Affichage des articles dont le libellé est Bệnh nhân. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bệnh nhân. Afficher tous les articles

samedi 31 juillet 2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 22 : Tang thương


Dù là người lạc quan, không chấp nhận chữ "toang" và "bùng" ở Sài Gòn, nhưng đến hôm nay, phải chấp nhận một sự thật là Sài Gòn tang thương như chưa bao giờ thấy. Kể cả trong thời chiến tranh và trong thời điểm đói nghèo sau 1975.

Đã qua thời gian dài giãn cách rồi giới nghiêm, từ Chỉ thị 15, rồi 16 rồi phong tỏa, con số người nhiễm bệnh và tử vong ở Sài Gòn vẫn không ngừng tăng. Rất nhiều khu vực bị cách ly dài ngày, rất nhiều biện pháp, chỉ thị được đưa ra, nhưng bất lực.

Không biết bao nhiêu clip, bao nhiêu tin nhắn, bao nhiêu hình ảnh đã cho thấy một Sài Gòn với nhiều bi kịch.

samedi 24 juillet 2021

Trần Thanh Cảnh - Vỡ trận !

 

Không thể nói khác về y tế Thành phố Hồ Chí Minh khi đọc tin này trên trang Facebook của Thầy thuốc nhân dân, Bác sĩ Trần Sĩ Tuấn, nguyên Tổng biên tập báo Sức khỏe và Đời sống.

Một bác sĩ bị bệnh mà gọi điện không có đồng nghiệp nào trợ giúp. Vị bác sĩ đã qua đời một mình. Kinh khủng! Bởi có lẽ các bác sĩ, nhân viên y tế cũng quá mệt mỏi. Quá tải rồi...

Nếu Bộ Y tế không có giải pháp nào khả dĩ, nguy cơ sụp đổ cả hệ thống là nhãn tiền. Thực sự bây giờ là thời khắc khó khăn. Rất khó để khắc phục trong ngày một ngày hai, bởi đây là hậu quả của chiến lược chống dịch sai lầm: quá chú trọng vào phong tỏa, truy vết, cách ly, xét nghiệm...mà không chú trọng đúng mức đến hệ điều trị. Không đầu tư đủ nhân tài vật lực cho hệ điều trị.

jeudi 22 juillet 2021

Phạm Ngọc Thắng - Một kiểu truyền thông phản tác dụng

 

Tôi nhớ khi Bệnh viện Quân Y 175 được ai đó cho phép thành phim trường phim Blouse Trắng, có ca sĩ Tạ Minh Tâm đóng vai chính, nhiều người vui lắm.

Riêng tôi thì chịu, không thể hiểu tại sao lại cho phép quay phim bằng cảnh thật trong bệnh viện. Bắt buộc nghệ thuật phải là giả tưởng, không được đưa nguyên bản lên màn ảnh.

Tôi đang cấp cứu bệnh nhân khó thở, đặt nội khí quản thì thật ồn ào, một rồi hai máy quay phim chĩa thẳng vào bệnh nhân, vào mặt tôi. Kết quả là hai máy quay phim bay thẳng ra cửa và một câu gầm lên: Cút! ( Thực tế là bonus câu nữa, chả nói!).

mercredi 21 juillet 2021

Việt Nam : Sài Gòn tập trung cứu bệnh nhân Covid nặng, đẩy nhanh tiêm chủng


Đăng ngày:

Đây là một sự chuyển hướng thay cho việc truy vết lâu nay vì thực tế số người bị nhiễm đã tăng quá nhanh, các điểm cách ly tập trung bị quá tải. Những người mới phát hiện là F0 (dương tính với virus corona) tại thành phố Hồ Chí Minh, không có triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm có tải lượng virus thấp được phép tự cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện. Lo ngại về nguy cơ lây nhiễm chéo tại các khu cách ly tập trung càng tăng lên với sự kiện 506/689 nhân viên và người cai nghiện ở cơ sở Bố Lá (Bình Dương) bị phát hiện dương tính hôm nay.

