mercredi 25 avril 2018

Tổng thống Pháp và Mỹ muốn một hiệp ước nguyên tử mới, Iran bác bỏ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (T) và tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo ngày 24/04/2018 tại Nhà Trắng.

Hồ sơ nguyên tử Iran là chủ đề chính trong cuộc hội đàm hôm qua 24/04/2018 giữa hai nguyên thủ Pháp và Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn đe dọa ra khỏi hiệp ước và trừng phạt Teheran vào ngày 12/5 tới. Để cho tình hình khỏi xấu đi, đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron đã đề nghị thương thảo một hiệp ước nguyên tử mới. Hôm nay tổng thống Iran bác bỏ đề nghị này.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình :

Dân Armenia lại biểu tình theo lời kêu gọi của thủ lãnh đối lập

Lãnh tụ đối lập Nikol Pachinian trong cuộc biểu tình ở Armenia ngày 25/04/2018.

Những cuộc biểu tình mới hôm nay 25/04/2018 lại làm rung chuyển thủ đô Erevan của Armenia. Hàng ngàn người đã xuống đường theo lời kêu gọi của nhà đối lập Nikol Pachinian, đòi hỏi chuyển giao quyền lực một cách ôn hòa và tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn, sau khi thủ tướng Serge Sarkissian từ chức dưới áp lực của đường phố.

Từ Erevan, thông tín viên RFI Régis Genté tường trình :

« Đó là một cuộc cách mạng » - nhà đối lập Nikol Pachinyan nhấn mạnh. Đất nước chưa bao giờ có được một cuộc bầu cử dân chủ nào, như vậy các nghị sĩ của đảng Cộng Hòa đại diện cho những ai ? Người hùng của đường phố Armenia - trong chiếc áo thun màu nhà binh và chiếc nón kết kiểu bóng chày - đặt câu hỏi.

Tin vắn 25.04.2018



(AFP)Indonesia bắt giữ hai tàu cá Việt Nam cùng với thủy thủ đoàn

Indonesia hôm nay 25/04/2018 đã chận bắt hai tàu cá Việt Nam ở gần đảo Natuna, tịch thu 300 kg cá và bắt giam 21 thủy thủ trên tàu. Năm ngoái, Jakarta cũng bắt 11 thủy thủ Việt Nam trong cuộc đụng độ gần Natuna, ngược lại một cảnh sát tuần duyên của Indonesia bị phía Việt Nam bắt giữ. Cũng trong năm 2017, bốn ngư dân Việt Nam bị hải quân Indonesia bắn bị thương khi đang đánh bắt gần đảo Natuna.

Từ khi ông Joko Widodo lên làm tổng thống, đã có khoảng 200 tàu cá ngoại quốc bị đánh chìm.

mardi 24 avril 2018

Chuyên gia Mỹ : Chế độ Trung Quốc của Tập Cận Bình sẽ suy tàn


Trong bài trả lời phỏng vấn báo Le Figaro hôm nay 24/04/2018, David Shambaugh, một trong những chuyên gia Mỹ giỏi nhất về Trung Quốc, tỏ ra lo ngại về việc đảng Cộng Sản toàn quyền khống chế xã hội, đồng thời cảnh báo về nguy cơ xảy ra chiến tranh với Đài Loan.
Ông David Shambaugh, giáo sư khoa học chính trị ở George Washington University là tác giả của nhiều cuốn sách về Trung Quốc. Năm 2015, ông đã gây tranh cãi khi cho đăng một bài báo trên Wall Street Journal, dự báo sự suy tàn của chế độ cộng sản Trung Quốc. 

Trương Châu Hữu Danh - Nên đốt nhà chủ tịch !



Gần một tháng qua, nhóm phóng viên chúng tôi đã đi khắp các cánh rừng Tây Nguyên, từ Đắk Nông đến Đắk Lắk. Gia Lai rồi Kon Tum, Lâm Đồng, đâu đâu cũng thấy cảnh rừng bị tàn sát. Sau lệnh đóng của từng tự nhiên của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nạn phá rừng vẫn tràn lan.

Gỗ ở K’Bang (Gia Lai) vẫn ào ạt chạy ra khỏi rừng, dù từ rừng ra ngoài chỉ có con đường độc đạo, có barie chắn ngang của lực lượng kiểm lâm. Gỗ ở Ngọc Hồi, Sa Thầy (Kon Tum) cũng ồ ạt chạy ra khỏi rừng cả ngày lẫn đêm dù muốn qua chốt chặn phải “bay lên trời” mới thoát.

Nguyễn Hồng Lam - Sao vạch đồng hoa



Mùa hè năm 2000, kỹ sư Trần Quốc Việt, một người bạn vai anh, đồng hương Phan Rang với tôi từ Mỹ về Việt Nam lập công ty viết phần mềm Ulysses tại TP Hồ Chí Minh. Thỉnh thoảng tôi cũng hay lên trụ sở của Ulysses, đóng tại cao ốc Diamond Plaza chơi.

