Affichage des articles dont le libellé est Khoa học. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Khoa học. Afficher tous les articles

samedi 13 novembre 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Những ngụy biện trong mùa dịch

 

Mùa dịch này có quá nhiều 'disinformation' và 'misinformation' về covid và vaccin. Hiện tượng này xảy ra ở hai phía chống vaccin và phù vaccin. Trong cái note này tôi điểm qua vài ngụy biện (fallacy) phổ biến: một chiều, nhị phân, cá trích đỏ, ignorance, ad hominem, và ecologic.

1. Ngụy biện một chiều

Mấy ngày nay, báo chí và cả quan chức y tế đưa tin rằng nhiều ca tử vong liên quan đến covid là những người đã tiêm đủ 2 liều vaccin. Nhiều người dựa vào đó mà suy luận rằng vaccin không có hiệu quả. Vì, theo lý luận của họ, nếu vaccin có hiệu quả thì tại sao nhiều người tiêm vaccin mà vẫn chết? Suy ra, không cần tiêm vaccin.

samedi 23 octobre 2021

Đoàn Bảo Châu - Tại sao công luận xót xa khi một nhà khoa học “ngã ngựa”?

 

Bởi bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, giám đốc bệnh viện Bạch Mai, cựu giám đốc Viện Tim Hà Nội có “đôi tay vàng” trong làng phẫu thuật. Một người đã giành được sự kính trọng của đồng nghiệp và bệnh nhân. Bao sở học dày công đào luyện trong nhiều năm đã uổng phí từ đây.

Sự “ngã ngựa” của quan chức đơn thuần chỉ khiến công luận hả hê, bởi họ cảm thấy công lý được thực thi, trước đấy họ chẳng biết gì về công lao của đối tượng.

Như trường hợp của cựu chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung thì ai cũng phải thốt lên là đáng đời, bởi biết bao câu chuyện về việc Chung đã tham lam, lạm quyền trong khi tại chức.

vendredi 22 octobre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nguy cơ bị nhiễm sau khi tiêm vaccin là bao nhiêu?

 

Đại tướng Colin Powell mới qua đời dù đã được tiêm đầy đủ 2 liều vaccin chống covid. Sự kiện này làm nhiều người phân vân về hiệu quả của vaccin. Sự nghi ngờ cũng có lý do, nhưng nói chung, 'hồ sơ sức khỏe' của ông khó có thể nói rằng ông qua đời vì vaccin.

Vậy câu hỏi là nguy cơ bị nhiễm hay tử vong sau khi tiêm vaccin là bao nhiêu? Cái note này tìm dữ liệu trả lời câu hỏi đó và hy vọng rằng giúp các bạn ... yên tâm.

Chúng ta biết rằng vaccin covid không có hiệu năng ngăn ngừa 100% nhiễm covid. Điều này cần phải nhắc lại, bởi vì chữ 'hiệu quả vaccin' bị hiểu lầm rất nhiều. Người ta, kể cả nhiều bác sĩ, hiểu rằng 'hiệu quả 90%' có nghĩa là 100 người tiêm thì 90 người không bị nhiễm, nhưng cách hiểu này sai. Lý do sai là vì đơn vị để tính hiệu quả vaccin là xác suất nhiễm, chớ không phải số người/bệnh nhân.

samedi 16 octobre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Hiệu quả của vaccin Tàu suy giảm nhanh theo thời gian

 

Hai vaccin của Tàu (CoronaVac và Sinopharm) có độ miễn dịch suy giảm nhanh và hiệu quả cũng khá hạn chế ở người cao tuổi (trên 60). Đó là nội dung của thông báo mới được Hội đồng cố vấn về vaccin của WHO (SAGE) công bố [1].

Như có lần đề cập trước đây, rất ít dữ liệu về hiệu quả của hai vaccin Tàu (CoronaVac và Sinopharm). Nhưng gần đây đã có thêm dữ liệu thực tế từ những nước sử dụng vaccin Tàu, như các nước vùng Nam Mỹ và Đông Nam Á. Qua đánh giá các dữ liệu này, các chuyên gia của WHO cho rằng vaccin Tàu có hiệu quả thấp ở người cao tuổi, và có thể do khả năng miễn dịch của vaccin bị suy giảm nhanh theo thời gian.

