lundi 19 août 2019

Bùi Chí Vinh – Hịch Sát Thát



Đêm ngủ không được vì vận nước, sáng ra viết xong bài hịch mới nhất chống ngoại xâm... 

Gt qua mi tranh lun v bãi Tư Chính
Chúng ta không c
n các hc gi đánh võ mm
Ch
úng ta không cn đám thương thuyết vi bn Tàu trong phòng máy lnh
Bi
n Vit Nam phi là ca người Vit Nam 

Cha ông chúng ta đã đ máu t ngàn xưa mi có được giang san
M
i có đt nước t i Nam Quan đến mũi Cà Mau hình cong như ch S
M
i có thm lc đa hôm nay mt cách rõ ràng
Nh
ng hòn đo tri lên bng xương th

Mạnh Kim - « Hồng vệ binh quốc tế »



"Hồng vệ binh" phản đối những người biểu tình ủng hộ Hồng Kông tại Luân Đôn ngày 17/08/2019.
Cuộc đụng độ giữa thành phần “bảo vệ” Bắc Kinh với những người ủng hộ Hồng Kông tại nhiều nước những ngày qua cho thấy một điều ít được để ý: Hàng trăm ngàn sinh viên Trung Quốc du học hải ngoại đang làm “nhiệm vụ chính trị” như là những “cơ sở Đảng” của Bắc Kinh…

Khi Tập Cận Bình đến Washington DC ngày 24-9-2015, hàng trăm sinh viên Trung Quốc đã xếp hàng hai bên đường để nghênh đón. Đây chẳng phải hành động tự nhiên và thuần túy ái quốc. 

Điều tra của Foreign Policy (7-3-2018) cho biết, Tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington đã chi tiền cho sự kiện này. Họ phối hợp với CSSA (Chinese Students and Scholars Associations – Trung Quốc học sinh học giả liên hiệp hội), với hệ thống chân rết tại hàng chục đại học khắp nước Mỹ. Một sinh viên Trung Quốc tại Đại học George Washington tiết lộ, những người tham dự đều được nhận “lì xì”. 

Vũ Kim Hạnh - Hồng Kông, « Trình » và « Tình » của họ



Nét mặt cậu bé trong ảnh dưới đây thật sáng và thông minh, đúng không, nhưng câu nói mà cậu buột miệng mới khiến chị Bùi Mai Hạnh kinh ngạc.

Chị kể. Sau gần 5 tiếng biểu tình chung với người Hồng Kông dưới nắng, tôi nghe người biểu tình nói chuyện với nhau. Một cậu bé bất ngờ quay sang hỏi tôi: Cô người Phi à? Không, tôi người Việt. Cậu bảo: “We need you”. Chúng tôi cần cô. 

Không tin vào tai mình. Vả lại chung quanh khá ồn. Tôi hỏi lại, cháu nói gì vậy? Một phụ nữ đứng bên ghé tai tôi nói to: “Cậu bé nói "We need you”. Quá đỗi ngạc nhiên! 

Cu bé và câu nói "We need you".
Làm sao một cậu bé lại có thể tự tin, tự tại và “tranh thủ kiếm đồng minh” đến thế chứ !!! Tại sao? Tôi hỏi cậu vì quá thích cậu. 

Putin, người xuất khẩu nỗi sợ

Tổng thống Vladimir Putin dự cuộc biểu dương lực lượng của hải quân Nga tại Saint Petersburg ngày 28/07/2019.

Phong trào dân chủ Hồng Kông chứng tỏ không hề yếu đi với 1,7 triệu người xuống đường, những vấn đề đặt ra xung quanh cuộc gặp giữa tổng thống Pháp và Nga tại Brégançon, đó là hai chủ đề chính của các báo Pháp hôm nay.

