Affichage des articles dont le libellé est Kỳ thị. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Kỳ thị. Afficher tous les articles

dimanche 6 septembre 2020

Bầu cử Mỹ : Biden đến Kenosha thăm gia đình nạn nhân Jacob Blake

Ứng viên tổng thống Joe Biden của đảng Dân Chủ Mỹ tại nhà thờ Grace Lutheran, ở Kenosha, bang Wisconsin, ngày 03/09/2020. Kevin Lamarque/Reuters
Đăng ngày:


Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình :

Ông Joe Biden cho rằng « Những lời nói của tổng thống là quan trọng » và cáo buộc « Donald Trump đã hợp pháp hóa mặt tối trong bản tính của con người ».

mercredi 29 juillet 2020

Võ Văn Dũng - Giặc đang ở sau lưng nhà ngươi đó !



Nhìn các dòng quảng cáo trên hãng xe Taxi Mai Linh chúng ta thấy có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng về quy định về Luật Quảng cáo năm 2012, vi phạm về quy định chữ viết, tiếng nói được căn cứ tại Điều 52, Nghị định 158/2013/NĐCP. 

Trong Luật quảng cáo quy định rõ kích thước chữ nước ngoài trên các bảng quảng cáo, bảng hiệu ... không được lớn hơn 3/4 kích thước chữ tiếng Việt. Nhưng nhìn cỡ chữ tiếng Trung Quốc dán trên xe Taxi Mai Linh có thể thấy nó lớn gấp 200% so với chữ tiếng Việt, chứng tỏ Tập đoàn Mai Linh đã quá xem thường luật pháp Việt Nam, cố tình vi phạm những điều mà luật pháp đã quy định. 

Điều đáng nói lại có dòng chữ XE TAXI ƯU TIÊN CHỞ NGƯỜI NÓI TIẾNG HOA, điều này gây phản cảm với khách du lịch đến từ các quốc gia khác.

Mai Bá Kiếm - Thương của nào trời trao của nấy !



Ông bà ta có câu “Ghét của nào trời trao của nấy”, nhưng do chủ trương cư xử với khách du lịch “khi trồi khi sụt”, nên mới thành câu “Thương của nào trời cho của nấy”.

Hôm kia, Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) mừng như lên đồng, khi hay tin Cục Cảnh sát Giao thông đã chặn bắt 5 khách Trung Quốc trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai nhập cảnh trái phép, định bay vào TPHCM thân thương!

Nhưng trước đó 5 tháng, ngày 7/5/2020, Sở Du lịch TPHCM đã lớn họng dọa dân: « Còn 45 du khách Trung Quốc kẹt lại sau dịch, lưu trú các khách sạn 3-5 sao, chủ khách sạn, nhà hàng, quán ăn, taxi, xe Grab, nhân dân kỳ thị khách Trung Quốc sẽ bị nghiêm trị. »

dimanche 21 juin 2020

Pháp : Ngày thứ Bảy căng thẳng với nhiều cuộc biểu tình


Biểu tình tại Place de la République, Paris ngày 13/06/2020.
Phát thanh ngày 20.06.2020

(Đã phát thanh trên Đài, nhưng bị rút thành tin ngắn trên trang web RFI)

Phong trào chống phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát tiếp tục với nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại nhiều thành phố Pháp hôm nay 20/06/2020, bên cạnh đó còn có những cuộc xuống đường vì các mục đích khác. Tại Paris, Sở Cảnh sát xem xét và cho phép hoặc cấm một số cuộc biểu tình.

Cuộc biểu tình đòi hợp thức hóa những người không giấy tờ diễn ra vào 14 giờ chiều nay tại Paris, một cuộc khác nhằm tưởng niệm Lamine Dieng, một thanh niên gốc Sénégal chết sau khi bị câu lưu ở Paris năm 2007.Hai cuộc biểu tình này được cho phép vì các nhà tổ chức cam kết tôn trọng các quy định về dịch tễ.

