Đăng ngày:
Trong bài « Donald Trump, tổng thống hạnh phúc với sự hỗn loạn »,
L’Express đặt câu hỏi, trong đất nước đầy loạn lạc hiện nay, ông Trump
đã bị mất kiểm soát chăng ? Tuần san cảnh báo, đừng quên rằng tổng thống
đương nhiệm rất thích xung đột.
Các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc tại Mỹ chiếm trang nhất và là hồ sơ chính của nhiều tuần báo kỳ này. Trang bìa của The Economist chạy hàng tựa lớn « Sức mạnh của phản kháng » trên nền đen, với hình vẽ một người da màu mang khẩu trang, trong tư thế quỳ gối. Cũng trên nền màu đen, Courrier International đăng ảnh một người biểu tình, chạy tựa « Nước Mỹ nổi dậy ». L’Obs đưa ảnh chân dung nghệ sĩ da đen Pháp Omar Sy, người đã đưa ra lời kêu gọi chống bạo lực cảnh sát tuần trước. L’Express dự báo « Và rốt cuộc người thắng là Trump ». Riêng Le Point kỳ này là số chuyên đề « Địa ốc : Nên sống ở đâu ».
Hoa Kỳ, đất nước đang trên thùng thuốc súng
Hồ sơ của Courrier International trích dịch các bài viết của nhiều tờ báo Mỹ và Anh. The New York Times nói về « Một đất nước đang trên thùng thuốc súng ».
Thất nghiệp hàng loạt, bất bình đẳng tăng lên do đại dịch, cực hữu
không bị ngăn trở và tổng thống thì sẵn sàng đổ dầu vào lửa : tất cả
khiến cho nước Mỹ có thể bốc lửa.
Financial Times cho rằng « Bị ám ảnh với việc tái đắc cử, ông Trump thu hút ngọn lửa » : với một tổng thống gây chia rẽ, mùa hè này tại nước Mỹ có thể hỗn loạn. The Atlantic nhận định, phong trào phản kháng sẽ không dừng lại, và có thể tác động đến cuộc bầu cử tổng thống ngày 03/11. Tờ Star Tribune tả lại đám tang hoành tráng của George Floyd, với sự tham dự của nhiều nhân vật nổi tiếng, trong bài viết mang tựa đề « Vinh danh một người khổng lồ ». Los Angeles Times kêu gọi một sự thay đổi triệt để trong xã hội Mỹ với bài « Chúng ta sẽ không đi thụt lùi ».
Wall Street Journal
đặt câu hỏi, hàng ngàn tỉ đô la đổ ra cho phúc lợi xã hội đã thay đổi
được gì ? Hầu như không có chuyển biến nào từ năm thập niên qua : nghèo
khổ, tội phạm…vẫn phổ biến tại các khu phố đã nổ ra các vụ nổi dậy hồi
năm 1968, nơi vẫn do phe Dân Chủ lãnh đạo. Thất bại của mô hình cánh tả
khiến họ quay sang tố cáo sự thiếu vắng « công lý ». Chiến lược này đã
thành công, với những người biểu tình ở Paris và Berlin giảng bài học
đạo lý về phân biệt chủng tộc cho Hoa Kỳ. Người Mỹ dù bất kỳ màu da nào
nghĩ gì về các sự kiện mới đây ? Không đơn giản là việc chọn lựa giữa
Joe Biden và Donald Trump, mà tầm vóc vấn đề đã vượt quá hai nhân vật
này.
Bà Nancy Pelosi và các dân biểu Dân Chủ tại Washington trong một sự kiện nhằm chống phân biệt chủng tộc ngày 08/06/2020. |
Donald Trump lỗi hẹn với lịch sử ?
L’ Express cho rằng « Donald Trump đã lỡ hẹn với lịch sử ».
Sau cái chết của công dân da đen George Floyd vì bị một cảnh sát đè
nghẹt thở, tổng thống Hoa Kỳ lẽ ra đã phải đóng vai người tập hợp toàn
dân, nhưng ông lại thổi bùng ngọn lửa phản kháng.
