jeudi 17 mai 2018

Hội nghị Trung ương 7, một khởi đầu cho Đổi Mới chính trị ở Việt Nam ?

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12.


Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã họp Hội nghị lần thứ 7 của Ủy ban Trung ương khóa 12 vào tuần qua. Trong thời gian chuẩn bị sự kiện này, đã có những tin đồn lan truyền rộng rãi, là sẽ có những khuôn mặt mới được đưa vào Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất. 

Hai chiếc ghế được dòm ngó : một để thay thế ông Đinh La Thăng đã bị rơi đài, chiếc ghế thứ hai là của ông Đinh Thế Huynh, người đã « thôi giữ chức » để chữa bệnh dài hạn. Người ta cũng đồn rằng chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng sẽ bị thay thế vì lý do sức khỏe. Những đồn đoán này dựa vào thời gian dài vắng bóng của ông Quang hồi tháng Tám năm ngoái.

Tuy nhiên hội nghị kết thúc mà không có tân ủy viên Bộ Chính trị nào được bổ nhiệm ; còn ông Trần Đại Quang đã xóa tan tin đồn về bệnh tật qua việc điều hành phiên bế mạc một cách thành công. Thay vào đó, những gì người ta nhìn thấy là việc tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái khẳng định những cam kết lâu dài về việc đổi mới Đảng.

Trần Đức Anh Sơn - Xử lý thế nào đối với khách Trung Quốc có hành vi thách thức chủ quyền quốc gia Việt Nam ?



1. Ngày 16/5/2018, báo điện tử vnexpress.net đưa tin Khánh Hòa lúng túng xử lý vụ khách Trung Quốcmặc áo 'đường lưỡi bò'”. Theo báo này, trước việc có một nhóm du khách Trung Quốc, gồm 14 người, mặc áo T-shirt in hình in bản đồ Trung Quốc có gắn thêm ‘đường lưỡi bò’ phi pháp, nhập cảnh vào Việt Nam qua sân bay Cam Ranh vào ngày 13/5/2018, ông Trần Sơn Hải, phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng: việc khách mặc áo in hình "đường lưỡi bò" nhập cảnh vào Việt Nam là phi pháp. Nhưng do “không có quy định rõ về vấn đề này, nên khá lúng túng trong xử lý, bởi đây đặc thù có câu chuyện về chủ quyền".

Quan điểm của tôi là: KHÔNG CHO NHỮNG DU KHÁCH NÀY NHẬP CẢNH VÀO VIỆT NAM.

Vì sao phải làm như vậy? Đây là lý do:

mardi 15 mai 2018

Nguyễn Thông - Hộp đen


Giáo sư Phan Đình Diệu (bìa trái). Ảnh Vietnamnet.
Một nhà khoa học nổi tiếng của đất nước, Giáo sư Phan Đình Diệu vừa ra đi. Nói theo văn mẫu, đối với nền khoa học nước nhà, "tổn thất này vô cùng lớn lao, đau thương này thật là vô hạn".

Trong số những nhà khoa học lừng danh miền Bắc mà thế hệ 5X tôi biết, những là Nguyễn Đình Tứ, Nguyễn Văn Hiệu, Phan Đình Diệu, Vũ Tuyên Hoàng... thì cụ Diệu kín tiếng cá nhân nhất, bởi cụ không thích lập thân chốn quan trường. Tôi không dám chê bai gì các cụ kia bởi cụ nào cũng giỏi, nhưng phải nói cứ dính tí quan trường là uy tín khoa học bị kém ngay, con mắt người đời nhìn vào không còn ngưỡng mộ như trước nữa. 

Huy Đức - Kiểm điểm Tất Thành Cang & Bài học bao che Đinh La Thăng



Ông Tất Thành Cang và ông Đinh La Thăng.
Chỉ những người thiếu hiểu biết và rất coi thường dân thì mới có thể phát biểu như bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (trong vụ bán đất Phước Kiển). 