Tuy nhiên cuộc xuống đường theo lời kêu gọi của cộng đồng người Tchetchenya bị cấm, sau khi xảy ra các vụ bạo động với cư dân một khu phố ở Dijon tuần này. Một cuộc biểu tình gần đại sứ quán Mỹ để tưởng niệm George Floyd cũng bị cấm vì không khai báo, và có nguy cơ gây mất trật tự.

dimanche 14 juin 2020

Nước Mỹ hỗn loạn, tổng thống Trump vẫn sẽ chiến thắng ?


Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi tiếp các đại diện cộng đồng người Mỹ gốc Phi tại Nhà Trắng, ngày 10/06/2020. © REUTERS/Kevin Lamarque
Đăng ngày:

Trong bài « Donald Trump, tổng thống hạnh phúc với sự hỗn loạn », L’Express đặt câu hỏi, trong đất nước đầy loạn lạc hiện nay, ông Trump đã bị mất kiểm soát chăng ? Tuần san cảnh báo, đừng quên rằng tổng thống đương nhiệm rất thích xung đột. 

Các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc tại Mỹ chiếm trang nhất và là hồ sơ chính của nhiều tuần báo kỳ này. Trang bìa của The Economist chạy hàng tựa lớn « Sức mạnh của phản kháng » trên nền đen, với hình vẽ một người da màu mang khẩu trang, trong tư thế quỳ gối. Cũng trên nền màu đen, Courrier International đăng ảnh một người biểu tình, chạy tựa « Nước Mỹ nổi dậy ». L’Obs đưa ảnh chân dung nghệ sĩ da đen Pháp Omar Sy, người đã đưa ra lời kêu gọi chống bạo lực cảnh sát tuần trước. L’Express dự báo « Và rốt cuộc người thắng là Trump ». Riêng Le Point kỳ này là số chuyên đề « Địa ốc : Nên sống ở đâu ».

Hoa Kỳ, đất nước đang trên thùng thuốc súng

Hồ sơ của Courrier International  trích dịch các bài viết của nhiều tờ báo Mỹ và Anh. The New York Times nói về « Một đất nước đang trên thùng thuốc súng ». Thất nghiệp hàng loạt, bất bình đẳng tăng lên do đại dịch, cực hữu không bị ngăn trở và tổng thống thì sẵn sàng đổ dầu vào lửa : tất cả khiến cho nước Mỹ có thể bốc lửa.

samedi 6 juin 2020

Đang mùa dịch, Pháp cấm biểu tình chống bạo lực cảnh sát

Biểu tình ở Paris tưởng niệm cái chết của Traoré, một thanh niên người Pháp gốc Phi, qua đời sau bị hiến binh triệu tập vào ngày 02/06/2016. © REUTERS - Gonzalo Fuentes
Đăng ngày:


Trong một thông cáo, giám đốc cảnh sát Paris Didier Lallement nhấn mạnh, trên các mạng xã hội đã có những lời kêu gọi xuống đường chiều 06/06 gần tháp Eiffel. Các cuộc tập họp này có thể thu hút nhiều người, cho nên bị cấm chiếu theo sắc lệnh ngày 31/05 liên quan đến tình trạng khẩn cấp về y tế, không cho phép tụ tập nơi công cộng quá 10 người.

Ngày 05/06, ông Lallement cũng đã cấm hai cuộc biểu tình khác vào chiều 06/06 trước đại sứ quán Mỹ, nhằm tưởng niệm George Floyd, người da đen bị một cảnh sát da trắng đè chết ở Minneapolis.

vendredi 5 juin 2020

Vụ George Floyd và lá bài lập lại trật tự của Donald Trump trong bầu cử


Lực lượng cảnh sát ở Minneapolis (Minnesota, Hoa Kỳ) đối phó với người biểu tình phản đối cảnh sát về cái chết của George Floyd, ngày 31/05/2020. © REUTERS/Leah Millis
Đăng ngày:


