Affichage des articles dont le libellé est Lịch sử. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lịch sử. Afficher tous les articles

mercredi 8 mai 2024

Lê Học Lãnh Vân - Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07-05-2024

Bảy mươi năm, 2024 – 1954, cũng đáng để kỷ niệm một chiến thắng!

Chiến thắng ấy là chiến thắng của thời người dân một quốc gia mất chủ quyền đang khát khao độc lập! Lúc đó, đại đa số người Việt tham gia cuộc chiến. Về sau này, khi lịch sử lùi xa, có quan điểm rằng nếu Việt Nam khôn ngoan hơn thì không nên tiến hành cuộc chiến tàn phá sinh lực quốc gia tới như vậy!

Đó là sự nhìn lại của đời sau, khi quốc gia đã trải qua kinh nghiệm với gánh nặng hậu quả. Còn thực tế là trận chiến Đông Dương lần thứ nhứt kháng Pháp giành độc lập được sự tham gia của rất nhiều thành phần dân tộc, từ nông dân không biết đọc cho tới những giới thuộc nguyên khí quốc gia! Tinh thần những người tham gia cuộc chiến thời đó là tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, phơi phới ra trận để “lưu lại ngàn sau một giống nòi” (thơ Hoàng Cầm)! 

Dương Quốc Chính - Tại sao chế độ thuộc địa sụp đổ ?

Giáo dục lịch sử quan trọng nhất là phải để người học/đọc trả lời được các câu hỏi tại sao, nhân quả, thay vì học thuộc lòng các sự kiện, các chi tiết lặt vặt nặng về tiểu tiết kỹ thuật. Có nhiều người hỏi mình câu này, mà mình nghĩ là rất cơ bản, ai cũng đã từng học lịch sử về Điện Biên Phủ nhưng vẫn phải hỏi:

1. Tại sao Việt Minh và Pháp lại lôi nhau lên tận Điện Biên Phủ là xứ khỉ ho cò gáy để đánh nhau? Sao Việt Minh không kéo quân về mà chiếm Hà Nội luôn cho rồi?!

2. Sao Việt Minh đánh thắng Điện Biên Phủ rồi mà không thừa thắng xông lên chiếm luôn Hà Nội đi?

mardi 7 mai 2024

Lưu Trọng Văn - Điện Biên Phủ, góc nhìn khác của người lính

Trong một khu rừng, Tô, lính pháo binh trẻ bị biệt giam, phía ngoài có lính canh bồng súng.

Lính canh nói với tướng Giáp.

- Thưa Đại tướng, cậu ta chống lại tiểu đoàn trưởng ạ.

- Chuyện gì?

- Dạ, cậu ta bảo trận địa pháo mà không có hầm phòng thủ, không chuẩn bị phương án rút lui khi bị tấn công là giết lính. Tiểu đoàn trưởng bảo, cậu là lính công tử Hà thành hèn nhát, chưa đánh nhau đã sợ chết lo lùi, chống lại khí thế toàn quân “đánh nhanh thắng nhanh” mà…

Dương Quốc Chính - Động lực của cần lao

Một trong những lý do khiến bộ đội, nhân dân ta dốc sức, thà hy sinh tất cả, để hướng về Điện Biên, đó là cải cách ruộng đất.

Kể từ khi cố vấn Tàu sang (năm 50), việc chỉnh huấn, chỉnh quân rồi "thổ cải" (cách người Tàu gọi cải cách ruộng đất) đã được triển khai ở trong quân đội và vùng do Việt Minh kiểm soát.

Cải cách ruộng đất bắt đầu triển khai từ năm 1953 và "khai mạc" bởi việc tiêu diệt nữ địa chủ kháng chiến có công với cách mạng là Nguyễn Thị Năm tại Thái Nguyên, trong khi hai con của bà đang là bộ đội. Như vậy là đảng chấp nhận thí mạng các thành phần "bóc lột" dù có công nuôi giấu cán bộ cộng sản, nhằm mục đích dân túy, lấy lòng đa số bần cố nông.

lundi 6 mai 2024

Tuấn Khanh - Nói gì với những bài học giáo dục cho con em chúng ta?