Hình ảnh các
quân nhân canh gác quanh Nhà Trắng đã gây sốc cho không ít người
Mỹ. Ngay cả Franklin Roosevelt sau vụ tấn công bất ngờ của Nhật ở Trân
Châu Cảng tháng 12/1941 cũng đã từ chối cho xe tăng trấn giữ Tòa Bạch
Ốc, vì không muốn mang lại ấn tượng một nền dân chủ bị bao vây. Nhưng
tổng thống đương nhiệm không ngại điều này, vì ông thích hình ảnh một
« tổng thống thời chiến ».
Lần này kẻ thù không còn là người tiến
hành thủ tục truất phế ông Trump ở Quốc Hội hay Tập Cận Bình, mà là một
phong trào không tên nhưng trải rộng trên toàn quốc. Còn 5 tháng nữa đến
kỳ bầu cử tổng thống, ông Trump có thể nhìn nhận « mạng sống của người
da đen cũng quan trọng », và cải cách ngành cảnh sát. Nhưng ông lại
hướng về những người ủng hộ trung thành của mình, da trắng và bảo thủ,
nhấn mạnh đến « luật pháp và trật tự », chỉ trích sự yếu kém của các
thống đốc Dân Chủ.
Trong lịch sử Mỹ, cử tri không bao giờ thay đổi
tổng thống khi đất nước đang trong tình trạng chiến tranh. Ông Lincoln
tái đắc cử trong cuộc Nội Hoa Kỳ, Roosevelt khi khởi đầu Đệ nhị Thế
chiến và George W.Bush đã đánh bại John Kerry trong cuộc xung đột Irak.
Ông Trump hiểu điều này, và hôm 05/05 khẳng định người Mỹ « phải tự coi là những chiến binh », làm cho những người ủng hộ của ông rất hài lòng.
Người biểu tình ủng hộ tổng thống Donald Trump tại Delaware ngày 21/05/2020. |
Tổng thống của sự hỗn loạn luôn sẵn sàng thượng đài
Trong bài « Donald Trump, tổng thống hạnh phúc với sự hỗn loạn », L’Express
đặt câu hỏi, trong đất nước đầy loạn lạc hiện nay, ông Trump đã bị mất
kiểm soát chăng ? Tuần san cảnh báo, đừng quên rằng tổng thống đương
nhiệm rất thích xung đột.
Đối với nhà sử học Nicole Bacharan, « Donald Trump đưa chúng ta ra khỏi lãnh vực chính trị để bước vào tâm lý học »,
bởi vì ông sống với sự đối đầu thường trực. Sau vài từ hòa dịu về
George Floyd, Trump liền đả kích người biểu tình là nổi dậy, tội phạm,
vô chính phủ, chống phát-xít, khủng bố.
Giáo sư tâm lý Dan
P.McAdams của trường đại học Northwertern giải thích, vị tổng thống này
chỉ sống ở thì hiện tại, mỗi ngày đối với ông là một cuộc chiến mà ông
phải chiến thắng bằng mọi phương tiện, kể cả dối trá. Trump thích sự hỗn
loạn. Môi trường bất ổn tạo nên sức mạnh của ông : Trump chỉ ngủ có 5
tiếng đồng hồ mỗi ngày, và lao vào cuộc chiến trước các đối thủ, mở các
mặt trận mới trên Twitter…trước khi địch thủ có thì giờ phân tích tình
hình và tìm cách trả đũa. Sống bản năng và hời hợt, nên ông rất khó
đoán, gây bối rối cho kẻ thù.
Tuy những tuyên bố gây chia rẽ đã
làm một số người ủng hộ phân vân, nhưng giáo sư Steven Levitsky, trường
đại học Havard ghi nhận : « Chỉ có những quân nhân về hưu mới dám phản đối tổng thống Trump ».
Những ai chưa gì đã đặt dấu chấm hết cho ông là thiếu thận trọng, vì số
những người ủng hộ Donald Trump nhiệt thành, chiếm đến 43% cử tri,
không hề suy suyển. Ngược với những người tiền nhiệm, Donald Trump chưa
bao giờ có tỉ lệ tín nhiệm cao hơn, nhưng cũng chưa xuống thấp hơn.
