bạch, là nơi đang diễn ra phiên tòa xử 29 nông dân ở Đồng Tâm. 

Quang cảnh đập vào mắt là dây vàng quấn quanh các thân cây, chặn ko cho một người dân nào bén mảng suốt dọc một quãng vỉa hè dài từ đầu đường PVB cho đến hết Bệnh viện Huyết học. Đầu các con ngõ nhỏ có thể dẫn tới khu vực tòa án đều có các hàng rào sắt di động và dây chăng. Cư dân ở đó đi qua khá nhiêu khê

Và dĩ nhiên, thứ không thể thiếu : đó là áo vàng, áo xanh, áo đen (cảnh sát cơ động), dân phòng rải khắp nơi. Tôi thường xuyên đi qua đây, vậy mà lần này nhìn thấy cảnh đó, bỗng nhiên thấy rùng mình (ghê tởm). 

mardi 16 juin 2020

Hoàng Nguyên Vũ - Nói như Bộ trưởng Nông nghiệp, trẻ con cũng nói được!



Hôm nay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường chiếm sóng với phát ngôn bất hủ, đại ý là: Thịt heo đắt thì tìm cái khác mà ăn, cứ gì ăn thịt heo?

1/ Tư duy bà bán rau

Tôi thấy ông Cường nói đúng. Đúng quá ấy chứ. Thịt heo đắt quá thì tội gì đi mua, mua cái khác cho đỡ đắt. Nghĩa là nếu thịt heo đắt thì còn nhiều lựa chọn khác cơ mà, ai bảo đi mua về rồi còn kêu. Ai khiến mua đâu?

Nhưng, cái đúng này không phải là cái đúng nếu người phát ngôn là một Bộ trưởng. Càng không phải là cái đúng, khi ông đứng ngay trước nghị trường mà nói, giữa bá quan văn võ, trên truyền hình trực tiếp, trước toàn dân như thế,

jeudi 26 mars 2020

Mai Bá Kiếm - Hệ thống tồn trữ lúa gạo



Tôi có ông anh họ bên ngoại (sinh 1947) được học bổng Hoa Kỳ, đậu master toán thống kê và xác suất, về nước làm ở bộ Kinh tế.

Anh kể, năm 1974, tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo - Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa đặc trách phát triển kinh tế, kiêm Bộ trưởng Bộ Canh nông và Kỹ nghệ, gọi anh lên xem “Đồ án xây dựng Hệ thống kho tồn trữ lúa gạo” (rice preservation system) theo Chương trình tài trợ kế hoạch hậu chiến của Hoa Kỳ.

Nhưng ngặt là Chương trình tài trợ đòi Việt Nam phải đưa ra được danh sách kỹ sư ngành tồn trữ lương thực (food storage engineer), TS Hảo sai anh rà soát có kỹ sư  tồn trữ nào đang làm trái nghề ở các bộ, ngành không?

mercredi 4 mars 2020

Trương Châu Hữu Danh - An ninh lương thực cho ai?



Người dân Chợ Gạo đã vét đến những giọt nước cuối cùng cho đồng ruộng, chỉ để đảm bảo "an ninh lương thực". Mà an ninh lương thực cho ai, khi hàng chục năm nay Việt Nam luôn tự hào xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới!

Việc sử dụng nước ngọt để trồng lúa, trong số các quốc gia dọc sông Mêkông, Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã và đang lấy nước sông Tiền và sông Hậu nhiều nhất để mở rộng diện tích lúa có nước tưới trong mùa khô (đông xuân), đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hằng năm từ 6-7 triệu tấn gạo. 

Theo tiến sĩ Lê Anh Tuấn, sản xuất mỗi một kg lúa tốn đến 3.000 lít nước. Vậy để xuất khẩu gạo 6 - 7 triệu tấn gạo cho "an ninh lương thực thế giới", sẽ tốn bao nhiêu nước?

mercredi 22 janvier 2020

Lưu Trọng Văn - Bẩn và Sạch?


Thể chế chính trị ở Việt Nam có nhiều cách để thay đổi theo hướng Dân chủ và Tôn trọng Nhân quyền. Nhưng vấn đề cốt lõi để làm động lực thay đổi nó là Kinh tế.

Chỉ có nền Kinh tế Sạch mới là vàng để đảm bảo cho một xã hội Dân chủ thực chất. Và tình hình xã hội Việt Nam hiện nay còn quá nhiều vi phạm Dân chủ, Nhân quyền là do nó là sản phẩm của nền kinh tế bẩn, được bảo kê bởi lợi ích bẩn của hệ thống.

Chỉ có thay đổi tận gốc nền kinh tế bẩn qua nền kinh tế sạch mới thay đổi tận gốc các giá trị xã hội. Lịch sử chứng minh bài học này ở các nước văn minh Bắc Âu, các nước hàng đầu châu Âu, Mỹ, Nhật, Singapore ...