Le Figaro chạy tựa « Macron muốn hòa giải Putin với châu Âu ». Libération đăng ảnh hai tổng thống Pháp và Nga tươi cười bắt tay nhau trên trang bìa, với tít lớn « Song đấu hay song đôi ? ». Xã luận của La Croix mang tựa đề « Cuộc hẹn ở Brégançon », và ở trang trong nhận xét « Pháp và Nga tăng cường đối thoại ». Le Monde nhận định « Giữa Macron và Putin, khởi đầu sưởi ấm mối quan hệ ».

Ông chủ điện Kremlin tận dụng những điểm yếu của châu Âu

Trước cuộc gặp, một điểm bất đồng đã được tháo gỡ : tư pháp Nga trả tự do cho doanh nhân Pháp Philippe Delpal, bị bắt từ tháng Hai với cáo buộc gian lận, nay chỉ bị quản thúc tại gia. Việc Matxcơva bắt giữ người đồng sáng lập quỹ đầu tư Baring Vostok uy tín của Mỹ, ông Michael Calvey, và giám đốc tài chính là ông Delpal, đã gây chấn động lớn trong giới kinh doanh phương Tây tại Nga, vì hình sự hóa tranh chấp.

Trong bài « Ông chủ điện Kremlin lợi dụng những yếu kém của châu Âu », Le Figaro đặt câu hỏi, Sa hoàng Putin - người mà theo nhà chính trị học Serguei Medvedev, đã coi « nỗi sợ » là mặt hàng xuất khẩu đứng trên cả dầu khí - thực ra muốn gì ? 

Ngô Nhân Dụng - Bài học Hương Cảng cho Bắc Kinh




Hôm Thứ Sáu, 16 Tháng Tám, 2019, người dân Hồng Kông tiếp tục xuống đường biểu tình ủng hộ dân chủ, bất chấp sự răn đe của Bắc Kinh. (Hình: Manan Vatsyayana/AFP/Getty Images)

(Người Việt 16/08/2019) Gần hai tháng biểu tình ở Hồng Kông khiến đảng Cộng Sản Trung Hoa bối rối. Không những họ chịu bó tay không can thiệp, họ còn thực sự không hiểu chuyện gì đang xảy ra, cho nên Bắc Kinh chưa biết phải đối phó cách nào.

Trong khi dân Hồng Kông đi biểu tình ở tòa nhà nghị viện, ở trụ sở cảnh sát và ở phi trường, thì Trung Cộng cho chiếu hình lính tráng kéo về túc trực, với những xe nhà binh xếp hàng chờ ở Thẩm Quyến, bên kia biên giới. Dương oai diễu võ đe dọa.

Nhưng cùng trong thời gian đó, Trung Cộng cũng đưa hàng ngàn “nhà nghiên cứu” vô Hồng Kông tìm gặp những người dân địa phương thuộc đủ các thành phần. Họ gặp các giáo sư đại học, các thương gia xưa nay không bao giờ bày tỏ ý kiến chính trị, các sinh viên, nhà báo, vân vân, để hỏi những câu giản dị, như: Dân Hồng Kông muốn cái gì? Tại sao người ta lại nổi giận dữ vậy?

dimanche 18 août 2019

Biển Đông: Tình hình Bãi Tư Chính tiếp tục căng thẳng

Vị trí lô dầu khí 6.01 (màu tím) của Việt Nam ở vùng Bãi Tư Chính (Biển Đông). Bản đồ do AMTI - CSIS công bố.

Tại khu vực bãi Tư Chính, hôm nay 18/08/2019 các tàu Việt Nam tiếp tục đối đầu với nhóm tàu Trung Quốc, gồm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với các tàu hải cảnh, xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Theo trang Đại sự ký Biển Đông, "sáng hôm qua 17/8, tàu hải cảnh 37111 trong nhóm tàu Trung Quốc bất ngờ neo đậu trong nhiều giờ ở một thực thể nằm ở phía tây Đá Lát, nơi Việt Nam đang đóng quân. Giáo sư Alexander Vuving xác định thực thể này là bãi ngầm Mỹ Hải (Jubilee Bank) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và do vậy thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Việc 37111 neo đậu ở bãi ngầm Mỹ Hải đã làm dấy lên những lo ngại từ nhiều nhà quan sát, rằng Trung Quốc có thể chiếm một thực thể không người ở phía tây nam Trường Sa, một vị trí chiến lược của khu vực và nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam". 