Nhưng nếu giờ đây, khi kiểm điểm Tất Thành Cang mà cấp ủy vẫn trên tinh thần ấy - coi hành vi bán đất công như cho là "không tư lợi, không gây thiệt hại" - thì không chỉ coi thường dân mà còn coi thường cả Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng. 

Tâm Chánh - Ai cướp Thủ Thiêm ?



Phát triển Thủ Thiêm thành một trung tâm mới của Sài Gòn là một chính sách quốc gia.

Bản quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ, khi ấy là ông Võ Văn Kiệt, một nhà lãnh đạo am hiểu và tâm huyết với sự phát triển của Sài Gòn, phê duyệt. 

Vì sao quy  hoạch ấy của Thủ tướng lại bị Ủy ban Nhân dân Thành phố táo bạo điều chỉnh, thay đổi?

Hãng Gap xin lỗi Trung Quốc vì bản đồ không có Đài Loan

(Ảnh chụp màn hình). Một kiểu áo thun của Gap có in hình bản đồ Trung Quốc.

Nhãn hiệu thời trang Gap của Mỹ tối hôm qua 14/05/2018 xin lỗi Bắc Kinh vì đã bán ra một kiểu áo thun có in hình bản đồ Trung Quốc nhưng không có Đài Loan - đảo quốc độc lập trên thực tế nhưng luôn bị Bắc Kinh coi là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Đây là nạn nhân mới nhất từ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.

Trên chiếc áo thun bị lên án mà Nhân dân Nhật báo đăng lên, có in một bản đồ Trung Quốc màu đỏ, nhưng không có Đài Loan. Còn theo Hoàn cầu Thời báo, bản đồ này cũng thiếu cả Biển Đông - mà Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền hầu như toàn bộ, và một phần Tây Tạng. Tờ báo nhấn mạnh, hàng trăm cư dân mạng Trung Quốc đã phản đối Gap trên mạng Vi Bác (Weibo).

Địa điểm thử nguyên tử Bắc Triều Tiên được tháo dỡ gần xong

Lãnh đạo Kim Jong Un đang chỉ đạo về chương trình vũ khí hạt nhân. Bức ảnh không đề ngày chụp và do hãng tin KCNA cung cấp ngày 03/09/2017.

Các hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Bình Nhưỡng đã bắt đầu tháo dỡ địa điểm thử nguyên tử duy nhất được quốc tế biết đến, trước khi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Trang web uy tín "38 North", chuyên nghiên cứu về Bắc Triều Tiên, hôm nay, 15/05/2018, cho biết như trên.

Vào cuối tuần qua, Bình Nhưỡng loan báo sẽ phá hủy « toàn bộ » địa điểm Punggye-ri ở miền đông bắc, trong một buổi lễ dự kiến trong khoảng ngày 23 đến 25/05, trước báo chí quốc tế được mời. Chính tại đây, Bắc Triều Tiên đã cho thử nguyên tử sáu lần. Lần cuối cùng vào tháng 09/2017, được cho là thử bom H (bom khinh khí, nhiệt hạch). 

Hội đồng Bảo an họp khẩn sau bạo động ở dải Gaza

Bạo động ở dải Gaza ngày 14/05/2018 làm 59 người chết và 2.400 người bị thương.


Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp khẩn hôm nay 15/05/2018 theo yêu cầu của Koweit, sau khi bạo động nổ ra ở dải Gaza hôm qua làm 59 người chết và 2.400 người bị thương. Hàng chục ngàn người Palestine ở Gaza đã biểu tình phản đối việc khánh thành đại sứ quán Mỹ ở Jerusalem, một số người ném đá, cố gắng vượt qua vùng biên giới, và lính Israel đã nổ súng.