Có lần ngồi nói chuyện nước non với một người chị sống ở Úc, chị kể cho nghe đời giáo viên sau 1975. Chuyện cũng lắm vui buồn.

Chị T. kể ông hiệu trưởng mới từ miền Bắc vào, cầm theo những giáo trình của chế độ mới và yêu cầu chị phải học thuộc và dạy đúng như vậy. Chỉ trong vài ngày đầu, chị đột nhiên trở thành người đối địch tư tưởng với ông hiệu trưởng mới, được biết là lúc đó chưa học đến lớp 5.

Điều chị T. không thể hiểu được rằng trong các bài giảng mới, chị phải dạy những bài học gọi là "Con trâu đánh Mỹ", "Con ong đánh Mỹ"... với những đứa học sinh nhỏ bé của mình. Chị cảm thấy bất thường trong bài giảng cho nên đi gặp ông hiệu trưởng và hỏi rằng tại sao cứ "dạy con gì cũng đánh Mỹ hết để làm gì?", nhất là khi chiến tranh đã chấm dứt và người Mỹ cũng không còn ở Việt Nam. Ông thầy hiệu trưởng cũng không giải thích được, nhưng nói đó là chủ trương để giáo dục trẻ em về lòng căm thù. Bắt buộc.

Trần Thanh Cảnh - Điện Biên Phủ

1- Đây rõ ràng là một chiến công vĩ đại nhất thế kỷ 20 của dân tộc Việt Nam! Người Việt đã thắng trong một cuộc đấu tay đôi sòng phẳng với người Pháp. Chính người Pháp cũng phải thừa nhận điều này. Và họ đã kết thúc cuộc chiến một cách "đàng hoàng"!

2- Ai đó nói (hoặc nhận vơ) Điện Biên Phủ là của...Trung Quốc, thực sự là ngu muội đến mức vô liêm sỉ! Chúng ta không phủ nhận sự giúp đỡ vô cùng to lớn của Trung Quốc, Liên Xô lúc đó. Nhưng những vũ khí đó không được người Việt sử dụng vô cùng hiệu quả, cùng lòng can đảm vô song, liệu có được chiến thắng vẻ vang như vậy không?

Còn phía bên Pháp, người Mỹ cũng hỗ trợ tối đa, đâu có kém gì! Nhưng bản chất, nó vẫn là cuộc đấu tay đôi: Việt - Pháp!

Dương Quốc Chính - Truyền hình thực tế


Hôm nay xem chương trình tuyên truyền về Điện Biên Phủ của VTV, làm cầu truyền hình, thấy hoành tráng phết.

Theo mình, để hiệu quả tuyên truyền cao hơn nhiều, VTV nên làm một game show truyền hình thực tế.

Tuyển một team hay đi thi Iron man hay marathon, dùng xe đạp thồ trung bình 200-300 ký gạo bằng xe đạp, đẩy bộ từ Thanh Hóa lên Điện Biên. Cho đi hẳn đường nhựa quốc lộ, để anh em cosplay dân công ngày xưa, xe đạp có thể dùng hẳn loại địa hình của Giant luôn cũng được.

Huy Đức - Điện Biên Phủ và công danh


Phải công nhận, câu chuyện hai chị em bà Nguyễn Thị Oanh đi tìm “tên” của bố trong hàng nghìn ngôi mộ ở Điện Biên Phủ là một trường đoạn rất thành công về lấy nước mắt của VTV tối qua. Chỉ có rất ít bia mộ có tên trong ba nghĩa trang liệt sĩ ở đây. Trên thực tế, tất cả các ngôi mộ ở đây đều vô danh.

Nhưng, sau trường đoạn ấy, một ông anh từng đứng đầu một cơ quan quan trọng ở Trung ương, từ Điện Biên Phủ, gửi về hai tấm hình dưới đây, chụp trong khuôn viên Đền thờ liệt sĩ trên đồi A1.

