mardi 19 novembre 2019

Mạnh Kim - Thờ ơ với Hồng Kông, thế giới đã cúi đầu trước Bắc Kinh


Cho đến thời điểm này, có thể nói cuộc chiến đòi tự do và dân chủ Hồng Kông  gần như không thể thành công. Không-thể-thành-công là cách nói nhẹ hơn để tránh phải dùng từ “thất bại”. 

Chính quyền Hồng Kông, tay sai Bắc Kinh, đã không hề nhân nhượng. Không mảy may cơ hội nào để họ chấp nhận năm yêu sách của người biểu tình. Chính quyền thậm chí tận dụng tất cả nguồn lực mạnh nhất để bằng mọi giá trấn áp cuộc cách mạng đẹp nhất thế kỷ 21 tính đến thời điểm này.

Hồng Kông  đã làm mọi cách có thể. Hoàng Chi Phong và những người bạn của mình đã chòi đạp và vùng vẫy hết sức có thể. Lá cờ đen “Tự do cho Hương Cảng” đã bay cao hết mức có thể. Cuộc chiến của họ đang ở giai đoạn cuối cùng. 

lundi 18 novembre 2019

Bùi Chí Vinh - Máu từ Hồng Kông chảy đến Trường Sa



Sinh viên bị bắt tại đại học Bách Khoa Hồng Kông ngày 18/11/2019.

Máu t Hng Kông không được phép lãng quên
Tôi ch
n ta bài thơ t đ tài thi s
Đ
ường đến trường PolyU đã ngp máu sinh viên
Dòng máu b
t khut bi tro tàn quá kh

 
Tro tàn trong cánh tay tôi mưng m
Năm 1978 đi H
ng binh trích máu ăn th
Tro tàn ngún t
biên gii phía Tây phía Bc
K
thù t hai mt tut dao lê

Hồng Kông : Trận địa PolyU vẫn đứng vững, cảnh sát tiếp tục vây hãm



Cổng trường PolyU bi phóng hỏa, cảnh sát bị chận bước, tối 17/11/2019.

(Tổng hợp) Cho đến chiều nay, thứ Hai 18/11/2019 hàng trăm người biểu tình Hồng Kông tại trường đại học Bách Khoa (PolyU) trên bán đảo Cửu Long vẫn bị cảnh sát vây hãm bên trong.

Nửa đêm hôm qua, sinh viên sau khi đẩy lùi được một đợt tấn công của cảnh sát, đã phóng hỏa cổng chính của nhà trường, nhờ đó họ bảo vệ được "trận địa". Giờ đây trong ánh sáng ban ngày, tình hình không hề được cải thiện, đây là cuộc đối đầu căng thẳng nhất kể từ đầu phong trào hồi tháng Sáu đến nay.

Lê Văn Luân - Freedom is not free



Những người già, những cha mẹ sinh viên, thanh niên Hồng Kông, vào ban ngày, đã biểu tình và trưng những tấm biển như: Đừng đánh những đứa trẻ của chúng ta; đừng bắn vào những đứa trẻ của chúng ta.

Những người trẻ thì viết dòng chữ: Giết tôi hoặc tự do cho tôi. Người khác thì tuyên bố: Tôi đã sẵn sàng chết cho đêm nay.

Và bây giờ thì quân đội Trung Quốc đang bao vây và càn quét những người đang đấu tranh cho tự do của Hồng Kông.

Hoàng Điệp - Đừng trông chờ vào liêm sỉ của Trung Quốc



Lịch sử Trung Quốc cho thấy họ tàn bạo từ cổ đại đến giờ. Dân tộc Hán là loại dân tộc muốn biến các dân tộc còn lại thành nô dịch cho họ, và sẽ tàn sát không tiếc tay để đạt được mục đích.

Lịch sử Trung Quốc cũng ghi lại những cuộc tắm máu tranh giành quyền lực, thủ đoạn âm mưu để giữ quyền lợi, thủ đoạn từ đám đàn bà trong hậu cung đến các thế lực triều chính.

