Câu
chuyện cô giáo phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh học sinh ở Bến Lức, Long An làm
tôi nhớ tới bộ phim Tokyo Sonata, có
nhân vật người chồng kiểu mẫu Nhật (khô khan, gia trưởng, độc đoán) bị mất việc
nhưng giấu không nói cho vợ con biết. Đến tháng vẫn xoay sở đưa tiền lương cho
vợ, còn mình thì xếp hàng ăn đồ ăn từ thiện phát miễn phí ngoài công viên.
Người
vợ cũng kiểu mẫu Nhật (nhẫn nhục, dịu dàng, tận tụy) có lần nhìn thấy chồng
trong công viên nhưng im lặng không nói gì. Đến một hôm, ông chồng nổi cơn đập
thằng con trai te tua vì nó giấu cha mẹ đi học piano, bị ông phát hiện. Người
vợ trong lúc tức giận trước sự thô lỗ của người chồng, đợi đứa con đã lên gác,
mới nói thẳng với chồng là bà đã nhìn thấy ông ta xin đồ ăn miễn phí.
Ông
chồng ngỡ ngàng hỏi: Em biết sao không nói gì? Bà vợ đáp: Nói ra thì anh còn
quyền uy gì trong cái nhà này nữa? Và trước khi bỏ đi chỗ khác, bà ấy vứt bỏ
hết mọi nhẫn nhục, dịu dàng, tận tụy, văng tục một câu, khẽ thôi, nhưng khiến
ông chồng chết lặng: Quyền uy cái cục shit!
Nghĩ
mà coi! Một người thầy giáo, cô giáo, họ chỉ có chút quyền uy với lũ học trò
nghịch ngợm. Với bảng đen phấn trắng và cây thước trong tay, điểm số trong sổ
để có chút quyết định tối thượng trong lớp học. Để bằng sự kính nể nhỏ nhoi
kia, đứa học trò may ra lớn lên đàng hoàng, ngay ngắn.
Còn
khi bước ra khỏi cửa lớp, cổng trường, vai trò của người thầy thực yếu ớt đến
dường nào? Họ không có địa vị hay quyền lực gì trong xã hội ngoài sự tôn trọng
mang tính nhân văn mà xã hội tự quy định “Nhất
tự vi sư, bán tự vi sư”, “Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Chính chúng
ta là những người tự giác nâng tầm nghề giáo lên thành một nghề cao quý, để làm
gì? Để họ còn có được một hình ảnh thiêng liêng, để con cái chúng ta nhìn vào
mà nể trọng, mà lo học hành.
Biết
bao nhiêu đứa con nít, ở nhà cha mẹ nói nó cãi xon xỏn, nhưng nghe tiếng thầy
cô là nó sợ một phép! Thầy cô có cho nó ăn, cho nó mặc đâu mà nó phải sợ? Cái
sợ đó hình thành từ quyền lực thiêng liêng thầm kín, hình thành bởi cả một xã
hội mặc nhiên kính trọng người thầy. Tâm thức kính trọng đó lan tỏa lên đứa
trẻ, làm nó kính trọng theo. Chứ ngoài ra, ai nghĩ rằng mọi người thầy đều đánh
đòn hay phạt quỳ là khiến đứa trẻ sợ?
Nói
về phạt quỳ. Tôi thấy không vấn đề ẩn ức gì cao đạo khi một đứa trẻ dưới 6 tuổi
bị phạt quỳ gối trong góc nhà, góc lớp khi nó làm sai. Người Á đông coi đó là
hình phạt làm đứa trẻ biết khiêm nhường, ngoan ngoãn. Hồi nhỏ tôi cũng bị, và
nếu tôi có con, thà phạt quỳ trong góc còn hơn đánh nó.
Tuy
nhiên, hình phạt này qua khỏi 6 tuổi là không ổn. Đứng khoanh tay trong góc hay
úp mặt vào tường là vừa rồi, quỳ với một cá nhân trên 6 tuổi là không nên. Cô
giáo đó đã sai. Mà những cô giáo nói chung thì xin lỗi, sự văn minh của họ cũng
có giới hạn.