Từ lâu, người ta đã khao khát lưu danh ở những nơi như Điện Biên Phủ.

samedi 4 mai 2024

Hoàng Quốc Dũng - Thế giới đại loạn, Olympic cũng loạn

Nếu tôi không nhầm thì Thế vận hội Olympic mùa hè đã được tổ chức 28 lần, trong đó kể từ khi tôi theo dõi được, đã có 4 Thế vận bị một số nước tẩy chay, mà thường là hai bên Đông (cộng sản) hoặc Tây (không cộng sản) khơi mào tẩy chay.

Nhẹ nhàng nhất là cuộc tẩy chay Thế vận hội Montréal 1976. Nhiều nước Châu Phi tẩy chay để phản đối sự tham gia vào thế vận này của đội New Zealand (một nước bé tí vài triệu dân gần Châu Úc). New Zealand trước đó có quan hệ với Nam Phi, cho đội bóng bầu dục (rugby) sang thi đấu tại Nam Phi, trong khi mà Nam Phi đang bị cấm vận, bị phản đối vì chính sách phân biệt chủng tộc- apartheid. Các nước tẩy chay gồm có : Tanzanie, Tchad, Zambie, Ouganda, Nigeria.

Vụ khổng lồ nhất là tẩy chay thế vận Olympic Matxcơva 1980 vì Liên Xô (đứng đầu là Nga) xâm lược Afghanistan năm 1979. Khi Nga xâm lược Ukraina (2022), đám não ngắn bò đỏ và đám dư luận viên trẻ trâu ngu lâu, luôn mồm la ó là Nga không bao giờ đi xâm lược nước khác. Đúng là chuyện tiếu lâm.

vendredi 3 mai 2024

Dương Quốc Chính - Ra mắt sách Hồi ức Điện Biên Phủ, Những nhân chứng lên tiếng

Bổ sung : Về chi tiết nữ y tá người Pháp, đó là bà Geneviève de Galard, được mệnh danh là « thiên thần Điện Biên Phủ ». Bà luôn khẳng định mình là người phụ nữ duy nhất chăm sóc thương binh, dù có những tác giả cho biết còn có khoảng 20 cô gái mại dâm, chủ yếu là người Việt. Nhưng đã quá nổi tiếng, bà « đâm lao phải theo lao ». Hiện đã 99 tuổi, bà sống ở Paris (TM).

Chiều nay mình tham dự buổi ra mắt cuốn sách này tại Đại học Sư phạm Hà Nội, sách của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Trong lúc chờ các thủ tục rằng thì là mà quen thuộc giới thiệu quan khách linh tinh, mình đã kịp đọc qua một số trang sách và thấy khá bất ngờ về nội dung.

Thực ra không có quá nhiều nội dung mà mình chưa biết, vì mình cũng đã đọc nhiều sách về Điện Biên Phủ, đủ các lề, tất nhiên lề phải vẫn nhiều hơn, không anh em lại bảo mình sính Tây! Nhưng chắc chắn ở cuốn này là một góc nhìn rất khác với sách Việt Nam. Sách Việt về cơ bản có nội dung na ná nhau, đúng lề, thường hay đi sâu vào chi tiết hơn là các phân tích nhân quả, chiến lược.

Cuốn sách này đã nêu một số chi tiết mà mình cho là nhạy cảm, sách do phía Việt Nam viết sẽ không có. Cụ thể là:

Dương Quốc Chính - Cố vấn Vi Quốc Thanh và trận Điện Biên Phủ


Có mấy bạn hỏi mình về vai trò thật sự của tướng Giáp trong trận Điện Biên Phủ. Mình không biết trả lời thế nào cho phải nên sẽ đăng tài liệu của phía Trung Quốc nói về đồng chí tổng cố vấn Vi Quốc Thanh trong trận Điện Biên Phủ, được đăng báo Tre online.

Mọi người tự đánh giá vai trò của từng người, đừng vu cho mình là thân Tàu hay phản động. Vì tài liệu dài nên mình chỉ trích đăng.

