Ảnh đường ray Cát Linh – Hà Đông của
Chi Trần.
|
Ghi chú của Thụy My :
Tác giả có đôi chút nhầm lẫn về tên gọi. « Metro » (thường ở
những nước không dùng tiếng Anh) hay « subway » đều như nhau,
được định nghĩa là « phương tiện vận chuyển công cộng ở đô thị, thường
đi ngầm dưới lòng đất, nhưng vẫn có thể chạy trên cao, và hiếm khi trên mặt đất
– thường dành cho tramway ».
Đến 900 triệu đô cho 13 km đường sắt trên cao, tương đương
69 triệu đô/km. Đây là mức tiệm cận suất đầu tư Metro của thế giới (70-80 triệu
đô/km). Đương nhiên, đó là suất đầu tư đi ngầm dưới lòng đất tốc độ cao, công
nghệ hiện đại và các công trình phụ trợ.
Trườn với vận tốc 35 km/h uốn lượn khúc khuỷu xé không gian
thủ đô, bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói tàu Cát Linh – Hà Đông êm hơn tàu Thống
Nhất. Bộ trưởng Thể thật là khéo hoài cổ. Giữa thời 4.0, so sánh con rùa xanh
với con ốc sên đỏ Pháp thuộc để ru ngủ nhân dân.
Tiến sĩ Phạm Sanh, chuyên gia quy hoạch hạ tầng nói với tôi:
Cái vô lý nhất của Cát Linh – Hà Đông là làm trên cao nhưng chi phí ngang với
làm ngầm. Và nữa, với tốc độ như vậy, nó hoàn toàn không thể thay thế xe bus
trong giao thông đô thị.
Có 681 nhân sự cho 13 km, tức là 52 người phục vụ 1 cây số.
Cụ thể nữa, cứ gần 20 mét đường, ta lại có một vị la hán. Để phục vụ tuyến này,
có tổng cộng 55 bác tài. Đây là tiêu chuẩn của Trung Quốc chuyển giao sang.
Chúng ta vẫn phải đợi thời gian nữa để thấy các bác tài cau
có vắt chéo chiếc khăn lau mồ hôi trên vai sẽ lái những con trâu sắt dọc ngang
thủ đô. Trong khi bốn tháng trước, Thượng Hải vừa vận hành Metro không người
lái. Có ba đô thị Trung Quốc đã vận hành hệ thống Metro không người lái. Hoàn
toàn tự động.
Thượng Hải, vừa tăng mạng lưới tàu điện ngầm lên đến 672 km.
Bắc Kinh, có hệ thống tàu điện ngầm lên đến 900 km dưới lòng đất sẽ được vận
hành bằng công nghệ tự động cấp 4, cấp cao nhất đối với hệ thống đường sắt đô
thị. Tuyến tàu điện ngầm của BK đã có gần 50 năm trước.
Không phải Metro, Subway mới là xu hướng chủ đạo của thế
giới. Nỗ lực của Trung Quốc là ngầm hóa đường sắt đô thị. Tại sao họ lại tư vấn
chuyển giao cho Việt Nam thứ công nghệ
thời Napoleon ở truồng với giá ngất ngưỡng như vậy?
Lại nữa, ngó nghiêng quy hoạch 8 tuyến Metro của Hà Nội, chủ
yếu trên cao, có tuyến vừa ngầm vừa trên cao. Nếu cứ đội vốn kinh khủng như
vậy, Hà Nội sẽ mất bao nhiêu tiền? Với công nghệ và tốc độ như vậy, nó có trở
thành lựa chọn của người dân đô thị. Hay là dốc cả núi tiền để xây một hệ thống
mạng nhện hoang phế?
Quan trọng là, vừa chắp vá, vừa cuốn chiếu 8 tuyến Metro
này, Hà Nội sẽ mất 50 thậm chí cả trăm năm nữa. Lúc đó, nhân loại đã tự tiến
hóa, mọc cánh bay giữa trời rồi. Đặc biệt, 50 hoặc 100 năm nữa, Hà Nội sẽ phải
giải quyết vấn đề ngầm hóa, mà Trung Quốc đã giải quyết hôm nay.
Hiện tại của Trung Quốc bắt nhịp thế giới. Và tương lai của Việt Nam là đuổi bắt quá khứ của Trung Quốc.
Thật là một đỉnh cao nham hiểm !
FB NGUYỄN TIẾN TƯỜNG 15.08.2018
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.