Một chiếc F-16A của Không quân Israel trong chiến dịch tấn công lò phản ứng nguyên tử Irak năm 1981. |
Vì một số lý do, tôi sẽ không nhắc chính
xác bất kỳ một cái tên cá nhân, pháp nhân nào trong bài viết này. Nhưng những
câu chuyện thì thật sự đã xảy ra. Tin hay không tùy bạn.
1. Năm 1999, D… - một "hộp xà
phòng" hàng đầu ở Việt Nam đã ký được một hợp đồng cực lớn: cung cấp 60%
bột giặt cho thị trường Iraq trong thời gian không hạn định. Giá trị hợp đồng
sẽ được điều chỉnh theo từng năm.
Từ nhiều năm trước đó, Công ty D. đã
xuất một số lô hàng bột giặt sang, giá cả rất cạnh tranh, chất lượng tốt hơn
nhiều so với bột giặt và các loại chất tẩy rửa (chủ yếu là xà phòng 72% cứng
quèo quèo) mà trước đây thị trường quốc gia này vẫn được cung cấp từ Liên Xô
(cũ). Uy tín, chất lượng và lợi thế sản xuất với nguồn nhân công rẻ đã giúp
công ty D. giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh thương mại với nhiều tập
đoàn, công ty của nhiều quốc gia khác cũng đang quyết tâm độc chiếm thị trường
Iraq, nhất là các công ty đến từ Trung Quốc.
Bên cạnh lợi thế nhân công rẻ, góp phần
quyết định vào thắng lợi của Công ty D. chính là việc họ có được một nguồn hóa
chất nguyên liệu rất tốt, giá rẻ. Đơn vị cung cấp là một Công ty đa quốc gia có
trụ sở ở Singapore. Chỉ có họ mới cung cấp đủ hóa chất nguyên liệu cho Công ty
D. với giá vừa phải để sản xuất đủ hàng cho hợp đồng đã ký với Iraq. Hai bên đã
có quan hệ đối tác từ nhiều năm…
Nhưng không may, khi hợp đồng lớn của D.
được ký kết thì nguồn nguyên liệu từ công ty đa quốc gia kia bỗng rơi vào giai
đoạn khan hiếm, nguồn cung bị chậm lại. Muốn có hàng, Công ty D. phải chấp nhận
mức giá nguyên liệu cao hơn hẳn, cao đến mức giá thành sẽ khiến họ khó có lãi
sau khi bán sản phẩm. Biết vậy nhưng không kịp tìm nguồn khác thay thế, Công ty
D. cũng đành chấp nhận. Nếu không họ sẽ chậm thực hiện hợp đồng cung cấp bột
giặt cho Iraq đã ký, sẽ bị phạt, thiệt hại càng lớn hơn, đó là chưa kể nguy cơ
hợp đồng dài hạn này sẽ bị hủy.
Đã thua đơn lại càng thiệt kép. Lô hàng
bột giặt giữa năm 2000 của Công ty D. bị phía Iraq…trả về và phạt, vì chất
lượng không đúng như cam kết. Tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền của để
kiểm định lại, Công ty D. nhận được kết quả như sét đánh ngang trời: hàng kém
chất lượng là do nguồn hóa chất nguyên liệu không bảo đảm chất lượng, không như
trước! Kiện công ty đa quốc gia kia, họ lại gặp phải sự cù nhầy, tốn thêm hàng
loạt thời gian mới buộc được đối tác cung cấp chấp nhận đền bù thiệt hại cho
riêng giá trị lô hàng đã cung cấp. Vì cú đền bù này, công ty đa quốc gia kia
tuyên bố là họ…khánh kiệt, không còn đủ năng lực cung cấp nguyên liệu cho công
ty D. nữa.
Thiếu nguồn, hàng chậm giao, mất uy tín
chất lượng, ngay trong năm 2000, Công ty D. đã bị phía Iraq “điều chỉnh hợp
đồng” với hình thức….hủy luôn, không nhập nữa. Không lâu sau đó, nhãn hiệu
bột giặt D. lẫy lừng cũng thoi thóp dần ngay cả với thị trường trong nước. Rồi
nó chết hẳn, bị một tập đoàn cùng ngành nghề của nước ngoài thôn tính.
