Chiến tranh Nga - Ukraina đến lúc này rơi vào thế cầm cự. Vậy cũng nên tổng kết lại những sai lầm xẩy ra của quân đội Nga, để cho những nông hộ nào có ý cầm quân ra trận sau này thì sẽ rút được kinh nghiệm và tránh được.
Sau khi quân Nga rút khỏi khu vực Kherson lui về bờ đông sông Dnepr, họ đã cho nổ tung cây cầu. Căn cứ vào mức độ hư hại của cây cầu, quân đội Nga dự kiến sẽ không quay trở lại khu vực Kherson trong thời gian ngắn. Điều này cũng có nghĩa là vào mùa đông, quân đội Nga sẽ duy trì hiện trạng và tiếp tục cầm cự với Ukraine.
Sau những diễn biến bước ngoặt ở mặt trận Kherson, xung đột Nga - Ukraine có thể sẽ "đóng băng" ít nhất 6 tháng, giới chức cấp cao của Mỹ nhận định như vậy.
Nhìn lại những hành động của quân đội Nga trong nửa năm qua, chúng ta sẽ thấy rằng cục diện đối đầu hiện tại hoàn toàn không phải là mục tiêu mà Nga muốn đạt được ngay từ đầu. Ngoài các yếu tố khách quan như tinh thần chiến đấu suy sụp, trang bị nghèo nàn, quân đội Nga còn mắc phải một số sai lầm chết người trong hành động dẫn đến cục diện bế tắc như hiện nay.
Sai lầm chết người đầu tiên của quân đội Nga là quá mạo hiểm khi bắt đầu cuộc chiến.
Ngày 24 tháng Hai, không quân Nga phối hợp với lực lượng tác chiến mặt đất, dưới sự yểm trợ của không quân, hàng trăm lính dù Nga đã lên trực thăng cưỡng chế tấn công sân bay quốc tế Antonov.
Theo kế hoạch của quân đội Nga, sau khi lực lượng đổ bộ đường không kiểm soát được sân bay, các máy bay vận tải tiếp theo sẽ chuyên chở quân lính đổ bộ tiếp viện cho sân bay.
Theo tin tức được tiết lộ sau đó, đợt thứ hai của lực lượng đổ bộ đường không của Nga đã cất cánh trên chiếc Il-76, và các phương tiện chiến đấu bộ binh BMD4 chở trên đó đã được treo túi dù, sẵn sàng đổ bộ xuống sân bay. Cùng lúc đó, lực lượng bộ binh Nga từ phía bắc Ukraine tiến công, hướng tấn công cũng là sân bay Antonov. Tuy nhiên, quân đội Nga đã đánh giá sai lực lượng đồn trú của quân đội Ukraine tại sân bay và vội vàng thực hiện chiến dịch tấn công đường không với sai lầm không đủ thông tin tình báo.
Sau khi quân đường không của Nga đổ bộ xuống sân bay mới giật mình phát hiện ra sức kháng cự của quân Ukraina tại sân bay vượt quá sự đánh giá, điều này trực tiếp khiến chỉ huy Nga từ bỏ kế hoạch đổ bộ tiếp theo.
Kế hoạch thả dù này là mấu chốt của toàn bộ chiến dịch, Ilyushin Il-76 từ bỏ thả dù quay đầu rút lui, điều này dẫn đến hàng trăm lính dù Nga tại sân bay thiếu quân tiếp viện và không thể phát động tấn công. Vì vậy, họ chỉ có thể cầm cự ở sân bay trong vài ngày và rút lui khỏi đó khi lực lượng mặt đất mở lối đi.
Kế hoạch của quân Nga có đặc điểm rõ nét của quân đội Liên Xô, quân đội Liên Xô đã sử dụng chiến thuật tương tự ở Cộng hòa Séc và Afghanistan, và đã thành công rực rỡ, thiết lập toàn bộ cục diện chiến trường trong một ngày. Quân Nga rõ ràng muốn chiểu theo chiến thuật của quân đội Liên Xô, nhưng họ lại quên rằng thực lực của họ kém xa quân đội Liên Xô. Nếu không có thực lực mà muốn học đòi quân đội Liên Xô, cuối cùng sẽ trở thành một hành động hấp tấp coi thường kẻ địch.
