Affichage des articles dont le libellé est Giáo dục. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Giáo dục. Afficher tous les articles

mardi 5 décembre 2023

Hoàng Nguyên Vũ - Cả lớp “hỗn chiến” cô giáo ở Tuyên Quang: Học sinh ngày nay đã không còn coi thầy cô ra gì?

 

Lớp học bị khóa trái cửa. Bên trong là cô giáo và số rất đông học sinh của lớp. Học sinh cố tình trêu tức cô, nói hỗn, châm chọc cô giáo như thể châm chọc người điên ngoài chợ, cái cảnh mà ta vẫn thường thấy trong phim ảnh ở nông thôn bao đời nay.

Cô trong trạng thái không thể bình tĩnh, vác dép đuổi theo “trò ngoan”. Rồi như giữa đảo khỉ, đứa nhảy lên bàn, đứa trèo lên ghế vô thiên vô pháp. Có đứa còn cầm cả cái ghế phang lại cô giáo.

Sau đó, chúng dồn cô giáo vào một góc lớp để đấu tố, nhục mạ. Một học sinh nam chỉ tay năm ngón, nói năng hỗn hào, vênh mặt lên thách thức, sau đó tự dưng lăn đùng ra la làng là cô giáo đánh mình.

samedi 2 décembre 2023

Mai Bá Kiếm - Biệt kinh…kỳ !

 

Đọc báo thấy, Bộ Giáo dục & Đào tạo của ông Nguyễn Kim Sơn công bố, kể từ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc.

Bỗng nhớ lại, sau khi thay bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển (28/06/2006), bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân (kiêm phó thủ tướng) "hưng phấn" ban hành "Đề án dạy học & học ngoại ngữ giai đoạn 2008 - 2020" vô cùng hoành tráng, đặt mục tiêu đến 2025 tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai !

Trong khi, thời 2008 giáo viên Anh ngữ cấp 2 + 3 ở vùng sâu, miền núi thiếu trầm trọng, nhiều trường không dạy tiếng Anh. Thấy Nguyễn Thiện Nhân nói tiếng Anh "như gió" mà mình "tiếng có tiếng không", cựu bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển xin người kế nhiệm cho đi học tiếng Anh ở Luân Đôn, bằng vốn ngân sách, dù đã quá tuổi. Báo hại bộ trưởng Nhân phải giải trình thủ tướng Dũng về "tấm gương hiếu học tiếng Anh" của cựu bộ trưởng.

jeudi 30 novembre 2023

Nguyễn Vũ Mộc Thiêng - Chuyện nhỏ: Trường học và nghịch lý hàng rong

 

Báo chi đưa tin : “Sáng ngày 27/04/23, các em học sinh lớp 4, trường Tiểu học Tân Thành (thành phố Đồng Xoài, Bình Phước) chia nhau ăn gói kẹo mua ở cổng trường. Sau khi ăn xong, 8 em trong nhóm nghi bị ngộ độc với các biểu hiện mệt mỏi, nôn, đau bụng nên được đưa đến Trung tâm Y tế Đồng Xoài cấp cứu”.

Chủ tịch UBND thành phố Đồng Xoài yêu cầu Phòng Giáo dục-Đào tạo chỉ đạo ban giám hiệu các trường học tăng cường công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh và học sinh không mua đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhất là tại hàng quán và từ người bán hàng rong ở khu vực xung quanh trường để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của học sinh.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là chuyện dài vô tận ở Việt Nam? mà trường học chiếm một phần không nhỏ. Thông tin các em học sinh ngộ đọc vì ăn uống trước cổng trường hầu như tháng nào cũng có. Nhà trường nào cũng có căng tin nhưng nhiều em vẫn thích mua ngoài hơn, vì căng tin không có hoặc giá rẻ hơn. Một số trường đại học có khuôn viên rộng, sinh viên đông, có khu vực buôn bán thực phẩm, hàng tiêu dùng như chợ nhỏ.

mercredi 22 novembre 2023

Hoàng Nguyên Vũ - Một nền giáo dục mà học sinh phải đi học thêm là một nền giáo dục thất bại!

 

Trước đây chúng tôi rất ít phải học thêm. Các nước tiên tiến, nền giáo dục của họ, cũng không có học thêm. Mà nếu có, thì học thêm các kỹ năng sống, các thứ cần thiết cho việc trưởng thành của một đứa trẻ.

Bây giờ, mỗi một đứa trẻ đã phải cõng trên vai hàng chục cân sách vở. Học cả ngày ở trường. Học đủ thứ với các loại sách vở khác nhau nơi này in nơi kia in. Học đủ thứ các thứ mà nhóm lợi ích này đưa vào nhà trường, nhóm lợi ích khác đưa vào nhà trường.