Đau một nỗi, buông công ty D., ngay sau
đó Iraq đã khôi phục nguồn cung bột giặt cho thị trường của họ bằng hợp đồng
khác với một Tập đoàn nhà nước của Trung Quốc. Nguồn cung nguyên liệu vẫn là
ông công ty đa quốc gia ở Singapore cũ, tất nhiên không hề khánh kiệt. Người của
Công ty D. hẳn là đau hơn hoạn khi biết kết quả điều tra từ phía cơ quan an
ninh Việt Nam.
Rằng, họ đã dính đòn tình báo kinh tế. Rằng, Công ty đa quốc gia
ở Singapore thực chất là một đơn vị tình báo do Hoa Nam tình báo Cục dựng nên.
Nhiệm vụ của nó là chỉ là để thành đối tác phục vụ và sau đó bóp chết công ty
D. của Việt Nam bằng thủ đoạn thương mại, giành hợp đồng cung cấp bột giặt cho
thị trường Iraq về tay Trung Quốc. Lãnh đạo công ty đa quốc gia nọ, không đơn
thuần là những doanh nhân hay nhà kinh tế, mà đích thực gồm toàn sĩ quan tình
báo cao cấp của nước CHND Trung Hoa. Nói cách khác, đó chỉ là một công ty bình
phong - từ khóa quen thuộc với cư dân mạng quanh vụ Vũ Nhôm - do tình báo Trung
Quốc dựng nên.
2. Trong lĩnh vực tình báo, nước nào
cũng tổ chức công ty bình phong. Có hai loại chính. Loại thứ nhất là công ty,
xí nghiệp…được lập nên cho một điệp vụ cụ thể, như vụ nói trên chẳng hạn. Việc
chuẩn bị cho nó ra đời tốn rất nhiều công sức. Hoạt động bình phong vẫn diễn ra
bài bản, liên tục như một đơn vị kinh tế thực thụ, tuyệt đối không khác điểm
nào. Nếu say mê điện ảnh về đề tài này, hẳn trên HBO, CINEMAX, bạn đã từng hồi
hộp với hàng loạt tập của series “Strike Back” (Phản đòn), trong mỗi một
tập đều có mô tả kỹ hoạt động của một hay một vài công ty bình phong nào đó của
tình báo và phản gián của cả đôi bên, hay thậm chí nhiều bên.
Một ví dụ khác. Năm 1980, khi Pháp đề
nghị cung cấp Caramel thay cho Uranium làm giàu đối với một nhà máy hạt nhân
của Iraq nhưng quốc gia này không đồng ý, tình báo Mossad của Israel đã ghi ngờ
Iraq đang xây dựng nhà máy chế tạo bom nguyên tử. Bởi lẽ, Caramel cũng là
nguyên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân nguyên tử nhưng nó lại không thể dùng
để chế bom nguyên tử như Uranium làm giàu được.
Lập tức, Mossad đã tiến hành một chiến
dịch tuyệt mật có tên là “Eagle Operation” (Kế hoạch Đại Bàng), tìm đủ
cách tiếp cận, câu nhử và không chế các nhà khoa học làm việc cho Iraq tại nhà
máy này nhằm moi thông tin. Họ đã kỳ công dựng nên hai công ty để câu nhử các
chuyên gia đang làm việc cho chương trình hạt nhân nguyên tử của Iraq. Công ty
thứ nhất chuyên buôn bán phế liệu công nghiệp từ container cũ đến các ống nhôm
đặc chủng dùng để bọc lõi phóng xạ…có trụ sở đóng ở CHLB Đức. Công ty thứ hai
chuyên thiết kế, xây dựng các Trung tâm hạt nhân nguyên tử phục vụ dân sự cho
các nước thế giới thứ ba, trụ sở đóng tại Paris, Pháp.
Quả nhiên, những nhà bác học uyên bác về
tri thức hạt nhân nhưng ngờ nghệch trong trò chơi tình báo đã sa bẫy, sau đó
lần lượt bị Mossad khống chế, lợi dụng và khi cần thì thủ tiêu luôn. Khi biết
chắc Iraq không chấp nhận cho thay Uranium làm giàu bằng Caramel, Mossad đã
quyết định kết thúc chiến dịch tình báo bằng một màn hủy diệt.