Sai lầm chết người thứ hai của quân đội Nga, và cũng là sai lầm không nên mắc phải, đó là sự thiếu chặt chẽ về hậu cần.
Vào tháng Ba, cụm phía đông của lực lượng mặt đất Nga được chia thành hai tuyến, phía bắc và phía nam đồng bộ xuyên suốt. Kế hoạch tác chiến là bao vây quân chủ lực miền Đông Ukraina và tiêu diệt. Để hoàn thành vòng vây trước khi quân đội Ukraine bỏ chạy, quân Nga vẫn học theo chiến thuật của quân đội Liên Xô. Quân đội thiết giáp mang theo thiết bị vượt quá trọng tải và vứt bỏ nếu xuất hiện sự cố, do đó đạt được tốc độ xâm nhập hàng trăm kilomet mỗi ngày. Nhưng vẫn câu nói trên, quân Nga không có sức mạnh bằng quân đội Liên Xô, không thể học theo chiến thuật của quân đội Liên Xô.
Chiến thuật của quân đội Liên Xô là dựa vào hậu phương xen kẽ, có bộ đội tác chiến và lực lượng hỗ trợ hậu cần nhanh chóng bám đuôi, vừa ổn định và bảo vệ đường tiếp tế, bộ đội hậu cần vừa thu hồi trang thiết bị hỏng hóc.
Nhưng trên chiến trường Ukraine, lực lượng hậu cần Nga thì sao?
Quân đội Nga xen kẽ với các thiết bị hỏng hóc mà quân đội vứt bỏ, không có lực lượng hậu cần để thu hồi, dẫn đến lãng phí rất nhiều thiết bị.
Thực ra đây cũng không phải là điều đáng sợ nhất. Đáng sợ nhất là phía sau đợt sóng tấn công đầu tiên của quân Nga, không có đợt quân thứ hai tiến theo, yểm hộ đường tiếp tế. Điều này khiến đoàn xe vận chuyển vật tư của quân đội Nga ở tiền tuyến bị bộc lộ và phải hứng chịu hỏa lực của quân đội Ukraine, một số lượng lớn xe tải của quân đội Nga đã bị phá hủy trên đường.
Cuộc tấn công vào đường tiếp tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hành động tác chiến của quân đội Nga ở tiền tuyến, thậm chí khiến quân đội Nga ở giai đoạn sau thiếu nguồn cung cấp nhiên liệu, và phải loại bỏ một loạt thiết bị.
Vì vậy đến tháng Tư, quân Nga bắt đầu rút lui, bởi vì vật tư thiếu thốn, đừng nói đến tiến hành bao vây quân Ukraine, nếu không rút lui thậm chí sẽ bị bao vây lại.
Có thể nói, hậu cần đứt gãy là sai lầm lớn nhất trong toàn bộ hoạt động trên mặt đất của quân đội Nga. Hỗ trợ hậu cần là kỹ năng cơ bản của quân đội hiện đại, khó có thể tưởng tượng được một sai lầm cấp thấp như hậu cần đứt gãy lại xuất hiện ở một quân đội hùng mạnh như Nga.
Đây cũng là lý do tại sao trong những ngày đầu hành động của quân đội Nga, hầu hết các nước phương Tây đều mắc sai lầm nghiêm trọng về nghiên cứu và phán đoán sai về quân đội Nga. Ai có thể ngờ rằng quân đội Nga lại có thể mắc phải những sai lầm như đứt gãy hậu cần.
Sai lầm chí mạng thứ ba của quân đội Nga là nhận thức sai về mối đe dọa của máy bay không người lái.
Trên thực tế, đây cũng là một sai lầm mà ngoại giới khó có thể nghĩ tới.