Đến cuối giờ chiều qua, giáo sư Ryan Martinson, trường Hải Chiến Hoa Kỳ cho biết chiếc hải cảnh 37111 đã rời khỏi bãi ngầm Mỹ Hải. Trang Marine Traffic cho biêt hải cảnh 37111 tiếp tục tham gia chuyển động cùng nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8. 

1,7 triệu người Hồng Kông lại xuống đường bất chấp mưa gió

Rừng dù với 1,7 triệu người xuống đường tại Hồng Kông ngày 18/08/2019.

Mặc cho cơn mưa tầm tã, trên 1 triệu người Hồng Kông hôm nay 18/08/2019 lại xuống đường. Những người tổ chức mong muốn cuộc biểu tình ôn hòa này sẽ chứng minh rằng phong trào đòi dân chủ đã kéo dài 11 tuần lễ luôn được ủng hộ, cho dù bị đàn áp và Trung Quốc đe dọa can thiệp quân sự.

Để đập tan cáo buộc « khủng bố » của Bắc Kinh, Mặt trận Dân sự Nhân quyền (FCDH), vốn đã tập hợp được hàng triệu người trong hai cuộc biểu tình đại quy mô hồi tháng Sáu và tháng Bảy, kêu gọi xuống đường « không bạo lực ». Cô Lương Dĩnh Mẫn (Bonnie Leung), một phát ngôn viên của FCDH tuyên bố : « Nếu chiến thuật của Bắc Kinh là để cho phong trào lụi tàn dần, thì họ đã lầm. Chúng tôi đấu tranh không ngơi nghỉ ».

Theo các nhà tổ chức, có ít nhất 1,7 triệu người xuống đường hôm nay, còn cảnh sát không cung cấp con số. Đây là một thành công mới của phong trào.

NYT: Tỉ phú Jeffrey Epstein tự tử do không chịu nổi cuộc sống tù ngục

Nhà tù ở Manhattan, nơi tỉ phú Epstein bị giam cầm, 12/08/2019.


Trong khi cuộc điều tra đã kết luận Jeffrey Epstein tự sát bằng cách thắt cổ, tờ New York Times hôm 17/08/2019 lưu tâm đến điều kiện giam giữ tù nhân nổi tiếng bị cáo buộc ấu dâm này. Theo nhật báo Mỹ, cuộc sống tồi tệ trong tù đã khiến nhà tỉ phú bị trầm cảm nặng nề.

Thông tín viên tại New York Céline Bruneau cho biết thêm chi tiết :

« Phòng giam chật hẹp, ẩm ướt, đầy chuột và gián…Theo báo New York Times, ông Jeffrey Epstein căm ghét xà lim ở nhà tù Manhattan, chỉ cách ngôi biệt thự rộng mênh mông trị giá 56 triệu đô la của ông có vài dãy nhà.

Brexit: Trên 100 nghị sĩ Anh kêu gọi thủ tướng triệu tập Quốc hội

Những người dân chống Brexit biểu tình tại Luân Đôn ngày 20/07/2019.

Trên 100 nghị sĩ Anh trong một lá thư công bố hôm nay 18/08/2019 kêu gọi thủ tướng Boris Johnson triệu tập ngay lập tức Quốc hội hiện đang nghỉ hè, để thảo luận về Brexit.

Trong khi kỳ nghỉ thường niên của Quốc hội kết thúc vào ngày 3/9, các nghị sĩ trên đây mong muốn phải họp thường trực cho đến 31/10, ngày mà Anh quốc rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Lá thư nhấn mạnh rằng « đất nước đang bên bờ vực khủng hoảng kinh tế, trong lúc đang tiến đến một Brexit không thỏa thuận ».