Từ Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn nho, giết người không ghê tay để xây được Vạn lý Trường thành.

Mai Quốc Ấn - Nhìn Hồng Kông đi !



Hồng Kông, đang ở thời khắc có lẽ đen tối nhất lịch sử của mình. Người Hồng Kông  đang tranh đấu cho những giá trị sống cơ bản nhất về quyền làm người. Và mọi chuyện chỉ thực sự tồi tệ khi Hồng Kông  được trao trả về cho Trung Quốc.

Nếu tìm hiểu sâu về những địa danh như Tây Tạng, Tân Cương, người Duy Ngô Nhĩ khi rơi vào tay chính quyền Trung Quốc sẽ thấy những hiện thực tàn khốc. Lại tiếp tục tìm hiểu về cách chính quyền Trung Quốc tạo ra “đại nhảy vọt”, cải cách văn hoá”, Thiên An Môn và nhất là ứng xử với người tập Pháp Luân Công sẽ thấy sự khốc hại “thành nếp”.

Hãy nhớ cảnh sát Hồng Kông  tuân thủ luật pháp thế nào trước khi họ bị “đồng hóa” bằng sự tàn ác của “mẫu quốc”. Thật thảm thương, trăm năm dân chủ Hồng Kông  gần như bị xóa sạch, sau chừng hai thập kỷ khi đất Hương Cảng trao về tay chính quyền Trung Quốc.

Trung Quốc : Những bằng chứng « thanh lọc chủng tộc » người Duy Ngô Nhĩ



Harmony New Village ở Hòa Điền, Tân Cương, nơi giam giữ khoảng 300 người Duy Ngô Nhĩ.
(La Croix 18/11/2019) Nhật báo Mỹ The New York Times có được trên 400 trang tài liệu mật chứng minh từ năm 2014 đã có kế hoạch đàn áp và tiêu diệt « không nương tay » người Duy Ngô Nhĩ và những sắc tộc thiểu số khác theo đạo Hồi ở Tân Cương, Trung Quốc. Trên một triệu người đã bị nhốt vào các trại cải tạo lao động.

Đối với những ai vẫn còn hoài nghi về tiến trình thanh lọc chủng tộc đang diễn ra tại Tân Cương từ nhiều năm qua, các bằng chứng chính thức đã xuất hiện.

dimanche 17 novembre 2019

Thái Bá Tân - Hồng Kông



Cuộc chiến không cân sức ở trường đại học Bách Khoa Hồng Kông rạng sáng ngày 18/11/2019.
“Chúng tôi s chiến đu
Đ
ến hơi th cui cùng”.
Vâng, h
đang chiến đu
Đ
ến hơi th cui cùng.


Nhiu bn tr đã chết
Trong tr
n chiến tay không.
Mà th
ế gii có v
Th
ơ vi Hng Kông.

Hồng Kông: Tình hình nguy cấp tại đại học Bách Khoa



Ngay cả đội ngũ nhân viên y tế muốn rời khỏi khuôn viên ĐHBK cũng bị bắt!
Cảnh sát bao vây trường đại học Bách Khoa Hồng Kông tối nay Chủ nhật 17/11/2019, với AR15. Mọi người đang lo sợ một Thiên An Môn 2019. Tình hình sẽ được cập nhật thường xuyên. 

AFP: Cảnh sát Hồng Kông đêm Chủ nhật rạng sáng thứ Hai 18/11/2019 cảnh cáo có thể sử dụng “đạn thật” nếu phải đối phó với người biểu tình dùng “vũ khí sát thương”. Đây là cảnh báo đầu tiên loại này kể từ đầu phong trào phản kháng cách đây 6 tháng, trong một video phát trực tiếp trên Facebook.

Một cảnh sát hôm Chủ nhật bị thương vì trúng một mũi tên bắn đi từ một trường đại học đã trở thành hậu cứ chính của người biểu tình đòi dân chủ.

