Affichage des articles dont le libellé est Lịch sử. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lịch sử. Afficher tous les articles

mardi 20 février 2024

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (4)

Năm xảy ra vụ Mậu Thân 1968, tôi sắp lên lớp 7, anh trai tôi sắp vào lớp 10 (hệ 10 năm). Huyện đội, xã đội đã lập danh sách nhà nọ nhà kia có mấy con trai, đang bao nhiêu tuổi, cứ qua tuổi 16 chạm 17 là gửi trát khám sức khỏe tận tay.

Nhà tôi cả già lẫn trẻ, đàn ông đàn bà có 6 người, chưa ai đi bộ đội. Anh tôi biết tương lai gần của mình là vậy nên vừa xong lớp 10 thì lên đường ngay. Sau xuân Mậu Thân, chiến trường khát lính chưa từng có, bao nhiêu cũng không đủ.

Điều này xảy ra lần thứ hai khi mùa hè đỏ lửa 1972 ở Quảng Trị. Khi đó, tôi đang lớp 10, cũng chuẩn bị tâm thế như anh mình, nhưng họ xét thực tế nhà có hai trai đã đi một nên được tạm hoãn. Nhiều bạn cùng lớp 10 với tôi bị đi và mãi mãi không về.

lundi 19 février 2024

Nguyễn Gia Việt - Mua vàng cúng Thần Tài không phải phong tục miền Nam

 

Vậy là đã vô mùng 10 Tết, cái mùng cuối cùng của Tết.

Thấy mọi người nghe lời truyền thông cứ nói mùng 10 dân Nam Kỳ cúng Thần Tài, dân ào ào mua vàng lấy hên, tiệm vàng không còn vàng để bán, nghe riết thành quen.

Với người Nam Kỳ Lục Tỉnh ngày mùng 10 rất quan trọng, nó không phải vì Thần Tài. Những ngày Tết ở Miền Nam nhìn kỹ rất đơn giản trong cúng tế và ăn Tết.

Lê Học Lãnh Vân - Nỗi oan thế kỷ

 

Giữa những ngày mùng Tết, đài truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) đã loại bỏ hai tập phim về tuổi thơ của Trương Vĩnh Ký trong loạt phim hoạt hình “Khát vọng non sông”. Truớc đó, hai tập phim này cũng bị loại bỏ bởi đài truyền hình Cần Thơ.

Sự loại bỏ này, nhìn từ bên ngoài, giống như sự tiếp nối của hành động cấm ra mắt sách “Trương Vĩnh Ký, Nỗi Oan Thế Kỷ” của nhà biên soạn uy tín Nguyễn Đình Đầu!

Cuộc đời và sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký thật có những điều khiến nhiều người thảo luận. Nhìn chung người đời sau xét ông trên hai phương diện: phương diện học thuật và phương diện chính trị. Dù có quan điểm của riêng mình, bài viết này không chủ ý trình bày quan điểm đó mà tìm hiểu về thái độ của xã hội đối với các quan điểm khác nhau về ông.

Nguyễn Thông - Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (1)

 

Những ngày qua, dư luận ồn ào lên tiếng về sự kiện xảy ra… đã 45 năm trước. Đó là cuộc xâm lược tàn bạo của bọn cộng sản Trung Quốc - bạn của cộng sản Việt Nam, mở màn cho cuộc chiến tranh giữa hai nước nửa cuối thế kỷ 20.

Nêu khoảng thời gian này bởi từ xa xưa Trung Quốc đã xâm lược, gây chiến với Việt Nam biết bao lần chứ không phải chỉ lần này, và đều bị đánh bại.

Mạng xã hội cũng như báo chí mậu dịch đều lên tiếng, đủ kiểu đủ cách, kể cả né tránh không dám nhìn thẳng vào bản chất, sự thực. Tôi đọc trên báo quốc doanh bài về ông cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thắp hương viếng liệt sĩ ở nghĩa trang Vị Xuyên trên Hà Giang đúng ngày 17.2, tịnh không thấy một chữ nào nói về bọn xâm lược Trung Quốc, những kẻ đã gây ra cái chết của liệt sĩ.

Dương Quốc Chính - Hoàng Văn Hoan và thiên thu định luận

 

Vừa rồi anh Huy Đức có một status về nhân vật Hoàng Văn Hoan, đọc bài đó khiến nhiều người đánh giá có lẽ không hoàn toàn chính xác về nhân vật này.

Thực ra không cần status đó thì mình nghĩ đa số cũng vẫn hiểu sai về ông Hoan và thường gom ông này vào một mớ với Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống. Gom ba nhân vật này làm một là giống như so con chó với con bò, bảo là giống nhau vì chúng đều có bốn chân. Thực tế họ có hoàn cảnh thân Tàu rất khác nhau.

