Một ngày trước cuộc họp mới hôm nay 16/06/2015 tại
Minsk để tìm kiếm hòa bình cho Ukraina, mà bạo lực lại tiếp diễn dù đã
có thỏa thuận ngưng bắn, người dân Donetsk biểu tình đòi hỏi chấm dứt
oanh kích. Đặc biệt là tại vùng ly khai thân Nga này, cư dân thẳng thừng
chỉ trích phe nổi dậy miền đông.
Hội
nghị giữa nhóm tiếp xúc (gồm các đại diện của Ukraina, Nga, OSCE) và
phe ly khai thân Nga đã được lên chương trình, trong khi qua điện đàm,
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua yêu cầu đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov
cho thực thi ngưng bắn ở miền đông.
Triển lãm Hàng không Không gian Bourget lần thứ 51
chính thức khai mạc hôm nay 15/06/2015 tại ngoại ô Paris, trong bối
cảnh vận chuyển đường không đang tăng trưởng nhanh chóng. Ngay trong
ngày khai mạc, các bên đã ký kết được các hợp đồng trị giá trên 20 tỉ đô
la.
Tổng thống Pháp François
Hollande, khởi hành từ phi trường Orly trên một chiếc Airbus A350 mới đã
đến khai mạc triển lãm, mà theo điện Elysée « sẽ là cơ hội để loan báo nhiều hợp đồng máy bay dân dụng lớn ». Ông Hollande tuyên bố : «
Chúng tôi chắc chắn sẽ có nhiều tin tốt lành lần lượt được loan báo
trong thời gian diễn ra triển lãm. Mỗi ngày đều có những hợp đồng được
thương lượng và có lẽ sẽ được ký kết tại đây ».
Hệ thống hỏa tiễn phòng thủ bờ biển di động K-300P.
Hải quân Việt Nam có
thể tấn công trực tiếp căn cứ hải quân Tam Á (Shanya) trên đảo Hải Nam của
Trung Quốc bằng hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động K-300P. Tờ Trung
Quốc Thời Báo (WantChinaTimes) của Đài Loan hôm 13/06/2015 dẫn nguồn tin từ Kanwa Defense
Review, một tạp chí quân sự bằng tiếng Hoa có trụ sở tại Canada cho
biết như trên.
Việt
Nam rất quan tâm đến việc bảo vệ vùng duyên hải do tranh
chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Đông. Hệ thống hỏa tiễn K-300 mua của Nga
cho phép Hải quân Việt Nam phóng đi tên lửa hành trình siêu thanh chống hạm
P-800 Oniks (tiếng Nga có nghĩa là ngọc mã não) để gây thiệt hại hoặc đánh chìm
các chiến hạm của địch quân trên biển. Với phạm vi tấn công 300 km, hỏa tiễn
này có thể bắn đến các mục tiêu Trung Quốc gần đảo Hải Nam.
Lâu nay gái mại dâm Trung Quốc vẫn là những dáng
người nhỏ bé, lượn qua lượn lại trên các đường phố Paris với vẻ sợ sệt,
câm lặng, hầu như không hiện hữu. Nhưng nay họ tham gia mọi cuộc biểu
tình đòi quyền lợi cho các lao động ngành « công nghiệp tình dục », muốn
nói lên tiếng nói của mình.
Trên
đại lộ Belleville ở phía đông Paris, các phụ nữ mại dâm mỗi ngày đều
lượn lờ trong những chiếc váy ngắn, quần short hay quần bó ; một số trò
chuyện với nhau, đứng dựa lưng vào tường các tòa nhà hay cửa kính các
cửa hàng.
Một số nhà giàu Trung Quốc đã mua được hay đang
tìm cách sở hữu một hòn đảo, để thoát khỏi các vùng đô thị đang nhanh
chóng mở rộng, tìm cho mình một góc trời riêng.
Vào
lúc mặt trời lặn trên Biển Đông, Lin Dong thích thư giãn trên chiếc
võng mắc giữa hai gốc cây, lắng nghe tiếng động lao xao của những đợt
sóng vỗ vào bờ hòn đảo riêng của mình.
« Tôi ghê sợ tiếng ồn,
và ô nhiễm không khí ở những thành phố nhung nhúc người tại Trung Quốc.