Theo
Levitsky, số này vẫn sẽ bầu cho ông Trump dù từ đây cho đến tháng 11,
số nạn nhân Covid-19 có vượt quá 200.000 người và kinh tế vẫn chưa vực
dậy nổi. Nhà chính trị học Roger Smith, đại học Pennsylvania cho rằng
Donald Trump thất bại trong ba lãnh vực : y tế, kinh tế và trật tự xã
hội. Nhưng vị tổng thống không hề biết đến mệt mỏi sẵn sàng thượng đài
trở lại, và cuộc tỉ thí còn lâu mới kết thúc.
Biểu tình ở Nantes (Pháp) ngày 08/06/2020 chống bạo lực cảnh sát. |
Cảnh sát Pháp không phải là Mỹ
Phong trào chống kỳ thị sắc tộc còn lan sang nhiều nước, đặc biệt là tại Pháp. Le Point
trong bài xã luận tỏ ra bất bình khi những người thích gieo rắc hận thù
đã thành công trong việc làm người ta tin rằng những trường hợp như
George Floyd ở Minneapolis cũng phổ biến như ở Pháp. Họ bất chấp thực tế
là tại Pháp, những vụ bạo lực cảnh sát khá hiếm hoi.
Tờ báo phê
phán, nếu xu hướng coi chủng tộc là nhân tố quyết định trong các cuộc
xung đột trở nên phổ biến, thì tất cả mọi người chỉ còn được đánh giá
theo màu da, lịch sử sẽ bị viết lại. Nếu người biểu tình bên Mỹ tấn công
vào bức tượng các vị tướng miền Nam trong cuộc Nội chiến, thì tại
Martinique (lãnh thổ hải ngoại Pháp), hai bức tượng của Victor
Schoelcher, nhà đấu tranh chống chế độ nô lệ năm 1848 đã bị lật nhào.
Sai lầm lớn nhất của ông : là người da trắng !
Tuần báo L’Obs
khi nhắc đến những vụ câu lưu tùy tiện vẫn nhấn mạnh, không phải tất cả
cảnh sát Pháp đều như thế, không có sự « phân biệt chủng tộc cấp nhà
nước » như một số phong trào cực đoan muốn đổ dầu vào lửa. Không, những
người cảnh sát được vỗ tay hoan hô sau các vụ khủng bố, giờ đây không
phải trở nên « đáng ghét » như những người biểu tình ở Paris đã hô hôm
02/06.
Le Point cho rằng sự so sánh là nguy hiểm. Đành
rằng một số hành động quá trớn của cảnh sát phải bị trừng phạt, nhưng
Pháp không phải là Mỹ - với chế độ nô lệ bắt rễ suốt mấy thế kỷ. Nhà văn
James Baldwin, tác giả cuốn « Lần tới sẽ là ngọn lửa », khi tố cáo sự cực đoan của người da trắng lẫn da đen, đã nhấn mạnh « Nếu không nhanh chóng giải quyết, vấn đề sẽ trầm trọng thêm ». Nhưng từ đó đến nay, gần 60 năm đã trôi qua.
Assa Traoré, chị của Adama trả lời phỏng vấn của Reuters ngày 07/06/2020. |
Adama Traoré có phải là nạn nhân bạo lực cảnh sát ?
Trường
hợp Adama Traoré, người thanh niên da đen chết khi bị câu lưu cách đây
bốn năm, được nâng lên thành biểu tượng cho bạo lực cảnh sát tại Pháp, Le Point trong bài điều tra khẳng định thực tế phức tạp hơn nhiều.
Ngày
19/07/2016 hiến binh kiểm tra giấy tờ Bagui Traoré, người anh của
Adama, một tội phạm nhiều tiền sự đang bị truy tìm vì tội trấn lột,
Adama đang ở cạnh liền bỏ chạy. Bị đuổi theo bắt được, rồi được một đồng
bọn giải cứu, Adama trốn vào nhà một người dân nhưng cuối cùng cũng bị
phát hiện, còng tay đưa lên xe. Trên đường đến trụ sở hiến binh, anh ta
bất tỉnh, y tế cấp cứu đến trễ vì đi lạc, Adama đã chết. Pháp y kết luận
không có dấu hiệu bạo lực.
