Là tài sản thuộc sở hữu toàn dân (do Nhà nước quản lý) theo
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công sản, gồm động sản và
bất động sản, được Nhà nước thống nhất quản lý để phục vụ cho lợi ích Nhà nước
và lợi ích toàn dân.
Về động sản, ví dụ như cọp trong sở thú, tôi không bàn! Xin
bàn về loại công sản gần đây nhất đang bị xâm hại trực tiếp là ngân sách và bất
động sản!
Có một thực trạng ở Việt Nam chính là các công ty Nhà nước
được hưởng đặc quyền là quá nhiều công sản gồm ngân sách và bất động sản. Bán
cổ phần công ty Nhà nước bao gồm bán luôn một phần ngân sách và một phần quyền sử
dụng bất động sản, thu lại chính là ngân sách. Vấn đề là có bán đúng giá không?
Có một thực trạng khác là công ty Nhà nước mua các thiết bị,
vật liệu không đúng giá trị thực (ví dụ ụ nổi 83M của Vinalines) do kê khống
giá. Đó cũng là hình thức tham nhũng công sản như cách Dương Chí Dũng nói "Cảm
ơn em!" khi nhận 10 tỉ đồng "lại quả". Vấn đề là có mua đúng
giá không?
Bán và mua đúng giá hay không cứ nhìn vào những đại án gần
đây và các đại án sắp tới...
Một thực trạng nữa: ngoài các công ty Nhà nước còn có các
công ty của Đảng (tổ chức chính trị xã hội). Nói điều này trên cơ sở chỉ đạo
của tỉnh ủy, thành ủy (thành phố thuộc trung ương) liên quan đến việc mua bán
công sản. Tỉnh thành nào cũng có những "công ty kinh tài" như vậy!
Ví dụ cụ thể: Thành ủy TP.HCM lên tiếng về việc bán đất công
cho Quốc Cường Gia Lai. Khi có thông tin công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành
viên (TNHH MTV) Đầu tư và xây dựng Tân Thuận đã ký chuyển nhượng phần diện tích
đất đền bù tại khu dân cư Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM) cho
công ty Quốc Cường Gia Lai hơn 30 ha với giá 1,29 triệu/m2; Thường trực Thành
ủy đã có chỉ đạo dừng việc chuyển nhượng, yêu cầu phải đàm phán lại và báo cáo
cho Thường trực Thành ủy. Lý do: Việc ký này, không báo cáo cho tập thể Thường
trực và tập thể Ban Thường vụ Thành ủy theo Qui chế quản lý tài sản của Thành
ủy.
Việc mua bán nói trên được nhiều tờ báo phản ánh là gây thất
thoát hàng ngàn tỉ đồng ngân sách! Đây không phải trường hợp đầu tiên công sản
được định giá thấp.
Có mấy câu hỏi cơ bản cần đặt ra như sau: 1- Giá đất (hay
giá công sản nói chung) theo quy định của Nhà nước là thấp hơn so với giá thị
trường nên không còn phù hợp? 2- Việc đấu thầu hay chỉ định thầu thiếu sự giám
sát cần thiết của các cơ quan hữu quan? 3- Trình độ hay đạo đức cán bộ khiến
giá công sản thấp?
Bán rẻ hay mua đắt công sản đều gây thiệt hại cho Nhà nước
và toàn dân như đã nói ở trên. Ví dụ, TP.HCM đặt mục tiêu thu ngân sách 376.000
tỉ trong năm 2018 mà miếng đất bán cho Quốc Cường Gia Lai được thẩm định đúng
giá thì số thuế, phí cần thu của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn sẽ
giảm.
Việc giám sát công sản không chỉ là trách nhiệm của bất cứ
cơ quan hữu quan nào mà còn là của toàn dân. Đợi sau khi đã bán xong công sản
mới lên tiếng là sự thiếu trách nhiệm không của riêng ai.
Muốn dân có quyền giám sát việc mua và bán công sản thực ra
cũng dễ. Bạch hóa thông tin toàn diện về công sản có khả năng mua và bán (trừ
các bí mật quốc gia) tất cả các nơi. Không giám sát được thì quan tham vẫn cấu
kết gian thương hoành hành và hậu quả thì nhân dân, đất nước gánh hết!
Tôi vẫn phải nhắc lại là Việt Nam đang chống tham nhũng thụ
động (có hậu quả rồi mới có đại án) thay vì phòng ngừa tham nhũng. Thụ động,
nhưng cũng nên ủng hộ còn hơn là không có thay đổi nào. Việc tuyên bố phải đấu
giá minh bạch công sản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là 1 thông điệp cần được
ủng hộ.
Và dĩ nhiên, ủng hộ cho ngay những kẻ mua bán, hợp thức hóa
công sản "vào lò" lập tức! Ví dụ như kẻ ký bán đất công không qua
thường trực Thành ủy chẳng hạn. Tôi có thể cung cấp cho Ủy ban Kiểm tra Trung
ương bằng chứng dân nói rõ: "Chúng tôi sẽ ăn mừng nếu "nó" vô
tù!"
Bất cứ kẻ nào "hỏa thiêu ngân sách", bán rẻ công
sản cho gian thương, cướp đất của dân đều xứng đáng vào tù. Hoặc cao hơn, một
mũi tiêm chẳng hạn!
Chú thích: Bức
ảnh này cắt từ một clip. Nó ám ảnh tôi... Và thật đau đớn, hình ảnh đứa trẻ ấy
chứng kiến không tốt cho tuổi thơ của bất cứ đứa trẻ nào, bất cứ con của ai.
Nhưng nó không hiếm! Chỉ cho tôi tỉnh thành nào không có cưỡng chế đi!
FB MAI QUỐC ẤN 23.04.2018
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.