Cuộc sống trên đảo phù hợp với tôi hơn ». Người chủ doanh nghiệp
cường tráng tuổi tứ tuần, có bộ râu muối tiêu thổ lộ như trên. Lin Dong
đã làm giàu nhờ buôn bán thiết bị y tế từ cuối thập niên 90.
Rừng người vẫy cờ và dùng ĐT di động chụp ảnh các thí sinh ở An Huy lên đường ứng thí, 05/06/2015.
Trên 9 triệu thanh
niên Trung Quốc
hôm qua 08/06/2015 đã tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học gai góc. Nhiều biện
pháp đã được huy động để chống gian lận, thậm chí có tỉnh còn sử dụng cả thiết
bị bay hiện đại để giám sát.
Tập trung trong vòng hai ngày và được đánh giá là « kỳ thi đại quy mô nhất thế
giới », « cao khảo » (gaokao) mỗi năm lại gây nên cơn sốt
trong xã hội Trung Quốc,
vì sự cạnh tranh khốc liệt để giành được một chỗ ngồi quý giá trong giảng đường
đại học.
Đăng ngày 09-06-2015
Sửa đổi ngày 09-06-2015 12:37
Nhật Bản có ý định đưa phi cơ tuần tra hiện đại
P3-C Orion đến Philippines để tham gia cuộc tập trận tìm kiếm và cứu hộ
trong tháng này. Reuters và AFP dẫn các nguồn tin quân sự hôm nay
09/06/2015 cho biết hai cựu thù trong Đệ nhị Thế chiến đang siết chặt
hơn mối quan hệ, trong lúc Nhật tìm cách mở rộng sự hiện diện trên Biển
Đông.
Căng thẳng tại Biển Đông đang
tăng lên, nhất là từ khi Trung Quốc bắt đầu bồi đắp quy mô các đảo đá
ngầm và rạn san hô tại quần đảo Trường Sa. Qua việc xây dựng đảo nhân
tạo, Bắc Kinh muốn mở rộng ảnh hưởng tại vùng biển hàng năm có đến 5 tỉ
đô la hàng hóa giao thương, mà đa số là hàng xuất đi và nhập về của Nhật
Bản. Hoa Kỳ muốn các đồng minh châu Á tỏ ra cương quyết hơn, trước chủ
nghĩa bành trướng của Trung Quốc - theo Washington.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tìm cách làm tái sinh hào quang quá khứ
của Liên Xô cũ, bất chấp nguy cơ làm suy sụp nền kinh tế đất nước. Tổng
thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm qua 08/06/2015 tuyên bố như trên.
Trong Hội nghị thượng đỉnh G7 họp tại
Bayern (Đức), nguyên thủ các cường quốc công nghiệp tuyên bố sẵn sàng có
các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga nếu cần thiết - do Matxcơva hỗ
trợ phe nổi dậy ở miền đông Ukraina, và bày tỏ mối quan ngại trước các
trận giao tranh dữ dội tại vùng này.
Thủ tướng Rumani Victor Ponta bị cáo buộc tham
nhũng, hôm nay 09/06/2015 đã nhận được sự ủng hộ của Quốc hội gồm đa số
thuộc phe trung tả của ông. Tổng thống Rumani cho rằng đây là một quyết
định « vô trách nhiệm ».
Các
dân biểu với 231/120 phiếu đã bác bỏ yêu cầu của Viện Kiểm sát Chống
tham nhũng (DNA) đòi hỏi tước quyền đặc miễn của Thủ tướng để tiến hành
điều tra về xung đột lợi ích. Tuy vậy kết quả này chưa thể chấm dứt được
cuộc khủng hoảng hiện nay tại Rumani, một trong những nước nghèo nhất
Liên hiệp Châu Âu.
Tiếp theo Liên hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ hôm qua
08/06/2015 đã yêu cầu đồng minh Ả Rập Xê Út hủy bỏ hình phạt « dã man »
đánh đòn một blogger nổi tiếng 1.000 gậy.
Bộ
Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ « quan ngại sâu sắc » sau quyết định dứt khoát
của Tòa án tối cao Ả Rập Xê Út, công nhận bản án hồi tháng 11/2014 với
hình phạt 10 năm tù và đánh 1.000 cú bằng gậy (50 cú đánh mỗi tuần trong
vòng 20 tuần lễ) dành cho blogger Raef Badaoui vì « phỉ báng đạo Hồi».