Bạo loạn lan tràn tại nước Mỹ sau cái chết của một người da đen tên George Floyd là chủ đề chính của các báo Paris hôm nay, bên cạnh đó là việc dỡ bỏ phong tỏa ở Pháp bước vào giai đoạn hai. Le Figaro chạy tựa « Một nước Pháp muốn lại cất bước tiến lên », trong khi ảnh biểu tình ở Mỹ chiếm trang nhất của các tờ báo khác. « Hoa Kỳ : Làn sóng phẫn nộ trước bạo lực cảnh sát », tựa chính của Le Monde. « Hoa Kỳ : Nổi loạn », tít trang nhất của Libération, La Croix nói về « Tiếng kêu của nước Mỹ da đen », còn Les Echos coi đây là « Thách thức cho tổng thống Donald Trump ».

« Xin đừng phóng hỏa », « Chủ là người da màu »…

Về tình hình tại chỗ, Le Figaro trong bài phóng sự « Tại Minneapolis đang trong tình trạng giới nghiêm, cư dân tổ chức phòng vệ » ghi nhận, do cảnh sát bị quá tải, người dân đang phải làm mồi cho bạo lực và cướp bóc.

George Floyd : 60.000 người tuần hành ở Houston, biểu tình tiếp diễn tại Mỹ


Nhiều người cưỡi ngựa tham gia cuộc tuần hành phản đối bạo lực cảnh sát, tại thành phố Houston, Texas, Mỹ, ngày 02/06/2020 REUTERS - ADREES LATIF
Đăng ngày:


Chín ngày sau cái chết của George Floyd ở Minneapolis, hôm qua 02/06/2020 tại Houston, nơi sinh trưởng của người da đen xấu số này, cuộc tuần hành tưởng niệm tập hợp đến 60.000 người, do thân nhân của nạn nhân vụ bạo lực cảnh sát dẫn đầu. Từ Houston, đặc phái viên Thomas Harms gởi về bài phóng sự :

Nhiều người biểu tình mặc áo thun có in hình George Floyd, với câu « Tôi không thở được ». Trong đám đông đi bộ hoặc cưỡi ngựa, có những người Mỹ gốc Phi và cả người gốc Mỹ la-tinh, gốc Á …

jeudi 4 juin 2020

Dương Quốc Chính - Kỳ thị chính trị ở Việt Nam



Ở Việt Nam, nếu theo đạo Công giáo và/hoặc con cháu của công chức, binh lính, quan chức chế độ cũ, là không có cơ hội vào đảng và thăng tiến trong bộ máy công quyền. Thành phần trên giỏi lắm chỉ lên được chức trưởng phòng của một Sở, mà cũng cực khó. 

Người Chăm có vẻ như cũng rất ít được lên chức to trong bộ máy công quyền.

Nghề công an, là nghề thuộc loại hot nhất hiện nay cũng xét lý lịch rất chặt, các thành phần trên cũng coi như không có cơ hội.

samedi 25 avril 2020

Huy Đức - Bao giờ nước mắt có thể « lay lòng gỗ đá »


Đại tá VNCH Nguyễn Công Vĩnh "học tập" trở về năm 1988.

Hai bức ảnh chụp cách nhau 13 năm, đều nói về ngày đoàn tụ của hai người tù, hai người cùng một mẹ Việt Nam, nhưng từng bị đặt ở hai bên chiến tuyến.

Bức ảnh thứ nhất, chụp ở ga Hòa Hưng năm 1988. Người đàn ông râu tóc bạc phơ trong ảnh, được xác định, là Đại tá Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Công Vĩnh. Ông từ trại cải tạo theo đường xe lửa trở về, được vợ và con trai, tóc cũng đã điểm bạc, ra sân ga đón [không rõ ai là tác giả bức ảnh tuyệt vời này]. 