Demosisto: Cảnh sát Hồng Kông hoàn toàn dối trá. Họ nói người đấu tranh có thể rời đại học Bách Khoa, nhưng ngay sau đó họ cố tình bắn hơi cay ở lối ra, còng tay tất cả đội ngũ cấp cứu đang rời khỏi khuôn viên trường.

samedi 16 novembre 2019

Lê Học Lâm - Tám chuyện về Trần Long Ẩn



1. Chuyện Trần Long Ẩn đang chạy chọt giải thưởng Hồ Chí Minh, cũng nghe râm ran trong giới. Nay trong cuộc họp giao ban quý III/2019 của Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật TP.HCM ngày 10/11, nhạc sĩ Trần Long Ẩn phát biểu: “Chúng tôi đề xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược. Văn học, nghệ thuật độc hại của nó xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ở miền Nam và hiện nay không thể tẩy xóa”.

2. Biết anh nổi danh trong giới vì nghệ thuật chuyên đi dưới gầm bàn, nên khá bất ngờ vì công khai phát ngôn phi logic. Nếu trước đây vài chục năm, anh Ẩn phát ngôn thời Lê Duẩn thì phù hợp. Bất kỳ phát ngôn nào cũng phải phù hợp với ngữ cảnh, với điều kiện kinh tế xã hội. Mà anh lại phát ngôn ngay trước Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân chớ.

3. “Gừng già gừng càng cay” nhưng đó là gừng và anh không phải gừng. Với con người, tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp và tư duy càng phân liệt. Năm nay, anh đã trên 75 hay 77 gì đó, bởi anh nhiều giấy khai sinh. Nhưng “nhân sinh thất thập cổ lai hy”, anh đã qua thất thập rồi.

Đặng Bích Phượng - Đôi khi phủ nhận người khác, là tự diệt mình



Thời còn chiến tranh, nhà em có cái đài Xiongmao. Khi ko có ai, nhà em ghé sát tai vào đài, vặn thật nhỏ, dò tìm đài "địch", chỉ để nghe các bài hát "nhạc vàng". 

Dò khó lắm, rất ít khi tóm được đài địch, lại còn sợ bị mắng khi bị bắt quả tớm ấy chứ. Khổ, có nghe được rõ đâu? Sóng kém, nghe cứ lẹt xẹt suốt mà vẫn cố.

Hồi đó cứ nghe mãi kiểu nhạc khúc quân hành, nghe nhạc vàng nó làm tâm hồn mình mềm lại, xao xuyến lắm. Cùng là chiến tranh, một bên cứ phải lên gân lên cốt, còn một bên thì cứ da diết, buồn thương.

vendredi 15 novembre 2019

Hồng Kông hiện đại chiến đấu bằng vũ khí thời Trung Cổ

Xung trận ở Cross Harbour Tunnel, 15/11/2019.

Giàn ná khổng lồ bằng gỗ, những phi tiễn đỏ rực được bắn đi bằng cung, bom xăng tự tạo, bàn chông bằng tre chắn đường…Để đối phó với cảnh sát, người biểu tình đòi dân chủ Hồng Kông phối hợp giữa các chiến thuật thời hiện đại và thời Trung Cổ.

Từ đầu tuần, rất nhiều đường phố, ngã tư và đại lộ ở trung tâm tài chính nổi tiếng này đã bị phong tỏa bằng nhiều bàn chông tre và những rào chắn thô sơ, theo kiểu đã dùng trong những cuộc chiến cách đây nhiều thế kỷ.

Các trường đại học trở thành tâm chấn của phong trào, và trong những ngày qua, một số trường đã thành bãi chiến trường thật sự. Những vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đã diễn ra trong nhiều tiếng đồng hồ ngay trong khuôn viên nhà trường.

Trần Trung Đạo - Trần Long Ẩn, con sâu đo trên cành lá mục


Sài Gòn trước 30-4-1975 có một phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”. Những nhạc phẩm của phong trào này được viết bởi những nhạc sĩ trẻ có lòng yêu nước rất ngây ngô, khờ dại.