Với trên 40.000 ca dương tính và 335 bệnh nhân tử vong so với 370 trên cả nước (riêng trong ngày hôm nay là 32 người), thành phố Hồ Chí Minh giờ đây tập trung cứu chữa các trường hợp Covid nặng. Bệnh viện hồi sức 1.000 giường tại Thủ Đức được đưa vào hoạt động chuyên điều trị các trường hợp nguy kịch, hợp sức với 12 bệnh viện dã chiến đã có (34.500 giường).

dimanche 18 juillet 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Thuốc nào được khuyến cáo cho điều trị Covid-19


Một số ít người bị nhiễm virus Vũ Hán sẽ nhập viện và cần điều trị. Câu hỏi là thuốc nào được khuyến cáo hay phê chuẩn cho điều trị?

Cái note này là một 'đọc báo giùm bạn' và tóm tắt một số thuốc được dùng cho điều trị bệnh nhân Covid-19 theo AGCC khuyến cáo. Hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp cho các bác sĩ ở Việt Nam đang vật vã với Covid-19.

Đại dịch Covid-19 đặt ra hai vấn đề cấp cộng đồng và cấp cá nhân.

Mai Bá Kiếm - Sức người có hạn, lựu đạn có chốt !


Sáng 18/7 có 1.756 ca mắc Covid 19 mới ghi nhận tại TP.HCM. Trong đó, 1.694 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 62 ca là người tại khu vực có dịch, tới khám sàng lọc tại bệnh viện.

Sự nhiễm chéo trong các khu cách ly và phong tỏa rõ ràng và rất lớn. Nước sạch và thức ăn trong khu cách ly không cung cấp kịp thời; rác y tế không thu dọn hàng ngày.

Tính từ ngày 22/4/2021 đến sáng 18/7/2021, TPHCM có 28.455 ca mắc, gần gấp 5 lần số ca mắc ở Bắc Giang (5.731 ca).

samedi 17 juillet 2021

Võ Xuân Sơn - Phải thay đổi cách thức chống dịch


Đọc báo, thấy ông Chủ tịch UBND TPHCM nhắc đến việc lãnh đạo quận 7 “nhờ giúp vì một ca F0 đang rất nguy cấp mà gọi không có bệnh viện nào tiếp nhận. Sau đó, tôi phải gọi cho anh Bỉnh là giải quyết xong”.

Hôm qua có đọc một bản tin, nói rằng TPHCM đã có hơn 100 trường hợp tử vong do dịch, nhưng do báo cáo sao đó mà Bộ Y tế mới đưa lên có hơn 40 ca. Cũng không biết trục trặc ở đâu. Nghe nói Bộ Y tế đổ lỗi cho TPHCM báo cáo không đầy đủ các mục nên họ không công bố được.

Thế rồi lại nghe người ta nói, rằng Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu chuyển mục tiêu chống dịch sang giảm số tử vong, thay vì giảm số nhiễm như hiện nay. Không biết thực hư ra sao, nhưng hai ngày liên tiếp, Bộ Y tế đã bỏ bản tin trưa, dù vẫn chưa tập trung vào số tử vong.

lundi 12 juillet 2021

Điểm cốt yếu để Việt Nam giảm tỉ lệ bệnh nhân Covid-19 tử vong

 

(Zing 10/07/2021)Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, mô hình điều trị tháp 3 tầng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị bệnh nhân Covid-19 và giảm tải áp lực cho hệ thống y tế.

110.

Đó là số lượng bệnh nhân Covid-19 tử vong tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại được Bộ Y tế công bố. Tỉ lệ tử vong tại Việt Nam đạt khoảng 0,4%. Nếu so sánh với hơn 4 triệu ca tử vong do mắc Covid-19 trên toàn thế giới, tỉ lệ là khoảng 2%.