16 giờ chiều ngày 7 - 6 -1981, từ căn cứ
không quân Beersheba (Israel), 12 chiếc F15 và 12 chiếc F16 của Israel mang
theo tên lửa không đối đất, bom phân đoạn, bom napalm, bom tấn điều khiển bằng
tia laze bay vượt 1.000km tiến về vùng Tammouz gần thủ đô Bagdad của Iraq. Một
Boing 707 bay theo tiếp dầu trên không cho cả 24 máy bay chiến đấu này. Chỉ
trong vòng 6 phút, toàn bộ cơ số bom và tên lửa mang theo trên 24 máy bay đã
được dội hết xuống mục tiêu ở Tammouz, biến nhà máy chế tạo bom nguyên tử và
Trung tâm nguyên tử của Iraq vừa xây dựng xong thành bình địa.
Tác dụng của công ty bình phong trong
trò chơi tình báo có thể kinh hoàng như thế đó.
Loại công ty (hoặc trụ sở, văn phòng)
bình phong thứ hai không phục vụ một điệp vụ cụ thể. Nó được lập ra để thực
hiện những nhiệm vụ mang tính chiến lược. Nó có thể la một nhà hàng, khách sạn…
nào đó thu hút, phát hiện, tiếp cận các đối tượng nắm thông tin tình báo của
đối phương nhằm xử lý để tìm ra đối sách thích hợp. Nó cũng có thể là một công ty
trong một lĩnh vực khoa học công nghệ nào đó, hỗ trợ cho việc thu thập, ngăn
chặn hay xử lý thông tin.
Rất có thể công ty cung cấp camera,
thiết bị an ninh, thiết bị bảo mật, thiết bị liên lạc thông tin cho biệt phủ
thông minh hay trụ sở, văn phòng của bạn…chính là một công ty bình phong đấy.
Ngoài nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, bán thiết bị mà bạn thấy, bạn giao dịch, rất
có thể chính nó là một tên hoặc một ổ gián điệp đang bí mật giám sát, theo dõi,
moi các bí mật từ bạn và văn phòng, nhà máy của bạn. Nếu có điều kiện tiếp cận
sâu hơn, bạn đừng ngạc nhiên nếu phát hiện ra rằng hầu như toàn bộ lãnh đạo,
cán bộ kỹ thuật, chuyên gia…của công ty đối tác vẫn thường giao dịch với bạn
đều là sĩ quan an ninh của bên này hay bên nọ. Thật ra, bộ quân hàm mới thực sự
là nghề nghiệp của họ, thân phận chính của họ.
3. Quay lại với xuất phát điểm, trường
hợp Vũ Nhôm AV75 hay AQ79 nào đó. Tôi có thể nói luôn, họ chẳng phải là công ty
bình phong bình gió gì cả. Công ty do chính họ lập chỉ là một đơn vị kinh tế tư
nhân thuần túy, được lập trước khi ông chủ của nó, ngoài tên khai sinh còn có
thêm một cái bí danh cho có vẻ quan trọng và bí hiểm. Sau đó, do quá trình làm
ăn, họ trở thành mối, thành khách, thành cộng tác viên của một đơn vị an ninh,
quân đội nào đó. Chỉ lòng tham và âm mưu trục lợi cá nhân của các quan chức đơn
vị mà họ hợp tác nhét được cái công ty vốn có của họ vào mớ ngôn từ hỗn độn là
công ty bình phong một cách vô luật vô lệ.
Trong một vài trường hợp, sự tha hóa
quyền lực của những kẻ đang lợi dụng chức quyền mới khiến họ, từ nhưng doanh
nhân hoặc những tên đầu cơ, lừa đảo, được biết đến thêm với hình ảnh có quân
hàm trên cầu vai. Còn thực chất, những người như Vũ nhôm chẳng hạn chưa bao giờ
là một sĩ quan công an, đừng nói chi chuyện tào lao là nhân viên tình báo. Chỉ
thằng ngu mới đặt ra chuyện tin hay nghi, hoặc cố công tìm hiểu để cố chứng
minh điều hoang tưởng ấy là sự thật.
Câu hỏi đặt ra là, vậy thì tại sao lại
có bức ảnh Chứng minh thư sĩ quan mang hàm Thượng tá an ninh với ảnh Vũ Nhôm
post đầy trên mạng? Rồi cả trường hợp “đồng cấp bộ trưởng” Út Trọc Đinh Ngọc Hệ
nữa? Những điều đó, tôi sẽ giải thích đầy đủ trong một bài viết khác. Tựa bài
là một khái niệm mới mà bạn nên làm quen: “Sao vạch đồng hoa”. Ở đây,
sao và vạch không tượng trưng cho quân đội Mỹ. Nó là cách để gọi nôm na cái lon
sĩ quan (công an, quân đội) đấy.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.