Về việc kéo pháo ra và kéo pháo vào

Vấn đề này mình vẫn đặt câu hỏi về lý do thật sự. Lúc mới kéo pháo vào lần 1 với kéo pháo vào lần 2 thì tương quan lực lượng đôi bên có gì khác nhau đâu? Vậy lần 2 có lợi thế gì hơn lần 1? Sao để đảm bảo chắc thắng lại cần kéo pháo ra?

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 03/05/2024


1. Chiến trường xung đột ác liệt

• Trong ngày hôm qua, theo bản tin của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, bọn Nga này tấn công đến 134 đợt.

- Trên hướng Kupyansk, chúng tổ chức 12 cuộc tấn công tại 6 khu dân cư.

- Theo hướng Lyman, Nga tấn công các vị trí của quân phòng thủ của Ukraine 15 lần tại 6 khu dân cư.

jeudi 2 mai 2024

Dương Quốc Chính - Kênh Phù Nam và Liên bang Đông Dương

Kênh Phù Nam Techo rút bớt lưu lượng nước sông Mêkông không quá nhiều như nhiều người đồn đoán. Nếu tính một cách tương đối về diện tích mặt cắt dòng sông, thì kênh Phù Nam có độ rộng trung bình khoảng 80-100 mét ở trên và khoảng 50 mét ở dưới (mặt cắt hình thang), độ sâu nước trung bình 4,5-5 mét.

Trong khi sông Hậu (kéo dài của sông Bassac mà kênh Phù Nam đấu vào), có độ rộng nhỏ nhất tầm 450 mét, độ sâu khoảng 15 mét. Vì mặt cắt sông tự nhiên biến đổi rất nhiều (chỗ rộng nhất có thể tới 4,5 kilomet, sâu 50 mét ở hạ lưu), nên mình tạm tính chỗ nhỏ nhất.

Như vậy suy ra lưu lượng nước của Phù Nam chỉ tối đa 1/10 của sông Hậu, chưa tính sông Tiền là nhánh trên. Lưu ý là kênh Phù Nam đấu cả vào hai nhánh sông của Campuchia (xem bản đồ).

mercredi 1 mai 2024

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 01/05/2024

 

1. Về tình hình chiến sự

Báo cáo của ISW: Cơ động chiến thuật xung quanh Avdiivka – Lực lượng Nga đã đạt được những tiến bộ nhỏ xung quanh Avdiivka vào ngày 29 tháng Tư nhưng không đạt được kết quả đáng kể. 

Đoạn phim được định vị địa lý cho thấy những chuyển động hạn chế ở Ocheretyne và Netaylove. Bất chấp những tuyên bố của Nga về những lợi ích tiếp theo, vẫn chưa có xác nhận trực quan.

Vào ngày 29 tháng Tư, lực lượng Nga tiến hành các cuộc tấn công dọc theo phòng tuyến Svatove-Kreminna mà không làm thay đổi chiến tuyến…

mardi 30 avril 2024

Đỗ Trung Quân - Tháng Tư, lời muộn phiền của người 69 tuổi


ta mang tui hai mươi vào rng tám năm

bn năm nhng vùng kinh tế mi

ba năm lòng h Du Tiếng – chiến khu Dương Minh Châu

mt năm chiến trường biên gii K

máu và không chc còn nước mt

tr xong món n lý lch dù không con sĩ quan

dù không nhà đa ch

thân thế ngay trên vai, mái tóc dài

hippie choai choai

ta tr n xong mt phn “tiu tư sn th thành”

Lưu Trọng Văn - Nhân ngày 30 tháng Tư

1. Tiến sĩ Nguyễn Tiến, chồng của ca sĩ Ái Vân kể:

Ba tôi là kiến trúc sư, thành viên ban thiết kế Dinh Độc Lập, trong nhóm của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.

