Affichage des articles dont le libellé est Đầu tư. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đầu tư. Afficher tous les articles

vendredi 26 novembre 2021

Nguyễn Thông - Liệu có “ngày đàng sàng khôn”? (1)

 

Ông bà ta có câu “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” để nhắc con cháu đừng có suốt ngày ru rú trong lô cốt pháo đài tự sướng với nhau đất nước chưa bao giờ thế này, chưa bao giờ thế nọ.

Đi cho thêm khôn bớt lú, mở con mắt nhìn cái hay của thiên hạ mà học hỏi, “đi cho biết đó biết đây/ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.

Đi với mục đích vậy, chứ không phải để khoe khoang hoặc xin xỏ, kiểu như chúng ta thay phiên nhau canh giữ hòa bình thế giới, kiểu như ngoại giao vác rá thời xưa. Mở rộng quan hệ làm ăn là một chuyện, mà quan trọng nhìn thấy người ta thế nào rồi về mà sửa mình.

dimanche 7 novembre 2021

Phòng Thương mại Đức: Việt Nam cần linh hoạt trong chống Covid để tránh tụt hậu


Đăng ngày:

RFI : Kính chào ông Walde, rất cảm ơn ông đã nhận trả lời RFI Việt ngữ. Thưa ông, ông đánh giá thế nào về việc Việt Nam phòng, chống Covid-19 khi đợt dịch thứ tư bùng phát?

Ông Marko Walde : Thực sự Việt Nam đã chống chọi tốt với dịch bệnh trong ba đợt đầu. Đến đợt dịch thứ tư, tình hình có đôi chút khác biệt. Biến thể Delta gây bất ngờ, hoang mang cho các cấp, các ngành. Trong tình hình rất thiếu các lý thuyết dịch tễ, phương tiện và vật liệu y tế chống dịch, tôi thấy rằng Chính phủ Việt Nam và các cơ quan khác lúc đầu có cập rập. Tuy nhiên, không chỉ Việt Nam, nhiều quốc gia dù có kinh nghiệm chống dịch cũng đang bối rối. Nhưng may mắn là, Việt Nam đã dần « thích nghi » với tình hình mới và đưa ra những quyết định quan trọng.

vendredi 5 novembre 2021

Trung Quốc khoác áo tư nhân để thâu tóm lãnh vực bán dẫn châu Âu


Đăng ngày:

 

Chỉ số chứng khoán CAC 40 của Pháp phá kỷ lục, khí hậu, vấn đề chẩn đoán vô sinh, đó là các chủ đề lớn trên báo chí Paris hôm nay. Trên lãnh vực kinh tế, Le Monde giải thích "Trung Quốc tìm cách kiểm soát các công ty bán dẫn châu Âu như thế nào". Đang lẹt đẹt phía sau, Bắc Kinh âm thầm ẩn mình sau các công ty bình phong để thâu tóm công nghệ này, kể cả tại Pháp.

Mua được các công ty bán dẫn, Bắc Kinh cho xây nhà máy tại Hoa lục

dimanche 10 octobre 2021

Covid-19 : Đóng cửa quá lâu, Việt Nam mất nhiều « khách sộp »


Đăng ngày:

 

Hồ sơ của L’Obs tuần này nói về « Cuộc chiến điện gió », Le Point dành số đặc biệt cho doanh nhân kiêm chính khách quá cố Bernard Tapie, L’Express nói về sự dàn xếp giữa các viên chức cao cấp. Chủ đề của The Economist « Nền kinh tế thiếu hụt », còn Courrier International quan tâm đến cơn sốt tiền ảo.

Nike giảm 10% tăng trưởng, Adidas mất nửa tỉ euro

mercredi 6 octobre 2021

Hoàng Dũng - Nike rời Việt Nam như thế nào ?

 

Nike không đặt nhà máy nào tại Việt Nam. Tất cả các sản phẩm của Nike sản xuất tại Việt Nam đều do họ thuê các nhà máy khác gia công.

Tổng số nhà máy gia công cho Nike tại Việt Nam là 138, với số lượng công nhân khoảng nửa triệu người, tập trung chủ yếu tại khu vực. Khu vực là cụm từ chỉ 4 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề vì cách chống dịch ngu dốt của Chính phủ: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An.

Nike rời Việt Nam giai đoạn này, tức là các đơn hàng gia công với 138 công ty kia đa số sẽ dừng lại, và chuyển nó sang các công ty khác ở nước ngoài để tiếp tục thực hiện.

Mai Bá Kiếm - « FDI không rời khỏi Việt Nam » : Lạc quan tếu hay hồ hởi sảng ?