Tình hình tiếp tục căng thẳng hôm nay, ngày mà người Palestine gọi là « Nakba » tức « thảm họa » : việc thành lập Nhà nước Israel năm 1948 đã khiến hàng trăm ngàn người Palestine phải tha phương. Họ muốn Liên Hiệp Quốc lên án và đòi điều tra độc lập về vai trò của lực lượng Israel trong vụ bạo động đẫm máu hôm qua, nhưng Mỹ phản đối.

Tin vắn 15.05.2018


Tổng thống Nga Vladimir Putin trên cầu Crimée vừa được khánh thành ngày 15/05/2018.

(AFP) – Putin khánh thành cầu nối Crimée với Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay 15/05/2018 khánh thành chiếc cầu khổng lồ dài 19 kilomet, cao 35 mét nối Crimée với Nga ; giúp giải tỏa tình trạng bị cô lập của bán đảo này sau khi Matxcơva dùng vũ lực chiếm của Ukraina tháng 3/2014. 

Cầu Crimée gồm bốn làn xe, và sắp tới sẽ có thêm hai làn đường xe lửa, do nhà tỉ phú Arkadi Rotenberg, đối tác môn judo của tổng thống Putin phụ trách xây dựng. Do bị Kiev cấm vận và phương Tây trừng phạt, lâu nay hàng thực phẩm từ Nga đưa sang bằng tàu thủy nhiều khi bị hư hại vì thời tiết xấu, còn hàng tiêu dùng bị đội giá do vận chuyển bằng máy bay.

Hoa Kỳ và châu Âu thương lượng về thép và nhôm

Công nhân làm việc tại nhà máy thép Salzgitter AG của Đức.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross hôm nay 15/05/2018 gặp ủy viên châu Âu phụ trách thương mại, bà Cecilia Malmström, để thương lượng về việc Hoa Kỳ áp thuế lên thép và nhôm châu Âu, biện pháp mà Washington đã tạm hoãn áp dụng cho đến nửa đêm 31/05/2018.

Vào đầu tháng Năm, Nhà Trắng đã gia hạn thêm một tháng việc hoãn đánh thuế 25% lên thép nhập khẩu từ châu Âu, và 10% lên nhôm, cho rằng đôi bên có thể vượt qua được những bất đồng thương mại. 

Khủng bố Paris : Phản ứng nhanh của tổ tuần tra



Cảnh sát canh gác tại hiện trường đêm 12/05/2018.

(Le Figaro 13/05/2018) Tổ tuần tra gồm ba cảnh sát viên đã can thiệp tối thứ Bảy 12/5 trong vụ tấn công bằng dao đã làm cho một người thiệt mạng và bốn người khác bị thương ở Paris tại khu vực gần nhà hát Opéra, thuộc « PS 23 » (police secours quận 2 và 3 phối hợp).

Bốn phút sau họ đã đến địa điểm bị tấn công, và chỉ cần thêm năm phút để vô hiệu hóa tên khủng bố. Tổng thống Pháp ngay lập tức đã viết tweet : « Nhân danh người dân Pháp, tôi ca ngợi sự can đảm của các nhân viên cảnh sát đã tiêu diệt kẻ khủng bố ».

lundi 14 mai 2018

Huy Đức - Thủ Thiêm & Nhiêu Lộc: Không ai xứng đáng hy sinh cho người khác



Đừng trách báo chí hai hôm nay không nói một lời về Thủ Thiêm. Họ đã đưa được những tiếng nói oan khiên lên mặt báo và giờ đây là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta đã có dữ liệu để "share" và lên tiếng. 

“Tôi phải nói ! Anh biết không, tôi phải nói bởi tôi già sắp chết rồi” - nhiều bạn bị ám ảnh bởi câu nói này của cụ bà Trần Thị Mỹ, 77 tuổi. 

Chuyên gia từ ĐH Yale: 'Dân Thủ Thiêm bị đối xử như không tồn tại'



(Zing.vn 10.05.2018) "Phát triển là dành cho người dân, không phải cho dự án. Tuy vậy tại Thủ Thiêm, dự án đã trở nên quan trọng hơn người dân", PGS.TS. Erik Harms, Đại học Yale (Mỹ), viết cho Zing.vn.