Chưa bao giờ, con trẻ phải học nhiều thứ như hiện nay. Học không còn thời gian vui chơi. Học không còn tuổi thơ nữa.

lundi 20 novembre 2023

Đỗ Duy Ngọc - Nhớ những năm dạy học ở Củ Chi

 

Trước năm 75 tôi có đi dạy giờ mấy trường tư thục. Lúc ấy thầy giáo dạy từ đệ nhất cấp trở lên gọi là giáo sư.

Dạy giờ là kiểu dạy hợp đồng, dạy giờ nào tính tiền giờ đó, hết niên khóa nếu dạy không đạt yêu cầu, nhà trường sẽ gởi một bức thư từ chối cho niên khóa tiếp. Nếu dạy tốt, được đánh giá cao cũng sẽ nhận thư của nhà trường trân trọng mời ông tiếp tục niên học tới có chữ ký của Hiệu trưởng cùng cái dấu đỏ.

Sau 75, chính quyền mới cho học thêm mấy tháng gọi là bồi dưỡng chính trị và kiến thức của chế độ mới ở trường Đại học Sư phạm Thành phố. Xem như là khóa đầu tiên ra trường của Đại học Sư phạm sau thống nhất. Thi xong chờ phân công. Con của "ngụy quân, ngụy quyền" không được nhận nhiệm sở, đành kiếm nghề khác sống.

jeudi 2 novembre 2023

Huy Đức - Sách giáo khoa và trách nhiệm Nhà nước

Tôi đang tự hỏi, tại sao đã “được lời” của ông Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, mà ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo [GD-ĐT] Nguyễn Kim Sơn lại không triển khai “biên soạn một bộ sách giáo khoa [SGK]”.

Đứng ra soạn SGK, ông Sơn vừa có cơ hội đăng ký lập trường, “phát triển sự nghiệp giáo dục [theo] nguyên tắc Nhà nước giữ vai trò chủ đạo”; vừa có cơ hội giải ngân 400 tỉ.

Tiền cũng là một công cụ đắc lực trong thực hành chính trị.

lundi 30 octobre 2023

Hoàng Linh - Vì sao tam đại bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo đều 'đội sổ' phiếu tín nhiệm?

 

 "Tín nhiệm thấp" hôm 25-10 tại Quốc hội :

1. Bộ trưởng bộ Giáo dục-Đào tạo, Nguyễn Kim Sơn: 72 phiếu.

2. Bộ trưởng bộ Khoa học-Công nghệ, Huỳnh Thành Đạt: 71 phiếu.

3. Bộ trưởng bộ Văn hóa-Thể thao -Du lịch, Nguyễn Văn Hùng: 62 phiếu.

lundi 23 octobre 2023

Tuấn Khanh - Hán hóa Tây Tạng

Chính quyền Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm nói tiếng Tây Tạng trong việc giảng dạy cho tất cả các môn học trong các trường công lập ở các khu tự trị Tây Tạng Kardze và Ngaba (tỉnh Tứ Xuyên), bắt đầu từ bắt đầu học kỳ mùa thu, tháng Chín này.

Tổ chức vận động cho người Tây Tạng (The International Campaign for Tibet - ICT), có trụ sở tại Đức loan báo tin với sự lo ngại.

“Việc cấm sử dụng tiếng Tây Tạng làm ngôn ngữ giảng dạy trong các trường học ở miền đông Tây Tạng, được coi là bước quan trọng, hướng tới việc xóa bỏ ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng. Cộng đồng quốc tế phải hành động ngay bây giờ, không được tiếp tục đứng yên khi chính phủ Trung Quốc thúc đẩy chính sách Hán hóa đối với người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người Mông Cổ và những người khác mà không ngần ngại gì”, Giám đốc điều hành ICT Đức Kai Müller cho biết.

dimanche 22 octobre 2023

Tuấn Khanh - “Lưỡng” và “Chôm”

 

Trong ngôn ngữ bình dân của miền Nam, hay còn gọi là tiếng lóng của nhiều thập niên trước – lưỡng và chôm – thường được biết đến với cách định nghĩa khác nhau.

“Chôm” là một hành động trộm cắp, một cách qua mặt và lấy đi trong một bối cảnh nào đó có tính thủ thuật. Còn “lưỡng”, được mô tả như một hành động gian trá trộm cắp, nhưng có tính toán và thủ đoạn. Và thậm chí là có vẻ “điếm đàng” trong đó.