Theo thông tín viên RFI tại Luân Đôn Marina Daras, có 113 nghị sĩ hầu hết là đối lập đã ký tên, trừ thủ lãnh Công Đảng Jeremy Corbyn, vốn mong muốn tổ chức một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với ông Boris Johnson. 

Tin vắn 18.08.2019


Tàu dầu Grace 1 đã được đổi tên, tại eo biển Gibraltar ngày 18/08/2019.

(AFP)Gibraltar từ chối tịch thu tàu Iran theo yêu cầu của Mỹ

Gibraltar hôm nay 18/08/2019 bác bỏ yêu cầu của Mỹ về việc tịch thu tàu dầu Grace 1 của Iran, đang chuẩn bị rời lãnh thổ thuộc Anh, nơi chiếc tàu này bị giữ lại từ nhiều tuần qua do nghi ngờ chở 2,1 triệu thùng dầu sang Syria, vi phạm lệnh cấm vận. 

Hôm thứ Năm 15/8, tòa án Gibraltar đã cho phép thả tàu Grace 1 do Teheran cam kết không đưa sang Syria. Tên của tàu được đổi thành Adrian Darya và không còn treo cờ Panama, mà đổi sang cờ Iran.

samedi 17 août 2019

Mạnh Kim - « Tượng thủy nhất dạng »



Chiến thuật cốt lõi của cuộc biểu tình Hồng Kông lần này là “tượng thủy nhất dạng” (Be water), dựa trên triết lý võ học của Lý Tiểu Long.

Ngày 9-6-2019, vài ngày trước khi Dự luật Dẫn độ được xem xét lần thứ hai, hàng trăm ngàn người bắt đầu xuống đường. Họ đồng loạt mặc áo trắng tượng trưng cho công lý. Những người tổ chức ước tính đoàn biểu tình lên đến hơn một triệu người trong khi cảnh sát cho rằng con số đó chỉ 240.000.

Phẫn nộ trước việc chính quyền không nhân nhượng, đoàn biểu tình bắt đầu tập trung tại trụ sở Hội đồng lập pháp ngày 11-6. Hôm sau, hàng chục ngàn người vây kín khu phức hợp chính quyền. Lần này, họ mặc trang phục đen.

Thế kỷ 21 vẫn thuộc về các nhà độc tài ?



« Tất cả các điều kiện đều hội đủ để thế kỷ 21 lại là thế kỷ của các nhà độc tài. Thứ nhất : các chế độ tự do dân chủ bị yếu đi, thứ hai : các phương tiện kiểm soát bằng kỹ thuật số, thứ ba là biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng. Các nhà độc tài đều có cùng những khuyết điểm như hoang tưởng và vô cảm ».

Hồ sơ của Courrier International tuần này nói về « Những con đường ma túy mới », L’Obs dành 20 trang để quay lại với thời kỳ « Khi Pháp đô hộ Algérie ». Trang nhất của L’Express dành cho tân thủ tướng Anh « Boris Johnson, người đàn ông tệ hại (bad boy) của châu Âu ». Trên trang bìa Le Point là lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đang tươi cười, tờ báo chạy tựa « Những bí mật của các nhà độc tài, họ trị vì và sống như thế nào ».

Cuốn sách mang tựa đề « Thế kỷ của các nhà độc tài » do Olivier Guez chủ biên sẽ ra mắt vào tuần tới, đã vẽ nên chân dung của 26 nhà lãnh đạo độc đoán của thế kỷ 20, từ Hitler, Stalin, Pinochet, Mao Trạch Đông cho đến các nhân vật ít nổi tiếng hơn như Mobutu. 