Một hôm, khoảng sau 12 giờ đêm, Việt điện thoại cầu cứu tôi. Hôm đó, Việt đi nhảy đầm ở Vũ trường Phi Thuyền, góc Hàm Nghi – Tôn Đức Thắng (nơi khởi phát mâu thuẫn dẫn đến vụ bắn Dung Hà), bị móc mất ví. Tiền mặt mất không nhiều, nhưng quan trọng là toàn bộ giấy tờ tùy thân, trong đó có cả Master Card, Visa Card, tài khoản tổng cộng chừng trên dưới 50.000 USD tiền trả lương cho công ty đã theo ví biến mất.

Tôi đến ngay. Một mặt kêu Việt đến Công an phường Nguyễn Thái Bình, Q.I trình báo ngay ; mặt khác tức tốc gọi điện về Mỹ làm các thủ tục phong tỏa ngay hai tài khoản vừa bị mất card, đề phòng bị dùng thẻ rút mất tiền.

Nguyễn Hồng Lam - Chấm phá về công ty « bình phong »



Một chiếc F-16A của Không quân Israel trong chiến dịch tấn công lò phản ứng nguyên tử Irak năm 1981.

Vì một số lý do, tôi sẽ không nhắc chính xác bất kỳ một cái tên cá nhân, pháp nhân nào trong bài viết này. Nhưng những câu chuyện thì thật sự đã xảy ra. Tin hay không tùy bạn.

1. Năm 1999, D… - một "hộp xà phòng" hàng đầu ở Việt Nam đã ký được một hợp đồng cực lớn: cung cấp 60% bột giặt cho thị trường Iraq trong thời gian không hạn định. Giá trị hợp đồng sẽ được điều chỉnh theo từng năm. 

Từ nhiều năm trước đó, Công ty D. đã xuất một số lô hàng bột giặt sang, giá cả rất cạnh tranh, chất lượng tốt hơn nhiều so với bột giặt và các loại chất tẩy rửa (chủ yếu là xà phòng 72% cứng quèo quèo) mà trước đây thị trường quốc gia này vẫn được cung cấp từ Liên Xô (cũ). Uy tín, chất lượng và lợi thế sản xuất với nguồn nhân công rẻ đã giúp công ty D. giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh thương mại với nhiều tập đoàn, công ty của nhiều quốc gia khác cũng đang quyết tâm độc chiếm thị trường Iraq, nhất là các công ty đến từ Trung Quốc.

Dâm thư bôi nhọ danh nhân được tặng giải!



 Nguyễn Đình Bổn - Sách hay hay sách dơ?
Theo báo nhà nước, sáng ngày 19/4, Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ nhất đã được diễn ra tại Thư viện quốc gia Việt Nam. Sau hơn ba tháng chấm giải, các hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia đã xét chọn, công nhận 35 tác phẩm đạt giải Sách hay, giải Sách đẹp.

Trong dịp này có ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch hội Xuất bản Việt Nam, Chủ tịch hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia trình bày báo cáo về giải thưởng. Trong đó có cuốn sách dơ bẩn dưới đây.

Tôi nói nó dơ vì nó viết về chuyện làm tình một cách thô bỉ, thua cả các trang web đen. Tính dục trong văn chương là bình thường, nhưng viết theo cách như vậy chỉ làm bẩn tính dục, bẩn mắt người đọc. Tôi đưa lên đây để thấy cái bọn chấm giải này nó dơ ra sao, và cảnh báo các bạn đừng phí tiền rước của nợ này về nhà.

Nơi đặt dự án FLC là vùng đất Quảng Ngãi có truyền thống bám biển Hoàng Sa, Trường Sa



Một phần biển đảo tiền tiêu Lý Sơn cũng sẽ được giao cho FLC làm du lịch khi chưa có tham vấn cộng đồng. Ảnh Lao Động

(LĐO23/04/2018) Dải đất ven biển tiếp nối từ khu kinh tế Chu Lai (Quảng Nam) qua các xã biển thuộc huyện Bình Châu (Quảng Ngãi) là nơi mà FLC dự kiến triển khai dự án du lịch và đô thị có vị trí chiến lược về quốc phòng, đặc biệt là với an ninh biển đảo. Bởi không chỉ bờ biển nơi đây gần nhất với Lý Sơn, Hoàng Sa mà ngư dân ở đây đã bám biển, giữ đảo, từ thuở xác lập chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa  cho đến nay...

Mũi Ba Làng An - một trong những vùng biển mà FLC chọn để đặt quần thể dự án du lịch - khu đô thị FLC Quảng Ngãi - vốn là vùng đất tiếp giáp với các làng có tên An, gồm An Hải, An Vĩnh, An Kỳ.