Một lần, khi ba tôi trình bày với tổng thống Ngô Đình Diệm về phân bổ, thiết kế các phòng, trong đó có phòng cho việc "thờ tự". Tổng thống cho ý kiến ngay:

- Các ông nên thiết kế cách chung, dễ thay đổi. Để sau này, tổng thống khác, tôn giáo khác có thể bài trí lại theo tôn giáo của họ.

Dương Quốc Chính - Cuộc chiến Quốc-Cộng và hòa giải dân tộc

Việt Nam vốn được coi là bản sao của Trung Quốc dù là ở chế độ nào, trừ giai đoạn Việt Nam có bảo kê là Pháp, Mỹ, rồi Liên Xô. Đặc biệt là sau đổi mới, Việt Nam càng là một bản copy lỗi của Trung Quốc.

Lỗi chỗ nào thì mình đã chỉ nhiều lần, nhiều chỗ. Lần này sẽ chỉ thêm khi bàn sơ lược về cuộc chiến Quốc-Cộng Trung Quốc. Ban đầu, hai phe chung sống hòa bình dưới sự trợ giúp của Liên Xô, trong giai đoạn Tôn Trung Sơn lãnh đạo Quốc dân đảng. Đến khi Tưởng Giới Thạch kế vị, ông thống nhất Trung Quốc (trước đó Trung Quốc bị tan rã bởi các chính quyền quân phiệt cát cứ).

Tưởng có tư tưởng thiên hữu, Quốc dân đảng lúc đó có hai phe tả và hữu, nên ông quay ra chống Cộng. Chiến tranh Quốc-Cộng diễn ra từ năm 1926-1937 thì tạm ngưng để cùng đánh Nhật. Hai bên hợp tác không đáng kể, Mao đánh du kích nên không thiệt hại nhiều như Tưởng. Nên cuộc kháng Nhật khiến cho Mao mạnh lên còn Tưởng yếu đi.

Đỗ Trung Quân - Đặt tên đường cho nhân vật đã đánh sập kinh tế miền Nam ?

Một chiến dịch quyết liệt đánh sập một nền kinh tế thịnh vượng hàng đầu Đông Nam Á, mà Lý Quang Diệu - vị thủ tướng một quốc gia non trẻ là Singapore từng mong muốn đại ý “ nền kinh tế Singapore được như Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn ? “

Chiến dịch “cải tạo tư sản“ 1975 - 1977 - 1978 đưa Sài Gòn về thời kỳ nghèo đói hậu chiến bi thảm chưa từng có

Nhà cửa, của cải của những nhà doanh nghiệp Sài Gòn bị cải tạo, tù đày trở thành tài sản của …

Lê Thiếu Nhơn - Trả lại sự thật cho một nhân chứng lịch sử!

Nhà báo Trần Mai Hạnh có mặt tại Dinh Độc Lập trưa 30/04/1975 với tư cách phóng viên Thông tấn xã Việt Nam và viết bài tường thuật “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng”. Cho nên, ông là một nhân chứng thời khắc lịch sử.

Sau 49 năm, Trần Mai Hạnh xuất bản tự truyện “Sống đến bình minh” dày 700 trang. Cuốn sách gồm 7 phần, trong đó đáng chú ý nhất là phần “Vòng xoáy”, viết về tai ương của ông liên quan đến vụ án Năm Cam.

Trong phần “Vòng xoáy”, Trần Mai Hạnh trình bày chi tiết việc ông bị oan sai, với hai điểm cốt lõi.

Tạ Duy Anh - Quốc cộng, Quốc gia, Quốc Việt

Với tôi, qua các trải nghiệm lịch sử, tự thấy có một chút nghi vấn: Hình như huyền thoại đồng bào đang được truyền tụng là một phiên bản đã không còn nguyên bản!

Rất nhiều khả năng nó bị lỗi ở đâu đó?

Liệu có thể đã xảy ra một sự “thất lạc” nguyên bản ở khúc quanh định mệnh nào chăng? Hay biết đâu, tại một biến cố kinh hoàng đã bị rơi vào quên lãng, nó bị lợi dụng, bị diễn giải theo chiều hướng phục vụ thứ mà người ta hay nói là trò chơi vương quyền?