Sự thăng tiến ngoạn mục, những thành công nhất thời, bạo lực trộn lẫn những yếu kém về tinh thần, những sai lầm lớn nhất, và sự sụp đổ - thường là đầy kịch tính của họ, khiến bên cạnh tính chất lịch sử, đây còn là các nhân vật đầy chất tiểu thuyết. 

vendredi 16 août 2019

Mạnh Kim - Hồng Kông, nếu ngày mai có « tắm máu »…



Xe quân sự PLA giáp biên giới Hồng Kông ngày 15-8-2019 (Reuters)
Với hàng ngàn binh lính và hàng trăm xe quân sự tập trung tại Thâm Quyến như một đe dọa trực tiếp sẵn sàng tràn qua Hồng Kông, “chế độ lưu manh” Bắc Kinh (từ của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus trong buổi họp báo ngày 8-8-2019) sẽ cho Hồng Kông tắm máu? 

Điều 14 trong Luật cơ bản Hồng Kông (“Hương Cảng cơ bản pháp”) ghi rằng 6.000 binh lính PLA (Giải phóng quân Trung Quốc) đồn trú ở Hồng Kông có nhiệm vụ “quốc phòng”“sẽ không can thiệp các vấn đề nội bộ lãnh thổ”. Luật cho phép chính quyền Hồng Kông “yêu cầu trại lính (PLA) trợ giúp nhằm duy trì trật tự xã hội và hỗ trợ sự cố thảm họa” nhưng cũng nói rõ rằng trong những trường hợp như vậy thì PLA phải tuân thủ luật Hồng Kông. 

Điều 18 “Hương Cảng cơ bản pháp” nói rằng luật Trung Quốc nói chung không áp dụng cho Hồng Kông, ngoại trừ những điều được ghi trong Phụ lục III trong “Hương Cảng cơ bản pháp”, chủ yếu liên quan các biểu tượng quốc gia và ngoại giao. 

Hoa Kỳ ngủ quên, Trung Quốc làm dậy sóng Biển Đông

Ảnh minh họa: Một chiến đấu cơ F/A-18 chuẩn bị cất cánh từ hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan tại Biển Đông, ngày 30/09/2017.

Những đám mây đen tiếp tục đè nặng lên chân trời Biển Đông, do những hành động khiêu khích của Trung Quốc tại các địa điểm khai thác dầu khí. Cùng với việc đàn áp người biểu tình Hồng Kông gần đây, nhiều nhà quan sát đã phải thốt lên câu dự báo thời tiết vốn dành cho người đi biển : « Ráng đỏ vào lúc bình minh, cần cảnh giác ! »

Tháng trước, trong hội nghị về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức, một số đại biểu đã gây chú ý khi nhấn mạnh vì sao cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, cần phải lên tiếng về việc Trung Quốc xâm phạm khu vực khai thác dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Chuyên gia Bonnie Glaser, giám đốc chương trình China Power, tuyên bố : « Nếu không đáp trả đối với các vụ vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), thì điều này chứng tỏ Bắc Kinh có thể vi phạm luật quốc tế mà không hề bị trừng phạt ».

Đỗ Thái Bình - Nhận diện các tàu hải cảnh đang xâm phạm vùng biển Việt Nam



Hai tàu hải cảnh được cho là tân tiến đang cùng tàu Hải Địa-08 xâm phạm chủ quyền nước ta có số hiệu là 37111 và 35111. Tàu 37111 thuộc Chi đội Sơn Đông, còn 35111 thuộc chi đội Phúc Kiến.

Ta nhận biết điều đó từ cách đánh số hiệu 5 chữ số của tàu. Hai chữ số đầu chỉ tỉnh, số sau chỉ cỡ tàu và sê-ri. Đó là : 12 Thiên Tân, 13 Hà Bắc, 21 Liêu Ninh, 31 Thượng Hải, 32 Giang Tô, 33 Chiết Giang, 35 Phúc Kiến, 37 Sơn Đông, 44 Quảng Đông, 45 Quảng Tây, 46 Hải Nam.