Trước tháng Chín, báo chí hay dẫn ước tính khá dè dặt của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) là “18% số thành viên đã chuyển một số hoạt động sản xuất sang các nước khác để bảo vệ chuỗi cung ứng của mình, trong khi 16% khác cũng đang xem xét các động thái tương tự, dù chưa có doanh nghiệp nào rời khỏi Việt Nam”.

Nhưng ngày 27/9, Tạp chí Tài chính đăng tin rất phấn khởi: “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 9 tháng đầu năm của VN bất ngờ bật tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020 với tổng lượng vốn đạt 22,15 tỉ USD. Điều này cho thấy, những thông tin doanh nghiệp FDI rời khỏi Việt Nam "là chưa chính xác".

Ngày 29/9, báo Hải Quan hồ hởi khẳng định bằng tựa bài: “Không có chuyện các doanh nghiệp FDI rời khỏi thị trường Việt Nam”.

jeudi 23 septembre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Lan man lắm chuyện 7


Mở đầu chuyện lan man hôm nay cũng lại là chuyện chọc ngoáy. Ông bạn nhà báo về hưu của tui vừa đưa lên trang của anh về chuyện anh đã được ngoáy lần thứ 5, nghe hãi thật.

Lại thêm đọc tin này lại ngơ ngác tự hỏi tại sao thế? Tin có tít như thế này: Người Thành phố Hồ Chí Minh được xét nghiệm như thế nào đến 30.9? Theo đó, học sinh, giáo viên, cán bộ công nhân viên tại trường học sẽ được xét nghiệm Realtime PT-PCR mẫu gộp tần suất 7 ngày một lần.

Nhân viên y tế và bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện, cán bộ công nhân viên các đơn vị thường xuyên lưu trú đông người như doanh trại quân đội, công an, trại giam...cũng ngoáy theo tần suất thế. Nhân viên, người phục vụ sân bay, bến xe, bến tàu, ga, đường sắt được test nhanh kháng nguyên mẫu gộp tần suất 3 ngày/lần.

lundi 20 septembre 2021

Võ Xuân Sơn - Biết ra sao ngày sau

 

Mỹ cần Việt Nam? Có vẻ thế. Có vẻ như vị trí chiến lược của Việt Nam trong thế trận giữa Mỹ và Trung cộng, làm cho Mỹ cần đến Việt Nam. Chính vì vậy mà bà Harris mới đến Việt Nam, và cũng chẳng thèm đả động gì đến nhân quyền cả.

Nhưng hãy xem Mỹ xử vụ AUKUS thì thấy. Đừng có mà õng ẹo với Mỹ. Mấy anh Pháp, Đức, kể cả Canada, muốn mềm dẻo với Trung cộng hả? Thì đó.

Pháp mất đâu cỡ 40 tỉ USD, đến mức nổi giận, triệu hồi cả mấy đại sứ. Đức cũng cay không kém. Đồng minh thì đồng minh, chứ cứ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, thì làm sao mà chơi với nhau được.

Nguyễn Đắc Kiên - Cuộc lùng bắt ma không hồi kết

 

Có thể nói không quá rằng, doanh nghiệp và người dân bây giờ như những con lừa đã bị dịch bệnh chất đủ thứ tải nặng lên lưng, chỉ cần thêm "chiếc áo" xét nghiệm bắt buộc nữa thôi, vắt lên là quỵ ngã.

Ấy vậy mà, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy Bộ Y tế sẽ sớm dừng cơn nghiện xét nghiệm.

Xét nghiệm, xét nghiệm và xét nghiệm, như một cuộc lùng bắt ma không hồi kết. 

Lưu Trọng Văn - Chính quyền các ông phải gồm những người giỏi và sạch sẽ nhất

 

Nguyên bộ trưởng Khoa học và Đầu tư Võ Hồng Phúc vừa ghi lại một số cuộc gặp gỡ ông Lý Quang Diệu.

Rất hay!

Rất cần khắc ghi nếu Việt Nam muốn thực sự phát triển.

Ông Võ Hồng Phúc kể:

vendredi 17 septembre 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Cầu sông Hồng và BOT

 

1. CHIỀU CAO CẦU MỚI ?

“Bình luận về phương án cây cầu Trần Hưng Đạo với phong cách Đông Dương, KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội - cũng cho rằng, có khá nhiều "hạt sạn", thậm chí lỗi rất sơ đẳng cần được xem xét lại.

Thứ nhất về chiều cao của cây cầu, ông Ánh đặt vấn đề: ‘’Vì sao lại thấp thế, trong khi các cây cầu bắc qua sông Hồng xây mới đều khoảng cách 11 mét so với mặt nước thì cầu Trần Hưng Đạo chỉ 4,75 mét”.

