Người tị nạn Rohingya ngã quỵ trên bãi biển Shah Porir Dwip, gần Cox's Bazar, Bangladesh. Ảnh 1/10/2017. |
Trong bối cảnh căng thẳng giữa
Miến Điện và Liên Hiệp Quốc, Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI hay ICC theo
tiếng Anh) hôm qua 06/09/2018 cho biết sẵn sàng điều tra về vụ người
thiểu số Rohingya bị xua đuổi, bức hại, có thể coi là tội ác chống nhân
loại.
Thông
báo trên đây của tòa án có trụ sở tại La Haye được đưa ra sau khi các
nhà điều tra Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng Tám đã đề nghị khởi tố tổng
tham mưu trưởng quân đội Miến Điện và năm sĩ quan cao cấp khác về tội « diệt chủng », « tội ác chống nhân loại », « tội ác chiến tranh ». Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) cho rằng quyết định của CPI mang lại « một tia hy vọng mong manh » cho người tị nạn Rohingya.
Năm
2017, trên 700.000 người Rohingya theo đạo Hồi bị quân đội Miến Điện và
dân quân Phật giáo truy bức đã phải chạy trốn khỏi Miến Điện, sống chen
chúc trong các trại tị nạn ở Bangladesh. Theo Y sĩ Không biên giới
(MSF), chỉ riêng trong hai tháng 8 và 9/2017, có ít nhất 6.700 người
Rohingya đã bị sát hại trong đợt trấn áp mà Liên Hiệp Quốc gọi là « thanh lọc chủng tộc ».
Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt hôm thứ Ba 4/9 cho biết muốn đề nghị triệu tập một « cuộc họp cấp cao » tại
Liên Hiệp Quốc về các vụ thảm sát người Rohingya, cho rằng các thủ phạm
phải trả lời trước tòa án quốc tế. Trước đó một hôm, thứ Hai 3/9, hai
nhà báo người Miến Điện của hãng tin Reuters điều tra về vụ quân đội sát
hại người Rohingya, hôm đã bị kết án bảy năm tù - một vụ án làm xấu
thêm hình ảnh của giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi.
Chính phủ Miến Điện từ chối trả lời AFP về thông báo của CPI.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.