Câu chuyện bộ phim Đất Rừng Phương Nam gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam về nội dung là một chuyện. Nhưng bên cạnh đó, một nội dung khác cần phải được nhắc tới. Đó là chuyện giới trí thức lãnh đạo học đường nhiều nơi, lại tìm cách “lưỡng” tiền của phụ huynh, bằng chuyện ra công văn tổ chức cho học sinh phải đi coi bộ phim này, mà theo ngôn từ của các công văn thông báo là chuyện học tập quan trọng.

mercredi 18 octobre 2023

Lê Học Lãnh Vân - Vận động xem phim và chấn hưng văn hóa

 

Chiều ngày 16/10/2023, trường trung học cơ sở Đồng Khởi (quận 1) tổ chức họp báo công bố thu hồi thư ngỏ vận động học sinh xem phim “Đất Rừng Phương Nam” (báo Lao Động, ngày 17/10/2023).

Trong khi hoan nghênh việc thu hồi ấy, bài viết này cho rằng lẽ ra không nên có cái việc đã xảy ra. Cái việc rất không phù hợp với tinh thần giáo dục, với đức liêm chính trong ngành vốn rất cần sự minh bạch và những tấm gương đạo đức!

Kêu gọi học sinh đi coi phim bằng một công văn gọi là Thư Ngỏ, do chính Hiệu trưởng ký gởi phụ huynh học sinh, với cái giá chắc chắn có lời nếu so với giá mua tại rạp và giá vận chuyển đưa học sinh từ rạp về trường cùng trong quận 1. Hơn nữa, vé mua tập thể còn được chiết khấu! Thư ấy không quên yêu cầu “Phụ huynh giữ lại phần Thư Ngỏ để hỗ trợ, đôn đốc học sinh tham gia theo lịch”!

samedi 14 octobre 2023

Đặng Chương Ngạn - Các nhà văn thơ có tác phẩm vào sách giáo khoa nên đòi nhuận bút

 

Thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân là:

"Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông"

Vào sách giáo khoa, ban biên soạn biến thành:

Mai Bá Kiếm - Không có triết lý về « trí dục » và « đức dục » thì đừng viết sách giáo khoa

 

Hổm rày, theo dõi các bài phản biện về kiểu biện bạch của GS Nguyễn Minh Thuyết trong việc lạm dụng phương ngữ và ngụ ngôn trong sách Tiếng Việt 1 - bộ Cánh Diều, tôi ngộ ra Nguyễn Minh Thuyết chủ biên và các giáo sư viết sách không có một chút triết lý sư phạm gì ở trong đầu họ!

Giáo sư Thuyết nói các bài “Lừa và ngựa”; “Ve và gà”; “Cua, cò và đàn cá”, đều phỏng theo tác phẩm của các tác gia lớn La Fontaine, Lev Tolstoy. Sở dĩ, phải "phỏng" ngụ ngôn "Ve và kiến" ra "Ve và gà" là vì học sinh mới học vần "à" chưa học vần "iến", nên thay kiến bằng !

Như vậy, GS Thuyết không biết cách dàn dựng tuyến nhân vật trong ngụ ngôn của phương Tây. Đó là các con vật theo mối quan hệ giống loài một cách hợp lý.

Nguyễn Thông - Sách giáo khoa

 

Thiên hạ đang ì xèo vụ thơ dở bị đưa vào sách giáo khoa dạy trẻ con.

Ai cũng có quyền làm thơ dở, kể cả thi sĩ hạng nhất như Tố Hữu kiểu "tiếng đầu lòng con gọi Xít ta lin". Nhưng đưa thơ dở vào sách giáo khoa là một trọng tội hủy hoại con người, thậm chí cần bị phạt nặng, khởi tố, truy tố, về tội "đầu độc trẻ con".

Một trong những nguyên nhân cơ bản làm bọn trẻ thời nay hư chính là sách giáo khoa.

vendredi 6 octobre 2023

Lưu Trọng Văn - Chỉ cần gửi tiền là được rồi

Giáo sư Nguyễn Tiến Lực có hai bằng tiến sĩ công nghệ cao ở Mỹ. Ông từng là chủ tịch hội các nhà khoa học gốc Việt tại Mỹ, nhiều năm theo đuổi việc nâng cao ngành giáo dục và đào tạo công nghệ cao cho Việt Nam.

Nhưng…

Những ai yêu nước muốn đeo đuổi tinh thần của Phan Châu Trinh - nâng cao Dân trí, chấn hưng Dân khí, một thời đem chất xám và tiền bạc về Việt Nam lập trường đại học đều bầm dập và thấm thía chữ “nhưng”này.

mardi 3 octobre 2023

Cù Mai Công - Mang cả luật An ninh mạng ra đe dọa học trò

 

Về việc người học sinh nào đó phát tán video ghi lại hình ảnh cô giáo túm cổ áo, kéo lê nữ sinh tại Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội), ngày 02.10, trao đổi với phóng viên báo Lao Động, ông hiệu trưởng Nguyễn Duy Hiền cho hay, nhà trường sẽ đợi kết luận của cơ quan công an và đưa ra hình thức kỷ luật thích đáng.