Sự ngờ vực giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã lên đến
mức cao nhất, theo kết quả thăm dò công bố hôm nay 09/06/2015, khẳng
định sự xuống cấp trong quan hệ giữa Tokyo và Seoul, hai đồng minh thân
cận của Hoa Kỳ tại châu Á.
Gần
ba phần tư số người Nhật được hỏi (73%) không tin tưởng vào nước láng
giềng, trong khi 85% người Hàn Quốc tỏ ý nghi ngờ đối với Nhật Bản ;
theo cuộc điều tra do nhật báo Yomiuri Shimbun của Nhật phối hợp với tờ
báo Hankook Ilbo tiến hành. Đây là tỉ lệ cao chưa từng thấy trong lịch
sử của cuộc thăm dò thường niên có từ năm 1996.
Sau nhiều ngày căng thẳng, Hy Lạp hôm nay
09/06/2015 quay lại bàn hội nghị với Liên hiệp Châu Âu (EU) và Quỹ Tiền
tệ Quốc tế (IMF) để đưa ra các đề nghị mới về cải cách, và các biện pháp
nhằm tránh nguy cơ mất khả năng chi trả, mà theo Thủ tướng Hy Lạp sẽ
báo hiệu cho « sự bắt đầu cho hồi kết » của khu vực đồng euro.
Athens đã giới thiệu « hai văn kiện bổ sung » cho đề nghị của Ủy viên châu Âu về kinh tế, Pierre Moscovici, nhằm « thỏa mãn những bất đồng »
trên một số vấn đề. Sau một week-end thương lượng hết sức căng thẳng,
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras hôm qua đã gởi hai đặc sứ đến Bruxelles,
gặp gỡ ông Moscovici.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại G7,08/06/2015.
Theo Japan Times ngày 07/06/2015, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi gặp
gỡ Tổng thống Pháp François Hollande bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay, đã
bày tỏ mối quan ngại về các hành động của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền tại Biển Đông, như
việc ồ ạt xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc bản tiếng Pháp hôm nay 08/06/2015 nhanh chóng có bài
viết đả kích Thủ tướng Nhật. Thụy My xin dịch lại dưới đây.
Mưu toan của Thủ tướng Nhật
Shinzo Abe khi nêu ra những quan ngại về tình hình tại Biển Đông trong hội nghị
thượng đỉnh G7, nhằm dựng lên một mặt trận chống Trung Quốc, là vô nghĩa.
Các nhân viên cứu hộ tàu Ngôi sao phương Đông, 06/06/2015.
Đăng ngày 06-06-2015
Tất cả mọi người đều trên boong tàu…cho dù chẳng
còn ai nữa để mà cứu! Vụ chiếc tàu Ngôi sao phương Đông bị đắm đã giúp
cho chính quyền cộng sản Trung Quốc cơ hội mở một chiến dịch tuyên
truyền quy mô, để có thể át đi mọi chỉ trích.
Nhiều
ngàn công an, quân đội và nhân viên cứu hộ đã được điều đến bên bờ sông
Dương Tử, nơi chiếc tàu chở trên 450 người đã bị đắm hôm thứ Hai 1/6.
Nhưng chỉ tìm được có 14 người sống sót, những người khác hầu như chắc
chắn là đã chết.
Aygul, một thiếu nữ Duy Ngô Nhĩ 28 tuổi đã lén lút
kết hôn, vì không dám nói cho cha mẹ biết người chồng là gốc Hán. Sau
đó khi cô « thú nhận », cha mẹ cô hết sức phẫn nộ. Một năm sau đó gặp
lại ở một nhà ga Bắc Kinh, cha cô vẫn không tiếc lời mắng chửi. Cô thuật
lại rằng ông buộc cô phải chọn lựa giữa cha mẹ hoặc chồng.
Trong
bối cảnh bạo lực và thành kiến ở Tân Cương, các cuộc hôn nhân giữa
người Hán và người Duy Ngô Nhĩ hết sức hiếm hoi và đầy rủi ro.