Về Lê Chiêu Thống, trước mình đã viết mấy status. Vai trò của ông ấy lúc đó còn to hơn Nguyễn Ánh, làm vua một nước. Vua bị “giặc cỏ” nổi lên cướp ngôi thì đi cầu viện nước lớn lân bang là chuyện thường gặp trong lịch sử và khá là bình thường. Cả ông Thống và ông Ánh đều như vậy.

dimanche 18 février 2024

Tạ Duy Anh - Xóa ký ức

 

Giáo hoàng đương nhiệm Phanxicô viết:

"Ký ức của một dân tộc nhỏ, không hề nhỏ hơn ký ức của một dân tộc lớn".

Vì thế, một cường quốc không có cách nào để xóa bỏ ký ức của một dân tộc nhỏ.

samedi 17 février 2024

Nguyễn Hồng Lam - 17-2, pháo đài

 

Bia Khánh Khê một thời bị đục chữ, khói hương bay trên những sứt sẹo của ngay cả dòng tưởng niệm.

Hang Dơi, Tổng Chúp, những cao điểm Vị Xuyên... nếu không bị vùi trong đổ nát cho cỏ thờ ơ vùi lấp thì cũng thụt sâu trong hoang vắng lãng quên. Và cũng có nhiều nơi sau này đã được tu bổ, dựng lại hoặc xây mới.

Bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng", dù vẫn được nhắc, được ngâm, được in lại thì cũng có đoạn bi tráng bị cắt đi, lờ đi, không nhắc, hoặc tế nhị mà thay bằng dấu (...) khô khan, lạnh lùng trên trang báo...

Lê Xuân Nghĩa - “Lịch sử sẽ không công bằng với những kẻ cố tình quên lịch sử”

 

Rõ ràng cuộc chiến tranh chống giặc bành trướng Trung Quốc diễn ra suốt 10 năm trời. Nhưng tại sao người ta chỉ nói đến quãng thời gian một tháng ngắn ngủi?

Và đến bây giờ, mọi liên quan đến cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược chỉ được viết là “địch”, “kẻ thù”.

Và trên mộ bia các liệt sĩ hoặc bia tưởng niệm chỉ ghi “mặt trận phía Bắc” hay “mặt trận biên giới phía Bắc”.

Lê Đức Dục - 45 năm, vẫn đất nước này ôi nước Việt yêu thương

 

Tôi đã thc ch đến 0 giờ ngày 17 tháng Hai

Đ nh v 45 năm trước

Lúc biên i năm y va qua ngày khác

Chc không mt ai tin vài gi sau h s chết bi đn gic Tàu !

Tôi đt nén nhang vòng đ nhang cháy được lâu

Lâu đến my cũng không lâu bng ADN truyn kiếp

Nhng trang s rõ ràng đi đi kế tiếp

Có th không ghim sâu bng trang s mun lãng quên

Dương Kim Nhi - Người lên biên giới

 

hôm nay ai v biên gii

cho tôi gi nén hương trm

thp lên tng ngôi m chí

khói thơm nơi các anh nm

hôm nay ai v biên gii?

các anh nm ngm tri mây

đt V Xuyên ôm mãi mãi

tui xanh còn mãi nơi đây

Lý Quang Diệu viết về cuộc chiến Việt-Trung năm 1979

 

"Vào cuối tháng 1.1979, Đặng Tiểu Bình đi thăm Mỹ và khôi phục quan hệ ngoại giao với Tổng thống Carter mà không có điều kiện Hoa Kỳ từ bỏ Đài Loan.

Ông ta muốn tin chắc rằng Hoa Kỳ sẽ không liên kết với Liên Xô khi Trung Quốc tấn công và "trừng phạt" Việt Nam. Đó là lý do khiến ông ta nhất quyết đi thăm Hoa Kỳ.

Tại ngôi nhà nghỉ để đánh golf của thống đốc ở Fanling tại Hong Kong, tôi đã gặp David Bonavia, một chuyên gia về Trung Quốc, trước đây làm việc cho London Times, (Thời báo London).

Lưu Trọng Văn - Ngày 17 tháng Hai cùng với một trung tướng Campuchia

Gã phượt từ Phnom Pênh đến Shihanoukville với Sophan, một trung tướng Campuchia. Vị trung tướng từng là sư trưởng một sư đoàn nhiều năm đánh nhau với Khơmer Đỏ tại vùng Siêm Riệp, Biển Hồ.

- Ngày 17.2 ông nhớ là ngày gì không? Gã hỏi.

- Ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam vì tức giận Việt Nam đánh bọn Pol Pot cứu Dân tộc Khmer khỏi diệt chủng. Pol Pot và Trung Quốc giết chết ba triệu người Campuchia đó, nếu không có bộ đội Việt Nam thì dân tộc tôi còn ai?