Cái chỉ tay của ông Quyết và công văn dời đồn biên phòng của ông Căng




Ông Trịnh Văn Quyết (chỉ tay), ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi (bên phải ông Quyết) và Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ (thứ hai bìa phải) trong lần đi thực tế dự án.

(Phunuonline 23/04/2018) Đầu tháng 3/2018, ông Quyết vào làm việc chính thức với giới lãnh đạo Quảng Ngãi.Trung tuần tháng 4/2018, ông Căng ra công văn hỏa tốc rốt ráo cho dự án lấy hàng ngàn ha đất ven biển cho FLC, kể cả việc dời đồn biên phòng.

Một dự án resort, nghỉ dưỡng mang tên quần thể du lịch nghi dưỡng và đô thị FLC Bình Châu Lý Sơn do FLC đề xuất lấy trọn hàng ngàn hecta đất ven biển huyện Bình Sơn và đảo Lý Sơn được lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi "rốt ráo" chưa từng thấy.

lundi 23 avril 2018

Nguyễn Tiến Tường - Cuộc chơi chính trị Quốc Cường Gia Lai




Đất tại xã Phước Kiển được coi là "đất vàng" vì nằm sát khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Trong ảnh là đường Nguyễn Hữu Thọ - tuyến đường huyết mạch sang khu vực này. Ảnh Infonet
Cuộc chơi Quốc Cường Gia Lai, thật sự là không muốn nói. Nhưng thấy đao thương loạn đả, thật sự là rất buồn. 

Nói gì thì nói, đó là một hình thức tham nhũng rất phổ biến. Ở đó, doanh nghiệp quốc doanh như Tân Thuận là "vật chủ" để tuồn đất công ra cho doanh nghiệp tư nhân. 

Mai Quốc Ấn - Công sản



Là tài sản thuộc sở hữu toàn dân (do Nhà nước quản lý) theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công sản, gồm động sản và bất động sản, được Nhà nước thống nhất quản lý để phục vụ cho lợi ích Nhà nước và lợi ích toàn dân.

Về động sản, ví dụ như cọp trong sở thú, tôi không bàn! Xin bàn về loại công sản gần đây nhất đang bị xâm hại trực tiếp là ngân sách và bất động sản!

Der Spiegel : Tình báo Việt Nam đã lên kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ nhiều tháng trước



(thoibao.de21/04/2018) Kể từ khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra cho đến nay, đây là lần đầu tiên tờ Der Spiegel (Tấm Gương) – tuần báo lớn nhất, có uy tín đứng nhất nước Đức và phát hành khắp thế giới – có một bài tường thuật dài 3 trang với nhiều chi tiết mới mà trước đây chưa hề được các nhân viên điều tra của Đức tiết lộ. Tờ tuần báo có tầm vóc định hướng dư luận này đã cho đăng bài tường thuật trên chuyên mục Tội phạm và đăng đúng vào lúc phiên tòa xét xử nghi can mật vụ Việt Nam Nguyễn Hải Long sắp sửa khai mạc. Sau đây là bản dịch bài tường thuật: 

Một cuộc hẹn gặp đầy tai họa

Mật vụ Việt Nam bắt cóc một cựu quan chức đảng và người tình của ông ta từ Berlin. Các thủ phạm đã trốn thoát, chỉ có một tòng phạm giờ đây ra trước tòa.

Macron - Trump: Tình bạn thắm thiết ít ai ngờ

Hai tổng thống Mỹ-Pháp Donald Trump và Emmanuel Macron thường xuyên nói chuyện điện thoại với nhau, một điều hiếm thấy thời Obama-Hollande.

Tổng thống Pháp công du Hoa Kỳ ba ngày, bắt đầu từ hôm nay 23/04/2018. Chuyến viếng thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một nguyên thủ nước ngoài kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, chiếm tựa chính của các báo Pháp hôm nay. La Croix chạy tựa « Trump-Macron, một sự thuận thảo đầy nghịch lý » Le Monde thuật lại « Macron-Trump, chuyện kể về một mối quan hệ đặc biệt »,Le Figaro nhấn mạnh đến « Thách thức Mỹ của Emmanuel Macron ». Riêng nhật báo thiên tả Libération dành hẳn một chuyên đề đặc biệt để mô tả «Ác mộng Mỹ».
Macron-Trump : Hai tính cách trái ngược

La Croix phân tích, thoạt nhìn thì cả hai rất khác xa nhau. Emmanuel Macron, 40 tuổi, thuộc giới tinh hoa Pháp, lấy cô giáo cũ lớn hơn mình đến 24 tuổi, theo chủ trương đa phương. Còn ông Donald Trump, 71 tuổi, tỉ phú địa ốc, chủ casino và là người dẫn chương trình truyền hình đã có ba đời vợ, mà người vợ hiện nay là cựu người mẫu trẻ hơn ông 24 tuổi ; chủ trương « Nước Mỹ trước hết ».