“Nếu kết luận của cơ quan Công an là vi phạm Luật An ninh mạng, nhà trường sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật” - ông Hiền cho biết.

Ông Hiền khẳng định thêm: "Nhà trường chỉ cho phép học sinh sử dụng điện thoại vào mục đích học tập. Ngoài mục đích học tập chắc chắn sẽ vi phạm quy định và cần phải nhắc nhở, có hình thức xử lý phù hợp”.

Hoàng Nguyên Vũ - Các em quay phim cô giáo Phượng hành hạ nữ sinh sẽ bị kỷ luật?

 

Sáng nay, báo Lao động có bài viết: "Xem xét xử lý học sinh phát tán video cô giáo túm cổ, kéo lê học sinh".

Tôi đã đọc rất kỹ bài báo, vẫn chưa thể biết được, các em học sinh quay và đăng phim này lên, vi phạm điều gì? Cụ thể là điều luật nào, hay quy định nào, của ai?

Sau đó, tôi tìm kiếm thông tin để thấy các em vi phạm pháp luật, tôi vẫn không tìm ra. Nếu luật sư nào có kinh nghiệm trong vấn đề này, xin tư vấn giúp tôi là các em đã làm gì sai hoặc sai như thế nào. Tôi lắng nghe.

Hoàng Nguyên Vũ - Chuyện gì đang xảy ra ?

 

Hết cô Phượng lại đến cô Hải, chỉ trong một ngày, chuyện gì đang xảy ra hả ngành giáo dục ơi?

Cô Phượng, cô giáo gây ám ảnh cho bao thế hệ học trò, có thông tin là tạm nghỉ dạy ít hôm để chấn chỉnh, gò hàn, vá víu đạo đức lại.

Các phụ huynh cũng đã đồng loạt yêu cầu nhà trường trả cô Phượng về đúng môi trường của cô. Để không gây ám ảnh thêm cho bất cứ học sinh nào sau một thời gian dài tác oai tác quái với cái điệp khúc hạ hạnh kiểm, đuổi ra khỏi lớp bắt quỳ, quát tháo chửi bới học trò.

jeudi 28 septembre 2023

Hoàng Dũng - Điên cả rồi !

 

Trong một status đăng cách đây mấy tiếng đồng hồ, giáo sư Nguyễn Văn Hiệp cho biết Ban tổ chức Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội vừa điện thoại bắt GS Hiệp (nay đã rời Viện Ngôn ngữ học, không còn là cán bộ của phải giải trình về vụ phản đối chữ Quốc ngữ mới của ông Bùi Hiền, theo yêu cầu của ông Bùi Hiền.

Tôi buồn cười nhớ một chuyện sau đây.

Một hôm, trong một buổi họp mặt đông đảo của dân Ngôn ngữ học ở Sài Gòn, thầy Trần Chút kể một chuyện xảy ra ở trường Đại học Tổng hợp TP HCM của thầy:

Đỗ Duy Ngọc - Tiến sĩ thời nay

Hồi mới lớn, ham học nên cứ nhìn mấy thầy có bằng tiến sĩ, nhất là bằng học từ nước ngoài về thì lấy làm ngưỡng mộ và khâm phục lắm. Quyết tâm học hành để mong có được cái bằng như thế dù biết rằng đấy là việc không phải dễ dàng, phải tốn nhiều công sức.

Mà thật sự, hồi ấy thầy nào cũng quá giỏi, kiến thức đầy mình, phong thái đĩnh đạc, ăn nói rất hay, câu nào ra câu nấy, chữ nào ra chữ nấy.

Kể cả các thầy có bằng cấp không cao, nhưng kiến thức các thầy đầy ắp. Như thầy Đông Hồ, thầy Vũ Hoàng Chương, thầy Vũ Khắc Khoan, thầy Phạm Công Thiện, thầy Ngô Trọng Anh... đều là thần tượng của giới sinh viên thời ấy.

lundi 4 septembre 2023

Tạ Duy Anh - Giáo dục và chính trị

 

Trong tự truyện "Du học Mỹ tuổi mười sáu" của cô bé Vi Trịnh (ái nữ của ông bạn Trịnh Bá Ninh) có một chuyện nhỏ nhưng phản ánh tầm cỡ khổng lồ của một nền giáo dục.

Hôm đó có giờ giảng của thầy về chiến tranh. Nhưng vì thầy biết trong lớp có một sinh viên người Việt và thầy không muốn cô bé bị tổn thương thêm, vì thế, thay vì giảng oang oang trên bục, thầy cho sinh viên về nhà tự học qua sách vở, tài liệu rồi lặng lẽ trả bài cho thầy.

Quyết định của thầy giáo, cho thấy hai điều: