Quốc hội Venezuela trong một phiên họp toàn thể tại Caracas ngày 09/01/2018.
Bốn đảng đối lập chính ở Venezuela không được tham dự cuộc bầu cử địa
phương ngày 9/12 tới. Hội đồng Bầu cử Quốc gia Venezuela hôm qua
11/09/2018 đã chính thức khẳng định như trên.
Trong danh sách 21 « tổ chức chính trị hợp lệ »
được tham gia tranh cử không có bốn đảng Primero Justicia (Công lý
trước hết), Voluntad Popular (Ý nguyện nhân dân), Accion Democratica
(Hành động dân chủ) và Un Nuevo Tiempo (Kỷ nguyên mới).
(Reuters) – Thống
đốc ngân hàng Anh : Trung Quốc là rủi ro lớn cho kinh tế toàn cầu
Trong
cuộc trả lời phỏng vấn BBC được đăng tải hôm nay 12/09/2018, ông Mark Carney,
thống đốc Ngân hàng Nhà nước Anh quốc nhận định tuy Trung Quốc là động lực tăng
trưởng, nhưng hệ thống tài chính phát triển quá nhanh của nước này có thể dẫn đến
một cuộc khủng hoảng mới.
Ông
Carney không loại trừ khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính quy mô như ở Hoa Kỳ
cách đây 10 năm.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad và Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh, 20/08/2018. Ảnh AFP
(Libération 10/09/2018)
Chính phủ Malaysia
của ông Mahathir Mohamad đã báo cho Trung Quốc sẽ hủy bỏ ba dự án ống dẫn dầu
và khí đốt, và có thể hủy luôn việc xây dựng một tuyến đường sắt.
Đó là một cái tát của ông Mahathir Mohamad vào mặt Trung
Quốc. Tân thủ tướng Malaysia 93 tuổi, hôm thứ Hai 10/9 qua thư đã báo cho Bắc
Kinh là hủy bỏ hẳn một dự án khổng lồ của Trung Quốc.
Nếu Tướng Nguyễn Mạnh Hùng xây dựng được một “hệ sinh thái số Việt Nam” tôi sẽ lựa
chọn ngay, vì tất cả những gì tôi viết là bằng tiếng Việt và cho người Việt. Nhưng,
39% người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là cho mục tiêu
kinh doanh. Họ cần chảy trong không gian 2 tỉ người của Google, Facebook… chứ
không cần ao tù, nước đọng.
Tôi không cực đoan để cho rằng, Việt Nam không nên học cái
gì từ Trung Quốc. Nhưng, Viettel có thể copy mô hình Huawei, còn nếu Việt Nam áp dụng mô hình
Baidu là chỉ học của các “chú Khách” phần tiểu xảo. Baidu là vết nhơ của chính
quyền Bắc Kinh chứ không phải là niềm tự hào của người Trung Hoa vì Bắc Kinh
thiết lập mạng xã hội ấy là để nhốt dân trí mình trong đó.
Tổng Thống Trump nói đúng: Tác giả bài op-ed trên báo New York Times hèn nhát (gutless). (Chú thích của Ngô Nhân Dụng. Ảnh của Angela Weiss/AFP/Getty Images)
(NgườiViệt08/09/2018)Khoảng năm 224 Trước Công Nguyên, Tần Thủy Hoàng leo
núi Lương Sơn, nơi có khu cung điện ông thích nhất. Đứng trên núi ngó xuống ông thấy đoàn người ngựa xe
tấp nập, hỏi ra biết là các tùy tùng đi theo Thừa Tướng Lý Tư. Thủy Hoàng không
vui.
Mấy
ngày sau đó, Lý Tư đã tự giảm số ngựa, xe tháp tùng khi ra đường. Tần Thủy
Hoàng biết, nghi có viên thái giám nào đã tiết lộ với Lý Tư. Ông bèn ra lệnh
bắt tất cả những người có mặt chung quanh ông bữa trước, đem giết hết.
Thôi thì việc
phản biện công nghệ giáo dục của GS Đại, xin để các học giả, chuyên gia có đủ
tư cách. Cả hội đồng thẩm định của Bộ Giáo dục Đào tạo nữa. Chúng ta chẳng qua
cũng chỉ là kẻ ngoại đạo, là đối tượng thụ hưởng học thuật. Cho dù ủng hộ hay
bài bác nó. Coi như, chúng ta không đủ năng lực và thẩm quyền để tranh luận.
Không nói về âm
vị hay học thuật cao siêu gì nữa cả. Hãy nhìn những câu chuyện mà sách Tiếng
Việt công nghệ lớp 1 dạy cho con em các bạn. Một đứa trẻ 7 tuổi, độ tuổi định hình nhân cách sẽ tiếp nạp những câu chuyện này.
(Người Việt 04/09/2018)Đầu niên học mới ở Việt Nam, vấn đề nào đang được dư
luận quan tâm nhất?
Có
ai nói chuyện nâng cao nền giáo dục đại học và
chuyên nghiệp để đào tạo người làm việc trong mười năm tới đáp ứng nhu cầu nền
kinh tế đang phát triển hay không?
Có
ai bàn về nạn thất học của trẻ em nghèo ở các
vùng quê xa xôi? Bao nhiêu nơi vẫn còn cảnh học trò và thầy cô giáo đu dây qua
sông tới trường; bao giờ nhà nước bớt xây tượng đài để có tiền bắc cầu, chỉ cần
cầu gỗ, cầu tre cũng được hay không?
Tìm hiểu về ý nghĩa “công
nghệ giáo dục” của ông Hồ Ngọc Đại, tôi nghĩ ông ấy (và những người ủng hộ)
hiểu chữ đó khác với khái niệm “educational
technology” của phương Tây.
Theo họ giải thích, tôi tóm tắt như sau: “Công nghệ giáo dục” là một phương pháp tổ chức giáo dục, mà trong
đó thầy là người tổ chức và học trò là người thi công (khác với cách làm truyền
thống là thầy giảng và trò ghi nhớ). Như vậy, cái ý tưởng Công nghệ giáo dục của họ khó tương đồng với khái niệm Educational Technology (1) ở phương Tây,
vốn đặt nặng việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và giáo dục.
Không khí chào cờ trang nghiêm của thầy và trò trường Nậm Ngà (Lai Châu) trong lễ khai giảng bên bờ suối. Ảnh: Nguyễn Long Khánh.
Thèm có một tờ
báo đăng tràn trang nhất hình ảnh không phải để chia sẻ, cảm thương những khó
khăn, thiếu thốn của học trò vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo này.
Trong tiếng sột soạt đếm tiền bán sách giáo khoa, sửa đổi chương trình, cải
cách học phí...sự trang nghiêm của nghi thức chào cờ khai giảng năm học này quả
là điều phi thường.
Sáng nay có một
tin vui cho châu Á qua một giải đấu thế giới về quần vợt: Kei Nishikori, người
Nhật Bản, đã chiếm được vị trí trong top 4 những cây vợt mạnh nhất thế giới
(giải Grand Slam Mỹ mở rộng đang tranh tài). Nhưng cũng có một tin không vui
cho một nước châu Á khác, Việt Nam.
Đó là tin Cơ quan chuyên trách về y tế toàn cầu của Liên Hợp Quốc (WHO) cho
biết họ vừa gửi thư tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, báo động tình hình tiêu thụ
bia đã ở mức nguy hiểm. Năm 2017 đọc thấy con số tiêu thụ hơn 3 tỉ lít bia/năm
của năm 2016 đã thấy “ác mộng”. Nay thì ác mộng đã được công nhận bởi WHO và
cùng với sự công nhận một cao thủ bậc nhất, họ gửi kèm một cảnh báo: đã quá mức
nguy hiểm!
Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 06/09/2018, tại Nhà Trắng.
Ai là tác giả bài báo nặc danh
tai hại về ông Donald Trump đăng trên tờ New York Times ? Cả Washington
đều đặt ra câu hỏi này, đặc biệt là tổng thống Mỹ. Ông Trump nổi trận
lôi đình vì bài viết nói về thái độ bất nhất của ông, và sự chống đối
ngầm trong các viên chức cao cấp nhất ở Nhà Trắng. Các cộng sự thân cận
nhất của Donald Trump ngay từ hôm qua 06/09/2018 đã cảm thấy cần phải tự
thanh minh.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :
Alexander Petrov và Ruslan Boshirov, hai người bị tố cáo đầu độc
cựu gián điệp Nga Sergei Skripal và cô con gái Yulia, tại Salisbury. Ảnh
trên CCTV trên đường Fisherton Road, Salisbury; ngày 4/03/2018.
Bốn nước Pháp, Đức, Hoa Kỳ và Canada trong một thông cáo chung công bố hôm qua 06/09/2018 khẳng định « hoàn toàn tin tưởng »
các kết luận của cảnh sát Anh, trong cuộc điều tra về vụ đầu độc cựu
điệp viên Nga Skripal bằng chất độc thần kinh Novitchok hồi tháng Ba
2018.
Thông cáo chung của lãnh đạo bốn cường quốc phương Tây viết: «
Chúng tôi hoàn toàn tin vào kết luận của Anh, theo đó hai nghi can là
sĩ quan quân báo Nga (…) và hành động này chắc chắn đã được cấp cao
trong chính quyền bật đèn xanh». Thông cáo nhấn mạnh các nước đã hợp
sức đối phó với các hoạt động của GRU qua việc đồng loạt trục xuất các
điệp viên Nga, đồng thời kêu gọi Nga cung cấp cho Tổ chức cấm vũ khí hóa
học (OPCW hay OIAC) đầy đủ thông tin về chương trình Novitchok (Novichok theo tiếng Anh).
Người tị nạn Rohingya ngã quỵ trên bãi biển Shah Porir Dwip, gần Cox's Bazar, Bangladesh. Ảnh 1/10/2017.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa
Miến Điện và Liên Hiệp Quốc, Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI hay ICC theo
tiếng Anh) hôm qua 06/09/2018 cho biết sẵn sàng điều tra về vụ người
thiểu số Rohingya bị xua đuổi, bức hại, có thể coi là tội ác chống nhân
loại.
Thông
báo trên đây của tòa án có trụ sở tại La Haye được đưa ra sau khi các
nhà điều tra Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng Tám đã đề nghị khởi tố tổng
tham mưu trưởng quân đội Miến Điện và năm sĩ quan cao cấp khác về tội « diệt chủng », « tội ác chống nhân loại », « tội ác chiến tranh ». Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) cho rằng quyết định của CPI mang lại « một tia hy vọng mong manh » cho người tị nạn Rohingya.
Cảnh thường dân rời thành phố Idlib, ngày 6/09/2018, lo sợ một cuộc tấn công quy mô của quân đội chính phủ Syria.
Liên Hiệp Quốc cố gắng tác
động trước nguy cơ chế độ Assad sắp tấn công quy mô vào Idlib. Tám nước
châu Âu hôm qua 06/09/2018 đòi hỏi phải tôn trọng ngưng bắn. Các nhà
ngoại giao lo ngại thảm họa nhân đạo sẽ xảy ra tại thành phố ba triệu
dân, trong đó có một triệu trẻ em. Bên cạnh đó Hoa Kỳ còn khẳng định
đang nắm trong tay các bằng chứng là Damas đang chuẩn bị một vụ tấn công
hóa học mới.
Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau tường trình :
Tân đặc sứ Mỹ về Bắc Triều Tiên Stephen Biegun (P) sẽ công du 3 nước Bắc Á từ mùng 10 đến 15/09/2018.
Theo AP hôm nay 07/09/2018,
tân đặc phái viên Mỹ về Bắc Triều Tiên, ông Stephen Biegun, tuần tới sẽ
bắt đầu chuyến công du đầu tiên đến Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản từ
ngày 10 đến 15/9, nhằm thúc đẩy tiến trình đối thoại phi hạt nhân hóa
bán đảo Triều Tiên.
Mới
được bổ nhiệm vào tháng trước, ông Biegun lẽ ra vào tuần rồi sang Bình
Nhưỡng cùng với ngoại trưởng Mike Pompeo, nhưng chuyến đi đã bị tổng
thống Mỹ bất ngờ hủy bỏ với lý do không thấy tiến triển nào. Người ta
cho rằng thực ra vì ông Donald Trump nhận được một lá thư gay gắt từ
phía Bắc Triều Tiên.
Tashi Wangchuk, thanh niên Tây Tạng tố cáo việc Trung Quốc đồng hóa dân tộc mình, bị lãnh án 5 năm tù giam.
(AFP) –Tây
Tạng : Trả lời báo Mỹ, lãnh 5 năm tù
Hiệp hội
Ký giả Ngoại quốc tại Trung Quốc hôm nay 07/09/2018 cho biết vô cùng kinh ngạc và
phẫn nộ trước bản án phúc thẩm 5 năm tù giam dành cho Tashi Wangchuk, một người
Tây Tạng khi trả lời New York Times đã tố cáo việc ngôn ngữ Tây Tạng
không còn được giảng dạy tại các trường học ở Thanh Hải, cho rằng đây là sự « thảm
sát nền văn hóa Tây Tạng ».
Bích chương lớn với chân dung và lời huấn thị của chủ tịch Tập Cận Bình trên đường phố Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 26/02/2018.
Cách đây mười năm, Đặng Tiểu Bình là khuôn mặt hàng đầu trong cuộc triển lãm của Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Trung Quốc ở
Bắc Kinh, tập trung cho việc kỷ niệm 30 năm cải cách kinh tế Trung Quốc
năm 1978.
Nhà lãnh đạo quá cố
được coi là cha đẻ của bước ngoặt chiến lược này, giúp Trung Quốc đạt
được nhiều thập niên tăng trưởng chóng mặt và trở thành nền kinh tế thứ
nhì thế giới. Nhưng mùa hè này, tại cùng địa điểm trong dịp kỷ
niệm 40 năm, Đặng Tiểu Bình đã bị đánh sụt xuống hàng thứ nhì, trong
cuộc triển lãm kéo dài 12 ngày.
Những bức tranh lớn nhất được dành
cho đương kim chủ tịch Tập Cận Bình và…cha của ông ta là Tập Trọng
Huân, một cán bộ cộng sản lão thành từng là nạn nhân bị Mao Trạch Đông
thanh trừng và được phục hồi sau khi chết. Trên bức tranh có kích thước «
hoành tráng » nhất, « Tập gia gia » được một đám đông
nhiệt tình bao quanh ; còn ở tít đằng xa, chỉ loáng thoáng nhận ra một
bức tượng mờ mờ của ông Đặng. Tất cả mang tính biểu tượng rất lớn.
Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung, ai sẽ thắng ai ? ( Ảnh mang tính minh họa)
« Đối phó với Trump, Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh lạnh », đó là tựa đề bài phân tích của thông tín viên nhật báo Les Echos
tại Bắc Kinh. Bị bất ngờ trước chiến tranh thương mại do Hoa Kỳ khởi
xướng, nay Trung Quốc chuẩn bị cho một cuộc xung đột trường kỳ và đa
dạng.
Les Echos nhắc lại, mùa hè
vừa qua ông Tập Cận Bình vốn xuất hiện thường xuyên trên báo chí, bỗng
biến mất trong suốt hai tuần lễ. Nhà lãnh đạo mà mức độ tôn sùng cá nhân
tương đương với thời kỳ Mao Trạch Đông, bận dự hội nghị Bắc Đới Hà. Một
hội nghị về mặt chính thức không hiện hữu, nhưng mọi người đều biết
rằng các đường hướng kinh tế, chính trị quan trọng được vạch ra tại đây.
Tuy không có gì được tiết lộ, nhưng chắc chắn chương trình thảo luận
tập trung cho cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.
Bắc Kinh ngỡ rằng đã « dỗ dành »
được Donald Trump với lời hứa sẽ mua hàng tỉ đô la hàng hóa của Mỹ,
nhưng nay đành phải từ bỏ hy vọng nhanh chóng kết thúc xung đột. Ngược
lại, cuộc chiến tranh thương mại sẽ còn leo thang trong những ngày tới :
Washington cho biết muốn đánh thuế thêm 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc.
Thành phố cảng Colombo do Trung Quốc đầu tư đang được xây dựng tại Sri Lanka. Ảnh chụp ngày 23/08/2018.
Ngập trong những món tín dụng Trung Quốc, các nước có dự án cơ sở hạ tầng thuộc kế hoạch « Con đường tơ lụa mới »
của Bắc Kinh nay thấy nợ nần tăng vọt, cho đến nỗi Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) phải báo động, và một số Nhà nước nghĩ đến việc thối lui.
Hàng trang trí cho Tết âm lịch phục vụ khách Trung Quốc được bày bán tại Phnom Penh, 11/02/2018.
Lợi ích do đầu tư Trung Quốc
mang lại chỉ nằm gọn trong cộng đồng người Hoa. Doanh nghiệp địa phương may mắn lắm chỉ vớt vát được chút
ít « cơm thừa canh cặn ».
Theo tác giả Pheakdey Heng thuộc Enrich Institute
viết trên Diễn Đàn Đông Á, năm nay là năm kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại
giao giữa Cam Bốt với Trung Quốc, và mối liên hệ giữa đôi bên chưa bao
giờ chặt chẽ như thế.
Trung Quốc
ngày càng là đối tác kinh tế và ngoại giao quan trọng nhất của Cam Bốt.
Chỉ riêng trong hai năm vừa qua, Cam Bốt đã ký kết hơn 30 thỏa thuận
song phương với Trung Quốc.