Trong suốt tuần qua, Thủ Thiêm đã trở thành từ khóa nóng và đang tràn ngập các trang báo Việt Nam. Tuy nhiên, với những hộ dân thuộc diện di dời để nhường chỗ cho các dự án Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, vấn đề này đã thực sự “nóng” từ lâu.

Nguyễn Tiến Tường - Hồi tố cho Thủ Thiêm!



“Còn làm đại biểu, tôi sẽ giải quyết bằng được vấn đề Thủ Thiêm”, đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. Cá nhân tôi nghe câu nói này, tột đỉnh chán chường.

Chán chường, vì câu nói “vuốt đuôi” của bà chủ tịch hội đồng thành phố, có hội sở chỉ cách Thủ Thiêm 1,5 km. Mà miên mãi 20 năm người dân sống trong cay cực lầm than, sống trong điều kiện sống không dành cho con người và bị đối xử như không tồn tại (lời của chuyên gia ĐH Yale). 

Đặng Thanh Hằng - Về Thủ Thiêm: Cần sự hy sinh cho phát triển đô thị?



Khu tái định cư Liede, tòa nhà bên phải là khách sạn của công ty Liede đang được xây. Khi xây dựng xong, nguồn thu từ khách sạn sẽ được chia đều cho người dân tại làng.

Tôi tìm hiểu về câu chuyện Thủ Thiêm cách đây gần hai năm, cho bài luận cuối kỳ môn Đô thị hóa. Câu chuyện như dư luận hiện đang quan tâm: người dân cảm thấy đền bù không thỏa đáng, mất đất, mất nhà, mất kế sinh nhai. 

Khi đô thị mở rộng, thành phố cần có đất, và phần đất này đến từ sự “hy sinh“ của những cư dân ở vùng ven, để đổi lấy phát triển cho thành phố. Nhà nghiên cứu Erik Hamm, khi phỏng vấn người dân Thủ Thiêm để viết cuốn Luxury and Rubble, ghi nhận, người dân Thủ Thiêm không phản đối sự phát triển của thành phố. Họ cũng muốn một hình ảnh Saigon văn minh, hiện đại, nhưng lời hứa của sự chuyển mình của thành phố lại khiến họ phải trả một cái giá quá đắt. Không chỉ mất mảnh đất sống bao đời mà còn cảm giác của sự bất công, tham nhũng, không minh bạch từ phía chính quyền khi trả lời thắc mắc của họ.

Nỗi niềm 'cựu' cư dân Thủ Thiêm



Chị Hường nhận quyết định đền bù đất ở diện tích gần 39m2 của gia đình với mức giá đền bù hơn 7,7 triệu đồng.

(TP 10/05/2018) Chị Nguyễn Thị Hường, năm nay 64 tuổi đã có 10 năm rơi vào cảnh không nhà, sống trong khu định cư tạm với một căn phòng hơn 40m2 cùng 13 người. Chị vẫn nhớ như in vùng đất quê yêu dấu của mình với người thân chòm xóm và màu xanh của dừa nước, nay đã thành khu đô thị.

Chị bảo: “Khi chúng tôi mua đất làm nhà, chẳng ai nói với chúng tôi là nơi này rồi sẽ được quy hoạch xây dựng đô thị. Rồi chúng tôi được xét bồi thường 200.000 đồng cho một mét vuông đất, và giờ trở thành kẻ trắng tay”.

Đền bù đất ở cho một gia đình  là… 7,7 triệu đồng

Huy Đức - Tái định cư cho dân Thủ Thiêm trước đã

Nếu tỉ lệ đất có thể xây dựng ở Thủ Thiêm (sau khi làm hạ tầng và các công trình công cộng khác) là 10%, thì cứ một hộ dân trước đây có 1.000 mét vuông, cho dù là "đất nông nghiệp", cũng xứng đáng có một căn hộ 100 mét vuông ở trung tâm đô thị mới. Vì sao? Vì các cao ốc căn hộ có thể xây 5-7 tầng thậm chí hàng chục tầng. Phần bán những căn hộ khác dư để xây nhà, công viên, đường sá. 

