Khi việc giáo dục
những ông trời con được đổ hết cho nhà trường để cha mẹ ông trời con đó chạy
theo điều họ muốn.
Nhìn đi thì có
nhìn lại, trước khi chúng ta có cái nhìn khắt khe với thầy cô, thì cũng nên
hiểu trẻ con thời nay dạy không hề dễ. Cuộc sống khấm khá lên không đồng hành
với việc những đứa trẻ có được sự căn bản từ trong tổ ấm mà chúng được sinh ra.
Không ít những đứa trẻ được ra đời khi cha mẹ chúng không biết phương pháp giáo
dục nào để con cái có thể phát triển bình thường. Thế nên, thuật ngữ "học làm cha mẹ" đã trở thành
câu nói cửa miệng của thời nay mà chưa thấy nhiều "học trò xuất sắc" từ các khóa "học làm cha mẹ".
Đấy chưa nói, cha
mẹ thời nay hầu hết thuộc thế hệ mới giàu, mới tạm thoát đồng ruộng nhưng vẫn còn
ít nhiều văn hóa nông thôn. Coi con mình là trời, nuông chiều quá đáng rồi thả
đấy cho nhà trường gánh hết, lo lao vào việc kiếm tiền, ăn chơi nhậu nhẹt bồ
bịch và đủ các việc trên đời để họ tìm vui. Có gì thì đến nhà thầy cô đưa cái
phong bì và nghĩ rằng mọi thứ sẽ được tiền giải quyết. Thế đấy.
Đồng tiền sẽ
khiến người ta đòi hỏi một dịch vụ giáo dục tốt. Điều này cũng là bình thường
đối với thị trường. Nhưng nhân cách con người thì không đồng nghĩa với thị
trường đâu khi mà các vị còn chưa sòng phẳng với con cái mình và với việc giáo
dục con cái mình. Các vị cần dạy con trước khi đưa nó đến trường, và các vị là
người dạy chính, chứ không phải các thầy cô.
Chứ chẳng thể ở
nhà biến con mình thành những ông trời con, chiều tới cái cọng tóc và đến
trường cũng bắt thầy cô phải đội những ông trời ấy lên thiên đình. Ơ hay nhỉ,
ông trời nặng thì ông trời ngã. Mà ngã thì đau, phải sòng phẳng mà chấp nhận
chuyện đó chứ?
Tôi hoàn toàn
chia sẻ với không ít các thầy cô giáo ngày hôm nay. Không chỉ phải dạy mà phải
như con ở thằng nô của các ông trời con lẫn cha mẹ ông trời con, ông cố nội của
những ông trơi con ấy. Làm người mà, có những lúc sức chịu đựng quá giới hạn,
không kiềm chế được là kiểu gì cũng có chuyện. Mà chuyện nào là to chuyện đó.
Đấy chưa nói, ông
nào cũng cầm lăm lăm cái điện thoại, bà nào cũng lăm lăm cái điện thoại, kiểu
tao tung hết lên mạng cho mày mất việc, tao cho cả thế giới này vào rỉa rói cấu
cắn mày cho mày biết mặt. Thế đấy, vừa đội các ông trời ấy lại vừa bị cái gọng
kìm vô hình của thời công nghệ xiết chặt. Làm thầy cô thời nay có còn sướng
không?
Thế nên cô bạn
giáo viên của tôi có lần tâm sự, đi dạy bây giờ không chỉ yêu chiều học sinh,
mà còn cả nhịn nhục nữa.
Suy cho cùng,
việc quan tâm đến con, chia sẻ với con; việc phối hợp cùng nhà trường trong
việc giáo dục con là việc các ông bà nên làm. Chứ đừng ném nó vào trường rồi
chạy theo tiền, theo những thú vui cá nhân. Đến khi có chuyện gì xảy ra thì đổ
cho trường, cho cô giáo, là không công bằng với chính con cái các vị, chứ không
phải chỉ với người bị đổ lỗi.
Thầy cô giáo có
chút lỗi lầm gì thì các bạn xúm vào chửi tơi bời. Cũng dễ hiểu, trót mang cái
nghiệp làm thầy, thì cứ phải là như thánh mẫu. Tôi nghĩ rằng, việc chúng ta đòi
hỏi thầy cô phải mẫu mực không có gì sai, thậm chí là cần thiết. Nhưng khi có một
mâu thuẫn gì đó, dùng văn hóa đầu đường xó chợ để xử lý các thầy cô là việc làm
đáng phỉ báng nhất.
Cùng ngồi lại,
yêu thương, chia sẻ và thấu hiểu không có gì thừa cả.
FB HOÀNG NGUYÊN VŨ 06.03.2018
(Tựa bài do Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.