Các nhân viên cứu hộ tàu Ngôi sao phương Đông, 06/06/2015. |
Đăng ngày 06-06-2015
Tất cả mọi người đều trên boong tàu…cho dù chẳng
còn ai nữa để mà cứu! Vụ chiếc tàu Ngôi sao phương Đông bị đắm đã giúp
cho chính quyền cộng sản Trung Quốc cơ hội mở một chiến dịch tuyên
truyền quy mô, để có thể át đi mọi chỉ trích.
Nhiều
ngàn công an, quân đội và nhân viên cứu hộ đã được điều đến bên bờ sông
Dương Tử, nơi chiếc tàu chở trên 450 người đã bị đắm hôm thứ Hai 1/6.
Nhưng chỉ tìm được có 14 người sống sót, những người khác hầu như chắc
chắn là đã chết.
Để điều phối hoạt động cứu hộ, Thủ tướng Lý Khắc Cường từ sáng thứ Ba 2/6 đã có mặt khắp nơi, trong khi ông thường bị mờ nhòa phía sau Chủ tịch Tập Cận Bình.
Nicholas Dynon, chuyên gia về truyền thông Trung Quốc thuộc Macquarie University ở Sydney nói với AFP : « Hình ảnh của Thủ tướng, tay áo xắn lên và loa phóng thanh cầm tay, chỉ đạo hoạt động cứu hộ trên thực địa, đã lặp đi lặp lại thường xuyên trên các chương trình của truyền thông trong các thảm họa tại Trung Quốc ».
Hôm thứ Tư 3/6, báo chí Bắc Kinh dành thật nhiều chỗ cho « phép lạ » Zhu Hongmei, được cứu sống khỏi khoang tàu bị nạn. Người ta trông thấy người đàn ông tuổi sáu mươi được quấn dây quanh mình, các thợ lặn và nhân viên cứu hộ hợp sức đẩy lên, dưới mắt những người lính và công an đang xếp hàng ngay ngắn. Một hành động hết sức phù hợp với giáo điều cộng sản về một xã hội sát cánh bên nhau vượt qua thử thách.
Ngược lại, tờ New York Times đăng trên trang nhất phiên bản quốc tế tấm hình một xác chết vớt được trên sông. Một hình ảnh ít thuận mắt hơn, chứng tỏ số người thiệt mạng rất nhiều.
Thế nhưng tại Trung Quốc, một thảm họa làm cho nhiều người chết có thể khiến người dân nhanh chóng chống lại chế độ.
Vụ hai tàu cao tốc đụng nhau tháng 7/2011 đã gây ra một phong trào chống chính phủ, dư luận tin rằng việc tái lập giao thông đã được coi trọng hơn việc tiến hành điều tra. Và một vụ giẫm đạp làm 36 người chết vào đêm giao thừa ở Thượng Hải cũng đã khiến dấy lên một làn sóng chống lại chính quyền.
Bắc Kinh cũng ý thức được những tác động của vụ chìm phà Sewol ở Hàn Quốc năm ngoái, mà sau đó Thủ tướng nước này phải từ chức.
Thế nên không có gì ngạc nhiên trong các điều kiện trên, về thảm kịch trên sông Dương Tử, báo chí Trung Quốc đã nhận được lệnh chỉ được đưa tin theo hai nguồn : Tân Hoa Xã và đài truyền hình trung ương CCTV.
Ông Dynon nói : « Những hạn chế được áp dụng cho báo chí tại địa điểm tàu đắm, kể cả báo chí ngoại quốc. Đối với Bắc Kinh, cần phải ngăn chận luồng cảm xúc trong nước, và khóa chặt các thông tin còn mập mờ về ai là người hùng và ai là kẻ xấu ».
Lý Khắc Cường muốn phô ra hình ảnh một người lãnh đạo năng động. Trong vòng 24 tiếng đồng hồ, người ta trông thấy ông chủ trì một cuộc họp khẩn cấp ngay trong máy bay, cúi nhìn một bản đồ tham mưu, rồi ban huấn thị cho các nhân viên cứu hộ trước phần thân tàu còn nhô lên mặt nước. Rồi mắt dán chặt vào ống dòm, ông quan sát phía chân trời, cứ như là nhân vật số hai Trung Quốc có thể bất ngờ phát hiện được một nạn nhân sống sót đang kêu cứu ngoài khơi xa.
Theo báo chí, chính Thủ tướng đã ra lệnh phải điều thêm nhiều thợ lặn đến lục soát bên trong chiếc tàu, và phải mở rộng các lối vào những bờ sông bùn lầy của dòng Dương Tử. Các phóng sự cho thấy ông Lý Khắc Cường mặc áo blu y tế, đứng bên giường bệnh ủy lạo một người sống sót.
Thông điệp dành cho quần chúng rất rõ ràng : các lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng giám sát hoạt động cứu hộ đến từng chi tiết nhỏ, và các nạn nhân không bị bỏ quên.
Thủ tướng Trung Quốc cũng biết rằng người tiền nhiệm Ôn Gia Bảo được người dân yêu mến do xuôi ngược mọi nẻo đường, dưới ống kính quay phim, đến những nơi xảy ra thảm họa tại Trung Quốc để an ủi những nạn nhân bão lụt, động đất hay tai nạn hầm mỏ.