Lãnh đạo Thành phố nên nhóm họp khẩn cấp; đừng để những oan khuất mất đất của người dân Thủ Thiêm kéo dài nữa. Ngoài phần "đền bù" họ đã nhận trước đây, Thành phố nên: hoặc dành hẳn một khu để xây nhà tái định cư đạt tiêu chuẩn Thủ Thiêm [chứ không phải là những cao ốc ổ chuột như các khu tái định cư hiện nay]; hoặc, yêu cầu các nhà đầu tư dành một lượng căn hộ nhất định trong các khu nhà kinh doanh của mình để hoàn trả cho người dân mất đất [theo tỉ lệ ở trên đã nói]. 

Nguyễn Anh Tuấn - Đất công phải được đấu giá



Sài Gòn: Tập đoàn Kinh Đô bỏ ra 621 tỉ mua không qua đấu giá 3.433m2 đất trung tâm (đường Lê Duẩn), nghĩa là chỉ 180 triệu/m2 cho một khu vực có giá thị trường là 400 triệu/m2. Thanh tra Chính phủ vào cuộc, đề nghị thu hồi bán đấu giá, tránh làm thất thoát ngân sách nhà nước. [1] 

Trong khi đó ở Hà Nội, cũng tại một vị trí trung tâm (phố Liễu Giai - giá thị trường 200-300 triệu/m2), với số tiền tương đương (641 tỉ) VinGroup đã có được khu đất RỘNG GẤP 10 LẦN (35.075m2) với GIÁ RẺ GẤP 10 LẦN (18 triệu/m2). Dĩ nhiên là cũng không qua đấu giá. [2] 

Trần Trung Đạo - Kính tiễn GS Phan Đình Diệu (1936-2018)



Giáo sư Phan Đình Diệu
Những năm đầu thập niên 1990 trong nước chưa có những mạng thông tin www (World Wide Web) quen thuộc như bây giờ. Các bài viết hay phát biểu tích cực về chính trị và kinh tế Việt Nam phần lớn còn phải chuyển qua email của các nhóm do anh chị em chuyên viên làm việc trong lãnh vực thông tin điện toán điều hành. 

Tôi điều hành một nhóm từ hãng Sun Microsystems gởi ra từ miền Đông Mỹ. Mỗi ngày tôi đọc, chọn lọc và phân phối các bài viết tích cực đến các bạn trong nhóm và họ lại tiếp tục chuyền đi cho các nhóm khác, cho báo chí Việt Ngữ và cứ thế lan rộng ra. 

Đào Kiến Quốc - Vĩnh biệt giáo sư Phan Đình Diệu



Tôi tốt nghiệp đại học toán Đại học Tổng hợp năm 1976 và được chọn ở lại trường làm giảng viên, nhưng được yêu cầu chuyển sang ngành Máy tính điện tử. Thời gian học máy tính ở khoa Toán, tôi chỉ biết một chút về lập trình và nguyên lý máy tính.

Theo quy định thời đó, cán bộ giảng dạy phải tập sự hai năm và phải thi 4 chuyên đề. Ngành này khá mới mẻ, lúc đó ở bộ môn toán học tính toán chưa có ai là tiến sĩ ngành máy tính (lúc đó gọi là chuyên ngành đảm bảo toán học cho máy tính) ngoài thầy Nguyễn Bá Hào thì lúc đó đã chuyển đi nơi khác. Chủ nhiệm Khoa (thày Hạp) mới gọi tôi lên đưa cho tôi một cái thư tay bảo: "Em sang bên Viện khoa học Tính toán và Điều khiển gặp thày Diệu, đây là thư tôi nhờ thày hướng dẫn cho em trong thời gian tập sự".