Tuy nhiên, Việt Nam đang bước vào giai đoạn dịch Covid-19 rất phức tạp khi tính riêng từ ngày 27/4, số lượng ca mắc mới đã tăng thêm hơn 21.000 người chỉ sau 2 tháng.

BS Phạm Ngọc Thắng - Tâm thư gửi ông Nguyễn Văn Nên


Tôi là bác sĩ quân y Phạm Ngọc Thắng. Trước khi nghỉ hưu để làm công việc khác thì từng là giáo viên của Bộ môn Ngoại dã chiến, bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu Viện Quân y 103, Học viện quân y; nguyên là Nghiên cứu sinh chuyên ngành Truyền nhiễm. Xin được hiến kế cùng ông mấy vấn đề.

1- Thay đổi ngay quan điểm về dịch bệnh Coronavirus, về người nhiễm Coronavirus (Sau đây gọi là Covid-19) và cách chống dịch. Cụ thể:

- Thay đổi về Đánh giá mức độ dịch bệnh: Chỉ là dịch bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh nhưng không phải dịch bệnh tối nguy hiểm. Lý do:  Số người nhiễm thì từ 94% đến 96,6% là không phát bệnh và chỉ có các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý nhẹ, thoáng qua như các báo cáo đăng kèm theo ngày 27/6/2021 và 4/7/2021.

dimanche 11 juillet 2021

BS Phan Xuân Trung - Lời kêu gọi khẩn thiết


Thưa quý đồng nghiệp,

Hiện nay do lockdown toàn thành phố, nhiều cơ sở y tế đóng cửa khiến cho người bệnh bị bỏ rơi.

Tôi kêu gọi quý đồng nghiệp vì danh dự và trách nhiệm của Thầy Thuốc hãy sẵn sàng đến nhà giúp bệnh nhân.

Nguyễn Văn Tuấn - Có nên nhập viện người bị nhiễm Covid-19 nhẹ?


Hiện nay, giới chức y tế TPHCM chủ trương rằng tất cả ai bị nhiễm nhẹ hay nặng đều phải nhập viện, vì có ý kiến cho rằng người nhiễm virus Vũ Hán dù nhẹ cũng có thể trở thành nặng sau vài ngày. Tôi không thấy thuyết phục bởi lý giải này. Tôi đã tìm ra chứng cớ, và nghĩ rằng cần xem xét lại chủ trương trên.

Chủ trương nhập viện tất cả ca nhiễm nhẹ, nặng

Hiện nay, TPHCM chủ trương đưa tất cả những người bị nhiễm, bất kể nhẹ nặng, vào bệnh viện (kể cả dã chiến) để điều trị. Nhiều bác sĩ thấy ngạc nhiên với chủ trương này, vì nó sẽ dẫn đến tăng gánh nặng cho ngành y tế vốn phải đối phó với nhiều bệnh khác.

Trăn trở của nữ bác sĩ về cách TP.HCM có thể cải thiện trong chống dịch

(VNN 11/07/2021) Thành phố trong những ngày giãn cách xã hội đã cho tôi có nhiều thời gian hơn để suy ngẫm với nhiều trăn trở khôn nguôi về những gì người dân nói, đồng nghiệp nói, học trò của mình nói.

Thật sự tôi rất nể phục và trân trọng những nỗ lực của ngành y tế và chính quyền TP.HCM cũng như Trung ương đã làm để ngăn chặn dịch bệnh nhưng theo tôi, vẫn còn một số vấn đề. Nếu biết cách cải thiện thì kết quả hy vọng sẽ tốt hơn.

Thứ nhất, dường như công tác tổ chức chống dịch không được suông sẻ, có sự dẫm chân lên nhau và phân công không rõ ràng.

vendredi 2 juillet 2021

Cù Mai Công - Phản đề Covid 4 : Lo lắng số ca nhiễm nên quên hậu quả thực tế ?