Cầu bắc qua sông lớn phải cao rộng. Phải có những nhịp cao rộng cho tàu thuyền qua lại. Không phải chỉ đủ để chui qua, mà khi đi qua nhìn lên còn thấy một khoảng không cao lồng lộng.

vendredi 10 septembre 2021

Việt Nam dự định giảm phong tỏa để giữ tính hấp dẫn về đầu tư


Đăng ngày:

 

Sài Gòn, lá phổi kinh tế chiếm đến 80% số tử vong vì Covid

Cho đến đầu mùa xuân 2021, Việt Nam nằm trong số những nước chống dịch giỏi nhất thế giới : trong suốt 17 tháng, chỉ có chưa đến 4.000 ca dương tính và 35 người chết vì con virus corona trên 96 triệu dân. Trong khi các nền kinh tế lớn và những đối tác chính bị suy thoái kỷ lục, Việt Nam có được tăng trưởng 2,9% trong năm 2020. Còn năm 2021 Ngân hàng Thế giới dự kiến sẽ tăng lên gần 7%, tuy nhiên mới đây đã giảm xuống còn 5,2%.

samedi 4 septembre 2021

The Economist : Việt Nam, nền kinh tế mà Covid không thể ngăn chận được

 

The Economist tuần nàycó bài viết mang tựa đề « Việt Nam, nền kinh tế mà Covid không thể ngăn chận được ». Tuần báo Anh đặt câu hỏi : Thương mại và đầu tư nước ngoài đã giúp Việt Nam ra khỏi cảnh nghèo, và liệu có thể giúp quốc gia này trở nên giàu có ? 

Việt Nam, một trong 5 nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong 30 năm qua

 

Sau khi gây ấn tượng với thế giới qua việc chế ngự được con virus từ Vũ Hán năm ngoái, nay Việt Nam đang trong đợt bùng phát dịch tồi tệ nhất từ trước đến nay. Một số địa phương bị phong tỏa nghiêm ngặt, và một loạt nhà máy, từ xưởng sản xuất giày cho nhãn hiệu Nike cho đến điện thoại thông minh cho Samsung, đều hoạt động chậm lại hoặc bị đóng cửa, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

vendredi 3 septembre 2021

Lê Học Lãnh Vân - Sài Gòn phải giàu mạnh cho Việt Nam giàu mạnh


Quốc gia Việt Nam có nhiều thành phố lớn nhưng chỉ hai thành phố có sức quy tụ cả nước: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn).

Trong khi Miền Bắc là nơi khởi nguồn nước Việt, thì Miền Nam là vùng đất mới, là nơi tiếp xúc sớm và nhiều với phương Tây. Là Tân Thế Giới của Việt Nam, Miền Nam trong mối tương quan với Miền Bắc có thể được xem như Hoa Kỳ với châu Âu.

Là thành phố lớn nhất Việt Nam, Sài Gòn là trung tâm kết nối các tỉnh Miền Đông Nam Kỳ với Miền Tây Nam Kỳ, nằm trên con sông nội thủy và cách biển khoảng 60 cây số đường chim bay. Vị trí trung tâm thuận lợi cho Sài Gòn điều kiện đảm đương vai trò thủ phủ Miền Nam, có năng lực vươn nhanh vươn cao về kinh tế, là cực thu hút lớn nhất các nguồn lực kinh tế, các dự án đầu tư tư nhân, dòng lao động.

Các dự án « thực dân » của Trung Quốc bị tấn công ở Pakistan


Đăng ngày:

 

Mặc cho những tuyên bố ca ngợi tình hữu nghị không gì lay chuyển được giữa hai nước, vấn đề an ninh ở Pakistan là thách thức thực sự cho Bắc Kinh, trong bối cảnh vụ khủng bố ở phi trường Kabul gây lo lắng cho toàn khu vực.

Liên tục xảy ra những vụ tấn công vào người Trung Quốc

Vụ mới nhất nhắm vào người Trung Quốc xảy ra hôm 20/08 ở Gwadar, thuộc tỉnh Baloutchistan, nơi Bắc Kinh cho xây một cảng nước sâu khổng lồ. Đoàn xe ba chiếc chở công nhân Trung Quốc phụ trách xây xa lộ East-Bay - con đường chính vào cảng - trở về khu nhà nghỉ thì bị tấn công tự sát. Hai trẻ em chơi gần đó thiệt mạng, một người Trung Quốc bị thương. Quân giải phóng Baloutchistan, tổ chức đấu tranh đòi độc lập cho vùng này, lên tiếng nhận trách nhiệm.

mercredi 11 août 2021

Trung Quốc chuẩn bị đầu tư phát triển tại Miến Điện


Đăng ngày:

Bộ Ngoại giao Miến Điện cho biết số tiền được Trung Quốc chuyển đến sẽ được sử dụng vào lãnh vực văn hóa, nông nghiệp, khoa học, du lịch và đối phó thiên tai.