Hiệu lực của vaccin Tàu có vẻ tùy thuộc vào độ tuổi. Ở người trẻ tuổi (20 - 39) CoronaVac giảm tử vong lên đến 83%, nhưng vẫn thấp hơn so với AstraZeneca (98%) và Pfizer (90%) [2]. Tuy nhiên, ở những người 80+ tuổi trở lên, hiệu quả của CoronaVac chỉ 30% đối với những ca nhiễm nặng, và 45% giảm tử vong; con số này đối với AstraZeneca là 67% và 85%. Nghiên cứu này cho thấy rõ vaccin CoronaVac có hiệu lực kém hơn AstraZeneca.

TS Nguyễn Hồng Vũ - Vaccin Trung Quốc, nỗi lo về hiệu quả bảo vệ kém

 

Hôm qua, một bài viết được đăng trên phần News của tạp chí Nature với nội dung thể hiện lo ngại về sự kém hiệu quả của hai loại vaccin Trung Quốc là Sinovac và Sinopharm.

Theo thống kê trên toàn thế giới, thì trong 8 loại vaccin có số lượng người sử dụng nhiều nhất hiện nay là thì 2 loại vaccin của Trung Quốc đang chiếm hơn phân nửa. Dẫn đầu là CoronaVac (tên vaccin của hãng Sinovac) với số lượng gần 2 tỉ liều, và đứng thứ ba là vaccin của Sinopharm với trên 1,5 tỉ liều.

Hai vaccin Covid-19 đứng hàng thứ hai và thứ tư lần lượt là của hãng Pfizer/BioNTech và AstraZeneca, với số lượng mỗi loại ngang ngửa Sinopharm, 1,5 tỉ liều.

dimanche 10 octobre 2021

Nguyễn Văn Tuấn – Một quyết định phi khoa học và thất đức

Tôi thật sự sốc khi nghe tin 15 con chó vợ chồng anh Hùng chở từ Long An về tới Cà Mau thì bị một cô nhân viên y tế ra lệnh giết hết!

Mấy ngày nay, cư dân mạng xôn xao về một cái video clip mà trong đó vợ chồng anh Hùng từ Long An về Cà Mau đem theo 15 con chó trên một chiếc … Honda. Anh ấy cho biết coi chúng như con nên nhứt định không bỏ chúng ở lại, sau bốn tháng bị thất nghiệp vì phong tỏa. Câu chuyện nói lên tình người và thú nuôi trong thời đại dịch. Thật là cảm động.

Vậy mà về đến Huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) cả đàn chó bị giết sạch!

mercredi 6 octobre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Vaccin và xét nghiệm: 10 câu hỏi và trả lời

 

Báo Tuổi Trẻ chạy cái tít "Tiêm đủ 2 mũi vaccin vẫn phải xét nghiệm, cách ly làm khó doanh nghiệp" [1]. Đúng là khó hiểu. Nếu đã tiêm đủ 2 liều vaccin thì có lý do gì để xét nghiệm người ta?

Cái note này chia sẻ lại một số câu hỏi và trả lời chung quanh vấn đề xét nghiệm và vaccin. Tôi diễn giải lại từ một bài viết trên mạng [2] và thêm vài câu hỏi mang tính thời sự để các bạn có thể hiểu rõ hơn.

Câu hỏi 1: Thông tin về xét nghiệm quá lẫn lộn. Hãy giải thích các phương pháp xét nghiệm và mục tiêu là gì?

mercredi 29 septembre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Ngoáy mũi và nước miếng, cái nào tốt hơn?


Ở Việt Nam hiện nay, chọc ngoáy mũi đang là một nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với nhiều người. Nhưng nghiên cứu khoa học [1] chỉ ra một cách làm khác nhẹ nhàng hơn: dùng nước miếng.