Thanh niên này có tiếng là nghiện rượu
và ma túy, đã bị kiện vì cưỡng hiếp một bạn tù. Gia đình Adama Traoré
không chấp nhận kết quả pháp y, đòi kiểm nghiệm lại nhiều lần. Cô chị
Assa Traoré liên tục xuất hiện trên nhiều kênh truyền hình tố cáo cảnh
sát, nói rằng Adama chạy trốn chỉ vì quên đem giấy tờ. Thực tế hiến binh
tìm được trên người anh ta một gói cần sa và 1.330 euro tiền mặt, số
tiền này đã giao lại cho gia đình.
Tuần trước 20.000 người đã biểu
tình ở Paris đòi « công lý » cho Adama Traoré, và hôm nay 13/06/2020
một cuộc biểu tình khác cũng được dự kiến. Trong khi đó chủ nhà nơi
Adama ẩn nấp phải dọn nhà đi nơi khác trốn biệt vì sợ gia đình anh ta
trả thù, còn nạn nhân vụ cưỡng hiếp bị Bagui Traoré đánh đập tơi tả.
Ông Hàn Quốc Du trong cuộc vận động tranh cử tổng thống ngày 29/12/2020. |
Lật đổ thị trưởng thân Trung Quốc : Cái tát của cử tri Đài Loan
Về châu Á, Hồng Kông và Đài Loan được các báo tuần này chú ý. The Economist trong bài « Một chính khách thân Trung Quốc bị lăng nhục ở Đài Loan »
nhận định người dân Cao Hùng đã tự viết nên lịch sử của mình, khi gần
một triệu dân, tương đương với 97% cử tri đã bỏ phiếu bãi chức thị
trưởng Hàn Quốc Du (Han Kuoyu).
Sự lật đổ này phản ánh một sự thay
đổi hẳn trong chính trị Đài Loan hai năm qua. Hàn Quốc Du trở thành thị
trưởng với lời hứa làm giàu nhờ quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Trung
Quốc, chiêu dụ được những cử tri thất vọng với cách quản lý kinh tế của
bà Thái Anh Văn, và được Quốc Dân Đảng đề cử tranh chức tổng thống.
Nhưng
cuộc tranh cử khởi đầu cùng với các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, trung
tâm chiến dịch của bà Thái được đổi từ kinh tế sang chủ đề bảo vệ Đài
Loan trước mối đe dọa Trung Quốc. Trong khi đó ông Hàn Quốc Du lại tổ
chức các cuộc họp riêng tại văn phòng của chính quyền Trung Quốc ở Hồng
Kông và Macao. Ông mô tả Đài Loan và Trung Quốc là một cuộc hôn nhân sắp
đặt nhưng rốt cuộc lại yêu nhau say đắm.
Giáo sư Phạm Thế Bình
(Fan Shihping), trường đại học sư phạm Đài Loan cho rằng việc Bắc Kinh
áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông là nguyên nhân cái tát của cử
tri dành cho Hàn Quốc Du. Chủ tịch Quốc Dân Đảng, ông Giang Khải Thần
(Johnny Chiang) nay cố gắng làm giảm nhẹ hình ảnh thân Trung Quốc, khẳng
định Quốc Dân Đảng luôn chống cộng.
Theo The Economist,
bên cạnh đó còn một số lý do khác : cử tri tức giận vì Hàn Quốc Du hứa
sẽ không ra tranh cử tổng thống nhưng không giữ lời, không làm tròn
nhiệm vụ thị trưởng, không đưa được công viên Disney về địa phương như
cam kết. Còn ba tháng nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử thị trưởng mới. Quốc
Dân Đảng vẫn chưa chọn được ứng cử viên, nhưng chắc chắn sẽ thận trọng
hơn với nhân tố Trung Quốc.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.