Bức ảnh thứ hai được nhà báo Lâm Hồng Long chụp ngày 4-5-1975. Người đàn ông trong ảnh là Lê Văn Thức, tử tù Côn Đảo, khóc trên vai mẹ, bà Trần Thị Bính, quê ở xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ông Thức được cài vào Quân lực VNCH, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Thủ Đức, được chính quyền Sài Gòn đưa đi học khóa "tình báo tác chiến" tại Malaysia. Về nước, với lon thiếu úy. Tháng 4-1968, Lê Văn Thức bị Tòa án binh vùng 4 chiến thuật tuyên tử hình vì tội "hoạt động nội tuyến cho Cộng sản". 

vendredi 21 février 2020

Xả súng ở Hanau : Người dân Đức biểu tình chống khủng bố cực hữu

Biểu tình tại Hanau, Đức, chống khủng bố cục hữu và để tưởng niệm nạn nhân vụ nổ súng.
Đăng ngày:


« Nazis raus » (Bọn quốc xã cút đi !) - Kẻ thù đã rõ mặt đối với khoảng 5.000 người biểu tình tập trung ở quảng trường trung tâm Hanau, trong số đó có nhiều người ngoại quốc. Họ đến để tưởng niệm các nạn nhân và bày tỏ tình tương thân tương ái với thân nhân những người thiệt mạng. 

Một phụ nữ trẻ cho biết : Chúng tôi sống cùng trong một thành phố, cần phải hỗ trợ nhau. Tất nhiên việc biểu tình không thể làm các nạn nhân sống lại, và không an ủi được mấy đối với những người thân của họ. Tuy nhiên họ thấy chúng tôi ở đây, và đây là điều tốt cho tất cả.

lundi 10 février 2020

Từ Thức - Paris, chuyện kỳ thị da vàng




Một tiệm Tàu ở khu Belleville, Paris. Ảnh của AFP
Tác giả rất có lý! Vừa rồi có một bài viết trên BBC có phần phóng đại việc kỳ thị người châu Á, lại dịch sai nghĩa của tờ Le Monde, khi nào có thì giờ Thụy My sẽ nói thêm. Le Courrier Picard cũng chỉ là một tờ báo địa phương, phát hành ở ba vùng Picardie, Somme, Oise chứ không phải tầm quốc gia.
 
Báo chí, kể cả media Pháp, bắt đầu từ media Pháp, nói nhiều về chuyện kỳ thị người Tàu, và từ đó, người Á châu ở Pháp, từ ngày có nạn virus. Chuyện đó thực hư thế nào ?

Kỳ thị là thói xấu được chia sẻ nhiều nhất, tại khắp nơi trên thế giới. Người Á Châu không thua ai, nếu không ăn đứt thiên hạ.

Tôi không thấy ‘’làn sóng kỳ thị ‘’ những ngày gần đây ở Paris. 

samedi 8 février 2020

Từ Thức - Khi những kẻ vô cảm muốn thống trị thế giới


‘’Mỗi người Hồ Bắc là một trái bom nổ chậm !’’. Đó là những biểu ngữ khổng lồ trên các đường phố, tại các thành phố Tàu.

Khắp nơi người ta lùng kiếm người Vũ Hán (Hồ Bắc) như lùng kiếm chó dại, không phải để chữa trị, nhưng để tiêu diệt, sợ virus lây tới mình.

Người ta đập chết chó, mèo, những động vật thân yêu trong gia đình, vì nghe nói virus tới từ súc vật. Không phải giết chó, mèo để đốt cho hết virus, nhưng để quẳng ra ngoài đường, cho hàng xóm lãnh đủ.

vendredi 7 février 2020

Nguyễn Chí Tuyến - Bỗng nhiên

Bỗng nhiên người dân Trung Quốc nhận ra đất nước của họ không hùng mạnh như lời đảng cộng sản nói mà liêu xiêu, lao đao trước một con siêu vi khuẩn nhỏ bé có tên corona.