(Xin khoanh lại chuyện thực tế hiện nay ở Việt Nam, TP.HCM. Xin không mang kết quả ở Tàu, Ấn, Mỹ... ra đối sánh, vì mỗi nước có quan điểm, cách phòng chống khác nhau. Mỗi gien, chủng người có cơ địa phản ứng với các dịch bệnh khác nhau, tạo nên vùng dịch tễ khác nhau).

Đến sáng 2-7-2021, sau hơn hai tháng bùng nổ dịch Covid-19 đợt 4 ở Việt Nam, với hai điểm nóng lớn nhất là Bắc Giang và TP.HCM, đã có 17.727 ca nhiễm. Bắc Giang đã tạm giảm và có lẽ đã qua đỉnh dịch (như hôm nay không có ca nào mới). TP.HCM ngược lại, đang tăng mạnh từng ngày.

Chính quyền, chức năng lẫn dân đều lo, rất lo với những biện pháp phòng chống gắt gao hơn: hơn 500 điểm, khu vực bị phong tỏa; hàng trăm chợ truyền thống và siêu thị tạm đóng cửa; gấp rút xét nghiệm toàn thành phố...

vendredi 28 mai 2021

Nguyễn Đức Hiển - Nước mắt tuyến đầu


Chiều thứ Ba 25-5, trang cá nhân của thạc sĩ Phạm Thị Nguyệt Quyên, Trưởng phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương có những lời kêu gọi khi một loại vật tư đặc chủng (quả cầu lọc máu hiệu quả cho bệnh nhân Covid) đã hết.

1. ÁP LỰC CỨU SỐNG BỆNH NHÂN - CHÚNG TÔI PHẢI LÀM SAO?

Bệnh viện có tiền để mua, nhưng theo quy định thì phải qua đấu thầu, mà chờ đấu thầu thì bệnh nhân nguy hiểm tính mạng. Nếu các nhà hảo tâm ủng hộ tiền vào tài khoản bệnh viện cũng không dùng tiền đó để mua được.

dimanche 23 mai 2021

Đoàn Bảo Châu - “Thần y” Võ Hoàng Yên, lỗi tại ai?


Mấy năm trước tôi có stt về “hiện tượng Võ Hoàng Yên” và đã nhận được không ít gạch đá. Khi một đám đông đang trở nên cuồng tín thì tiếng nói thật của một vài cá nhân sẽ chìm nghỉm yếu ớt như đá ném ao bèo.

Tôi viết ở đây không chỉ để nói về Võ Hoàng Yên, mà muốn cộng đồng hãy cảnh giác với tất cả những bậc thầy đang khoác những cái áo cao siêu, huyền bí trước công chúng. Một chỉ dấu có thể nhận thấy một người thầy có chân chính hay không là cách ông ta ứng xử với đồng tiền. Với người “đắc đạo” và có năng lực thì đồng tiền ít khi là mục đích.

Người dân thấp cổ bé họng bao giờ cũng là những người thiệt thòi nhất trong một xã hội đầy đạo đức giả, đầy những kẻ khoác trên mình một cái áo lộng lẫy hay nghiêm cẩn của cán bộ, thầy cúng, sư sãi.

mercredi 5 mai 2021

Thanh Hằng - Quá nóng và quá nguy hiểm!


Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa thông báo phong tỏa bệnh viện.

Toàn bộ nhân viên, học viên, bệnh nhân và người nhà tại hai cơ sở sẽ thực hiện cách ly tại bệnh viện cho đến khi có thông báo mới. Lấy mẫu xét nghiệm tất cả các nhân viên y tế, người lao động, học viên, bệnh nhân và người nhà tại hai cơ sở.

Bệnh viện cũng tạm ngừng tiếp nhận khám và nhận bệnh nhân vào điều trị nội trú ở hai cơ sở bắt đầu từ 8 giờ ngày 5/5. Đồng thời, gửi công văn tới các Sở Y tế và CDC các tỉnh thông báo các ca bệnh từng khám, điều trị tại bệnh viện trong vòng 15 ngày phải phối hợp để truy vết các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

dimanche 25 avril 2021

Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ: Nhân ơi, xin em đừng chết !