Trong giảng đường đại học, trong sân trụ sở Tổng hội Sinh viên ở số 4 Duy Tân Sài Gòn, dọc hành lang cư xá sinh viên Minh Mạng, tiếng hát của ước mơ “hòa bình thống nhất độc lập tự do” vang lên. Phần lớn không biết chiếc bánh “hòa bình thống nhất độc lập tự do” sẽ là màu gì hay tròn méo ra sao.

Bên cạnh các nhạc sĩ có căn bản nhạc lý vững vàng như La Hữu Vang với “Tổ quốc ơi ta đã nghe” cũng có những người đang tập kẻ những khung nhạc lần đầu như Trần Long Ẩn với “Người mẹ Bàn Cờ”.

Tạ Duy Anh - Đừng chửi nữa, các bạn


Nhiều người chửi ông ĐXD, ông TLA, ông MQL quá trời, vì những gì các ông ấy nói và viết.

Những gì các ông ấy nói và viết tất nhiên đều rất đáng để bạn buông lời tục tĩu, nếu không sợ phí lời. Vì nó dối trá, nịnh bợ, tầm thường, xúc phạm văn hóa, chia rẽ dân tộc, phỉ báng lịch sử và…có động cơ rất xôi oản.

Chỉ những ai tâm thần, hoặc hoàn toàn không có tí tài vụn nào, thì mới nghe và tin lời của họ. Còn lại, nói như đại thi hào Gớt: Đến chó cũng không mong điều đó.

Nguyễn Chính - Thư ngỏ gửi nhạc sĩ Trần Long Ẩn


Anh sinh năm 1944, lớn hơn tôi hai tuổi, nên theo phép lịch sự tôi gọi bằng anh. Xét về tuổi tác thì chúng ta có thể tạm gọi là “đồng thế hệ” nhưng không phải là “đồng chí” vì chúng ta không cùng chí hướng.

Về giáo dục, chúng ta được đào tạo từ nền giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, nhưng về chí hướng thì năm 1972 anh rời Sài Gòn để vào vùng giải phóng.

Anh ra đi bí mật đến nỗi mẹ anh ở Bình Định cũng không biết anh đi đâu. Mẹ anh đã tốn nhiều công sức, thời gian và kể cả tiền bạc đi tìm đứa con trai đi biệt tích, nhưng chẳng thấy tăm hơi. Sau ngày “giải phóng”, hai mẹ con mới gặp lại nhau.

Từ cộng sản sang tư bản phi dân chủ, Trung Quốc ưu tiên cho công nghệ

Huawei Connect, sự kiện về trí tuệ nhân tạo (AI) thường niên được tổ chức tại Thượng Hải ngày 18/09/2019.

Le Monde trong loạt bài về sự thay đổi của thế giới từ 1989 đến 2019, đề cập đến « Sự báo thù của Trung Quốc ». Năm 2008, Bắc Kinh phô trương thành tựu về kinh tế cho toàn thế giới nhân Thế vận hội, và từ 2012, Tập Cận Bình tranh giành với Hoa Kỳ vị thế hàng đầu về công nghệ, đồng thời củng cố quyền lực. 

Lâu nay châu Âu và Hoa Kỳ vẫn có cái nhìn khoan hòa và lạc quan về một Trung Quốc đang trỗi dậy, chấp nhận cho Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tổng thống Mỹ Bill Clinton tin rằng kinh tế thị trường và internet sẽ mang lại dân chủ cho người dân Hoa lục.

Nhưng Trung Quốc đã chuyển đổi từ cộng sản sang tư-bản-không-dân-chủ, một sự kiện chưa có tiền lệ, và năm 1989 của Trung Quốc trái ngược hẳn với những gì diễn ra ở Đông Âu và các nước thuộc khối Liên Xô cũ. Hôm 04/06/1989, khi Công đoàn Đoàn Kết giành thắng lợi rực rỡ trong cuộc bầu cử ở Ba Lan, tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, những chiếc xe tăng đã đè bẹp mùa xuân của sinh viên trong biển máu. Nếu có bài học nào mà Trung Nam Hải rút ra được từ năm 1989 của châu Âu, thì đó là không nên chấp nhận số phận của nhà lãnh đạo Liên Xô Gorbachev.

jeudi 14 novembre 2019

Lê Thiếu Nhơn - Tuổi già ham hố


Tại cuộc họp giao ban Hội đồng Lý luận Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), nhân dịp có mặt Bí thư Thành ủy TPHCM - Nguyễn Thiện Nhân, ông Trần Long Ẩn đã tranh thủ cơ hội để phô diễn lập trường. Khổ, khi báo chí tường thuật lại, thì ông Trần Long Ẩn bị ném đá tơi bời.

Đặc biệt, trên Facebook Trần Đình Thu liên tục có ba "tút" chửi ông Trần Long Ẩn lên bờ xuống ruộng. Có thêm sự phụ họa của đội ngũ comment, thì ông Trần Long Ẩn te tua xác pháo. Tội nghiệp thân già lâm nạn!

Xưa nay, miếng thịt vẫn là miếng nhục ! Xưa nay, mấy ai muốn nuôi loại chó không biết sủa ! (Nếu chó không biết sủa thì nuôi mèo cho lành !).

Từ Thức – Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh


Gần một nửa thế kỷ, sau ngày ‘’giải phóng’', mà vẫn chưa xóa bỏ nổi, quả thực văn hoá miền Nam độc hại thiệt. 

Mặc dù cấm đoán, kiểm duyệt, đe dọa, dân vẫn nghe nhạc vàng, hát nhạc vàng hơn là nhạc không độc hại của ông này. Đau thật. 

Mặc dầu đã đốt sách, đã bỏ tù, đã hành hạ, đã bức tử các văn nghệ sĩ, ngày nay người ta vẫn moi văn thơ trước 75 ra đọc, hơn là ngồi tụng niệm Nguyễn Phú Trọng Toàn Tập, Nông Đức Mạnh Toàn tập. Ức thật. 

Ngọc Vinh - Thù hận khôn khuây


1) Cách đây mấy tháng, tôi có đưa lên phây của mình tấm ảnh nổi tiếng chụp cảnh tướng Loan bắn Bảy Lốp trên đường phố Sài Gòn năm Mậu Thân 1968 đã được photoshop. Tôi đưa vì thấy tấm ảnh có ý tưởng khá hay về hòa bình. Một ai đó đã mang cái tem thư in hình đóa hoa đặt vào vị trí bàn tay cầm súng của tướng Loan. 

Tôi rất bất ngờ khi tấm ảnh đó nhận được hai luồng comment đối nghịch và thù hận nhau. Rất nhiều người lên án tướng Loan và cho rằng việc đặt đóa hoa vào nòng súng của kẻ giết người là một việc không nên làm. Nhiều người khác cũng chống đóa hoa nhưng với lý do ngược lại: Bảy Lốp đã hành hình cả gia đình một sĩ quan Sài Gòn, kể cả người già và trẻ con, nên xứng đáng nhận lãnh phát súng trừng phạt. 

Chỉ qua một tấm ảnh photoshop của một tác giả vô danh trên mạng, tôi biết rằng dù cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc đã khép lại sau 44 năm, nhưng chiến tranh vẩn còn hiện hữu sâu đậm giữa lòng người.

Trần Đình Thu - Khi ma quỷ cũng là nhà nghệ thuật


Ông nhạc sĩ Trần Long Ẩn muốn có thật nhiều chương trình « chống phản động » và muốn dẹp nhạc Việt Nam Cộng Hòa.

Thời sinh viên tôi mê bài hát “Một đời người một rừng cây” của Trần Long Ẩn, nhưng bây giờ thì tôi muốn phát ói mửa khi nghe tên ông ấy. 

Tôi vừa đọc vừa muốn ói trước phát biểu của ông ta trong cái hội đồng mang tên “Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật TP.HCM” mà ông ta là thành viên. Những cái hội đồng chỉ tiêu xài thuế máu của nhân dân là giỏi.