Chúng ta biết rằng phương pháp chuẩn 'vàng' để chẩn đoán covid là xét nghiệm PCR, dựa trên chu kỳ khuếch đại (Cycle Threshold, Ct). Mẫu xét nghiệm thường lấy từ mũi hay cổ họng. Chẳng hiểu sao ở Việt Nam chủ yếu lấy mẫu từ mũi.

Lấy mẫu từ mũi có nghĩa là dùng một cái que chọc vào mũi để lấy đủ dung lượng. Người lấy mẫu phải được huấn luyện, và dù đã qua huấn luyện, cách làm này tương đối xâm phạm và gây khó chịu cho rất nhiều người. Một số người rất sợ lấy mẫu bằng cách ngoáy mũi vì họ cho rằng dễ bị tổn thuơng.

samedi 25 septembre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Vaccin Tàu và trường hợp Cambodia

 

Một số người ủng hộ việc mua vaccin Vero Cell cho rằng, Cambodia đã kiểm soát dịch thành công nhờ vaccin Tàu. Nhưng nếu xem xét dữ liệu kỹ thì không phải vậy.

Tính đến nay, Việt Nam đã có hay sắp có 141 triệu liều vaccin, và được phân bố như sau:

• Pfizer: 50 triệu

• AstraZeneca: 30 triệu

• Abdala: 10 triệu

• Các vaccin khác: 50 triệu

mercredi 22 septembre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Vaccin Abdala của Cuba hiệu quả ra sao?

 

Việt Nam sẽ mua 10 triệu liều vaccin Abdala của Cuba [1]. Nhưng những thông tin khoa học về vaccin này thì rất ư là hiếm. Qua vài thông tin sơ khởi tôi có làm thử một phân tích, và thấy những gì họ báo cáo khá nhứt quán với dữ liệu về hiệu quả.

Rất ít thông tin khoa học về vaccin Abdala của Cuba, vì trong y văn không có bài báo nào đề cập đến. Tuy nhiên, qua báo phổ thông, thì đây là vaccin được bào chế theo phương pháp protein tái tổ hợp (tức recombinant protein như Novavax của Mỹ). Cần nói thêm rằng, Novavax của Mỹ đã được thử nghiệm ở giai đoạn III, đạt hiệu quả 90% [2], và được Úc phê chuẩn.

Vaccin Abdala của Cuba chưa được WHO, FDA hay EMA phê chuẩn. Tuy nhiên, Việt Nam đã phê chuẩn vaccin này. Rất có thể các giới chức y tế Việt Nam có dữ liệu thử nghiệm của vaccin Abdata? Nếu thế thì họ nên công bố dữ liệu cho công chúng Việt Nam biết. Nếu chưa có thì tại sao phê chuẩn?

GS Nguyễn Văn Tuấn - "Vaccin made in Vietnam" và thông tin lẫn lộn

 

Đọc qua vài bản tin liên quan đến vaccin này, không biết đường đâu mà lần mò! Tình trạng nói lên một phần về văn hóa khoa học ở Việt Nam còn hơi khác so với thế giới trong đại dịch này.

Báo Tuổi Trẻ thì viết rằng "Hội đồng đạo đức: Nano Covax có tác dụng với chủng Delta, Alpha" [1]. Báo PLO thì đoán rằng "Nano Covax và cơ hội cấp phép lưu hành trong những ngày tới" [2].

Nhưng đài BBC uy tín thì cho biết "Hội đồng Đạo đức nói chưa đủ dữ liệu đánh giá hiệu lực bảo vệ của Nanocovax" [3], và nhứt quán với báo trong nước "Hội đồng Đạo đức: Vẫn chưa có dữ liệu để đánh giá trực tiếp hiệu lực bảo vệ của vaccin Nanocovax" [4].

mardi 21 septembre 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Bullshit

 

"Nếu Thành phố Hồ Chí Minh mà không có lực lượng quân đội giúp sức, không giãn cách triệt để hơn, không có 20.000 bác sĩ và nhân viên y tế với những trang thiết bị máy móc tối tân nhất của cả nước chi viện thì tôi đảm bảo trên 1/3 dân số bị lây nhiễm và gần nửa triệu người tử vong rồi." [1]

Đó là một đoạn thú vị trong bài viết trên Vietnamnet, biện giải rằng việc Hà Nội chi ra 572,1 tỉ đồng để cuối cùng tìm ra 16 ca dương tính là 'tiết kiệm'. Các bạn nghe có lọt tai không?