(TTO 24/04/2021) - Trong lá thư gửi riêng cho Tuổi Trẻ, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu chia sẻ những tâm sự đầy cảm xúc của ông về tình hình sức khỏe của anh Nhân, một kỹ sư Việt Nam đang giúp xây trụ sở Đại sứ quán, vừa mắc Covid-19.

Giữa lúc Ấn Độ đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh Covid -19 nghiêm trọng thứ hai, những người Việt đang sinh sống, làm việc tại đây cũng đối diện với nguy cơ lây nhiễm bệnh rất lớn. Không ít người đã mắc bệnh.

Khi mà hệ thống y tế của Ấn Độ cũng đang quá tải, không đảm đương nổi việc chăm sóc cho chính người dân nước sở tại, các cư dân nước ngoài chắc chắn sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn nữa nếu không may mắc bệnh.

dimanche 18 avril 2021

Nguyễn Tiến Tường - Một thứ tư duy bần tiện

Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nói rằng thu phí người nuôi bệnh là hợp lý vì sử dụng điện nước của bệnh viện.

Tửng nói thật với ông, nó không những không hợp lý mà còn ti tiện!

Nói thật với thứ trưởng Tiến, chẳng có nơi nào mà làm người ta chán sống bằng bệnh viện công xứ mình.

vendredi 16 avril 2021

Võ Xuân Sơn - Không cho chúng nó thoát?

Một trong các vấn nạn tại nhiều bệnh viện công lớn có những tòa nhà cao tầng ở Việt nam là chen chúc, chờ đợi ở các thang máy. Có những bệnh viện như Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, do công ty chuyên nghiệp của Hàn Quốc thiết kế, thế nhưng, chờ đợi thang máy cũng vẫn là vấn nạn.

Hầu như không có bệnh viện ở nước nào, đặc biệt là các nước phát triển, giống như ở Việt Nam, lúc nào cũng tràn ngập người nuôi bệnh. Ngay cả Thái Lan, bệnh viện công của họ cũng vắng vẻ. Đi vô phòng bệnh, chỉ thỉnh thoảng mới thấy người nhà (không biết họ vô thăm hay nuôi bệnh như ở các bệnh viện của chúng ta).

Khi bệnh viện bị quá tải, thang máy tắc nghẽn, nhà vệ sinh ngập nước và rác, chúng tôi tìm nguyên nhân. Thì ra bệnh viện chỉ thiết kế cho mỗi khoa khoảng 50 bệnh nhân, bây giờ có cả trăm rưỡi bệnh nhân, và khoảng 200 đến 300 người nuôi bệnh, thì làm sao mà không tắc nghẽn. Vậy là, chúng tôi quyết định “đuổi” người nhà bệnh nhân ra khỏi khoa.

dimanche 28 mars 2021

Covid: Các bệnh viện Paris báo động sẽ phải chọn lựa bệnh nhân


Đăng ngày:

Bốn mươi mốt người ký tên dưới lá thư, trong đó có những tên tuổi như giáo sư Bruno Riou ở Paris, nhận định « chưa bao giờ thấy một tình hình như thế, ngay cả trong các vụ khủng bố dã man nhất trong những năm trước ». Các bác sĩ này khẳng định nếu im lặng là đã « phản bội lời thề Hippocrate ».

Họ cho biết đã hầu như chắc chắn nắm được số giường hồi sức cần thiết trong 15 ngày tới và biết rằng sẽ quá tải, nên buộc lòng phải chọn lựa giữa các bệnh nhân để « cứu được càng nhiều sinh mạng càng tốt ». Thực tế một số cuộc giải phẫu đã bị dời lại, một số bệnh nhân đã bị mất đi cơ hội, nhưng sắp tới sẽ còn gia tăng, chỉ những trường hợp nguy kịch mới không bị ảnh hưởng.