Đăng ngày:
Chính phủ Áo đã tiến hành cuộc chiến pháp lý kéo dài nhằm nắm giữ chủ
quyền ngôi nhà ở miền bắc nước này, với mục đích tránh cho địa điểm mà
Adolf Hitler đã sinh ra ngày 20/04/1889 không trở thành nơi « hành
hương » của phe tân quốc xã.
Tòa nhà có diện tích 800 mét vuông
nằm ở số 15, đường Salzburger Vorstadt , trung tâm Braunau am Inn, gần
biên giới với nước Đức, sẽ được nâng cao lên với mái mới, và được cơi
nới rộng thêm. Ông Hermann Feiner, người chịu trách nhiệm về dự án của
chính phủ nhận định, giao tòa nhà này cho cảnh sát là cách tốt nhất để
bình thường hóa.
Cũng nhờ phương án thận trọng « tu sửa tối thiểu
về hình thức » mà văn phòng kiến trúc Áo Marte đã thắng cuộc gọi thầu
của châu Âu – theo chủ tịch hội đồng giám khảo Robert Wimmer. Trước đó
nhiều giải pháp đã được đề ra, kể cả việc đập bỏ tòa nhà hay thay đổi
hẳn kiến trúc.
Việc sửa chữa sẽ tốn 5 triệu euro, do Nhà nước tài
trợ, dự kiến hoàn tất vào đầu năm 2023. Bộ trưởng Nội vụ Áo Karl
Nehammer tuyên bố : « Một chương mới hướng về tương lai sẽ được mở ra, đối với căn nhà thuở nhỏ của một nhà độc tài, một tên sát nhân hàng loạt ».
Sau
một loạt những rắc rối kéo dài, đến năm 2019 chính phủ Áo đã chính thức
trở thành sở hữu chủ của tòa nhà này sau khi thuê trên 40 năm, và có
thể đã tiến hành thủ tục trục xuất.
Đôi dòng về lịch sử
Tòa
nhà hai tầng thuộc sở hữu của gia đình Pommer từ hơn một thế kỷ. Sau
khi sáp nhập nước Áo năm 1938, đảng quốc xã NSDAP đã mua lại tòa nhà nơi
Hitler sinh ra với cái giá cao gấp bốn lần so với giá thị trường. Sau
chiến tranh, Nhà nước Áo tịch thu căn nhà, bán cho chủ cũ với giá tượng
trưng, và thành phố Braunau am Inn thuê lại làm phòng học rồi làm thư
viện trường.
Đến năm 1972, bộ trưởng Nội vụ Áo thu hồi hợp đồng.
Năm năm sau, một hiệp hội trợ giúp người khuyết tật vào làm việc tại
đây, trước nhà có dựng một tượng đài với dòng chữ « Vì hòa bình, tự do và dân chủ, vĩnh viễn không còn phát-xít. Hàng triệu cái chết khuyến khích chúng ta điều ấy ». Tòa nhà xuống cấp dần với thời gian, nhưng gia đình Pommer từ chối bỏ tiền tu sửa.
Không
còn ai cư ngụ kể từ năm 2011, nơi đây trở thành địa điểm « hành hương »
của phe tân phát-xít. Vì là di tích được xếp hạng, tòa nhà không thể bị
phá hủy nếu Vienna không trục xuất chủ cũ. Ông Gerhard Baumgartner,
giám đốc Trung tâm tư liệu kháng chiến Áo, muốn thay thế tòa nhà bằng
một trụ sở lính cứu hỏa hay siêu thị, để tránh những kẻ cực hữu đến chụp
hình trước nhà. Nhưng rốt cuộc phương án đồn cảnh sát đã được chọn.
Nước
Áo, bị Đức quốc xã sáp nhập năm 1938, từ lâu vẫn có thái độ phức tạp
với quá khứ. Sau Đệ nhị Thế chiến, nhiều chính phủ liên tiếp tự coi là
« nạn nhân hàng đầu của phát-xít », chối bỏ sự đồng lõa của nhiều người
Áo trong số các tội ác của Đệ tam quốc xã. Chỉ đến giữa thập niên 80,
mới bắt đầu có quan điểm phê phán.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.