Tân
Cương là quê hương của hơn một chục triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo
Hồi, nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Họ bất mãn trước người Hán, do chế độ cộng
sản Trung Quốc làm mọi cách để hạn chế tự do tín ngưỡng, đàn áp văn hóa
và hạn chế sử dụng ngôn ngữ riêng, khiến một thiểu số người Duy Ngô Nhĩ
trở nên cực đoan và mơ đến một nền độc lập.
Bài phân tích trên nhật báo Le Monde mang tựa đề « Những khẩu đại bác của quyền lực Trung Quốc » nhận định, Trung Quốc chưa bao giờ trưng ra bộ mặt một cường quốc tự tin như thế.
Tác
giả Alain Frachon cho rằng, dường như các nước đều đang gặp khó khăn.
Hoa Kỳ tìm kiếm tăng trưởng vững chắc, Châu Âu thì chỉ cần có tăng
trưởng, Trung Đông đang xâu xé, Châu Phi gượng dậy trong hỗn loạn và nỗi
đau…Nhưng Trung Quốc, người khổng lồ oai vệ thì lại tiến bước, dửng
dưng với những biến cố trong nội bộ, như không gì có thể ngăn nổi một sự
cất cánh hiển nhiên.
Một bức tượng Lênin hôm nay 03/06/2015 đã bị những
người dân tộc chủ nghĩa cực đoan Ukraina lật đổ, mặc cho sự phản đối
của một số dân cư tại Slaviansk, từng là thành trì của phe nổi dậy thân
Nga ở miền đông trước khi được quân chính phủ tái chiếm.
Bộ trưởng Nội vụ Ukraina Arsen Avakov cho biết : « Sáng sớm nay phong trào Pravy Sektor đã lật đổ tượng Lênin, một cách rất lịch sự ». Theo các hình ảnh trên internet, bức tượng bị tháo dỡ bằng cần cẩu và dây cáp cột ở đỉnh.
Nước Úc không loại trừ khả năng tăng thêm các
chuyến bay tuần tra trên không phận Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Úc
Kevin Andrews hôm nay 03/06/2015 tuyên bố như trên, trong bối cảnh căng
thẳng do Trung Quốc xây đảo nhân tạo tại vùng biển này. Ông cũng kêu gọi
xây dựng Bộ quy tắc ứng xử tại khu vực tranh chấp.
Khẳng định sẽ tiếp tục tuần tra
tại Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Úc nhấn mạnh đây không phải là sự
kiện mới. Hiện chính phủ Úc chưa có cuộc bàn bạc chính thức nào với đồng
minh thân thiết Hoa Kỳ. Nhưng Canberra sẽ xem xét bày tỏ quan điểm, sau
khi có tin báo chí tiết lộ chính phủ Úc đang tích cực nghiên cứu việc
triển khai phi cơ giám sát P-3 tại khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo
nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp.
Thượng viện Mỹ ngày 02/06/2015, rốt cuộc đã thông
qua việc cải cách Patriot Act do chính quyền Obama đề nghị, tương tự
như Hạ viện. Freedom Act có hiệu lực ngay sau khi Tổng thống ký ban
hành, và từ nay các công ty điện thoại sẽ lưu giữ các dữ liệu. Đây là
một cải cách quan trọng của Nhà Trắng, sau nhiều tháng tranh cãi về an
ninh quốc gia.
Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ
(NSA) đã ngưng toàn bộ việc thu thập quy mô các dữ liệu từ 0 giờ 1 phút
hôm thứ Hai 01/06 (4 giờ 1 phút GMT) do điều 215 luật Patriot Act không
còn hiệu lực. Tổng thống Obama ký ban hành vài giờ sau đó, đã hoan
nghênh luật mới vừa bảo vệ tự do cá nhân vừa đảm bảo được an ninh quốc
gia.
Trên 700 người tị nạn đã đến Miến Điện ở vùng
duyên hải phương đông gần biên giới Bangladesh, sáu ngày sau khi Hải
quân Miến Điện phát hiện họ đang chen chúc trên một chiếc tàu ở vịnh
Bengale.
Hoa Kỳ cho biết đang theo dõi
chặt chẽ số phận của những người nhập cư này. Đây là những người tị nạn
mới nhất được phát hiện trên biển, từ khi cuộc khủng hoảng nhập cư ở
Đông Nam Á được quốc tế biết đến rộng rãi vào đầu tháng Năm.