Bỗng nhiên người dân Trung Quốc thấy mình trở thành tù nhân trong căn nhà của mình chứ không như đảng cộng sản nói 'hãy cứ lo làm ăn, mọi việc đã có đảng và nhà nước lo'.

Bỗng nhiên người dân Trung Quốc thấy mình bị kỳ thị, bị ghẻ lạnh ngay chính trên mảnh đất của mình và cả bên ngoài thế giới, chứ không như lời đảng cộng sản nói họ là 'mô hình phát triển cho các nước noi theo'.

Ngô Nguyệt Hữu - Người Vũ Hán, khổ!



1. Các anh chị thấy rồi đó, chúng ta đọc báo chỉ thấy người dân Vũ Hán tử vong, bác sĩ ở Vũ Hán tử vong... chưa thấy trường hợp quan chức Vũ Hán nào tỏ ra hiếu đạo thuận kính với nhân dân mà hân hoan theo nhân dân để theo về thăm tiên tổ.

Vũ Hán thuộc Hồ Bắc, Hồ Bắc rộng gần hai trăm nghìn cây số vuông, dân cư gần sáu mươi triệu người. Nhưng rồi nếu cần, sáu mươi triệu dân ấy cũng phải “giữ trật tự” để giấu dịch. 

Báo giới nước mình gọi chuyện “giấu dịch Vũ Hán” là sai lầm. Hệt Khổng Tử không chắc có quỷ thần hay không, cứ kính nhi viễn chi cho an toàn. Báo giới nước mình nhìn về Trung Quốc cũng hệt Khổng Tử nhìn quỷ thần, cứ nhẹ nhàng cho chắc cú vậy. Mặc cho, dối trá thì gọi là dối trá, sai lầm thì gọi là sai lầm.

samedi 1 février 2020

Ngô Nhân Dụng - Vi rút Cộng Sản nguy hiểm nhất


“Đại công trường” xây dựng bệnh viện Vũ Hán Huoshenshan vào ngày 30 Tháng Giêng, 2020, tại Vũ Hán, Trung Quốc. Bệnh viện 1,000 giường này ​​sẽ khai trương vào ngày 5 Tháng Hai để chữa cho những người bị nhiễm virus Corona. (Hình: Getty Images)
(Người Việt 31/01/2020) Hôm Thứ Sáu, 31 Tháng Giêng, 2020, có hai biến cố quan trọng. Ở Washington, Thượng Viện Mỹ đã bỏ phiếu không gọi thêm nhân chứng trong vụ Tổng Thống Donald Trump bị đàn hặc. Ở London, Anh Quốc đã chính thức rút ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu, ba năm sau khi trưng cầu dân ý.

Ở Mỹ thì người ta biết chắc chắn trong tuần tới Tổng Thống Trump sẽ được Thượng Viện tha bổng. Còn bên Anh thì chưa ai biết cuộc thương lượng trong vụ ly dị này sẽ đưa tới đâu.

Riêng ở Trung Quốc không có biến cố nào mới. Nhưng một sự kiện quan trọng đang diễn ra bên ngoài nước Trung Hoa đáng chú ý hơn cả: Khắp thế giới, người ta đang tránh không muốn gặp người Tàu. Vì bệnh dịch do virus Corona gây ra, phát lên từ Vũ Hán.

jeudi 30 janvier 2020

Nguyễn Hữu Nghĩa - Thời buổi Cồ Rô Na


Chúng tôi sống ở Grimsby bên bờ Ngũ Đại Hồ đã gần 20 năm nay. Thị trấn này nhỏ lắm, chỉ có 27 ngàn dân da trắng và 2 mống da vàng, là gia đình tôi. Thị trấn được xếp vào danh sách “dễ sống” thứ nhì tại Canada với lợi tức đầu người 100 ngàn mỗi năm và chỉ số tội phạm gần như zero.