Tôi thì thấy không. Hoàn toàn không, bởi phát biểu đó giống như cách 'nói khơi khơi', chẳng có chứng cớ (chưa nói đến chứng cớ khoa học), và cũng chẳng có phân tích gì cả. Phát biểu đó rất thiếu trách nhiệm.

dimanche 19 septembre 2021

Mai Bá Kiếm - Nền y học 4.0 = Vái tứ phương?


Tính đến ngày 25/08/2021, Ban Quản lý Quỹ vaccin phòng Covid-19 đã chi tổng cộng 282 tỉ đồng để mua vaccin. Số dư quỹ hiện trên 8.353 tỉ đồng đang gửi ngân hàng lấy lãi.

Giờ đây, khi nguồn vaccin viện trợ nhân đạo của các nước tài trợ đã tiêm hết, “thầy" Thích Nhật Từ đã làm lễ cầu nguyện tại chùa Giác Ngộ xin cho vaccin Vinaconax được cấp phép lưu hành!

Công ty Cổ phần Sinh học Dược Nanogen cũng mướn 7 thầy mặc cà sa đến trụ sở Lô 15C Khu Công Nghệ Cao, Phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh cầu nguyện cho vaccin được cấp phép lưu hành.

Hoàng Linh - Luật hoa quả

 

Một khái niệm khôi hài, cho thấy một xã hội bất thường mà tai họa có thể giáng xuống bất kỳ ai, bất cứ lúc nào mà không dựa vào mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.

Thi đại học 3 môn 10 điểm mà vẫn rơi nguyện vọng 1, "chuyện tâm linh là có thật, luật hoa quả không đùa được đâu".

Cơ nghiệp của tập đoàn hay công ty tưởng là ghê gớm lắm? đôi khi hóa rồng hay thành giun chỉ phụ thuộc vào tờ A 4 chấp thuận hay từ chối một dự án nào đó...

Nguyễn Đình Bổn - Cầu bất đắc khổ!

 

Giáo lý của Đức Phật hầu như xuất phát từ thực tế cuộc sống, mọi pháp ngài giảng đều rõ ràng, không siêu hình, giáo điều, ép buộc...

Hai trụ cột được nhấn mạnh là Lý nhân duyên và Tứ Diệu đế.

Đạo Phật cho rằng vì có cái này nên có cái kia, các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng theo quy luật Thành - Trụ - Hoại - Diệt. Có hay không một hiện tượng, sự vật là do sự kết hợp hay tan rã của nhiều nhân, nhiều duyên, gọi là nhân quả.

mardi 14 septembre 2021

Nguyễn Hồng Vũ - Người khỏi bệnh Covid thì khả năng kháng virus SARS-CoV-2 ra sao?


Cho đến hiện nay, theo số liệu trên thế giới thì có hơn 200 triệu người đã khỏi bệnh Covid-19 do nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên, và theo ghi nhận của Bộ Y tế thì Việt Nam đã có hơn 374.000 người thuộc nhóm này.

Câu hỏi thường được đặt ra cho nhóm người này là liệu: Họ đã được an toàn trước bệnh Covid chưa? Khả năng tái nhiễm của họ? So với người chích vaccin Covid thì hệ miễn dịch của họ như thế nào? Tối thiểu họ sẽ được bảo vệ trong bao lâu? Họ có nên chích ngừa vaccin Covid hay không? Và họ có nên được cấp “thẻ xanh Covid ” hay không?