Làm
sao một người quanh năm chỉ loay hoay với đám con nít, bài vở thì 20 năm vẫn
nhai đi nhai lại, không đi đâu xa, không gặp ai mới… Làm sao cô ấy văn minh hơn
đây? Cho nên với một cô giáo vùng ven của một tỉnh lỵ, việc phạt học trò quỳ
gối không phải là cá biệt. Và tôi đoán, cô cũng không coi đó là một sự sỉ nhục
gì quá đáng. Cho nên, chính cô ấy, mới thật dễ dàng làm sao, quỳ gối trước những
kẻ khác!
Cái
làm tâm trí tôi chấn động chính là hành động chấp nhận quỳ gối của một người
thầy, một người trưởng thành, một cá nhân có đầy đủ suy nghĩ tỉnh táo cùng một
điều buộc không thể quên: Lòng Tự Trọng.
Mà
có báo viết, cô ấy quỳ đến 40 phút!
Tôi
thật, không thể tưởng tượng nổi.
Cô
giáo kia không có lòng tự trọng đã đành! Tôi thấy chua chát lắm! Nhưng còn các
người, các người đang làm gì vậy?
Xã
hội này chưa đủ bẩn thỉu, tệ hại hay sao?
Chúng
ta đã từng chứng kiến và chửi rủa bọn thiếu niên hôn ghế thần tượng ca nhạc,
rồi cả thanh niên gần 30 tuổi quỳ gối lạy thần tượng Jack Ma. Đó là những hình
ảnh hot, giật gân được truyền thông lan tỏa khắp nơi. Còn những hình ảnh nhan
nhản mỗi ngày khác. Cảnh cha nát rượu, mẹ cờ bạc. Cảnh con chửi mẹ, em giết
anh… Đâu có thiếu gì. Xã hội chúng ta chưa đủ kinh tởm sao?
Văn
hóa suy đồi, lòng người hoang dã. Không đức tin, không giá trị. Mọi thứ đảo
lộn, tất cả bị chi phối bởi quyền lực và tiền lực. Những bức tường gia phong,
nề nếp, lễ giáo, tiết hạnh… đều đã bị xô đổ hết rồi. Okay, có khi các người đã
nhân danh “sự tiến bộ” mà xô đổ
chúng. Nhưng còn có những thứ chúng ta phải gìn giữ chứ? Sao không cố mà giữ
lấy chút thành trì còn sót lại? Nếu gẫy đổ hết rồi thì ta còn biết nương tựa
vào đâu mà sống?
Sự
tôn trọng dành cho người thầy, phẩm giá của họ có làm ảnh hưởng gì đến các
người không mà các người nỡ hủy diệt đi như vậy?
Cứ
nhìn đi, khi cái tin cô giáo bị quỳ gối ấy lan truyền trên mạng, bao nhiêu đứa
con nít, con của chính các người đấy, đọc được tin. Và chúng nó sẽ nhìn về thầy
cô mình như thế nào? Rồi mai đây, ai có thể dạy dỗ chúng đây?
Hãy
tưởng tượng cảnh cả đám con nít cười giỡn kháo nhau: mày đừng sợ, thầy mà rầy
phạt, mình về méc cha mẹ mình, đánh cho ổng một trận, bắt phạt quỳ luôn!
Những
đứa trẻ không có gì để sợ đó, nó sẽ lớn lên thành người như thế nào?
Và
nói riêng với cái bọn phụ huynh ở Long An, cái bọn bắt cô giáo phải quỳ ấy! Tôi
không tin rằng con của chúng là những đứa trẻ ngoan. Làm sao bọn cha mẹ mất dạy
đó có thể có được con ngoan?
Ngày
hôm nay cha mẹ bắt cô giáo phải quỳ. Tôi tin tương lai không xa, con cái chúng
sẽ bắt chúng, cha mẹ, phải quỳ thôi. Tin tôi đi! 20 năm nữa nếu có chuyện đó,
khi đọc tin trên báo, các bạn hãy lục lại xem có phải con của thằng Luật gia gì
đó không nha! Tôi còn chả buồn nhớ tên của nó. Khinh đến không muốn nhớ.
Câu
chuyện quỳ tưởng nhỏ, nhưng nó chính là hồi chuông cuối cùng, là giọt nước tràn
ly, báo hiệu nền văn hóa của xứ sở này đã hoàn toàn đổ vỡ.
FB PHAN HÂN 06.03.2018
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.