Trần Trung Đạo - Đặng Tiểu Bình và chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Trung Cộng

 

Sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản trong phạm vi thế giới từ cuối thập niên 1980 đã tạo điều kiện cho các dân tộc vùng Đông Âu tìm về bản sắc văn hóa và cội nguồn lịch sử của mình.

Sự phục hưng và phát triển vượt bực của Slovakia, Estonia, Czech, Slovenia, Latvia và Litva hiện nay cho thấy yếu tố văn hóa không những là động lực chính của phong trào độc lập mà còn là nguồn thúc đẩy cho phát triển kinh tế dù đó là những nước chật hẹp về đất đai và rất ít về dân số. Sức sống dân tộc và đôi cánh tự do dân chủ đã giúp cho các quốc gia này ngày càng thịnh vượng.

Nhưng không phải lãnh đạo nào cũng đức độ như Vaclav Havel của Czech hay tài ba như bà Vaira Vīķe của Latvia, từ Hitler với đảng Quốc Xã Đức đến Đặng Tiểu Bình với đảng cộng sản (CS) Trung Quốc, nhân loại đã chịu đựng nhiều tai họa chỉ vì giới lãnh đạo độc tài tại các quốc gia này đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc như một phương tiện phục vụ cho mục tiêu bành trướng bá quyền.

Huy Đức - Hoàng Văn Hoan và những « nước đi » của Bắc Kinh

 

Ngày 03-07-1979, Phó Chủ tịch Quốc hội Hoàng Văn Hoan trên đường sang Đức chữa bệnh. Khi máy bay của hãng Interflug quá cảnh ở Karachi, Pakistan, ông đã cáo bệnh ở lại, rồi hôm sau đánh lừa người bác sĩ đi cùng, đi taxi đến lãnh sự quán Trung Quốc. Ngày 05-07-1979, ông được đưa tới Bắc Kinh.

Đôi bên lặng ngắt. Hơn một tháng sau, ngày 050-8-1979, Thông tấn xã Việt Nam mới phát đi bài phỏng vấn Tổng thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội Xuân Thủy về “Vụ Hoàng Văn Hoan bỏ trốn”.

Ngày 09-08-1979, từ Bắc Kinh, Hoàng Văn Hoan có “Thư gửi toàn thể đồng bào Việt Nam”, buộc tội Lê Duẩn đã “khống chế đất nước”. Theo ông, trong lúc “nhân dân ta đang khao khát sống yên ổn [sau 30 năm chiến đấu gian khổ], xây dựng tổ quốc để mở ra con đường tiến tới tương lai tốt đẹp” thì, “triển vọng đó đã bị Lê Duẩn phá hoại hoàn toàn”.

Dương Quốc Chính - Ôn cố tri tân không phải để nuôi dưỡng lòng thù hận

 

Hôm nay kỷ niệm 45 năm Trung Quốc tấn công Việt Nam, gây nên cuộc chiến 10 năm, mà nhiều người lầm tưởng chỉ trong vòng một tháng (17/02-18/03).

Thời gian một tháng đó chỉ là tấn công tổng lực, nhưng cuộc chiến tiêu hao kéo dài kia mới thực sự khiến Việt Nam phải quay xe, khi đàn anh Liên Xô suy sụp, cùng với việc bị phương Tây cô lập.

Việc chúng ta ghi nhớ ngày này không phải để duy trì, nung nấu lòng căm thù quân xâm lược, mà cái chính là để ôn lại bài học lịch sử. Việt Nam đã đúng và sai ở đâu, nguyên nhân và hệ quả của cuộc chiến là gì? Chúng ta, những kẻ sinh sau, học được gì ở cuộc chiến này?

vendredi 16 février 2024

Lê Xuân Nghĩa - Ba lần Việt Nam tin vào Trung Quốc

 

- Lần thứ nhất: Sau khi ký Hiệp định Genève năm 1954, ông Lê Duẩn biết đã bị đồng chí “đâm sau lưng” nên đã rơi nước mắt và hẹn gặp lại 20 năm sau. Và đúng như vậy, phải đến năm 1975 mới yên tiếng súng giữa hai miền Nam - Bắc.

- Lần thứ hai: Năm 1974, Trung Quốc tấn công chiếm đoạt hoàn toàn Quần đảo Hoàng Sa. Và miền Bắc vẫn tin rằng Trung Quốc sẽ trả lại cho Việt Nam.

- Lần thứ ba: Ngày 17/02/1979, Trung Quốc tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Và cho đến ngày 16/02, Việt Nam ta vẫn không tin Trung Quốc sẽ xâm lược Việt Nam.