Trước khi phân tích vấn đề này, mình muốn các bạn hiểu rằng có một sự khác nhau “rất lớn” về phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể được chích vaccin, và cơ thể bị nhiễm bởi virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên.

lundi 13 septembre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Tại sao đã tiêm vaccin đầy đủ mà vẫn bị nhiễm?

 

Một bạn đọc là phóng viên muốn tôi bình luận về ý kiến cho rằng tại vì có vaccin với hiệu quả 50-60%, nên một số người đã được tiêm đầy đủ vẫn có thể lây bệnh cho người khác. Tôi thì muốn có một cách giải thích khác về 5 yếu tố liên quan đến loại vaccin, thời gian, biến thể virus và tiền sử lâm sàng. 

'Hiện tượng' bị nhiễm virus sau khi tiêm vaccin (đầy đủ 2 liều) không phải là mới. Trong dịch tễ học, người ta gọi đó là những ca 'breakthrough infection' (tôi tạm dịch là 'nhiễm đột phá').

Nhiễm đột phá xảy ra không phổ biến. Theo một nghiên cứu bên Anh, cứ 500 người tiêm vaccin đầy đủ thì sẽ có 1 người bị nhiễm. Do đó, các bạn có thể nói rằng xác suất các bạn đã tiêm vaccin bị nhiễm nCov là khoảng 0.2%, tức là thấp. Ở Mỹ, số liệu của CDC cho thấy tỉ lệ này là 0.01% (xem hình).

mercredi 8 septembre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Xếp hạng tỉnh thành về tỉ lệ tử vong covid

 

Tỉ lệ tử vong liên quan đến covid rất khác nhau giữa các tỉnh thành. Có nơi khá cao như Thành phố Hồ Chí Minh , nhưng cũng có nơi chưa ghi nhận ca tử vong nào.

Tuy nhiên vì sự khác nhau về số ca tử vong và số ca nhiễm, nên không thể dựa vào tỉ lệ thô để nói tỉnh thành nào cao hay thấp. Tôi nghĩ có thể dùng phương pháp Bayes để xếp hạng, và kết quả hơi ... ngạc nhiên.

Vấn đề là như sau. Bình Dương ghi nhận 138.638 ca nhiễm và 1.176 ca tử vong, tính ra tỉ lệ là 0,84%. Còn Bình Phước, với 714 ca nhiễm và 6 ca tử vong, tỉ lệ tử vong là 0,84%. Chúng ta có thể nào nói Bình Phước có nguy cơ tử vong covid tương đương với Bình Dương?

lundi 6 septembre 2021

Nguyễn Hồng Vũ - Nên trộn vaccin Covid-19 như thế nào?

 

Đây là một câu hỏi khó!

Sau gần hơn một năm kể từ vaccin COVID-19 đầu tiên trên thế giới của hãng Pfizer/BioNTech được cấp phép sử dụng khẩn cấp bởi FDA ở Mỹ (cuối năm 2020), thì hiện nay đã có rất nhiều vaccin của các hãng, các quốc gia khác nhau cũng đã được cho phép sử dụng khẩn cấp ở nhiều nơi trên thế giới.

Ngay sau đó, việc trộn vaccin giữa các hãng khác nhau cũng đã được quan tâm từ rất sớm vì các lý do như sau:

vendredi 3 septembre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Khẩu trang có hiệu quả ngăn chận virus?

 

Đây là câu hỏi gây ra nhiều tranh cãi, và nghiên cứu mới nhứt (cách đây 2 ngày) lại châm ngòi thêm cho tranh luận. Báo chí thì nói đây là chứng cớ tốt nhứt về hiệu quả của khẩu trang, nhưng thật ra không phải vậy. Cái note này trình bày kết quả nghiên cứu mới nhứt và ý nghĩa của nó trong thực tế.

1.  Nghiên cứu Bangladesh

Nghiên cứu mới nhứt là từ Bangladesh [1], và họ dùng mô hình RCT theo cụm (cluster randomized clinical trial). Nghiên cứu có đến 351.292 người tham gia, và số người trong mỗi nhóm y chang nhau (175.646).