Mấy tuần nay chúng tôi quyết định ngưng đi chợ Á châu, ngưng ăn nhà hàng, ngưng họp mặt bạn bè, không dự Hội Chợ Tết, không đến chỗ đông người, trừ ba nơi không thể bỏ được: đến nhà băng có việc, đi chợ tây mua thức ăn và đi tập thể dục hàng ngày ở YMCA.

Sáng nay ở chợ Tây, mua sắm xong, tiến tới một quầy trả tiền chợt nhận bảy tám người đang xếp hàng phía trước tự nhiên tản ra, bỏ hàng, lui lại cắm cúi tìm thêm một món gì đó rồi êm êm qua chỗ khác xếp hàng tiếp.

mardi 21 janvier 2020

Trần Tiên Sinh - Về miền Tây…


Hình ảnh này không có gì lạ lẫm khi vào dịp Tết ta.

Miền Tây vẫn như ngày nào, vẫn là một con đường độc đạo. Không cao tốc, không đường xe lửa. Dẫu miền Tây Nam Bộ là vựa lúa của cả nước. Là cá tôm, trái cây xuất khẩu bốn mùa.

Nếu bạn đi ngược ra phía Bắc, đặc biệt là vùng mạn ngược, thì ắt sẽ ngạc nhiên về hệ thống đường bộ ở đây. Những đường cao tốc phẳng lì, thẳng tắp, vắng bóng xe cộ lưu thông qua lại, những đàn gia súc thảnh thơi dạo bước. Những con đường thênh thang dẫn về thủ đô và ngược lại, nói về sự hiệu quả trong đầu tư và giao thương thì chính là sự lãng phí quá lớn.

samedi 7 décembre 2019

Dương Quốc Chính – Núp dưới lớp vỏ chữ Quốc ngữ, thực chất là bài Công giáo ?


Hôm qua mình xem hai clip các chuyên gia bàn về chữ quốc ngữ, để thông não bần nông. Một lai trim của đài địch BBC, một do đài ta Tia Sáng, tổ chức. Cả hai nơi đều có mặt một chuyên gia, có lẽ là nhất, về chữ quốc ngữ. Đó là TS Kiều Ly.

Tất nhiên bên đài địch thì quan điểm lộn lề hơn đài ta. Nhưng cả hai bên đều (hình như) lảng tránh nói về bản chất của vấn đề khiến giang hồ mạng dậy sóng thời gian qua.

Đó là mâu thuẫn giữa Thiên Chúa giáo và Phật giáo (do chính quyền hậu thuẫn) đã âm ỉ suốt hàng trăm năm, nay bị phát ra dưới lớp vỏ chữ Quốc ngữ. Mười một ông bà hủ nho kia đều là là dân theo đạo Phật hoặc theo đạo Cộng Sản mà thôi.

jeudi 14 novembre 2019

Đoàn Bảo Châu - Cảm ơn một con bò đỏ biết chút ít âm nhạc


Chúng ta cùng luận về những lời phát biểu của mấy vị có trình độ lý luận này nhé. 

Nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên nhận định sáng tác văn học, nghệ thuật đang xuống thấp một cách không tưởng. “Tàu Trung Quốc vào Biển Đông như thế, đáng lẽ ít ra phải có một bản nhạc nào đó nói lên lòng yêu nước, khí phách của dân tộc chứ. Tôi muốn nói về văn nghệ sĩ, không ai xúc động, không ai làm cả”, ông nói.

Cái này ông Liên nói đúng. Văn nghệ sĩ ở Việt Nam vốn là những con gà đẻ tác phẩm theo chỉ đạo. Thời kỳ sự chỉ đạo ấy hợp với lòng người, những quả trứng có chút giá trị, có chút cảm xúc của người sáng tác. Nhưng khi sự chỉ đạo đã trở nên quá khiên cưỡng, lòng người sáng tác sẽ trơ, sức sáng tạo không còn và họ trở nên vô cảm.