Nguyễn Thị Kim Thoa - Thư ký của thiên thần



Tôi đến thị xã Ban Mê Thuột vào một buổi chiều đầu mùa khô năm 1977. Gió bụi của miền cao nguyên đất đỏ làm tôi tối mắt sau một chuyến đi dài trên chiếc xe đò cọc cạch. Để mặc cho anh Chu Sơn – chồng tôi, loay hoay với mấy túi áo quần, sách vở. Bước xuống xe, tôi chỉ còn đủ sức ngồi bệt trên đám cỏ bên vệ đường. Đất đỏ, cỏ úa và bầu trời buổi chiều xám xịt. Đất trời Ban Mê Thuột buổi đầu giao tiếp đối với tôi chẳng thú vị gì.

Nơi tôi làm việc là khoa Nhi bệnh viện tỉnh Daklak. Đây là một đấu trường quá sức với tôi. Cảm nhận lúc đầu là như thế. Khoa có 50 giường bệnh, bệnh nhân nằm la liệt hai ba em trên một giường. Những chiếc giường sắt tây cũ rét, cái mất song, cái gãy chân kê đóng khập khiễng. Mền chiếu đen đủi, tả tơi rách nát. 

dimanche 22 avril 2018

Hoàng Hải Vân - Điều luật vấy máu này phải được đưa vào "lò”


Nông dân Dương Nội biểu tình. Ảnh Trịnh Bá Phương.

Cho phép chính quyền thu hồi đất của dân để giao cho doanh nghiệp làm dự án được quy định tại Điều 62 Luật Đất đai là quy định thất đức nhất trong hệ thống luật pháp hiện hành của nước ta. Quy định này không chỉ chống lại nhân dân, chống lại Hiến pháp mà còn chống lại cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, đe dọa sự tồn vong của chế độ. 

Về điều luật “vấy máu” này, tôi đã viết bài "Lợi ích nhóm nằm trong Luật Đấtđai" đăng trên Một Thế Giới, định “ngồi 49 ngày” không nói về chuyện này nữa, nhưng tin tức liên quan đến điều luật này diễn ra không dứt. 

Trần Tuấn - Chính sách đất đai : Mất cán bộ hay mất dân ?



Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng mới đây phải cảnh báo, rằng với tình trạng đất đai như hiện nay “không cẩn thận là mất cán bộ”!
 
Nhưng thực chất bản thân đất không “làm mất cán bộ”, mà chính là cơ chế đã dung dưỡng nguy cơ ấy. 

Và lớn hơn cả, đó là mất DÂN. 

Trần Tuấn - Người dân Lý Sơn có nguy cơ bị FLC bần cùng hóa



Vùng biển sẽ được giao cho FLC. Ảnh Trần Tuấn

Mọi người có biết cái vùng biển mà tỉnh Quảng Ngãi trao không cho FLC dài chừng nào không? Dài gần bằng từ Hội An đến Đà Nẵng. Dài hơn bãi biển từ Sơn Trà đến Nam Ô.

Mọi người có biết vì sao vùng đất này (trong mắt nhiều người) suốt mấy chục năm qua vẫn "nhếch nhác, nghèo khổ" không? Hãy hỏi bộ máy cai trị địa phương. 

'Hỏa tốc' với dự án sân golf, resort 3.800 ha trùm cả ra đảo Lý Sơn!



Phối cảnh Dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị FLC Bình Châu -Lý Sơn

(TPO 20/04/2018) - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - ông Trần Ngọc Căng vừa “yêu cầu cả hệ thống chính trị quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp…, để đảm bảo các điều kiện tiến hành khởi công dự án vào ngày 19/5/2018 theo đúng mục tiêu, tiến độ đã thống nhất giữa lãnh đạo tỉnh và Chủ tịch Tập đoàn FLC”.

Ngày 18/4/2018, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra Thông báo đóng dấu “hỏa tốc” số 144/TB-UBND về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Căng về phương án quy hoạch giai đoạn 1 Dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị FLC Bình Châu – Lý Sơn.

Mai Quốc Ấn - "Quân đội FLC"?




Ông Trần Ngọc Căng- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh của Dân Trí

Lần đầu tiên trong đời viết báo tôi nghe tin chính quyền cấp tỉnh đòi lấy đất quốc phòng giao cho tư nhân làm kinh tế. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng ra văn bản xin điều chỉnh đất quốc phòng, dời đồn biên phòng, xin ứng ngân sách 500 tỉ để giải phóng mặt bằng, di dời hàng trăm hộ dân ven biển... 

Tất cả để phục vụ cho dự án của tập đoàn FLC!