Sau khi xuất quân đến Syria vào năm 2015, quân đội Nga được triển khai ở Trung Đông đã từng phải đối mặt với mối đe dọa từ máy bay không người lái.
Các hệ thống phòng không như "Pantsir-S1" của Quân đội Nga đều đã bị máy bay không người lái tấn công ở Syria và do không thích nghi với tác chiến chống máy bay không người lái nên chúng cũng bị phá hủy.
Theo logic mà nói, quân đội Nga đã từng tham chiến ở Trung Đông sáu bảy năm, nhẽ ra hiểu rất rõ về mối đe dọa của máy bay không người lái.
Nhưng trên chiến trường Ukraine, màn thể hiện ban đầu của quân đội Nga lại cho người ta cảm giác rằng họ đã chẳng thu được kinh nghiệm gì trên chiến trường Syria.
Sau tháng Tư, quân đội Ukraine bắt đầu sử dụng máy bay không người lái để tấn công quân đội Nga với số lượng lớn, nhiều hệ thống phòng không của Nga như S300 cần có sự bảo vệ của các hệ thống phòng không tầm ngắn khác đã bị máy bay không người lái phá hủy.
Tình trạng này kéo dài cho đến tháng Sáu và tháng Bảy thì quân đội Nga mới phản ứng, bắt đầu chú ý đến mối đe dọa từ máy bay không người lái của Ukraine, và Nga cũng bắt đầu sử dụng máy bay không người lái để đánh lại. Nhưng phản ứng như vậy là quá chậm.
Trong vài tháng qua, nhiều thiết bị có giá trị cao của quân đội Nga đã bị máy bay không người lái Ukraine phá hủy, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chiến đấu tiếp theo của quân đội Nga.
Vấn đề chết người thứ tư của quân đội Nga là chiến sự kéo dài không quyết.
Trên thực tế, trong những ngày đầu hành động quân sự của Nga, thái độ của các nước phương Tây là chờ xem. Họ không biết liệu Nga là một gã khổng lồ đã già đi nhưng vẫn còn đầy sức mạnh, hay chỉ là một lão già béo mập chậm chạp, nên họ chọn cách chờ xem.
Có thể thấy, trong tháng Ba, các nước phương Tây không dám viện trợ thực chất cho Ukraine mà chỉ công kích trên mặt ngoại giao và dư luận. Đến tháng Tư, quân đội Nga bắt đầu lộ rõ dấu hiệu yếu kém, các nước phương Tây mới rầm rộ chuẩn bị viện trợ quân sự cho Ukraine. Sau đó vào tháng Năm, phương Tây xác thực được Nga không còn là quốc gia hùng mạnh như Liên Xô nữa, mới vận chuyển cho Ukraina một số lượng lớn vũ khí và thiết bị, bao gồm máy bay không người lái và bệ phóng tên lửa.
Kéo dài cho đến lúc này, thì quân đội Nga sẽ khó có thể hạ gục được một Ukraine được chống lưng bởi các nước phương Tây.
Và sai lầm chết người này thực ra không thể tách rời khỏi ba sai lầm trước đó. Vì vậy, hiện tại quân đội Nga tạm thời không có năng lực tấn công, chỉ có thể lui về bờ Đông sông Dnepr, trước hết củng cố chiến quả hiện tại và oanh tạc cơ sở hạ tầng của Ukraina. Các thành phố, cơ sở năng lượng trên khắp Ukraine tiếp tục bị tập kích bằng tên lửa và máy bay không người lái trong bối cảnh Nga và Ukraine chưa thể ngồi vào bàn hòa đàm, chấm dứt xung đột. Ukraine hiện tại cũng không có khả năng tấn công quân đội Nga, hai bên đều duy trì thế cầm cự, hiện tại không bên nào là bên thắng cuộc.
Vậy ai là người chiến thắng? Nghe nói một gã có tên là “Uncle Sam” (Chú Sam).
PHÓ ĐỨC AN 16.11.2022
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.