Số thứ ba là lượng chiếm nước của tàu : dưới 500 tấn là số 0; 500 tấn trở lên là 1 Hai số cuối chỉ số sê-ri của tàu, các con số bắt đầu từ 01. Có số 1 vì lượng chiếm nước của hai tàu này là hơn 2.000 tấn. Riêng việc đã trang bị loại tàu này cho Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam rồi lại còn điều cả tàu từ vùng Hoa Đông xuống phía Nam, chứng tỏ Trung Quốc đặt vị trí Biển Đông ra sao trong cuộc chiến hiện nay ! 

jeudi 15 août 2019

Đặng Sơn Duân - Phân Nửa Lực Lượng Chủ Lực của Hải Cảnh Trung Quốc Hăm Dọa Việt Nam ở Biển Đông


Nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 trong những ngày xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nguồn: Thanh Niên/Ngư dân.

(Daisukybiendong 15/08/2019) Ít nhất ba tàu hải cảnh trang bị pháo 76 mm được tăng cường từ Tam Á, đảo Hải Nam xuống phía nam Biển Đông để hộ tống tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 cũng như quấy phá hoạt động dầu khí của Việt Nam.

Theo dữ liệu tàu biển, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc cùng một số tàu hộ tống đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào chiều 13/8.

Song song đó, có thêm một đến hai tàu hải cảnh được triển khai đến gần khu vực hoạt động của giàn khoan Nhật Bản Hakuryu 5 ở mỏ Phong Lan Dại trong lô dầu khí 06.1 của Việt Nam trong bể Nam Côn Sơn, nằm ở phía tây bãi Tư Chính.

Ngô Nhân Dụng - Tại sao Hồng Kông không thành Thiên An Môn?


Du khách vật vạ tại phi trường Hồng Kông hôm Thứ Hai, 12 Tháng Tám. (Hình: AP Photo/Kin Cheung)

(Người Việt 13/08/2019) Dân Hồng Kông mới gửi một thông điệp hình ảnh cho dân chúng Trung Hoa lục địa: Vô Úy! Không có gì phải sợ hãi.

Sau hơn hai tháng biểu tình và xung đột với lực lượng cảnh sát dùng dùi cui và hơi cay, dân biểu tình đã khiến phi trường phải đóng cửa suốt ngày thứ Hai. Đây là lần đầu tiên một phi trường thuộc lãnh thổ Trung Quốc phải đóng cửa, vì dân Hồng Kông tỏ thái độ phản đối hành động của cảnh sát tại sân ga xe lửa ngày Chủ nhật. Họ tiếp tục chống cự cảnh sát trong ngày thứ Ba với những chai nước bằng plastic.

Nhiều người đã lo lắng chính quyền Cộng Sản Trung Quốc sẽ mạnh tay. Quân đội Trung Cộng đồn trú còn bất động nhưng đã thị uy, tuyên bố có thể can thiệp ngay sau ngày 21 Tháng Bảy khi dân biểu tình ném bùn vào huy hiệu nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ở trụ sở. Họ còn cho chiếu video cảnh lính tráng đàn áp một đám người đóng trò biểu tình.

Hồng Kông : Đàn áp hay không đàn áp, câu hỏi khó cho Bắc Kinh

Cảnh sát bắn hơi cay vào người biểu tình tại Thâm Thủy Bộ (Sham Shui Po), Hồng Kông ngày 14/08/2019.



Một sự can thiệp theo kiểu Thiên An Môn 1989 sẽ là hồi kết cho nguyên tắc « Một quốc gia, hai chế độ », với những hậu quả khó lường. Nhưng với sự thiếu vắng một « kế hoạch B », chính quyền Trung Quốc hiện nay dường như buộc lòng phải chờ đợi cho phong trào suy giảm dần đi. 

Tái thiết Nhà thờ Đức Bà Paris, ngành sản xuất thịt thích ứng với xu hướng tiêu dùng, tranh luận về công nghệ nhận diện khuôn mặt, đó là những đề tài chiếm trang nhất các nhật báo Pháp hôm nay. Về thời sự quốc tế, tình hình Hồng Kông và Nga, cái chết của nhà tỉ phú Mỹ, giá dầu thế giới tiếp tục được quan tâm.

