Chán báo Dân Trí quá. Để nguyên ngày còn chưa biết mà sửa. Ô Cầu Giấy (Thanh Bảo) là nơi đoàn quân (không có dân) phía Tây tiến vào tiếp quản, chứ không phải Ô Cầu Dền, và nó ở chỗ bến xe Kim Mã cũ chứ không phải chỗ ngã tư Cầu Giấy trong ảnh. Tức là hai lần sai.
Ô Cầu Dền là nơi đoàn quân phía Nam tiến vào. Nó ở chỗ ngã tư Đại Cồ Việt với phố Huế, Bạch Mai. Phía Nam Đại Cồ Việt ngày xưa đã là ngoại thành rồi.
Còn cái ga Hà Nội, nếu chụp cái sảnh, thì là xây lại kiểu Liên Xô, sau khi bị bom Mỹ đánh sập, không phải đầu thế kỷ. Nhìn cái khối giữa này chả liên quan gì tới hai cánh kiểu Pháp cũ. Thế mà ngày xưa người ta xây được mới tài.
Nhắc tới tiếp quản, người ta chỉ có phim, ảnh về đội quân tiến về. Mà quân tiến về cũng là hình thức chứ có đánh nhau đâu. Thực tế là đội ngũ dân sự bắt đầu tiếp quản từ khoảng 04/10, nhận bàn giao các cơ quan dân sự từ công chức quốc gia Việt Nam.
Chính vì không nhắc tới nên mình dự là đa số dân chỉ biết tiếp quản (sau "chém" là giải phóng) quân sự và chỉ từ người Pháp. Thực tế là cơ quan dân sự và cảnh sát là bàn giao với Quốc gia Việt Nam. Chỉ có về mặt quân sự là Pháp nắm quyền chỉ huy tuyệt đối thôi.
Trong lễ tái hiện vừa rồi không nhắc tới ông Vương Thừa Vũ, chỉ cosplay ông Trần Duy Hưng, là rất sai. Vì ông Vũ mới là chủ tịch Ủy ban Quân chính (chắc ban đầu là quân quản). Ông Hưng là phó thôi, phụ trách về hành chính. Nhưng chắc vì ông Hưng được lên phim ảnh tài liệu nhiều nên đâm nổi hơn tướng Vũ.
Tướng Vũ được cử về tiếp quản là có ý đồ cả, vì ông ấy chính là người chỉ huy Liên khu 11 (mặt trận Hà Nội) trong trận đánh 60 ngày đêm quyết tử giữ Hà Nội năm 1946.
Nhưng mà thôi cũng kệ, không sân si, quân dân cán chính hoan hỉ là OK rồi.
DƯƠNG QUỐC CHÍNH 06.10.2024 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.