Reuters ghi nhận, ngược với các nước phương Tây vốn lên án vụ đảo chính ngày 01/02/2020, Trung Quốc tuyên bố ưu tiên đối với họ là sự ổn định và không can thiệp vào chuyện nội bộ của nước láng giềng.

mercredi 23 juin 2021

Trung Quốc : Vô địch về đầu tư, bitcoin và cả kiểm duyệt thông tin


Đăng ngày:

Đài Sơn không phải Tchernobyl hay Fukushima, và sự cố tại nhà máy điện nguyên tử - với lò phản ứng nước áp lực (EPR) do tập đoàn điện lực Pháp EDF giúp xây dựng – cũng không dẫn đến việc phóng xạ thoát ra không khí. Nhưng vì sao người ta lo ngại đến thế trước một vụ rò rỉ thậm chí không được xếp vào thang bậc quốc tế các sự kiện hạt nhân (INES) ? Chính là vì đó là vấn đề nguyên tử, sự kiện diễn ra tại Trung Quốc, thế giới của câm lặng, và tính minh bạch chỉ có trong mơ.


Sự cố được CNN tiết lộ, và đối tác Trung Quốc của EDF là China General Nuclear Power Group (CGN) khẳng định tình hình quanh nhà máy vẫn « bình thường », nhưng không cung cấp những dữ liệu mà phía Pháp đòi hỏi. Một tuần lễ sau khi có tin rò rỉ khí hiếm trong hệ thống làm lạnh lò phản ứng, EDF vẫn phải chờ đợi cuộc họp khẩn cấp của hội đồng quản trị. Dù chiếm 30% vốn, tập đoàn Pháp chừng như vẫn không được coi là đối tác ngang hàng.

lundi 7 juin 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Cần ưu tiên thúc đẩy phát triển sản xuất


1. SẢN XUẤT LÀ SỐ 1

Không phải lần đầu, mà thêm một lần nhấn mạnh tầm quan trọng số 1 của sản xuất trong phát triển kinh tế quốc dân.

Tục ngữ có câu “ Phi thương bất phú” – “Không buôn không giàu”. Có nhiều cách để trở nên giàu có. Buôn bán là một trong số đó, chứ không phải là duy nhất.

Nhưng buôn bán đưa đến giàu có cho cá nhân khác với thương mại đưa đến giàu có cho quốc gia. Đối với quốc gia, nhờ thương mại có thể giàu nhưng không mạnh. Các nước giàu chỉ nhờ vào buôn bán không trở thành cường quốc.

jeudi 13 mai 2021

Hoàng Nguyên Vũ - Các "shark" coi rẻ phụ nữ trên sóng truyền hình quốc gia: Cần giám định nhân cách trước khi lên sóng


Tôi không nghĩ mình đang xem một chương trình trên sóng đài quốc gia, với những thứ thế này: "Em không cần giải thích gì thêm về business. Với anh, chỉ cần liếc mắt là biết business thế nào rồi. Anh không quan tâm đến business, không quan tâm đến sản phẩm. Anh đang quan tâm đến mỗi em thôi".

Một ông shark khác cười nham nhở nói với ông còn lại: "Đã nói ngay từ đầu rồi, cứ sạch, xanh, xinh là xong".

Vầng, xưa nay nghe chuyện này nọ của các ông, xem như là chuyện góc tối. Nay thì công khai trên truyền hình, các ông đã đạt đến độ vô liêm sỉ thượng thừa rồi đấy.

Trang Nguyen - Khi quấy rối tình dục và bình đẳng giới vẫn bị coi nhẹ ở Việt Nam


…Thì việc phải chịu đựng những câu “đùa” lố bịch, mang tính chất tình dục diễn ra ở ngay trên các show của đài truyền hình quốc gia có lẽ là chuyện “bình thường” (?).

Không chỉ việc tình huống này bị tường thuật lại bằng những câu từ bình thường hóa như một trò đùa “vô cùng bình thường”, mà ngay cả khi đọc bình luận của cộng đồng mạng thì thật sự mình thấy tình trạng quấy rối tình dục (QRTD) và bất bỉnh đẳng giới ở Việt Nam thật sự quá nặng nề, mà không biết là sẽ phải bao nhiêu trăm năm nữa mới thay đổi được?

Khi mà người ta dùng những từ như “đùa thôi mà”, “em nhạy cảm quá đấy” hoặc “xem cũng thấy buồn cười” khiến mình cảm thấy như việc QRTD hoặc chứng kiến người khác đang bị QRTD chẳng khác gì một trò giải trí trên TV.