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (3)

 

Theo chính sử của nhà nước, cuộc tổng tấn công nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là cuộc tấn công chiến lược nhằm mục đích “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, xóa bỏ hoàn toàn chính quyền Sài Gòn, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, mục đích này đã không đạt, cả hai bên đều chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Thủ đô Sài Gòn cũng như nhiều đô thị khác ở miền Nam, nhất là Huế, bị tàn phá cực kỳ nghiêm trọng, đổ nát, hoang tàn, người dân bị tai bay vạ gió chết chóc thảm thương. Phe “cách mạng” hao người tốn của tới mức phải mấy năm sau mới dần hồi phục. Nhà văn Nguyên Ngọc có kể lại trên báo Nông nghiệp Việt Nam: “Nên nhớ thời đen tối nhất của chiến tranh miền Nam là thời sau Mậu Thân. Bị chúng nó đánh chạy dạt sang tận Campuchia. Đói, chết, rách nát, tan rã, tháo chạy”.

Nói gì thì nói, cuộc cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt, anh em một nhà giết nhau thì chả bên nào thắng, như bác Nguyễn Duy viết “phe nào thắng thì nhân dân đều bại”.

jeudi 15 février 2024

Dương Quốc Chính - Đầu năm nói chuyện cầu cúng

 

Tết nhất, đầu năm, mọi người hay cầu cúng khấn vái. Ở đây chỉ bàn về đám đông thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu (bao gồm cả thánh thần, chó mèo, cây cối, đại khái bạ gì cũng thờ cúng cắm hương...) và thờ Phật. Các tôn giáo, niềm tin khác không bàn.

Những ai không tin có ma, không tin vào bất cứ tôn giáo nào, không tin vào việc có thế giới song song, cõi âm thì có thể dừng đọc ở đây, Tây gọi là next!

Thường 90 % đồng bào khấn vái sẽ dùng văn mẫu đại khái: Xin abc phù hộ độ trì để con/chúng con được xyz, được mạnh khỏe, bình an...Đa phần sẽ xin được ăn nên làm ra, phát tài, phát lộc, vạn sự hanh thông...là hệ xôi thịt! Còn đỡ xôi thịt nhất thì cầu bình an, mạnh khỏe. Nhưng mà vẫn là cầu xin, những cái mình không tự làm ra được hoặc biến khó thành đạt được dễ kiểu trúng lô đề, thăng tiến.

Huy Đức - Có ai biết « Tiếng vọng đèo Khau Chỉa » là cuốn sử liệu đầu tiên về cuộc chiến tranh 17-2-1979

 

Tháng 2-2023, trong buổi ra mắt cuốn sách được viết bằng cả tâm sức của mình, tác giả Nguyễn Thái Long xúc động nói:

“Hôm nay cuốn sách Tiếng vọng đèo Khau Chỉa đã đưa tôi đến đây, trước quý vị cử tọa khả kính và các độc giả thân mến. Cùng tôi đến đây hôm nay là những đồng đội của tôi – cựu chiến binhTrung đoàn 567, họ ngồi ở khán phòng này, bên cạnh tôi. Và, ngoài kia, vong hồn các liệt sĩ Trung đoàn 567.

Hơn 500 con người, 44 năm trước đã vĩnh viễn nằm lại ở những cánh rừng, ngọn núi, ven suối, suốt một dải biên giới Cao Bằng, Vị Xuyên. Suốt mấy chục năm sau đó, không mấy ai biết đến họ, nhớ đến họ. Họ bị chìm đi trong quên lãng…”.

mercredi 14 février 2024

Trần Thanh Cảnh - Sự ngu xuẩn là không có giới hạn !

 

Hôm nay, mùng 5 tháng Giêng, lễ hội gò Đống Đa kỷ niệm sự kiện Hoàng đế Quang Trung- Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh.

Về mặt chính trị và ngoại giao của triều Tây Sơn, có thể cần bàn bạc, thảo luận, nghiên cứu thêm. Nhưng võ công oanh liệt đại phá quân Thanh- một trong những chiến công vĩ đại nhất của dân tộc Việt trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc là không phải bàn cãi. Sử sách Việt về thời kỳ này còn lưu lại khá nhiều, đọc kỹ chúng ta có thể hình dung ra tầm vóc vĩ đại của chiến thắng này.

Nhưng bây giờ, ta hãy đọc sử sách của phía bên kia, bên Trung Quốc xem họ viết về sự kiện này như thế nào. Tôi đã đọc kỹ cả hai cuốn sách dịch của hai dịch giả rất uy tín là Cao Tự Thanh, với cuốn Lịch sử Việt Nam qua chính sử Trung Hoa. Và Châu Hải Đường, với cuốn An Nam truyện. Cả hai cuốn này đều dịch "Thanh sử cảo", phần nói về cuộc xâm lược và thất bại của nhà Thanh khi tấn công sang nước ta.