Nói rộng hơn, cứ một lần xảy ra một tai họa nào đó ở Trung Quốc, chính quyền luôn tìm cách xóa đi những yếu tố có thể làm xấu đi hình ảnh của Nhà nước độc đảng. Chẳng hạn tất cả những gì khiến người ta cho là giao thông công cộng là nguy hiểm, an ninh không bảo đảm hay các tiêu chuẩn không được tôn trọng.
Châu ÁTrung QuốcTai nạntuyên truyềnLý Khắc CườngXã hội
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150606-cuu-ho-tau-chim-trung-quoc-nang-phan-trinh-dien/
Để điều phối hoạt động cứu hộ, Thủ tướng Lý Khắc Cường từ sáng thứ Ba 2/6 đã có mặt khắp nơi, trong khi ông thường bị mờ nhòa phía sau Chủ tịch Tập Cận Bình.
Nicholas Dynon, chuyên gia về truyền thông Trung Quốc thuộc Macquarie University ở Sydney nói với AFP : « Hình ảnh của Thủ tướng, tay áo xắn lên và loa phóng thanh cầm tay, chỉ đạo hoạt động cứu hộ trên thực địa, đã lặp đi lặp lại thường xuyên trên các chương trình của truyền thông trong các thảm họa tại Trung Quốc ».
Hôm thứ Tư 3/6, báo chí Bắc Kinh dành thật nhiều chỗ cho « phép lạ » Zhu Hongmei, được cứu sống khỏi khoang tàu bị nạn. Người ta trông thấy người đàn ông tuổi sáu mươi được quấn dây quanh mình, các thợ lặn và nhân viên cứu hộ hợp sức đẩy lên, dưới mắt những người lính và công an đang xếp hàng ngay ngắn. Một hành động hết sức phù hợp với giáo điều cộng sản về một xã hội sát cánh bên nhau vượt qua thử thách.
Ngược lại, tờ New York Times đăng trên trang nhất phiên bản quốc tế tấm hình một xác chết vớt được trên sông. Một hình ảnh ít thuận mắt hơn, chứng tỏ số người thiệt mạng rất nhiều.
Thế nhưng tại Trung Quốc, một thảm họa làm cho nhiều người chết có thể khiến người dân nhanh chóng chống lại chế độ.
Vụ hai tàu cao tốc đụng nhau tháng 7/2011 đã gây ra một phong trào chống chính phủ, dư luận tin rằng việc tái lập giao thông đã được coi trọng hơn việc tiến hành điều tra. Và một vụ giẫm đạp làm 36 người chết vào đêm giao thừa ở Thượng Hải cũng đã khiến dấy lên một làn sóng chống lại chính quyền.
Bắc Kinh cũng ý thức được những tác động của vụ chìm phà Sewol ở Hàn Quốc năm ngoái, mà sau đó Thủ tướng nước này phải từ chức.
Thế nên không có gì ngạc nhiên trong các điều kiện trên, về thảm kịch trên sông Dương Tử, báo chí Trung Quốc đã nhận được lệnh chỉ được đưa tin theo hai nguồn : Tân Hoa Xã và đài truyền hình trung ương CCTV.
Ông Dynon nói : « Những hạn chế được áp dụng cho báo chí tại địa điểm tàu đắm, kể cả báo chí ngoại quốc. Đối với Bắc Kinh, cần phải ngăn chận luồng cảm xúc trong nước, và khóa chặt các thông tin còn mập mờ về ai là người hùng và ai là kẻ xấu ».
Lý Khắc Cường muốn phô ra hình ảnh một người lãnh đạo năng động. Trong vòng 24 tiếng đồng hồ, người ta trông thấy ông chủ trì một cuộc họp khẩn cấp ngay trong máy bay, cúi nhìn một bản đồ tham mưu, rồi ban huấn thị cho các nhân viên cứu hộ trước phần thân tàu còn nhô lên mặt nước. Rồi mắt dán chặt vào ống dòm, ông quan sát phía chân trời, cứ như là nhân vật số hai Trung Quốc có thể bất ngờ phát hiện được một nạn nhân sống sót đang kêu cứu ngoài khơi xa.
Theo báo chí, chính Thủ tướng đã ra lệnh phải điều thêm nhiều thợ lặn đến lục soát bên trong chiếc tàu, và phải mở rộng các lối vào những bờ sông bùn lầy của dòng Dương Tử. Các phóng sự cho thấy ông Lý Khắc Cường mặc áo blu y tế, đứng bên giường bệnh ủy lạo một người sống sót.
Thông điệp dành cho quần chúng rất rõ ràng : các lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng giám sát hoạt động cứu hộ đến từng chi tiết nhỏ, và các nạn nhân không bị bỏ quên.
Thủ tướng Trung Quốc cũng biết rằng người tiền nhiệm Ôn Gia Bảo được người dân yêu mến do xuôi ngược mọi nẻo đường, dưới ống kính quay phim, đến những nơi xảy ra thảm họa tại Trung Quốc để an ủi những nạn nhân bão lụt, động đất hay tai nạn hầm mỏ.
Nói rộng hơn, cứ một lần xảy ra một tai họa nào đó ở Trung Quốc, chính quyền luôn tìm cách xóa đi những yếu tố có thể làm xấu đi hình ảnh của Nhà nước độc đảng. Chẳng hạn tất cả những gì khiến người ta cho là giao thông công cộng là nguy hiểm, an ninh không bảo đảm hay các tiêu chuẩn không được tôn trọng.
Châu ÁTrung QuốcTai nạntuyên truyềnLý Khắc CườngXã hội
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150606-cuu-ho-tau-chim-trung-quoc-nang-phan-trinh-dien/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.