« Be water »

« Tại Hồng Kông, Bắc Kinh chừng như đành phải tạm thời chờ cho phong trào phản kháng lắng dần », đó là nhận xét của thông tín viên Le Monde. Kể từ cuộc tuần hành ôn hòa một triệu người hôm 9/6, rồi hai triệu người ngày 16/6, Hồng Kông lao vào một cuộc khủng hoảng chính trị vô tiền khoáng hậu, mà hiện nay chưa ai thấy ra được một lối thoát.

Giao Chỉ - Người vợ lính ở Thủ Đức


Cố đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn và vợ.

(Viết về Cố Đại Tá QLVNCH Hồ Ngọc Cẩn)

Nhân ngày giỗ cố đại tá Quân lực Việt Nam Cộng Hòa Hồ Ngọc Cẩn - vị tỉnh trưởng đã chiến đấu đến ngày cuối cùng 30.4. 1975 và bị xử bắn ở Cần Thơ ngày 14.8.1975 - xin đăng lại câu chuyện cảm động về người hùng này.

Đám cưới nhà quê. Chuyện người vợ
Mùa xuân năm 1959. Họ đạo Thủ Đức có đám cưới nhà quê. Cô dâu Nguyễn Thị Cảnh mỗi tuần giúp lễ và công tác thiện nguyện cho nhà Thờ. Chú rể là anh trung sĩ huấn luyện viên của trường bộ binh Thủ Đức.
Cha làm phép hôn phối. Họ đạo tham dự và chúc mừng. Bên nhà gái theo đạo từ thuở xa xưa. Bên nhà trai cũng là gia đình Thiên Chúa Giáo. Cô gái quê ở Thủ Đức, 18 tuổi còn ở với mẹ. Cậu trai 20 tuổi xa nhà từ lâu. Cha cậu là hạ sĩ quan, gửi con vào thiếu sinh quân Gia Định từ lúc 13 tuổi. Khi trưởng thành, anh thiếu sinh quân nhập ngũ. Đi lính năm 1956. Mấy năm sau đeo lon trung sĩ. Quê anh ở Rạch Giá, làng Vĩnh Thanh Long, sau này là vùng Chương Thiện. Ngày đám cưới, ông già từ quê lên đại diện nhà trai.

Mạnh Kim - Thatcher đã mất Hồng Kông như thế nào?



Chuyến công du Bắc Kinh tháng 9-1982 của Thủ tướng Anh Margaret Thatcher là một trong những cột mốc quan trọng đưa đến việc Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc. Trong chuyến đi này, khi hai bên còn thương thảo, Đặng Tiểu Bình đã dọa rằng nếu Anh không chấp nhận điều kiện Bắc Kinh, Trung Quốc có thể chiếm Hồng Kông bằng vũ lực.

Tại sao phải trả Hồng Kông cho Trung Quốc?

Vương quốc Anh sở hữu Hồng Kông bằng ba hiệp ước, liên quan ba vùng đất trên lãnh thổ Hồng Kông: Hiệp ước Nam Kinh 1842; Hiệp ước Bắc Kinh 1860 và Hiệp định mở rộng lãnh thổ Hồng Kông 1898. 

“Nam Kinh Điều Ước” nói đến việc nhà Thanh chấp nhận nhượng vĩnh viễn (“thường viễn”) đảo Hồng Kông (hòn đảo phía Nam Đặc khu Hồng Kông hiện tại) – như một “chiến lợi phẩm” đối với Anh sau Cuộc Chiến Nha phiến lần thứ nhất; “Bắc Kinh Điều Ước” liên quan việc nhà Thanh chấp nhận nhượng vĩnh viễn bán đảo Cửu Long (sau Cuộc Chiến Nha phiến lần hai); và Hiệp định 1898 liên quan việc cho thuê khu Tân Giới trong 99 năm (hết hạn ngày 30-6-1997).